Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “KINH VU-LAN-BỒN”?

22 Tháng Tám 202112:54 SA(Xem: 4172)
Thích Nữ Hằng Như - HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “KINH VU-LAN-BỒN”?

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ

KINH VU-LAN-BN”?
------------------


SC HangNhu

Thích Nữ Hằng Như


 

                                                        I. DẪN NHẬP

Hôm nay là ngày 15/8 dương lịch nhằm ngày mồng Tám tháng Bảy, Tân Sửu. Chỉ còn một tuần nữa là tới Rằm tháng Bảy. Rằm tháng Bảy âm lịch là ngày mà các chùa theo đạo Phật khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Lễ Vu-Lan rất trọng thể. Lễ Vu-Lan từ lâu đã được xem như là ngày Lễ Báo Hiếu của những người con dành cho bậc cha mẹ. Hòa cùng nhịp tim của những người con thảo luôn nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của cha mẹ nhất là vào mùa Vu-Lan báo hiếu này. Hôm nay chúng tôi muốn cùng quý vị tìm hiểu ý nghĩa bài kinh quan trọng luôn được tụng đọc trong ngày đại lễ Vu-Lan tổ chức tại các chùa Phật giáo Bắc tông. Đó là “Kinh Vu-Lan-Bồn” hay “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn kinh” .

Trước khi đi vào nội dung của bài kinh, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của tựa đề “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn Kinh”như thế nào?

- Phật thuyết: Đây là những lời giảng dạy của đức Phật Thích Ca.

- Vu-Lan hay Vu-Lan-Bồn: Do người Trung Quốc phiên âm từ tiếng Phạn là “Ullambana” là Vu-Lan hay Vu-Lan-Bồn.

- Ullambana: Nghĩa là “giải đảo huyền” hay “cứu đảo huyền”.

- Giải: Có nghĩa là giải tỏa, giải phóng, giải thoát, cứu thoát ra khỏi nỗi khổ  nào đó.

- Đảo:  Là đảo ngược, dốc đầu xuống đất, chân đưa lên trời.

- Huyền: Là treo.

- Đảo huyền: Ý nói  nỗi khổ bị treo ngược.

- Giải đảo huyền: Có nghĩa là tháo bỏ các cực hình bị treo ngược.

- Bồn: (phát âm từ chữ bana): Là vật đựng thức ăn, thức uống. Như bồn đựng nước hay thau đựng nước hoặc khay hay mâm. Ở đây bồn có thể xem như là khay hoặc mâm đựng lễ phẩm thức ăn dâng lên chư Tăng trong ngày Lễ Vu-Lan.

Theo tinh thần của kinh Vu-Lan, cái khổ tàn khốc nhất của chúng sanh là bị đọa vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, “giải đảo huyền” là tháo gở cực hình “bị treo ngược” tức là tháo gở cái ách bị đày đọa trong cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.

 

II. TÌM HIỂU Ý NGHĨA “KINH VU-LAN-BỒN”

“Kinh Vu Lan Bồn” hay “Phật thuyết kinh Vu-Lan-Bồn ” là một bản kinh ngắn thuộc bộ “Hiếu kinh” trong Phật giáo, do Pháp sư Trúc-Pháp-Hộ người nước Nguyệt Thị, Thiên Trúc (Ấn Độ) đến Trung Quốc hoằng pháp lợi sanh. Pháp sư đã phiên dịch kinh này từ Phạn văn sang Hán văn vào khoảng thế kỷ thứ III sau Tây lịch. Bản kinh tiếng Hán này đã được dịch sang tiếng Việt qua thể văn và thể thơ. Bài kinh hôm nay chúng tôi chọn là bài kinh thể văn xuôi trích trong Bộ Kinh Tập số 10 (T0685) thuộc“Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh”.

Kinh kể lại nguồn gốc và phương pháp báo hiếu của tôn giả Mục-Kiền-Liên đối với thân mẫu của ngài. Đại ý quan trọng của kinh này là: Tôn giả Mục-Kiền-Liên dùng pháp Vu-Lan-Bồn do Phật dạy để cứu mẹ. Pháp Vu-Lan-Bồn không những cứu được cha mẹ hiện đời, mà còn có thể cứu được cha mẹ bảy đời quá khứ.

Chúng ta có thể chia nội dung bài kinh thành 3 phần: (1) Nguồn gốc của pháp báo hiếu; (2) Phương pháp báo hiếu; (3) Báo hiếu là trách nhiệm chung của tất cả những người con.

 

A. VĂN KINH:

“Tôi nghe như vầy;

“Một thời, Đức Phật trú tại vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc trong thành Xá Vệ.  Bấy giờ Trưởng giả Đại Mục-Kiền-Liên mới chứng đắc sáu thứ Thần thông, muốn cứu độ cha mẹ để báo ân đức sâu dày dưỡng dục, bèn dùng Đạo nhãn quan sát khắp thế giới, thấy người mẹ đã qua đời của mình bị đọa trong loài ngạ quỷ, không được ăn uống nên thân hình chỉ còn da bọc lấy xương. Tôn giả Mục-Liên thấy vậy vô cùng xót thương, buồn bã, liền lấy bát đựng đầy cơm và vận dụng Thần thông đem hiến dâng cho mẹ. Bà mẹ vừa nhận được bát cơm, liền dùng tay trái che đậy, tay phải bốc ăn, cơm chưa vào miệng đã hóa thành than hồng nên không thể ăn được. Tôn giả Mục-Liên lớn tiếng kêu khóc trở về bạch Phật, thuật lại đầy đủ  mọi việc như vậy. (hết trích)

         

B. TÌM HIỂU Ý NGHĨA KINH:

          - Đạo nhãn: Là thiên nhãn do đắc đạo mà có được.

          - Sáu thứ thần thông: Sáu loại này không bị ngăn che chướng ngại nên gọi là “thần thông”.

          (1) Thần túc thông: Phép biến hóa, có thể xuyên qua tường, qua núi, qua sông, qua biển v.v…

          (2) Thiên nhãn thông: Xa thế nào cũng nhìn thấy được, không gì cản trở tầm nhìn.

          (3) Thiên nhĩ thông: Thính giác không bị chướng ngại.

          (4) Tha tâm thông: Biết và hiểu được những suy nghĩ của người khác.

          (5) Túc mạng thông: Biết được những việc nhiều đời trong quá khứ.

          (6) Lậu tận thông: Sạch lậu hoặc, chứng Tứ quả (A-la-hán), thoát khỏi luân hồi sinh tử trong tam giới hữu lậu (dục giới, sắc giới hay vô sắc giới)

- Nội dung đoạn kinh này nói về nguồn gốc phát sinh pháp báo hiếu:

          Do duyên tôn giả Mục-Kiền-Liên cầu cứu đức Phật dạy cách cứu mẹ thoát kiếp ngạ quỷ, nên pháp báo hiếu mới có cơ hội ra đời. Bài kinh kể lại vào thời gian đó, đức Phật đang trú tại tịnh xá trong vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc thuộc thành Xá Vệ, nước Kiều-Tát-La. Khi ấy ngài Mục-Kiền-Liên vừa thành tựu sáu phép thần thông là: Thần túc thông, Tha tâm thông, Thiên nhĩ thông, Thiên nhãn thông, Túc mạng thông và Lậu tận thông. Ngài muốn cứu độ cha mẹ để đền ơn dưỡng dục, nên dùng thiên nhãn quan sát khắp tam giới, tìm thấy mẹ của ngài bị đọa làm ngạ quỷ ở địa ngục, thân hình gầy ốm da bọc xương vì không được ăn uống. Tôn giả là vị thánh Tăng tu hành chứng đắc, tuy biết rõ nghiệp chướng của ngạ quỷ không thể thọ thực, nhưng thấy mẹ chịu khổ như vậy, là người con hiếu thảo, ngài không thể làm ngơ, liền vận thần thông xuống địa ngục dâng bát cơm đầy cho mẹ.

Trong kinh ghi lại cảnh mẹ của tôn giả Mục-Kiền-Liên,  khi nhìn thấy bát cơm đã vội vàng lấy tay trái che bát cơm, tay phải bốc ăn. Hành động lấy “tay trái che bát cơm” biểu lộ tánh ích kỷ, sợ người khác cướp giựt cơm của mình, và “tay phải bốc ăn” biểu lộ tánh tham, không quan tâm đến người khác cũng đang đói như mình. Đó là do thói quen tham lam bỏn xẻn lúc còn sống, theo bà đến kiếp ngạ quỷ này. Nếu thay bằng hành động khác như nghĩ đến sự đói khát của chúng ngạ quỷ xung quanh, phát tâm chia xẻ cơm với người cùng khổ như mình, biến lòng “bỏn xẻn tham lam” thành “từ bi bố thí” thì có lẽ cơm đã không hóa thành than lửa. Nhưng sống kiếp ngạ quỷ, thì quỷ nào cũng đói, quỷ nào cũng tham lam sân hận, có còn tâm trí đâu mà lo cho chúng quỷ khác. Đã thế nơi âm u đó, đâu có ai khai thị soi sáng để chuyển đổi tâm thức, cho nên chúng quỷ chìm đắm triền miên trong nỗi khổ đói khát không biết bao giờ mới được giải thoát.

 Do không có cách nào giúp được mẹ, nên tôn giả Mục-Kiền-Liên ôm mối thương xót mẹ trở về trần gian bạch lên đức Thế Tôn, thỉnh cầu Ngài chỉ phương cách cứu mẹ.

 

VĂN KINH (tiếp theo):

“Đức Phật bảo:

“Mục-Liên! Thân mẫu của ông tội chướng sâu dày, không phải năng lực một mình ông có thể cứu được. Tuy lòng hiếu thảo của ông vang động đất trời, những thiên thần, địa thần, tà ma ngoại đạo, đạo sĩ, và bốn vị Thiên Vương cũng không thể làm gì được. Nay ông phải nhờ vào oai lực của Tăng chúng ở mười phương thì mới có thể cứu mẹ ông siêu thoát được. Nay ta chỉ dạy cho ông phương pháp cứu tế để cho tất cả những kẻ khổ nạn cũng được siêu thoát.

“Này Mục-Liên! Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ của mười phương Tăng chúng, nên vì cha mẹ bảy đời, cha mẹ hiện tại, những người đang ở trong vòng khổ nạn luân hồi,  mà sắm sửa đầy đủ cơm, thức ăn, năm thứ trái cây, bồn chậu múc nước, hương dầu đèn nến, giường chõng, đồ nằm đầy đủ, đều là loại tươi ngon, tốt đẹp ở đời để dâng cúng đại đức chúng Tăng ở khắp mười phương. Chính trong ngày này, các vị Hiền thánh tăng hoặc tu thiền định, hoặc đắc bốn đạo quả, hoặc kinh hành dưới cây, hoặc những vị với Lục Thông tự tại giáo hóa Thanh Văn và Duyên Giác, hoặc các bậc Thập-Địa Bồ-tát phương tiện hiện tướng Tỳ-kheo giữa đại chúng. Tất cả đều quy tụ trong hàng chúng Tăng, đồng đẳng nhất tâm thọ bát cơm của ngày Tự Tứ. Vì giới pháp thanh tịnh đầy đủ, nên đạo đức của Tăng chúng sâu rộng mênh mông.  

Nếu có người dâng cúng chúng Tăng vào ngày Tự Tứ, thì tất cả cha mẹ, bà con quyến thuộc trong đời hiện tại đã quá vãng sẽ được siêu sinh trong ba đường khổ, liền được đầy đủ áo cơm. Nếu cha mẹ, lục thân  quyến thuộc còn sống thì được hưởng phước lạc sống lâu trăm tuổi, còn cha mẹ quá khứ bảy đời thì sinh lên cõi trời Tự tại, hóa sanh ở trong cõi trời hoa lệ chói sáng, hưởng vô lượng phước lạc.

Bấy giờ, Phật bảo chúng Tăng mười phương, trước tiên phải vì gia đình của thí chủ mà chú nguyện cho cha mẹ bảy đời của họ. Phải nhiếp tâm định ý, rồi sau đó mới thọ thực. Lại nữa, khi vừa tiếp nhận khay cúng dường, trước hết hãy đặt ở trước tháp của Phật, tại nơi Tăng chúng hoặc ở trong chùa tháp cũng vậy, chúng Tăng đều phải chú nguyện trước, rồi sau đó mới thọ thực.” (hết trích).

 

B. TÌM HIỂU Ý NGHĨA ĐOẠN KINH NÀY:

- Tội chướng sâu dày:  Gốc rễ tội lỗi gây ra từ thân khẩu ý theo thời gian tội nghiệp nặng nề không kể xiết.

- Tà ma: Phạn ngữ là “mala” nghĩa phá hoại. Tà ma nghĩa là suy nghĩ theo tà kiến, đi theo con đường sai quấy.

- Ngoại đạo: Đạo khác với đạo Phật.

- Đạo sĩ: Là người tu đạo.

- Bốn thiên vương: Là bốn vị thần trấn giữ bốn cửa núi có tên là: Trì-Quốc Thiên vương ở phương Đông, Tăng-Trưởng Thiên vương ở phương Nam, Quảng- Mộc Thiên vương ở phương Tây và Đa-Văn Thiên vương ở phương Bắc.

-  Thập phương: Là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên, dưới …

- Chúng Tăng: Là những người tu hành, dụng công đoạn trừ phiền não liễu thoát sanh tử. Chúng tăng sống chung một tự viện từ bốn người trở lên được xem là đơn vị Tăng già. Tăng già phiên âm từ tiếng Phạn là sangha, là đòan thể những người xuất gia tu theo Chánh pháp, thanh tịnh, hòa hợp, đoàn kết. Hòa hợp bao gồm 6 loại gọi là Lục hòa. Lục hòa là chất keo gắn chặt lâu bền gữa Tăng chúng, là nền tảng vững chắc của tòan thể Tăng:

(1) Thân hòa đồng trụ: Về phần thân, sống trong chúng, lao động, tu hành, ăn mặc, ngủ nghỉ, tất cả đều hòa đồng như nhau.

(2) Khẩu hòa vô tranh:  Nói bàn, tranh luận học tập trong tinh thần hòa nhã, trọng đạo đức, không tranh cãi hơn thua, không dùng lời lẽ nặng nề tranh phần thắng bại.

(3) Ý hòa đồng duyệt: Tâm ý vui hoà, không chống trái, ngang ngạnh, thù hằn lẫn nhau.

(4) Kiến hòa đồng giải: Đóng góp mọi kiến giải sai biệt trong lúc hạ thủ công phu hay trong khi học giáo lý với tinh thần hài hòa, thông cảm, vui vẻ…

(5) Giới hòa đồng tu: Sách tấn nhau cùng giữ giới luật đã thọ nhận.

(6) Lợi hòa đồng huân:  Lợi dưỡng nếu có, đều được phân chia đồng đều, bình đẳng, không ai có quyền giữ riêng hay thọ hưởng nhiều hơn.

Chúng Tăng không chỉ sống hòa hợp trên “mặt sự” vừa kể mà còn phải hòa hợp trên “mặt lý”,  tức là đồng liễu thoát sanh tử, cùng chứng Niết-bàn. Sự hòa hợp cả sự lẫn lý như vậy, mới đúng nghĩa là đoàn người thanh tịnh sống hòa hợp và đoàn kết. Sau khi đức Phật diệt độ, mạng mạch Phật pháp nương vào Tăng truyền. Vì thế Tăng già được xem là một trong ba ngôi bảo cao quý.

- Lục thân:  Sáu thân gần gồm: Cha, mẹ, anh, em, vợ và con (phụ, mẫu, huynh, đệ, thê, tử)

- Quyến thuộc: Bà con họ hàng thân thuộc.

- Thanh văn: Đệ tử của đức Phật Thích Ca, tu theo giáo lý Tứ-diệu-đế, quả vị cao nhất là A-La-Hán.

- Duyên giác:  Là bậc tu theo giáo pháp Thập Nhị Nhân Duyên, phần nhiều tự tu, tự ngộ đến quả Duyên Giác.

- Bồ-tát: Bồ-tát là danh hiệu dành cho các vị đã đắc quả Bồ-tát, và vẫn tiếp tục tình nguyện dấn thân vào hồng trần để cứu độ chúng sanh, bổ túc cho pháp tu và công hạnh của mình, trợ duyên cho Bồ-tát hoàn thành Phật quả.. Khái niệm Bồ-tát cũng dùng để chỉ cho bất cứ chúng sanh nào phát tâm tu hành đi theo con đường Chánh đẳng chánh giác.

-Thập địa Bồ-tát: Theo “Tự Điển Phật Học/Đạo Uyển” giải thích ý nghĩa của mười quả vị tu chứng của các vị Bồ-tát như sau:

(1) Hoan hỷ địa : Đắc quả này, Bồ-tát rất hoan hỷ trên con đường Giác ngộ (bodhi). Ngài phát Bồ-đề tâm và thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi, không còn nghĩ tới mình. Bố thí không cầu phúc. Chứng được tánh Vô ngã của tất cả các Pháp (dharma)

(2) Ly cấu địa: Bồ-tát giữ giới và thực hiện thiền định.

(3) Phát quang địa: Bồ-tát chứng được quy luật Vô thường. Khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sanh, các Ngài tu trì hạnh Nhẫn nhục.  Để đạt đến cấp này, Bồ-tát phải diệt trừ ba độc là tham, sân, si, thực hiện bốn cấp định an chỉ của bốn xứ và chứng đạt năm thành phần trong Lục Thông.

(4) Diệm huệ địa: Bồ-tát đốt hết tất cả những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ Bát nhã và 37 Bồ đề phần.

(5) Cực nan thắng địa: Bồ-tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó liễu ngộ Tứ-diệu-đế và Chân như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân biệt. Bồ -tát tiếp tục hành trì 37 giác chi.

(6) Hiện tiền địa (Mặt hướng đến): Bồ-tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã, ngộ lý 12 nhân duyên và chuyển hóa trí phân biệt thành trí Bát nhã, nhận thức tánh Không. Trong xứ này Bồ-tát đạt đến trí huệ Bồ-đề (bodhi) và có thể nhập Niết-bàn thường trụ. Vì lòng từ bi đối với chúng sanh, Bồ-tát lưu lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết-bàn vô trụ.

(7) Viễn hành địa: Đạt tới cảnh giới này, Bồ-tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện để giáo hóa chúng sinh. Đây là giai đoạn mà Bồ-tát tùy ý xuất hiện trong bất kỳ dạng nào.

(8) Bất động địa: Trong giai đoạn này, không còn bất kỳ cảnh ngộ gì làm Bồ-tát dao động. Bồ-tát đã biết lúc nào mình đạt Phật quả.

(9) Thiện huệ địa: Trí huệ Bồ-tát viên mãn, đạt Mười lực, Lục Thông, Bốn tự tín, Tám giải thoát. Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp.

(10) Pháp vân địa (Mây lành của Pháp): Bồ-tát đạt Nhất-thiết trí, đại hạnh, Pháp thân của Bồ-tát đã đạt tới mức viên mãn. Ngài ngự trên tòa sen với vô số Bồ-tát chung quanh trong cung trời Đâu Suất. Phật quả của Ngài đã được chư Phật ấn chứng. Những vị Bồ-tát đạt cấp này là Di Lặc, Quán Thế Âm và Văn Thù.

 - Nội dung đoạn kinh này, đức Phật dạy phương pháp báo hiếu, đó là pháp Vu-Lan-Bồn.

Đức Phật dạy rằng một mình tôn giả Mục-Kiền-Liên không thể cứu độ được mẹ của ngài, các thần ma, đạo sĩ hay tứ đại thiên vương cũng không thể cứu, cần phải nhờ uy lực đạo đức tu tập của các chúng Tăng mười phương trong ba tháng an cư cùng chú nguyện mới có thể khiến cho mẹ ngài nương vào sức lực của chúng Tăng, nhổ được cội gốc tội lỗi mà thoát khỏi cái khổ treo ngược.

Đức Phật nói thêm: “Nay ta chỉ dạy cho ông phương pháp cứu tế để cho tất cả những kẻ khổ nạn cùng được siêu thoát” nghĩa là pháp này nói ra không những chỉ giúp cho mẹ của tôn giả Mục-Kiền-Liên thoát khổ, mà khiến cho những người đang chìm đắm trong ba đường dữ đều có thể thoát ly khổ nạn.

Phật dạy rằng ngày Rằm tháng Bảy, Mục Kiền Liên nên sắm lễ phẩm tứ sự như cơm, thức ăn, trái cây, nước uống, giường chỏng, hương đèn  v.v… dâng cúng mười phương thánh Tăng cầu họ từ bi chú nguyện cho mẹ của tôn giả Mục-Kiền- Liên thoát khỏi gông cùm địa ngục. Phật cũng dạy chúng Tăng phải chú nguyện cho thí chủ trước khi thọ dụng lễ phẩm và thọ thực.

Tại sao thời gian lập đàn tràng chú nguyện là ngày Rằm tháng Bảy mà không phải là những ngày khác trong năm?

Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tăng Tự tứ. Theo giới luật thì từ ngày  Rằm tháng Tư đến ngày Rằm tháng Bảy, tức ba tháng này là thời gian “kiết hạ an cư” phải vân tập tại một chỗ dụng công tu học, cùng nhau thúc liễm thân tâm, trau giồi giới-định-huệ. Thời gian ba tháng viên mãn, đến ngày Rằm tháng Bảy là ngày giải hạ Tự tứ. Trong ngày này chúng Tăng cùng nhau kiểm thảo giúp đỡ lẫn nhau nhận ra những lỗi lầm phạm phải trong thời gian an cư kiết hạ. Nếu biết mình phạm giới, thì chủ động khai tội rồi sám hối. Nếu phạm giới mà không biết, thì tự nguyện thỉnh chư Tăng cử tội. Nếu thừa nhận có phạm giới thì trước mặt chúng Tăng “như pháp sám hối”. Tự giác sám hối hay bị cử tội mà sám hối như thế rồi, thì được giới thể thanh tịnh, trở thành thanh tịnh Tăng.

Ngày Rằm tháng Bảy, tất cả Tăng chúng tu Thánh hạnh chứng chánh quả, có người trong núi tu thiền định, có người đắc được tứ quả do tu pháp Tứ Đế như sơ quả Tu Đà Hoàn, nhị quả Tư Đà Hàm, tam quả A-Na-Hàm, tứ quả A-La-Hán,

Lại có các vị dưới gốc cây đi kinh hành hoặc tham thiền, hoặc tu Chỉ Quán. Đây là nói tất cả Tăng chúng trong ba tháng “an cư kiết hạ” đều đang dụng công tu đạo.

Ngoài các bậc Thánh chúng trên, còn có các vị đã đắc được Lục thông nên vô ngại tự tại, có thể giúp đồng đạo, đệ tử cùng các hàng hậu tiến tu Tứ đế, Mười hai nhân duyên, nên nói giáo hóa Thanh văn Duyên giác.

Có Bồ-tát đã chứng đắc thập địa quả vị. Các Ngài ứng hiện Tỳ-kheo trong đại chúng hoằng dương chánh pháp giáo hóa chúng sanh.

Tất cả các bậc Thánh chúng trước ngày Rằm tháng Bảy, an cư khác nơi, khác chỗ. Hôm nay vân tập về một nơi cử hành pháp hội “Vu-Lan-Bồn”. Các ngài thọ “Vu-Lan-Bồn” này đều là các bậc thanh tịnh Tăng, đạo cao đức trọng, đầy đủ tam học giới-định-huệ, đạo đức của các Ngài mênh mông như biển lớn, nên sức trì chú của các ngài có năng lực không thể nghĩ bàn, giúp chuyển đổi được tâm thức tham sân si của ngạ quỷ, khiến họ buông bỏ được dục vọng xan tham. Lòng tham sân si là nhà tù giam cầm chúng sanh ngạ quỷ, nay buông bỏ thì cửa địa ngục sẽ mở toang và họ thoát khỏi cảnh khổ.

Tôn giả Mục-Kiền-Liên y lời Phật dạy thiết lập trai đàn nhờ oai đức của chư Tăng giúp mẹ ngài chuyển hóa tâm thức, thoát kiếp ngạ quỷ sanh về cõi trời Tự Tại (Tha Hóa Tự Tại Thiên là tầng trời cao nhất trong 6 tầng trời cõi dục).

 

A. VĂN KINH (tiếp theo)

Khi ấy tôn giả Mục-Kiền-Liên cùng chư đại Bồ-tát ở trong Pháp hội này đều vui mừng vô cùng, và tiếng than khóc của Mục-Liên cũng chấm dứt. Chính vào ngày hôm đó, mẹ của Mục-Liên được thoát khổ trong loài ngạ quỷ.

Khi ấy ngài Mục-Kiền-Liên lại bạch:

“Bạch Thế Tôn! Thân mẫu của con đã được siêu thoát, đó là nhờ năng lực công đức Tam bảo và uy lực của Tăng chúng. Nếu đời vị lai, tất cả đệ tử đức Phật muốn hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ thì kinh Vu-Lan-Bồn này có thể cứu độ cha mẹ hiện tại và cho đến cha mẹ trong bảy đời chăng?”

Đức Phật bảo:

“Lành thay! Điều mà Như Lai muốn nói, Tôn giả đã hỏi.

Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, quốc vương, vương tử, đại thần, tể tướng, bách quan cùng cả thảy dân chúng, muốn thực hành đức từ hiếu, trước nên vì cha mẹ hiện tiền, kế đó cha mẹ bảy đời trong quá khứ, là cứ đến  Rằm tháng Bảy, ngày chư Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng Tự Tứ, nên sắp đặt đủ thứ các loại trái cây, thức ăn, nước uống vào bồn Vu-Lan để dâng cúng chư Tăng ở mười phương. Ngày chư Tăng Tự tứ cầu nguyện cha mẹ hiện còn, sống lâu trăm tuổi, không bệnh tật. Cha mẹ trong bảy đời quá khứ thoát khỏi khổ đau trong loài ngạ quỷ, được sinh trong cõi trời, hưởng phước lạc an vui.

Thiện nam, thiện nữ là đệ tử của đức Như Lai phải nên thực hành chữ hiếu, trong mỗi niệm thường thương tưởng đến cha mẹ hiện tại, cho đến cha mẹ bảy đời trong quá khứ. Hằng năm đến ngày Rằm tháng Bảy, đem lòng từ hiếu thương tưởng song thân hiện tiền, cha mẹ bảy đời quá khứ, sắm sửa bồn Vu-Lan, hiến cúng Phật-đà, dâng cúng chúng Tăng để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nếu là đệ tử của đức Phật thì phải tuân giữ những điều trên đây.

Lúc ấy, Tôn giả Mục-Kiền-Liên cùng với bốn chúng đệ tử nghe Phật giảng dạy, đều rất hoan hỷ tín thọ phụng hành (hết trích)

 

B. Ý NGHĨA ĐOẠN KINH CUỐI

          - Báo hiếu là trách nhiệm của tất cả những người làm con

Sau khi mẹ được cứu thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, tôn giả Mục-Kiền-Liên vô cùng hoan hỷ, ngài trình hỏi đức Phật sau này các Phật tử có thể cứu thoát cha mẹ hiện tại và bảy đời quá khứ qua việc cúng dường Vu-Lan-Bồn như ngài đã làm hay không?

Nhân dịp này, đức Phật đã khuyên tất cả những người con nên học theo gương hiếu hạnh của ngài Mục-Kiền-Liên cứ đến ngày Rằm tháng Bảy là ngày chư Tăng tự tứ, là ngày Phật hoan hỷ, nên chí thành cúng dường mười phương Tăng để cho cha mẹ hiền tiền được phước thọ tăng thêm, không bệnh không khổ, cha mẹ bảy đời quá khứ thoát khổ cảnh ngạ quỷ được sinh trong cõi trời, cõi người an vui.

          Cũng trong dịp này, đức Phật nhắc nhở bất luận là người tu sĩ xuất gia hay hay cư sĩ tại gia. Tất cả mọi người con, dù là ai trong xã hội, là vua chúa, quan quân hay người thường dân, người phú quý hay kẻ bần hàn, ai ai cũng đều do cha mẹ sanh ra, cho nên đối với cha mẹ phải luôn hiếu thuận trong từng phút, từng giây, từng niệm suy nghĩ, chứ không phải chờ đến ngày Lễ Vu Lan mới lo báo hiếu.

          Tóm lại báo hiếu là trách nhiệm của tất cả mọi người con.

          Sau khi nghe lời khuyến khích dặn dò phó chúc của đức Phật, tôn giả Mục -Kiền-Liên và tứ chúng đệ tử của đức Phật tức nam nữ tu sĩ và nam nữ cư sĩ nghe lời dạy bảo của đức Phật đều rất hoan hỷ, y pháp thực hành báo đáp ân đức cha mẹ.

 

            III. CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ NƠI “BÀI KINH VU-LAN-BỒN”?

- Bài học về Nhân Quả: Mỗi người tự làm chủ cuộc đời của mình. Nghiệp lành nghiệp ác tự mình tạo ra thì sớm hay muộn gì mình cũng thọ nhận hậu quả. Hình ảnh địa ngục, hay ngạ quỷ phản ảnh nhận thức và hành vi độc ác, xấu xa, keo kiệt và tham lam của mình. Mình gieo ác thì gặp ác, không ai cứu nổi mình. Biết như thế, là Phật tử phải giữ tròn giới hạnh sống đạo đức, luôn nhớ làm lành, tránh dữ… thì ngay trong cuộc sống hiện tại của mình được an vui hạnh phúc, không chờ đến chết bị đọa địa ngục hay ngạ quỷ chịu khổ như bà Thanh Đề mẹ của tôn giả Mục-Kiền-Liên.

-Không dựa vào tha lực: Trong Kinh Vu-Lan có đề cập đến các thiên thần địa thần, tứ đại thiên vương v.v… cũng không thể cứu giúp được cho thân mẫu của tôn giả Mục-Kiền-Liên. Riêng tôn giả Mục-Kiền-Liên là vị Thánh Tăng đắc quả A-La-Hán thành tựu Lục Thông, vậy mà khi dâng bát cơm cho mẹ, mẹ Ngài cũng không thể ăn được, vì cơm đã hóa thành than hồng. Sự kiện này cho thấy chúng ta không thể dựa vào tha lực, dù tha lực đó có thần thông biến hóa khôn lường cũng không cứu được chúng ta ra khỏi địa ngục.

- Bài học về đoàn kết: Một cá nhân dù tài giỏi, một mình khó hoàn thành được việc lớn. Nhiều người góp sức thì việc gì khó cũng có thể làm được. Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây dụm lại nên hòn núi cao”. Một mình tôn giả Mục-Kiền-Liên dù đắc quả A-La-Hán thành tựu Lục thông cũng không cứu được mẹ. Phải nhờ đến mười phương Tăng họp sức chú nguyện mới cứu được bà Thanh Đề.

- Bài học về đạo hiếu thảo: Nhân vật chính báo hiếu trong Kinh Vu-Lan-Bồn là ngài Mục-Kiền-Liên, vị đệ tử lỗi lạc thần thông số một của đức Phật.

Trong bài kinh khác là “Kinh Báo Ân”, đức Phật Thích Ca đã thể hiện lòng hiếu thảo của ngài qua sự kiện bản thân ngài đã thành kính đảnh lễ đống xương khô, trong đó có cửu huyền thất tổ của ngài.

Đức Phật và chư thánh nhân không quên công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ trong đời này và nhiều đời trước. Các Ngài đã tìm cách báo đáp, còn chúng ta là đệ tử của Phật làm sao dám quên công ơn cha mẹ không lo sớm hôm báo đền. Báo hiếu cha mẹ không phải chờ đến ngày Rằm tháng Bảy mới báo hiếu, Phật dạy làm con phải hiếu thuận với cha mẹ từng phút từng giây, mỗi niệm suy nghĩ phải thương tưởng đến cha mẹ. Cha mẹ còn sống phải chăm lo săn sóc cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Về vật chất lo đầy đủ miếng ăn, giấc ngủ, giường nệm ấm êm, quần áo sạch sẽ. Về tinh thần thì khuyến khích cha mẹ lo tu hành theo chánh pháp tạo nghiệp lành tránh nghiệp ác, chứ không chờ cha mẹ qua đời rồi tổ chức cúng giỗ rềnh rang, hay đến ngày Lễ Vu Lan hằng năm mới theo người ta đến chùa tham dự pháp hội  báo hiếu.

 

IV. KẾT LUẬN

Tóm lại, nội dung kinh “Vu-Lan-Bồn hay “Phật Thuyết Vu-Lan-Bồn kinh đề cao đạo đức chữ hiếu. Ngoài việc hướng dẫn phương pháp độ tử, bài kinh còn ngầm nhắc nhở chúng sanh ngay trong đời sống hiện tại cần giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, làm việc thiện lành tránh việc xấu ác. Kinh khuyến khích các hình thức tôn kính và phụng sự Tam Bảo, trong ý nghĩa gắn liền sự sinh hoạt của Phật tử đối với đạo pháp, đồng thời phản ảnh thái độ tôn kính chân lý Phật dạy và đạo đức của chư tôn đức tăng ni là những vị đã dày công tu tập, đang hoằng truyền pháp Phật vì lợi ích của số đông chư thiên và loài người.

Với một thông điệp gồm những nội dung giá trị như vậy, kinh Vu-Lan Báo-Hiếu và Lễ-Hội Báo-Hiếu tổ chức hằng năm vào ngày Rằm tháng Bảy là một truyền thống tốt đẹp, nó có giá trị hai mặt về nhân văn và văn hóa, không chỉ trong cộng đồng Phật giáo, mà cho tất cả mọi người trên quả địa cầu này. Thử hỏi trên đời, có người nào không do cha mẹ sanh ra và có ai sanh ra mà không chết?  Giữa sanh ra và chết đi là khoảng thời gian của một đời sống. Là người hiểu đạo, chúng ta sống sao cho xứng đáng một kiếp người, để khi thân hoại mạng chung, chúng ta bình thản ra đi không một chút hối hận hay hối tiếc một điều gì…

Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng mà bổn phận người làm con không được phép quên.


 

Nam Mô Đại Hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-tát

 Thích Nữ Hằng Như
15-8-2021

                (Sinh hoạt với đạo tràng Thiền Tánh Không, Houston, Texas) 
    
17 Tháng Chín 20214:30 CH(Xem: 7579)
Tôi đã ngắm Trăng với mộng mơ Ước như trong chuyện cổ tích xưa Được lên Cung Trăng chơi thỏa thích Giấc ngủ đêm Thu với sao khuyaNgày Trăng năm ấy đã lụi tàn Quê hương tan tác cảnh ly tan Ba tôi, mẹ tôi... không còn nữa Nhìn Trăng, tôi khóc... nhớ mênh mang ...
15 Tháng Chín 202111:04 CH(Xem: 7803)
Mấy rày học được nhiều từ Phong tỏa giản cách thừ lừ mặt ra Cách ly y tế tại gia Nhớ nhe, thông điệp 5 K nằm lòng.
13 Tháng Chín 20211:50 CH(Xem: 8347)
Hè qua ta đón Thu Vàng Tâm An, Thanh Tịnh thiên đàng thế gian Quên đi năm thàng gian nan Mong chờ gặp mặt Thu sang an bình
13 Tháng Chín 202110:06 SA(Xem: 6058)
Thật ra khi Jenny ca ngợi cậu bé người Nhật và cậu bé VN, cô gọi đó là những người có trái tim nhân ái tuyệt vời, nhưng cô đâu biết, chính cô cũng là người có trái tim thật từ bi.
13 Tháng Chín 20219:35 SA(Xem: 4931)
Mỗi người có tên và họ là chuyện bình thường. Dù vậy ngày nay vẫn còn có nơi con người không có tên và họ như ở Buthan, xứ sở hạnh phúc nhất trần gian.
13 Tháng Chín 20219:34 SA(Xem: 7496)
Thuở còn cắp sách đến trường Thơ ngây - trong trắng chưa vương bụi trần Trống trường vội vã bước chân Cho mau đến lớp, chuyên cần hăng say
13 Tháng Chín 20219:28 SA(Xem: 7696)
Mười một, thê lương, tháng Chín nào, Hai ngàn lẻ một... ngỡ chiêm bao! Hai toà World Trade lừng danh sập, Đôi tháp doanh thương nổi tiếng nhào!
11 Tháng Chín 202112:34 SA(Xem: 7284)
Vào cuối tháng mười năm 2008, tôi lần đầu bay về Nam Bán Cầu (Down Under) để thăm hai nước Tân Tây Lan và Úc.
10 Tháng Chín 202110:58 CH(Xem: 7363)
Hai mươi năm trôi qua, ký ức của người lớn có thể đã nhạt nhòa, nỗi đau không còn mới, nhưng với các em, dù năm mươi năm nữa trôi qua, đến cuối cuộc đời, các em vẫn còn nỗi đau...
10 Tháng Chín 20218:14 SA(Xem: 8282)
Từ lúc dịch bệnh sinh sôi Tính nay hơn bốn tháng rồi ít đâu Nghe qua lại thấy nhức đầu Mỗi ngày cảm nhận thương đau dập dồn.
06 Tháng Chín 20219:45 SA(Xem: 3812)
Này bạn, bạn có nhớ không? chính bạn là người đã soạn thảo Những LÁ THƯ NGÔ QUYỀN cho ngày HỘI NGỘ TRÙNG PHÙNG, cho những ngày HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG đã làm nức lòng Thầy trò NQ
04 Tháng Chín 202111:57 CH(Xem: 9180)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 202112:56 SA(Xem: 10360)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
04 Tháng Chín 202112:05 SA(Xem: 4287)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
03 Tháng Chín 202112:22 SA(Xem: 8084)
Nhìn lại, thương nơi mình đến Nhìn lên, mơ cõi thiên đường Nhìn xuống, lau đất vàng xanh Nhìn quanh, bao xác thân hành
01 Tháng Chín 202111:40 CH(Xem: 8126)
Một thuở huy hoàng, ngọc viễn đông Bây giờ khốn khổ, miền tâm dịch Ước mong Dịch Hán sớm dẹp tan Sài Gòn tái thiết tuyệt khang an!
01 Tháng Chín 202111:36 CH(Xem: 9284)
Đôi câu viết vội thay quà. Gửi tới quý bạn tình "Già" bên nhau. Nào ai biết được mai sau? Ngày vui gặp lại sẽ mau tới gần...
01 Tháng Chín 202111:32 CH(Xem: 7940)
Đôi bàn tay chắp vào nhau cầu nguyện Cho yên bình trở lại với quê hương Dịch bệnh qua đi... An lành miên viễn Tay sẽ tìm về ... Thắp sáng yêu thương.
01 Tháng Chín 202110:00 CH(Xem: 10554)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
01 Tháng Chín 202112:42 SA(Xem: 6952)
nhưng ai cũng cần ăn hiền ở lành cho con cháu được nhờ phước đức cha mẹ ông bà để lại. Đó là gia tài vô giá, là tài khoản an toàn nhất.
31 Tháng Tám 20211:21 SA(Xem: 7908)
Kính mời quý Thầy Cô cùng quý chị em thưởng lãm Kính chúc quý Thầy Cô cùng anh chị em một Mùa Lễ Vu Lan Báo Hiếu thật an lạc. Bé Phú
27 Tháng Tám 20219:56 CH(Xem: 11605)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
22 Tháng Tám 20217:04 CH(Xem: 8444)
Xin hồ hoa cứ hồng sen như thế Để đất trời mãi mãi vẫn là thơ Để em gom hết hương nồng quê mẹ Gửi về anh... Kẻo quên mất nẻo về.
22 Tháng Tám 20214:42 CH(Xem: 7690)
Rất hiếm hoi chúng ta mới tìm thấy vài bài viết ký tên Trần Hữu Phúc mặc dù anh là tác giả hằng trăm bài trên trang nhà và khắp các diễn đàn:
22 Tháng Tám 202111:05 SA(Xem: 7382)
Này bạn, bạn có nhớ không? chính bạn là người đã soạn thảo BẢN NỘI QUY Hội Ái Hữu CHS NGÔ QUYỀN BH, ước vọng là thành lập cho kỳ được 1 Hội Ái Hữu chs NGÔ QUYỀN vững mạnh ...
22 Tháng Tám 20211:05 SA(Xem: 8257)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VU LAN NHỚ MẸ - Thơ Kiều Oanh - NS Michel Trương (LMST) phổ nhạc Tiếng hát Tâm Thư KIỀU OANH THỰC HIỆN YOUTUBE
22 Tháng Tám 202112:22 SA(Xem: 7915)
Vu Lan Báo Hiếu gìn phần Đạo con giữ vẹn nghĩa ân cao dày Cha là bóng cả che bay Mẹ là suối mát tưới ngày tỏa đêm...
19 Tháng Tám 20217:08 CH(Xem: 8025)
Đời người sao quá mỏng manh Đông về, xuân đến qua nhanh từng ngày Tìm trong nỗi nhớ men cay Cho quên sầu muộn , gió bay nỗi buồn
17 Tháng Tám 20219:54 CH(Xem: 8377)
Chốn non bồng, giờ đây Em yên nghỉ Mặc Hồng Trần còn bao nỗi xót xa “Thầy, Bạn” đây … ngậm ngùi mà thương nhớ Nhớ đến Em “Người Xứ Bưởi” … Trần Nguyên
17 Tháng Tám 20211:00 SA(Xem: 8954)
Bây giờ, tháng Tám nhân dịp giỗ đầu của anh xin được thắp nén hương lòng gửi đến người Anh, Tiểu Sư Thúc ngày nào đã ra đi quá sớm khi biết bao hoài bão, nguyện ước chưa thành.
17 Tháng Tám 202112:59 SA(Xem: 8410)
Chúng tôi sẽ giữ lời hứa với em cố gắng duy trì Website Ngô Quyền. Những người trẻ Ngô Quyền sẽ tiếp nối đàn anh giữ gìn và phát triển hội AHCHSNQ lớn mạnh.
16 Tháng Tám 202110:43 CH(Xem: 7899)
Này bạn, bạn có nhớ không? tại thuở ấy chúng ta có cùng chủ trương đặt thông tin là nổ lực hàng đầu
16 Tháng Tám 20211:45 SA(Xem: 9439)
Anh Phúc đã về thế giới khác, nhưng ở đâu đó, có lẽ anh vẫn nhìn xuống, tiếp thêm nghị lực cho những người đang vác ngà voi cho một tương lai tươi sáng hơn của quê nhà.
16 Tháng Tám 202112:44 SA(Xem: 12454)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
15 Tháng Tám 20214:39 CH(Xem: 8931)
Phúc ơi thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta...
15 Tháng Tám 202112:36 CH(Xem: 8670)
Tháng tám lệ nhỏ tuôn rơi Một Năm Bạn Đã xa rời thế gian Ngô Quyền tiếng gọi âm vang Bạn Trần Hữu Phúc lìa đàn thiên di...
14 Tháng Tám 20219:59 CH(Xem: 10809)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 20218:35 CH(Xem: 11639)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 20218:32 CH(Xem: 10682)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
09 Tháng Tám 20212:26 SA(Xem: 8155)
Đã lâu không gặp Hữu-Hạnh đây Buồn tin cụ mất mồng ba này Tháng Tám, năm Hai không hai một Cụ phước đầy, hưởng thọ chín tư
09 Tháng Tám 20212:07 SA(Xem: 8111)
Những ngày qua, đoàn người ly hương bỏ miền đất hứa, về quê nhà ở miền Bắc miền Trung vì dịch họa hành. Đến thì dễ nhưng về gian nan hơn. Đã có sự trả giá bằng mạng sống.
09 Tháng Tám 20211:28 SA(Xem: 7356)
Ông chỉ muốn chúng nó biến mất trong đầu óc ông để ông ngủ yên tối nay và thoải mái tận hưởng những ngày du lịch một đất nước lạ đời và thăm lại các người thân sau bao nhiêu năm dài xa cách.
09 Tháng Tám 20211:18 SA(Xem: 9516)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VÁ KHÂU NỖI BUỒN - Thơ PhamPhanLang - Nhạc: Vĩnh Điện - Trình bày: Vân Khánh
08 Tháng Tám 20215:56 CH(Xem: 3637)
Nhưng lực bất tòng tâm, ở phút thứ 118, từ một cú sút vào gần khung thành Mexico của đồng đội Kellyn Acosta, tiền vệ Miles Robinson (12) đội đầu vào khung thành.
08 Tháng Tám 20212:12 SA(Xem: 8205)
Thành phố Sai Gòn bây giờ là một thành phố ma (ville fantôme). Nhà nhà đóng cửa, đường phố không một bóng xe, không một bóng người.
08 Tháng Tám 20211:17 SA(Xem: 10677)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 202111:17 CH(Xem: 11455)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
05 Tháng Tám 202111:59 CH(Xem: 9623)
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo”, “bất tín đồ trong tình yêu” – Nguyễn Tất Nhiên.
02 Tháng Tám 202112:54 SA(Xem: 8204)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung - Nhạc: Vũ Đức Nghiêm - Tiếng hát: Như Hương
01 Tháng Tám 20211:18 SA(Xem: 11036)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 20211:08 SA(Xem: 9864)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
27 Tháng Bảy 20211:04 SA(Xem: 6957)
Đà Lạt là một thành phố mộng mơ của thanh niên và thiếu nữ thời đó. Nhưng ngày nay tất cả đều chỉ còn trong dĩ vãng.
26 Tháng Bảy 202111:07 CH(Xem: 9864)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?
26 Tháng Bảy 20216:37 CH(Xem: 11197)
Theo em ướt dấu trăng mờ Loanh quanh thấy bóng dại khờ trong nhau. Nợ em một nửa lời chào Để dành mai mốt biết đau với người.
26 Tháng Bảy 20215:46 CH(Xem: 11197)
Còn tôi. Già rồi bất lực. Một chút quà Như cát giữa biển khơi
26 Tháng Bảy 20215:04 CH(Xem: 10288)
Thế mà em vội bước sang sông Pháo nổ vu qui tắt lửa lòng Thời gian qua mãi nào trở lại Niệm khúc cho ai buổi tàn đông
26 Tháng Bảy 202112:43 SA(Xem: 8581)
Tôi không dám nhận mình là “văn sĩ” (Cũng chẳng mong được gọi như vậy đâu!) Thế giới văn chương muôn sắc muôn màu Tôi chỉ là một người hay “kể chuyện"
25 Tháng Bảy 20219:13 CH(Xem: 7145)
Nhưng nói thật từ tận đáy lòng, tới lúc này, tôi vẫn yêu mến tất cả những người xếp đã từng “đi qua đời tôi” kể cả bà xếp dữ, vì nhờ có xếp dữ tôi mới chỉnh đốn lại mình cho được hoàn hảo hơn.
25 Tháng Bảy 20218:32 CH(Xem: 8650)
Lau khô nước mắt Sài Gòn Đêm không nhộn nhịp có còn ngựa xe Giọt buồn rớt xuống trưa hè Triệu con tim khóc chở che Sài Gòn...
23 Tháng Bảy 20215:01 CH(Xem: 11800)
Dấu chân vừa bước qua in dấu Bụi thời gian đã phủ mất rồi Nhìn quẩn quanh những điều tốt xấu Chỉ thấy toàn mờ mịt mây trôi.
16 Tháng Bảy 202112:06 SA(Xem: 7478)
Ngày tôi còn nhỏ, thành phố Sài Gòn không quá đông dân như ngày nay. Quận 4 của tôi còn nhiều đồng ruộng nhìn mút mắt.
15 Tháng Bảy 20211:16 SA(Xem: 8518)
Thật buồn thay, kể từ tháng 7/2019, sau một thời gian dài tồn tại, rạp Biên Hùng- một biểu tượng văn hóa lâu đời của Biên Hòa - đã chính thức bị xóa sổ.
15 Tháng Bảy 202112:24 SA(Xem: 8112)
(Viết thay, là nén hương lòng cho giỗ đầu của NQK8 Trần Hữu Phúc) (Để tưởng nhớ Ba, người đã dạy con coi đá banh từ năm lớp bốn)
14 Tháng Bảy 202111:15 CH(Xem: 2822)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
14 Tháng Bảy 20219:51 CH(Xem: 9114)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
14 Tháng Bảy 202112:16 SA(Xem: 11303)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI KINH CUỐI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Cẩm Bình
13 Tháng Bảy 202111:04 CH(Xem: 6804)
Thế là anh đúng hẹn lại đến. Tháng sáu 2021 mùa hè rực rỡ càng thêm rực rỡ vì có anh.
10 Tháng Bảy 20217:15 CH(Xem: 11866)
Giờ... Xa biền biệt phương nào Hương hoa bưởi vẫn dạt dào... Người ơi. Bài thơ mực tím mồng tơi. Nồng nàn giữ mãi nghìn lời nhớ thương.
10 Tháng Bảy 20213:24 CH(Xem: 11788)
GPS định vị trong chừng mực Khi trật đường em đã vội kêu lên Không quay đầu bão tố sẽ kề bên Con đường ấy một mình anh riêng lối.
09 Tháng Bảy 20213:12 CH(Xem: 10374)
Cuộc tình sao quá mong manh Còn đây màu mực tuổi xanh hẹn thề Bên giòng sông vắng chiều quê Chỉ còn anh đứng triền đê đợi chờ
05 Tháng Bảy 202112:14 SA(Xem: 6582)
Chị lúc nào cũng nhớ em, cám ơn em đã cho chị nhiều niềm vui trong những mùa tranh giải. Hãy yên bình trong thế giới của em nghe Phúc.
04 Tháng Bảy 202111:47 CH(Xem: 9046)
Trở về rồi, Thầy có thấy vấn vương? Ghế đá, hàng cây, sân trường… im lặng Mây lững lờ trôi như đang hờn trách Tuổi học trò thần thánh ai mang đi
04 Tháng Bảy 202111:22 CH(Xem: 7331)
Bức tranh Đàlạt mà mẹ cô đã vẽ, giờ đây như có ai lấy mực bôi vào. Không còn nữa những con đường hoa anh đào, không còn nữa vườn hoa của mẹ!
04 Tháng Bảy 202111:04 CH(Xem: 10044)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: KỶ NIỆM - Nhạc Phạm Duy Thanh Lam trình bày
04 Tháng Bảy 202111:03 CH(Xem: 9940)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "NỤ HOA NHỎ - Sáng tác: Nguyễn Cư (K3) - Tiếng hát: Cố ca sĩ Duy Quang KIỀU OANH THỰC HIỆN YOUTUBE
04 Tháng Bảy 202110:31 CH(Xem: 7199)
Cám ơn nước Mỹ đã cho gia đình chị Bông cơ hội sống và làm việc để có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay. Nước Mỹ thật đáng yêu.
04 Tháng Bảy 20214:16 CH(Xem: 9037)
Tháng Bảy quê người hoa đăng lễ hội Mừng đón Ngày Độc Lập với Tự Do Pháo nổ trên cao, thiên hạ chuyện trò Khắp chốn muôn nơi, mọi người ca hát
03 Tháng Bảy 202111:14 CH(Xem: 8706)
245 năm nước Hoa Kỳ Tuyên ngôn độc lập chân đi vững bền Thế gian biết họ biết tên Danh siêu cường quốc vang rền năm châu.
03 Tháng Bảy 20219:16 CH(Xem: 12119)
Quỳ lạy Chúa... Con là người ngoại đạo Nhưng trong con Thiên Chúa rất dạt dào Cầu xin Chúa giúp con bình tâm lại Vì lòng con luôn sóng cuộn dâng trào.
28 Tháng Sáu 20216:47 CH(Xem: 12167)
Ta về hỏi lại đồng môn Bao nhiêu người cũ mất còn biết không? Sĩ phu còn nợ non sông Hồn quê thổn thức nỗi lòng chia xa
28 Tháng Sáu 20212:12 SA(Xem: 7178)
Ôi! nói chung là những người nào còn người bạn đời bên cạnh, phải “tuyên dương” đối phương tối đa, phải cùng nhau lập được một ngày “Wife or Husband”.
28 Tháng Sáu 20211:56 SA(Xem: 5333)
Với tôi, ve thì nhất định là “ve vui”, không hề là “ve lạnh”, lại càng không thể là “ve sầu”!
27 Tháng Sáu 20213:56 CH(Xem: 9644)
Tôi đã làm một chuyến đi chơi xa bằng xe van kéo dài 16 ngày. tổng cộng 6.600 miles (10.560 km).
27 Tháng Sáu 20218:26 SA(Xem: 12385)
Nửa trăm năm vẫn chưa hề gặp lại Quên nhiều điều nhưng vẫn nhớ dòng sông Bến xưa giờ lá rũ buồn tê tái Tiễn tình xưa vào nỗi nhớ chùng lòng.
27 Tháng Sáu 20211:45 SA(Xem: 11997)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHƯ KIẾP SÔNG CHỜ - Thơ Hà Thu Thủy - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Thục Tâm
25 Tháng Sáu 202110:17 CH(Xem: 12958)
46 năm đã trở thành quá khứ Mà thời gian vẫn chưa đủ chôn vùi Xác chúng mình tro rải biển anh ơi! Hồn theo gió cùng trăng soi đầu núi.
24 Tháng Sáu 202112:49 CH(Xem: 11535)
Bóng dáng nhân từ Cha vẫn đó Hình dung hiền thục Mẹ còn đâu Nhớ thương há chỉ Ngày Từ Phụ Đau xót tàn canh ngấn lệ sầu
24 Tháng Sáu 202112:45 CH(Xem: 11240)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn nghe giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường nên gió phải lang thang.
20 Tháng Sáu 20219:31 SA(Xem: 9827)
Tôi viết bài này để lật lại trang ký ức của mình và tri ân họ. Tri ân những người cha đã cho tôi nhiều ân sủng. Tri ân người chồng từng là lính bảo vệ đất nước và cho tôi một mái ấm gia đình.
20 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 6410)
Lâu lắm rồi nụ cười của ông mới mở rộng hết ga như vậy, ông nghĩ “chuyến về Cali này thật hên, ông sẽ được hồi sinh lại quá khứ trong ngày lễ QLVNCH...”
20 Tháng Sáu 20212:31 SA(Xem: 7108)
Nhân ngày lễ Từ Phụ (Father’s Day), tôi xin mạn phép nhắc nhở các bậc làm cha hãy cùng với người mẹ cố gắng tạo cơ hội cho các con mình có một nghề nghiệp vững chắc để tự nuôi thân.
20 Tháng Sáu 20212:15 SA(Xem: 8677)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HAPPY FATHER'S DAY - TÌNH CHA CÒN ĐÓ ĐẸP THAY Kiều Oanh Thự Hiện Youtube
20 Tháng Sáu 20212:04 SA(Xem: 6373)
Nhìn các con lễ phép chào đón khách với nụ cười tươi tắn, thân mật, anh thầm cảm tạ Ơn Trên đã ban cho anh một diễm phúc tuyệt vời mà không phải người cha nào khi quyết định bước thêm bước nữa có được.
20 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 10688)
Xin bấm vào youtube để thưởng thức TƯỞNG NHỚ VỀ CHA - Thơ Hoàng Ánh Nguyệt Nhạc LMST - Hòa Âm Vũ Thế Dũng Tiếng hát: Tâm Thư- Video: Huyền Ái
20 Tháng Sáu 20211:39 SA(Xem: 4051)
TẤM giờ không bé nữa BỐNG lớn đi xa rồi Giếng khơi cũng lần lữa Vào cổ tích chơi vơi BỐNG... BỐNG ơi! Nhớ nhé Chén vàng, cơm bạc xa Cũng đừng quên cô bé Và tình yêu quê nhà.
20 Tháng Sáu 20211:23 SA(Xem: 3990)
Cha về với cõi u linh Mười năm loan phụng hòa minh tương phùng Ấm êm huyệt địa mộ chung Con còn sớm tối vẫy vùng trường giang...
20 Tháng Sáu 202112:31 SA(Xem: 7601)
Tôi sẽ không viết những điều ai cũng biết về Trần Thiện Thanh, chỉ xin kể lại những “kỷ niệm” của riêng tôi với chàng ca nhạc sĩ lắm tài nhiều tình này.
19 Tháng Sáu 202110:48 CH(Xem: 11811)
Ước gì có một ngày như thế Bọn chúng mình, già mấy cũng thấy vui Lỡ mai kia đứa lìa đời Cũng có đám bạn già Ngồi trên xe lăn nắm tay nhau mà khóc.
19 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 4809)
Ngày của Cha thường được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6 theo phong tục của từng quốc gia.
12 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 11928)
Chiều buồn nợ áng mây bay Đêm về... Nợ bóng trăng lay hiên nhà Cuối cùng ta nợ cả ta Nợ điều đã hứa... Nhớ ra chưa làm.