Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Dong Trinh - CÁI MÁY MAY CỦA MÁ TÔI

26 Tháng Bảy 20192:06 SA(Xem: 12384)
Dong Trinh - CÁI MÁY MAY CỦA MÁ TÔI

CÁI MÁY MAY CỦA MÁ TÔI

may may


Má nói:

- Anh Ba con bao nhiêu tuổi là cái bàn máy may này bấy nhiêu năm đó con!

Má vừa ngồi may áo dài cho tôi để chuẩn bị vô lớp đệ thất trường Nghĩa Phương, vừa nói chuyện. 

Đó là cái máy may của gia đình tôi. Đầu máy màu đen, có chữ Singer và lấm tấm vài cái bông nho nho xung quanh cùng màu như mạ vàng, được đặt trên một cái bàn, có hai hộc nhỏ hai bên để đựng thước dây, kéo, phấn vẻ màu xanh, hồng. Còn có hộp đựng kim, suốt chỉ và mấy ống chỉ đủ màu. Một hộp nút bằng nhựa nhưng má tôi kêu là nút ốc, dùng để kết vô áo sơ mi. Mấy vĩ nút bóp nhỏ li ti hiệu ba số 5 sáng ngời. 

Phía dưới, cái bàn đạp bằng sắt màu đen, xích lên trên một chút, phía bên mặt là cái bánh xe cùng màu với bàn đạp, có sợi dây trân nối với vòng tay quay trên đầu máy, cũng cùng một phía bánh xe. 

Sau khi may xong, mình kéo dây trân dưới bánh xe ra, dở đầu máy bật ngược ra sau, mở cái miếng cây trên mặt bàn ra, rồi lật đầu máy xuống thùng, đậy cái nắp bàn lại, gọn gàng, sạch sẽ.

Tôi để ý thấy cứ mỗi lần đổi qua đường may khác, thì tay má để lên cái vòng tròn nhỏ chỗ đầu máy, kéo nhẹ xuống, chưn má đạp lên bàn đạp thì cây kim bắt đầu chạy lên chạy xuống miếng vải, đường chỉ trắng đều đặn, thẳng hàng.

Má kể tiếp:

-Hồi nhỏ, cậu Ba con vốn là thợ may, đã dạy cho má biết may áo quần. Sau đó, má với dì Sáu con xuống Sài Gòn ở với ông bà Năm là cậu mợ của má để bà Năm dạy má với dì Sáu học nấu ăn, làm bánh, thêu thùa, đan móc... ông Năm thì dạy má mấy bài học luân lý xưa. Ông Năm khó lắm, phải nói năng lễ phép, đi đứng dàng hoàng mới được. 

Sau khi ba cưới má thì má về Thủ ở. Má có chị Hai con rồi tới anh Ba con. Sanh anh Ba con không bao lâu thì ba mua cho má cái máy này để may áo quần cho cả nhà đỡ tốn tiền đặt ở tiệm.

Con biết hôn, cái máy này nó đi ta bà dữ lắm đó...

Nghe má nói tới đây, tôi ngạc nhiên quá, mở lớn hai con mắt ra ngó má. Cái máy may tuy rằng có bốn chưn và bánh xe nhỏ để dễ đẩy nhưng mà nó đâu có biết đi, sao má nói nó đi ta bà dữ lắm? 

Như hiểu ý tôi, má cắt nghĩa:

-Mua cái máy này được mấy năm, thì một bữa nọ có gánh hát Hoài Dung-Hoài Mỹ về đây. Chú Phước là Đại Uý Cảnh sát tên Nguyễn Huỳnh Phước, chú là soạn giả Nguyễn Huỳnh của gánh mà cũng là chồng của cô đào Hoài Dung. Chú là bạn thân với ba con nên hễ gánh hát về đây là vợ chồng chú ghé nhà mình chơi. Lần đó, thấy má cũng đang ngồi may áo cho chị Hai con, chú nói áo quần của đào kép lôi thôi quá mà hỏng có máy để sửa. Ba con nghe vậy lập tức nói:

-Nếu chú cần thì đem về đoàn xài đi, chừng nào xong thì đem lại cho nhà tui.

Chú Phước nghe nói mừng quá, lật đật kêu xe ngựa chở tuốt xuống rạp Trần Trung ở đầu chợ dưới.

Tôi ngắt lời má:

-Ủa? Má đương may mà chú mượn rồi má làm sao?

Má tôi chậm rãi nói:

-Thì má may bằng tay, lâu hơn nhưng mà cũng được, còn gánh hát họ cần may áo cho đào kép hát để kiếm tiền thì thôi mình giúp được cũng nên giúp chứ con.

Rồi má tôi nói cái máy không chỉ ở rạp hát mấy ngày, mà nó ta bà khắp nơi cả năm mới quay về.

Ở nhà không bao lâu, tới gánh Minh Chí về. Trong gánh có cô đào Tô Huệ là vợ của chú Hai Trĩ , bạn thân của ba tôi. Nhà chú ở sát sân banh Cộng Hoà. Mỗi lần dẫn mấy tụi này đi coi đá banh, ba đều ghé nhà chú. Chú và cô Ba Tô Huệ có đứa con gái tên Thu Phong trạc tuổi tôi, sau này là vợ của nam nghệ sĩ tài danh Diệp Lang.

Nhắc lại chuyện gánh hát Minh Chí lúc bấy giờ. Lần nào cũng vậy, hể về Thủ là cô Ba (chúng tôi gọi cô Tô Huệ là cô Ba) đều ghé nhà thăm ba má tôi.

Rồi cũng áo quần đào kép, gánh nghèo không có tiền mua bàn máy may, một lần nữa, má tôi lại vui vẻ mà cũng bùi ngùi, tiễn em ca sĩ (Singer) đầu đen trong nhà tụi này lên xe ngựa, theo chưn mấy cô chú giang hồ đó đây khi lục tỉnh, lúc tuốt ngoài Trung đèo heo hút gió, cả năm trời phiêu lãng, cô nàng mới chịu quay đầu về.

Nàng Singer giờ đây không còn xinh đẹp như xưa sau bao tháng ngày dong ruổi nắng mưa, khi ăn quán, lúc ngủ đình, hồi thì ngồi chễm chệ trên chiếc Camion xập xình kèn trống cùng tiếng hát của Minh Chí mỗi lần xuống giọng xàng xê nghe mùi tận mạng, hồi thì bập bềnh trên chiếc tam bản để đi tới mấy vùng quê sông nước, cùng góp phần làm đẹp trong những chiếc áo hào nhoáng đủ màu sắc cho đào kép đem tiếng hát, lời ca, đem niềm vui cho dân chúng đó đây.

Má tôi làm bạn bên cô nàng không được bao lâu thì tới dượng Hoàng Mai là em rễ của dượng Sáu tôi cần mở tiệm may nhưng không tiền mua máy. Má tôi lại xiêu lòng, cho ông mượn vô thời hạn, cho đến khi nào ông có tiền mua máy khác thì mới trả lại.

Cũng may, ông mướn tiệm sát vách nhà tôi nên mỗi lần cần may vá gì thì tôi đem qua cho ông làm giúp. (lúc bấy giờ tôi cũng đã hơn mười tuổi).

Đâu được chừng hơn một năm, ông chưa đủ tiền mua máy khác thì xập tiệm vì ế khách quá. Ông là thợ xưa, không có khả năng chạy theo thời trang nên phải đóng cửa, dọn nhà đi chỗ khác sanh sống.

Lần này, em Singer đã bị trầy vi, tróc vảy khá nhiều. Màu đen tuyền bóng loáng đã sờn, dây trân bị đứt nối hai ba chỗ, mặt bàn trầy trụa tùm lum.

Má tôi hơi buồn khi thấy lại dung nhan tàn tạ đã bắt đầu tới với em nhưng cũng mừng vì đứa con yêu đã quay về bên cạnh. Má lại tiếp tục may cho chúng tôi từng cái áo, cái quần trong lúc rảnh rang.

Tôi, anh Thọ và Dũng bắt đầu vọc vô cái máy. Tôi đem đồ cũ ra cắt may làm áo cho con búp bế nhỏ có mái tóc quăn màu vàng óng, có hai mắt nhắm mở, cái miệng cười thấy mấy cái răng trắng tinh,môi son đỏ thắm, thiệt đẹp của anh Minh, bạn anh Sáu tôi tặng cho tôi.

Dũng với anh Thọ thì tập lên lai quần. Riêng mấy chị tôi thì khỏi nói, ai cũng may khéo như má tôi vậy đó. Lâu lâu, kẹt chỉ, rối nùi, gãy kim... tôi lại kêu má ơi um sùm. Tức thì má tới coi, tháo chưn vịt, tháo suốt chỉ ra, vô dầu, lau chùi... máy chạy êm ả như thường.

Rồi  nạn đại hồng thủy kéo tới, tháng tư năm 1975 gia đình tôi bị lấy sạch từ nhà cửa đến tất cả tài sản trong nhà. Nàng Singer yêu dấu dĩ nhiên là cũng cùng chung số phận.

Bọn người vô danh tánh đeo băng đỏ trên cánh tay tự xưng là cách mạng 30, tóm thâu hết tất cả đồ đạc của toàn dân trong cư xá, đem chất đống trong ngôi biệt thự ngay đầu ngõ, họ ngồi xung quanh ăn nhậu, hét hò ăn mừng chiến thắng. Chúng tôi, những nạn nhân vô cớ, cứ đứng chầu chực ngoài cửa, đợi tên nào say thì năn nỉ để xin lại, được món nào mừng món nấy. Thật là phi lý vô cùng nhưng lúc đó, chúng tôi đang yếu thế, đành tức tối mà chịu lép. 

Tôi cùng Dũng cũng bắt chước dân trong xóm, nài nỉ riết, một thằng chắc xiêu lòng nên gật đầu chỉ ngay cái bàn máy may. Thiệt tình mà nói, so với các món khác thì lúc bấy giờ cái máy đã cũ, giá trị vật chất chẳng đáng là bao nhưng tôi đã nói, chúng chịu trả lại món nào tụi tôi cũng mừng. Lập tức, tôi và Dũng chạy vô, mỗi đứa một đầu, vừa khiêng vừa chạy từ cư xá Ngô Quyền về sân Patin, đối diện bên hông nhà thờ, nơi chúng tôi được ba má chồng của chị tôi cho tạm trú, trong khi chờ tìm được chỗ ở khác.

Cái nàng Singer này coi vậy mà sao nặng quá, chị em tôi khiêng chạy mà thở hì hục, mệt, mõi tay quá, nhiều lần muốn rớt xuống đất mà vẫn cứ rán giữ cho chặt, chạy cho lẹ vì sợ họ đổi ý, đòi lại. 

Đem bàn máy về, mừng thì mừng nhưng rồi cũng thành vô dụng. Lúc bấy giờ, chỗ ở không có, viễn ảnh đói nghèo đang hiện ra trước mắt, tiền đâu mà mua vải may mặc? Thôi thì cứ để một xó đó.

Từ từ, áo quần, chén kiểu ...còn sót lại sau khi bị cướp, cũng lần lượt theo nhau ra chợ trời để đổi lấy gạo mục, khoai khô đắp đỗi qua ngày. Vậy mà, hỏng hiểu vì sao không ai trong nhà nghĩ đến chuyện đưa Singer ra bán mình nuôi chủ, dù lúc đó, chúng tôi đã có những ngày bị đói meo, không một hột cơm dằn bụng. Chắc má tôi nghĩ dầu sao Singer cũng là kỷ vật duy nhất của ba tôi còn sót lại, nên má muốn giữ nó coi như để tưởng nhớ đến ba, đã cả đời tận tụy với vợ, với bầy con của ba.

Cái máy cứ nằm yên một góc trong nhà, cho đến năm 1984, trước khi rời khỏi quê hương, với số tiền bán nhà ít ỏi, má mua cho mỗi đứa hai bộ đồ, còn má thì chỉ vài xấp vải để may quần áo mặc đi đường.

Lúc đó, má tôi đã bị mù hết một mắt, đã bảy mươi ba tuổi, vậy mà má vẫn tự cắt may cho mình. Phải chăng má muốn lần cuối cùng được gần bên Singer, trước khi chia tay vĩnh viễn?

Tính đến ngày rời khỏi Việt Nam, cái máy may đã gắn bó với gia đình tôi bốn mươi bảy năm. Một thời gian khá dài, vậy mà nó vẫn còn tốt vì má tôi chăm sóc cẩn thận lắm. 

Trước ngày đi, má tôi bịn rịn cho lại người cháu của ba tôi để vừa coi như là vật kỷ niệm và cũng để chị có may đồ cho các con.

Chưn ướt chưn ráo tới Mỹ được một tháng thì tôi sanh Bình. Không đi làm, con nhỏ, tiền bạc eo hẹp. 

Tôi không đủ khả năng sắm áo quần ở tiệm cho các con, chỉ toàn đi garage sale mua lại đồ cũ cho tôi và cả mấy đứa nhỏ.

Một bữa cuối tuần nọ, Khánh, em trai kế chở chúng tôi đi chợ trời (Flea market) cho biết, nơi đây cũng buôn bán như bên mình, những cái sạp gỗ có mái che bằng nylon, hoặc để ngay phía sau xe truck. Thôi thì thượng vàng hạ cám, đủ thứ, áo quần, máy móc, bánh kẹo, trái cây, rau cải, chó mèo, chim chóc...tiếng rao hàng inh ỏi, người qua kẻ lại nhộn nhịp vui lắm. Tôi tò mò đi ngó từng gian hàng, có nhiều món rẽ rề, muốn mua mà anh Hai ($) không cho phép. Chợt mắt tôi sáng lên khi thấy có cái đầu máy may màu xanh nước biển lợt nằm bên cạnh mấy cái radio cassette cũ. Tôi đứng lại ngắm nghía, lòng nghe một chút cảm xúc khi ngó thấy chữ Singer trên máy....thấy để giá mười đồng, tôi làm gan trả năm đồng. Ông Mỹ đội nón rộng vành như mấy anh chàng cao bồi Texas dáng người dềnh dàng, làm tôi hơi run, nhưng giọng nói nhỏ nhẹ và nụ cười thân thiện của ông làm tôi bình tĩnh lại ngay. Ông nói: -You người Việt Nam phải không? Ok tôi bán you giá đó dù sáng nay đã có người hỏi mua tôi tám đồng, vì tôi là một cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã từng phục vụ trên quê hương you ba năm.

Nghe ông nói, tôi mừng quá trời, hỏi thăm ông vài câu, rồi lật đật trả tiền như sợ ông đỗi ý. Khương, con trai tôi khệ nệ giúp tôi bưng máy ra xe. Về tới nhà, tôi nôn nao, lật tới lật lui coi cái bàn máy tuy là đồ cũ nhưng nước sơn vẫn còn đẹp và rất sạch, chứng tỏ chủ nhân nó đã giữ gìn nó kỹ lắm. Nhìn thấy chữ Singer, tôi chợt nhớ đến cái bàn máy may năm nào của má, nó đã cho ra đời không biết bao nhiêu áo quần trong gia đình chúng tôi, nó đã góp phần làm đẹp cho các nghệ sĩ một thời, nó đã một thời gian giúp dượng Hoàng Mai có công việc để mưu sinh.

Tôi chưa bao giờ sử dụng bàn máy may điện nên cứ lúng ta, lúng túng, xoay tới, xoay lui. Thời may, anh Thọ tôi đi công chuyện vừa về tới. Thấy tôi cứ nhăn mặt, nhíu mày, anh lại coi và gắn dây điện vô ổ, tay thử ấn nhẹ lên mô tưa. Tiếng rè rè nhỏ nhỏ vang lên, cây kim chạy đều đặn. Tôi mừng quá xá cỡ, đi kiếm cái áo cũ, để lên rồi đạp chưn lên cái bàn đạp nhỏ xíu ...Ội nhẹ nhàng làm sao! Đùờng chỉ ngay ngắn từ từ xuất hiện, thật đẹp. Có điều nó may lẹ quá, đến nổi tôi hết hồn hết vía, buông chưn ra thiệt lẹ. Anh Thọ tôi nói:

-Chưa quen nên đạp cái motor nhẹ thôi.

Tôi lại tập lần nữa, cho đến khi thiệt là thuần thục. Từ đó, thỉnh thoảng đi chợ, thấy vải rẽ, có khi chỉ năm mươi xu một yard, tôi lại mua về may áo quần cho má và mẹ con tôi.

Đang xài ngon trớn, cũng cả hơn hai năm, bỗng một ngày kia, nó trở chứng, anh Thọ tôi làm cách nào cũng không được. Thôi thì tiếc rẽ cũng đành đem bỏ ra thùng rác. 

Tôi đã bắt đầu ghiền may. Hết áo quần đến màn cửa, khăn trải bàn, mền, gối...Cái máy năm đồng theo tôi được hơn hai năm trời đã bỏ tôi thì tôi quyết lòng kiếm cái khác.

Lại đi chợ trời, garage sale lục lạo. Không có cái nào vừa ý mà giá cũng cao, anh Thọ tôi biểu mua đại máy mới, anh đứng tên mua giùm, mỗi tháng trả năm chục đồng.

Hôm đem về, tôi vui qua chừng khi nhìn cái máy may màu trắng như sửa với tên New Home đỏ sậm.

Máy này của Nhựt sản xuất giá khá cao, làm được nhiều việc lắm như là kết nút, làm khuy, thêu đủ các mủi...

Từ ngày có cái máy này, hầu như tôi không bao giờ mua sắm quần áo cho tôi và Bình nữa. Một cái áo đầm chỉ tốn hai ba đồng vải mà thôi.

Hồi nhỏ, má may áo quần cho cả nhà, giờ qua đây, mắt má đã mờ, tôi lại may cho má từng mạnh quần tấm áo, trong lòng dâng nên một niềm vui khó tả mỗi khi nhìn thấy má mặc những bộ đồ đó chính con gái má may.

Một hôm, tai nạn nghề nghiệp xãy ra, làm tôi một phen hết hồn, hết vía. Chẳng là trong lúc đang may, tôi hỏng biết sao lại thả hồn theo mây gió, máy đang chạy ngon trớn trên tấm vải màu trắng điểm mấy nhánh bông dã quỳ vàng nhỏ nhỏ, bỗng nhiên, một tiếng ‘cụp’ , ngón tay trỏ của tôi đau điếng. Giựt mình, ngó xuống... trời ơi là trời..,máu từng giọt nhỏ ra chảy trên vải như tô điểm cho mấy cánh bông vàng, cây kim gãy hai, cắm thẳng từ móng xuyên qua tới mặt sau ngón tay. 

Tôi điếng hồn, chụp cái điện thoại kêu cho Dũng, em trai tôi nhà ở kế bên. Dũng tới, tôi đưa ngón tay có cây kim xuyên qua, cho Dũng coi. Dũng lập tức nói:

-Hỏng được, hỏng được, phải đi nhà thương, lẹ lên tui chở đi.

Tôi tuy đang đau dữ dội nhưng vẫn cố bình tĩnh nói:

-Không sao, lấy cây kềm nhổ ra giùm đi!

Dũng cứ khăng khăng không chịu, tôi thì cứ kèo nài và cuối cùng thì thằng em chịu lấy kềm, run run léo cây kim ra. Tôi thì cứ hối:

-Nhổ cho mạnh ra đi..

Dũng kéo một cái thiệt lẹ, lôi cây kim gãy ra, máu cũng phun theo...

Vậy mà tôi vẫn không tởn, vẫn tiếp tục may vá, coi đó là một niềm vui trong đời của tôi.

Độ hai mươi lăm năm sau, bữa kia, cần may mấy cái áo gối, tôi vô phòng đẩy cái bàn nhỏ có cái máy may để ở trên. Ra gần tới phòng khách, chưn bàn bị vướng miếng thảm nhỏ ngay cửa, máy may rớt xuống đất một cái rầm, nằm bẹp dưới đất. Tôi hết hồn, bưng lên, đem để lên bàn cắm điện, đạp thử moteur...im ru bà rù, không nhúc nhích. Tôi rán riết cả tiếng đồng hồ, vẫn không động đậy! Thôi rồi, cái máy may của tôi!

Xách xuống tiệm sửa, hôm sau, người ta kêu cho tôi biết một bộ phận gì đó bị bể, muốn sửa thì vừa công vừa món đồ thay phải năm trăm đồng! ( Cái máy này tôi mua tới một ngàn ba trăm đô la hai mươi lăm năm trước).

Thôi, dù có thương tiếc mấy cũng đành bỏ, tôi rất sợ xuất ra một số tiền lớn, sửa xong thì lại có thể đẻ ra món khác hư nữa thì khổ.

Sau này, Bình mua cho tôi một cái bàn máy khác, cũng là Singer nhưng không mắc, chỉ hơn hai trăm. 

Bây giờ Bình đã có gia đình riêng tư, không còn mặc áo quần tôi may nữa. Tôi thì cũng không cần thiết may sắm thêm. Cái máy mới này tôi rất ít khi dùng tới, chỉ để đó may lại đường chỉ đã sút, sửa lại cái quần hơi dài...

Tôi lại nghe nhớ da nhớ diết cái máy may của má. Năm nay nếu còn tại thế, anh Ba tôi đã tám mươi hai và cái Singer ngày nào cũng tám mươi hai! Không biết giờ này bà cụ đầu đen ra sao, một cục sắt vụn, rỉ sét nằm bù lăn bù lóc đó đây hay cũng tan nát mục rữa theo thời gian? Dầu sao đi nửa, thì nàng Singer thuở nào của chúng tôi cũng đã góp phần không nhỏ để cống hiến cho gia đình chúng tôi, cho mấy gánh hát, cho một gia đình nghèo khó những niềm vui , những ích lợi trong cuộc sống. 

Fort Smith, 06-30-2019
Dong Trinh

Nguồn: https://vvnm.vietbao.com
21 Tháng Mười Một 20208:31 CH(Xem: 13969)
Một nén hương lòng tiễn đưa nhau Tử sinh tái hợp có gì đâu Cánh hoa phiền muộn giờ khép lại Phiến lá sầu chìm giữa mưa ngâu.
15 Tháng Mười Một 202011:44 CH(Xem: 11188)
Vì đại dịch COVID-19, chừng như nhân loại đang phải có một thời gian ngủ đông như loài gấu trắng ở Bắc cực. Hy vọng đây là lần “ngủ đông” duy nhất của loài người trong thế kỷ 21.
15 Tháng Mười Một 202010:43 CH(Xem: 12792)
đêm tàn lạnh giấc mơ hoa tiếng mưa ngày cũ xót xa nỗi niềm hàng cây trút lá ưu phiền tiễn thu lặng lẽ, đầy thềm gió mưa....
14 Tháng Mười Một 20206:48 CH(Xem: 10939)
Lá bàng ở sân xoay vòng rồi rơi xuống. Đời mụ cũng như chiếc lá vàng còn nằm ở trên cây sẽ rụng bất cứ khi nào. Tại sao mụ phải sợ.
14 Tháng Mười Một 20206:44 CH(Xem: 12974)
Từ ấy đông Biên Hòa trở lạnh Trăm năm sông vẫn mịt mờ sương Lối quen sao đường về lạc hướng Người ơi người quanh quất buồn tênh.
14 Tháng Mười Một 20206:36 CH(Xem: 13233)
Năm nay bầu bán thật là buồn Virus giờ này chẳng chịu buông Xã hội hô hào binh với chống Gia đình tranh chấp ghét và thương
13 Tháng Mười Một 202011:26 CH(Xem: 3804)
Các bạn bị đau vai đau cổ kinh niên đi trị liệu mà vẫn không hết xin theo dõi clip nầy nhé. Những thứ cần thiết ở nhà để hỗ trợ cho quá trình trị liệu của các bạn. Chúc các bạn thành công.
13 Tháng Mười Một 202012:42 CH(Xem: 9411)
Còn trông thấy ánh mặt trời Trái tim còn đập tình phơi nhịp đầy Làm sao biết được ngày mai? Tình Xưa Bạn Cũ vui vầy vẫn hơn...
13 Tháng Mười Một 202012:27 SA(Xem: 10414)
Từ trong tấm ảnh nhớ tụi mày Ngày Xưa Thân Ái trọn vòng tay Trường xưa lớp cũ giờ còn đó Nửa vòng trái đất lại phân hai. Bốn lăm năm gặp gỡ đôi lần Có thằng còn nặng nợ bước chân Bên đời cơm áo chân chưa mỏi Sờ tay tóc trắng bụi phong trần.
08 Tháng Mười Một 202011:15 CH(Xem: 10489)
Anthony và chủ các nhà hàng khác vẫn cầu nguyện và hy vọng ở một mùa xuân năm tới khí hậu ấm lên, và sẽ có thuốc ngừa đại dịch. Người ta có nghị lực tranh đấu để tồn tại nhờ hy vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng...
07 Tháng Mười Một 202012:58 SA(Xem: 11434)
Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá!
02 Tháng Mười Một 20208:37 SA(Xem: 10713)
Người ta đang đi đâu mà ngược về hai phía? Không ai đi về phía dưới gốc cây bồ đề * ghé ngồi sau lưng Phật để nghe sự tĩnh lặng trong vạt áo từ bi để thấy mình thức tỉnh
02 Tháng Mười Một 20204:46 SA(Xem: 10798)
Xin mời thưởng thức 1 tác phẩm tuyệt đẹp và mang ý nghĩa trào phúng, mới nhất của Duyên
02 Tháng Mười Một 202012:05 SA(Xem: 9764)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó, chị cũng không được nhìn thấy, mặc dù nó vẫn hiện hữu. Bất giác chị ôm mặt mình nấc lên.
01 Tháng Mười Một 202011:13 CH(Xem: 11245)
Tin hay không tin có ma tùy bạn. Nhưng xin các bạn đừng ghét ma vì họ rất tội nghiệp. Các bạn đừng chọc phá hay làm bạn với ma quỷ. Hãy để ma sống yên bình với thế giới của riêng họ.
01 Tháng Mười Một 20206:54 CH(Xem: 11764)
Hóa mã... cô cười vui tợn nhỉ? Thành ngưu... cậu nhảy thích ghê mà! Bù cho thuở nọ... ta còn bé Chỉ chộ hình ma đã khóc òa!
01 Tháng Mười Một 20206:48 CH(Xem: 13395)
Đêm Halloween đốt hương em thủ thỉ Ma năm nay không xin kẹo "Trick or Treat Ba ngày tới bầu Tổng Thống định kỳ Mà kết quả sao lần này đáng sợ.
01 Tháng Mười Một 202012:33 SA(Xem: 9352)
Ơn đời mưa móc gửi trao Tháng Mười Một Đến nghẹn ngào mưa thâm Bước theo ngày tháng lặng thầm Em cười ta khóc mỗi năm đông về. Vui buồn trên mảnh đất quê Bảy mươi năm ấm êm lề áo cơm
31 Tháng Mười 202011:42 CH(Xem: 8861)
Qua câu chuyện này tôi xin nhắn gởi tới những bạn đang khó khăn hoặc chưa thành công: - Hãy cố gắng hết sức và luôn sống đúng lương tâm, đạo đức. Trời không phụ người tốt.
31 Tháng Mười 202010:54 CH(Xem: 8495)
Cũng như tất cả mọi thứ, lễ hội ma quỷ trong mùa đại dịch sẽ khác thường, không được tổ chức rầm rộ như thường lệ. Người buồn nhất có lẽ là các em bé mất dịp hóa trang đi xin kẹo
29 Tháng Mười 20204:16 CH(Xem: 12191)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHƯ GIẤC MƠ HOA – Nhạc & Hòa âm: Phạm Chinh Đông Văn Vĩnh Trình bày
25 Tháng Mười 20201:46 SA(Xem: 9040)
Tôi chạy đi tìm chỗ thang máy, mới lúc nãy thang máy ở đây mà bây giờ kiếm không ra, chẳng lẽ cái thang máy cũng ma quái như bà già biến mất để trêu ngươi tôi?
25 Tháng Mười 20201:31 SA(Xem: 9073)
Tấm lòng nhân hậu của một gia đình Đà Lạt xưa kia cũng đã lan tỏa đến anh, và giúp anh tự biết cần phải làm gì trong quãng đời còn lại của mình,
25 Tháng Mười 20201:07 SA(Xem: 8320)
Nhật ký ngày thứ bảy xin dành tặng cho các họa sĩ nghiệp dư của Ngô Quyền: BT Duyên (Mỹ), PT Hạnh (Úc), PK Luân (Hòa Lan), và NM Dũng (Việt Nam)
25 Tháng Mười 202012:41 SA(Xem: 9822)
Chắp tay khấn nguyện hư vô Trời quang mưa tạnh nam mô niệm từ Miền Trung Khúc Ruột đau nhừ Nghe còn bão dữ gầm gừ khơi xa...
25 Tháng Mười 202012:17 SA(Xem: 11399)
Không Còn Mùa Thu - NS Việt Anh - Pianist Hữu Quang - Thanh Lam Live Cover
24 Tháng Mười 20208:38 CH(Xem: 10628)
Tên thanh niên không thèm ngoái đầu nhìn lại, nó ôm con gà ngồi ở yên sau. Chiếc xe rồ máy lao ra khỏi cổng. Chị Mận đứng yên như trời trồng miệng lẩm bẩm: - Không biết sáng giờ nó ăn uống gì chưa?
24 Tháng Mười 20208:30 CH(Xem: 12571)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
24 Tháng Mười 20202:52 CH(Xem: 5798)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
24 Tháng Mười 20202:31 CH(Xem: 8214)
tưởng như ngồi bên một người bạn cũ rất thân từ thời trung học, và đang nghe nàng tâm sự mối tình đầu của nàng với ai đó... của thuở học trò đã xa thật là xa.
24 Tháng Mười 202012:30 CH(Xem: 8412)
Tôi vốn có lòng thương cà cuống, ít nhất chúng là một phần tuổi thơ của tôi, nên rất bất mãn với cổ nhân. Cà cuống đâu có cay như ớt, như gừng để gừng càng già càng cay.
18 Tháng Mười 202011:00 CH(Xem: 13013)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 202010:45 CH(Xem: 12479)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 202010:45 CH(Xem: 13374)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
18 Tháng Mười 202010:17 CH(Xem: 8024)
Cuộc đời rất ngắn ngủi của Chad sẽ nhắc nhở các bạn trẻ luôn đeo khẩu trang để tự cứu mình, giúp người chung quanh; cùng nhận ra cuộc đời khá mong manh trong, và cả sau đại dịch.
18 Tháng Mười 202010:05 CH(Xem: 9981)
Có nghe muối mặn bờ mi Sông dài uốn lượn khúc bi ca buồn Bão chồng lũ lụt bi thương Tháng Mười Mưa Lũ suối nguồn nước dâng...
11 Tháng Mười 20201:07 SA(Xem: 10878)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÓNG CŨ CHIỀU MƯA - Lê Tín Hương sáng tác Thái Hiền trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
10 Tháng Mười 20209:37 CH(Xem: 11024)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 20205:57 CH(Xem: 13480)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
10 Tháng Mười 202012:19 SA(Xem: 8517)
Bạn có thể mất thu nhập, tạm thời mất tự do, nhưng nếu bạn bị mất mạng, tất cả mọi thứ đều kết thúc!
10 Tháng Mười 202012:00 SA(Xem: 12533)
Xin bấm vào link hoặc yutube để thưởng thức Mùa Thu Cho Em - Nhạc Ngô Thụy Miên - Thanh Lam trình bày
09 Tháng Mười 20206:02 CH(Xem: 13275)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
05 Tháng Mười 20201:13 SA(Xem: 12775)
Giã từ đời, mong anh đừng vướng bận, - Hãy thong dong, bước tiếp cuộc lữ hành
05 Tháng Mười 20201:05 SA(Xem: 12912)
Kết thúc năm đệ nhị B3, bạn lãnh thưởng hạng nhất. Phạm Thanh Thừa, đứa bạn chí thân cùng bạn, được phần thưởng hạng nhì. Tôi, Đỗ Công Luận, được phần thưởng hạng ba. Tam kiệt của lớp nhị B3.
05 Tháng Mười 20201:01 SA(Xem: 10889)
Nhưng không thấy Phúc trả lời, có ngờ đâu thời gian cuối tháng 7 là lúc Phúc HÔN MÊ 2 tuần ở bệnh viện!!!
04 Tháng Mười 202012:05 SA(Xem: 12471)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
03 Tháng Mười 202012:44 SA(Xem: 5866)
Có những điều rất bình thường trong tầm tay bỗng dưng trở thành một ước mơ trong thời đại dịch.
30 Tháng Chín 20208:21 CH(Xem: 14300)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 202012:43 SA(Xem: 13508)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
29 Tháng Chín 20201:16 SA(Xem: 4442)
Chương trình Sức Khỏe và Đời Sống do Tiến sĩ Trị Phạm và Tiến Sĩ Vi Hồ phụ trách hằng tuần trên hệ thống TNT Media Live.
29 Tháng Chín 202012:59 SA(Xem: 5849)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
28 Tháng Chín 202012:47 SA(Xem: 12256)
... Rồi theo anh theo chị vào Saigòn và được học trường tỉnh với giờ giấc đầy đủ và nay tôi bước vào trường trung học Pétrus Ký với một niềm tự hào.
28 Tháng Chín 202012:37 SA(Xem: 10473)
Vũ Hán cuồng xoay miền hỏa ngục Hoàn cầu chìm đắm cảnh thê lương Non sông một dãy đang mê ngủ Công lý bao thu vẫn lạc đường
27 Tháng Chín 202011:37 CH(Xem: 8531)
Hình như sự đoàn kết, và tinh thần trách nhiệm của các em trước tình huống không lường trước cũng là một bài học cho rất nhiều người lớn trong thời đại dịch.
27 Tháng Chín 202011:30 CH(Xem: 12750)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHƯ GIẤC MƠ HOA – Nhạc Phạm Chinh Đông Tác giả Hòa âm & Trình bày
27 Tháng Chín 20201:25 SA(Xem: 10762)
Em nằm hát khúc ru nôi Võng đưa kẻo kẹt như lời thở than Mùa Thu Nhặt Lá úa vàng Hong tình ấm lại đốt tan thu sầu
24 Tháng Chín 20203:10 CH(Xem: 15030)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 20203:06 CH(Xem: 12971)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
20 Tháng Chín 202012:18 SA(Xem: 11159)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "NHƯ NGỌ BUỒN RƠI". Sáng Tác: Từ Công Phụng Tiếng Hát: Thùy Dương Kiều Oanh thực hiện youtube
19 Tháng Chín 20202:34 CH(Xem: 12232)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 20202:27 CH(Xem: 14068)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
19 Tháng Chín 202012:29 SA(Xem: 8599)
Các trang mạng xã hội nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, đúng mục đích, đúng lúc thì sẽ mang về niềm vui bất tận,
16 Tháng Chín 20209:13 SA(Xem: 9639)
Đường lên cung quảng xa xăm Thương cho chú Cuội buồn nằm gốc đa Trăng bao năm tuổi chẳng già!! Chị Hằng đứng ngóng Thu Ca bao mùa...
15 Tháng Chín 202011:41 CH(Xem: 7887)
Thứ Sáu ngày 21 Tháng 08, 2020 4:00 pm - 6:00 pm: Lễ tưởng niệm với phần phát biểu của Tang quyến và Thầy trò Ngô Quyền
15 Tháng Chín 202011:39 CH(Xem: 7711)
Thứ Bảy ngày 22 tháng 08, 2020 9:00am - 10:00 am: Tụng kinh, cầu siêu 11:00 am: Lễ Di quan và Hỏa táng
15 Tháng Chín 202011:30 CH(Xem: 7692)
Thứ Bảy ngày 22 tháng 08, 2020 9:00am - 10:00 am: Tụng kinh, cầu siêu 11:00 am: Lễ Di quan và Hỏa táng
14 Tháng Chín 202011:20 CH(Xem: 6086)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
14 Tháng Chín 202010:16 CH(Xem: 3850)
Dù sao, bây giờ, đã là Tháng Chín, lúc tốt nhất để chích ngừa, và thuốc cúm đang có sẵn ở nhiều phòng mạch và tiệm thuốc tây. Nên đi chích ngừa cúm càng sớm càng tốt.
14 Tháng Chín 202010:09 CH(Xem: 10839)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GẶP LẠI TIẾNG NƯỚC TÔI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh thực hiện youtube
14 Tháng Chín 20209:46 CH(Xem: 10209)
Khoảnh khắc giao mùa kỳ diệu ơi, Tôi cảm trong mơ, cảm ngoài đời, Tìm đâu xao xuyến mùa năm cũ, Mùa tiễn mùa đi mấy nẻo trời.
13 Tháng Chín 202012:05 CH(Xem: 9002)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ‘ Bầu bí một giàn’ của anh Hy nói ngày xua.”
12 Tháng Chín 202010:04 CH(Xem: 11550)
Mưa giống lòng ta cũng rối bời Còn đâu ngày tháng thuở vui chơi Nhìn con cuối phố càng rơi lệ Ngó cháu ngoài song mãi nghẹn lời Mấy vạn người già vừa tạ thế?
12 Tháng Chín 202012:16 SA(Xem: 12808)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
11 Tháng Chín 202011:34 CH(Xem: 9130)
Niềm vui lớn nhiều khi chỉ đơn giản tạo thành từ tấm lòng và sự quan tâm hàng ngày dành cho người khác.
11 Tháng Chín 202011:14 CH(Xem: 9674)
Chiều vàng Thu, chập chờn đôi cánh én, Triền National Parks lá ửng Thu hồng! Có phải Thu, ngoài song cửa đó không? Ta mong chờ, làn gió Thu dịu mát!
10 Tháng Chín 202012:51 SA(Xem: 11066)
Hầu như người Mỹ nào ít nhất cũng một lần nghe hay nói đến tên ông, Ernest Hemingway, nhà văn người Mỹ nổi tiếng đoạt giải Nobel văn chương năm 1954.
08 Tháng Chín 202010:31 CH(Xem: 6064)
Chẳng phải là ngày phụ nữ, chẳng lễ mẹ chi, tự nhiên tôi muốn nhắc tới những bậc anh thư Việt Nam lỗi lạc này bởi vì tôi ngợp với những con cháu bà Trưng bà Triệu nơi xứ người.
05 Tháng Chín 202011:33 CH(Xem: 10381)
Tiếng Mẹ ơi! Mừng rỡ hay ngậm ngùi Từ đầu cuộc đời hay khi kết thúc Mãi là tiếng kêu từ trong máu thịt Của người con mang ơn Mẹ ngàn thu!
05 Tháng Chín 202011:30 CH(Xem: 9031)
Ngày cùng má đi dạo phố cũng là ngày cuối cùng tôi được hạnh phúc bên má, cũng là chuyến xe cuối cùng tôi được cùng má ngắm hoa.
05 Tháng Chín 202011:24 CH(Xem: 13246)
Vu Lan báo hiếu d8e61n rồi. Người cài hoa đỏ tiếng cười ngát thơm Bở vì mẹ vẫn đang còn Tai vương tiếng mẹ ru con dịu dàng
05 Tháng Chín 202011:10 CH(Xem: 8439)
Tôi chắc mẹ tôi sẽ nhận ra tôi, bà nhận ra tôi bằng trái tim muôn kiếp của người mẹ. Còn tôi, tôi cũng sẽ nhận ra mẹ tôi, tôi nhận ra bà từ bản năng của thằng ăn hại.
05 Tháng Chín 202011:00 CH(Xem: 15653)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 202011:22 SA(Xem: 12102)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 20209:34 SA(Xem: 12954)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 202011:21 CH(Xem: 12058)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ - Ca khúc Mộc Thiêng phổ thơ PhamPhanLang Ca sĩ: Đông Nguyễn
04 Tháng Chín 202011:04 CH(Xem: 8946)
Người Mỹ thì sắp khép lại mùa hè rất buồn với ngày Lễ Lao Động (thứ hai đầu tháng 9 hàng năm) không đem lại niềm vui cho hầu hết mọi người.
04 Tháng Chín 202010:33 CH(Xem: 11372)
Youtube này xin để làm lưu niệm với gia đình và bằng hữu tri âm. Ước mong các bạn tha lỗi cho tiếng hát không ra gì của tác giả. Trân trọng.
29 Tháng Tám 202010:42 CH(Xem: 8026)
Đang mùa dịch Covid 19 phải giãn cách, hạn chế đi lại gặp nhau, mà các Thầy Cô và các em hs Ngô Quyền đã đến viếng tang lễ rất đông, gia đình chúng tôi rất cảm kích!!
29 Tháng Tám 20209:36 SA(Xem: 11966)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 202011:37 CH(Xem: 10499)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VU LAN NHỚ MẸ Thơ: Kiều Oanh - Phổ nhạc: NS LMST Tiếng hát: Tâm Thư Hòa âm: Cao Ngọc Dũng Kiều Oanh thực hiện youtube
27 Tháng Tám 202011:31 CH(Xem: 10663)
Vu Lan Mùa Vọng Tâm Linh Thương Cha nhớ Mẹ bóng hình thiên thu Trong hương khói tỏa mờ mù Vòng tay độ lượng ôm ru nỗi buồn.Đạo tràng cúng bái vu bồn Nén nhang khấn nguyện hương hồn song thân
27 Tháng Tám 202011:09 CH(Xem: 9436)
Nhìn hình em bé một tay cầm viết chì, một tay kéo áo chùi nước mắt, chúng tôi cũng chạnh lòng thương em bắt đầu cuộc đời học trò trong "sương mù" của hoài nghi, với hình ảnh cô giáo mờ nhạt, ẩn hiện qua màn hình.
27 Tháng Tám 202010:25 CH(Xem: 6568)
Ba là một trong số ít người được học bổng toàn phần đến Mỹ tu nghiệp trong những năm đầu thập niên 1960. Ông đã được trao bằng Master trong 2 lĩnh vực kế toán va giáo dục tại trường đại học Kent State ở tiểu bang Ohio.
27 Tháng Tám 20209:38 CH(Xem: 6606)
Tưởng niệm thầy Giám Học Phan Thanh Hoài từ trần ngày 7 tháng 8, 2020 tại California Những hình ảnh lưu niệm với Thầy Trò trường Trung học NGÔ QUYỀN Biên Hòa
27 Tháng Tám 20209:27 SA(Xem: 14003)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 20209:32 SA(Xem: 13812)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 20206:11 CH(Xem: 9971)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
23 Tháng Tám 20209:38 SA(Xem: 8252)
Tôi tin rằng với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, các em cựu học sinh Ngô Quyền không bao giờ quên công lao của những “người đưa đò” dù hiện còn hay đã mất.
22 Tháng Tám 20208:23 CH(Xem: 9410)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 20206:48 CH(Xem: 12757)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "ĐỒI SIM". Sáng Tác: Tuấn Khanh Tiếng Hát: Kim Phụng Hòa Âm: Hoàng Cung Fa Kiều Oanh thực hiện youtube