Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Phạm Cao Dương - MÙA XUÂN LẠI TỚI, NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG

01 Tháng Giêng 201912:03 SA(Xem: 14030)
GS. Phạm Cao Dương - MÙA XUÂN LẠI TỚI, NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG
MÙA XUÂN LẠI TỚI,
 NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG
 
Phạm Cao Dương
          
blank

          Nói chuyện tháng Giêng là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở hải ngoại cách đây nhiều năm.  Tháng Giêng ở đây không phải là Tháng Giêng Cỏ Non của Nhà Văn Mai Thảo hay với cỏ non của Thi Hào Nguyễn Du với “Cỏ non xanh dợn chân trời” mà chỉ đơn giản là tháng Giêng như là một từ ngữ dùng trong tiếng Việt như là tháng đầu của mười hai tháng trong một năm.

          Chuyện bị mất tên, hay nhẹ hơn, bị đổi tên ngay từ ngày Việt Nam Tự Do không còn nữa ngày nay đã trở thành chuyện cũ.  Nhưng tất cả đã không biến mất mà đã trở thành trong hồi tưởng để bất chợt từ một cõi nào đó của tiềm thức trở về và sống động hơn bao giờ hết.  Có điều cần được để ý ở đây là bị đổi, bị mất hay bị bắt buộc đổi là do một thế lực từ bên ngoài tạo nên.  Người trong cuộc thì không bao giờ chấp nhận hay chỉ miễn cưỡng chấp nhận. Chuyện Tháng Giêng ở đây không nằm trong trường hợp này.  Sự mất tên hay đang trên đà bị mất tên của nó không do một kẻ thù nào hết mà do chính những người coi nó là thân thương tạo ra.

          Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý do khác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế.  Trong số đó có từ ngữ Tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm.  Thay vì gọi hay đọc tháng này là tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là Tháng Một.  Lý do có lẽ vì khi viết thay vì viết chữ Giêng người ta dùng số 1 cho nhanh, gọn và tiện dụng.  Từ đó, tháng Chạp trở thành tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và tháng Một tất nhiên không còn là tháng Mười Một nữa mà không rõ là tháng nào trong hai tháng, Giêng hay Mười Một.  Nhớ lại những bài học thuộc lòng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Đình Phúc và Đỗ Thận soạn, xuất bản từ lâu dưới thời Pháp thuộc mà người thuộc thế hệ tôi hay lớn hơn tôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:

                   Tháng Giêng ăn tết ở nhà….
hay:
 
                   Tháng Giêng là tháng ăn chơi
 
để kết thúc bằng: 
           
                        Tháng Một, Tháng Chạp nên công hoàn toàn.
 
mà thỉnh thoảng tôi vẫn thấy các thầy cô ở các trường Việt ngữ hiện tại thường nhắc tới, tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy một chuyện bình thường người ta không nên để xảy ra, vẫn xảy ra.  Đây không phải là chuyện bảo thủ hay không bảo thủ, dù là chuyện liên hệ tới ngôn ngữ, mà ngôn ngữ vốn có tính chất qui ước và luôn thay đổi.  Có điều qui ước hay không qui ước, thay đổi hay không thay đổi, người nói vẫn không thể vì lý do gì đi chăng nữa làm mất đi tính cách chính xác và phong phú của ngôn ngữ mình sử dụng.  Một thí dụ điển hình là người Mỹ, nói riêng, và dân của những nước nói tiếng Anh, nói chung, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng họ đã không làm như vậy.  Khi viết để cho tiện và không chính thức họ vẫn dùng các con số 1 cho tháng Giêng, 2 cho tháng Hai ... liên tục cho đến số 12 cho tháng Chạp trong cách ghi ngày tháng của họ.  Nhưng khi phải ghi một cách đầy đủ một cách hình thức và tránh nhầm lẫn họ vẫn viết rõ là January, February ... December. Còn khi nói, khi đọc, chính thức hay không chính thức, họ luôn luôn dùng các tiếng này chứ không bao giờ dùng các con số để thay thế.

          Thoáng đó, nhiều năm đã trôi qua. Vì bận rộn với cuộc sống thường ngày, tôi không có dịp theo dõi chuyện này và bây giờ, khi viết bài này, tôi và quý bạn đọc, chúng ta đang ở  vào tháng Giêng của năm mới tây 2019, còn tháng Giêng của năm mới ta thì chưa tới, nên tôi chưa thể nói là bà con ta hiện tại có còn cái tật sử dụng tiếng Việt một cách bừa bài, cẩu thả, mà tôi nghĩ phần lớn là do lười biếng mà ra, như vậy nữa hay không.  Nói như vậy vì nói tới tháng Giêng tây nhiều người đã dùng chữ Một, tháng Một và tôi hy vọng các vị này muốn dành hai chữ tháng Giêng cho tháng đầu năm âm lịch mang nhiều ý nghĩa liên hệ tới truyền thống Việt Nam xưa hơn. Tuy nhiên nhiều vị khác cũng cảnh cáo tôi là đừng lạc quan hão, đồng thời thỉnh thoảng tôi cũng thấy có người đề cập đến vấn đề này như nói đến một “nỗi buồn tiếng Việt”.  Sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ của chúng ta dường như mỗi ngày một bị lu mờ, thui chột trước cuộc sống mới nặng về thực tế và lúc nào cũng tất bật, vội vã.  Người ta đã nại đủ cớ, kể cả ngang ngược tự cho mình là đúng để muốn nói sao thì nói, muốn viết sao thì viết không theo một nguyên tắc nào cả, nhất là khi mọi người, vì lý do này hay lý do khác, kể cả lười biếng, thiếu suy nghĩ, dễ dãi chạy theo thời thượng hay để phá bỏ những gì thuộc một thời xưa cũ.

          Bây giờ nói tới chuyện mới.  Gọi là mới, nhưng thực sự thì chuyện này đã xảy ra từ hơn hơn hai chục năm trước.  Hồi đó là năm 1995, hai mươi năm sau khi chế độ cộng hòa ở Miền Nam không còn nữa.  Để tưởng nhớ tới biến cố quan trọng nhưng vô cùng phức tạp đối với dân tộc Việt Nam này, đài BBC của người Anh, một dân tộc nổi tiếng là lạnh lùng và thực tế, khác hẳn với người Pháp, đã phỏng vấn một số người Việt về sự khác biệt trong cuộc sống của người Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc sau hai chục năm thống nhất chẳng có gì đáng hãnh diện, trái lại đầy bi thương này.  Một trong số những người được phỏng vấn là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.  Tôi không nhớ rõ là để trả lời câu hỏi nào Giáo Sư Vượng đã có dịp đưa ra nhận xét của mình khi đề cập tới tiếng Việt ở Miền Nam.  Đại khái câu nói của ông là ông và nhà văn Nguyễn Tuân, một nhà văn rất nổi tiếng trong thời tiền chiến với lối viết tùy bút vô cùng tế nhị, vô cùng bóng bẩy, nặng tính chất hoài cổ của ông, rất lấy làm đắc ý về một câu nói của đồng bào Miền Nam là vậy mà không phải vậy.   Phát biểu thế thôi, Giáo Sư Vượng đã không giải thích thêm.  Người nghe muốn hiểu sao thì hiểu và áp dụng vào khía cạnh nào của cuộc sống thì áp dụng, trong đó có cả sự kiện Miền Bắc đã dùng bạo lực xâm chiến Miền Nam để thống nhất đất nước và tình trạng thống nhất hai chục năm sau đó.  Thay vào đó, với thói quen nói lên sự thực của một người dạy và viết sử và với bản tính bộc trực, ông đã thêm một chữ khác hay được dùng ở miền Nam là chữ “nên” khác với chữ “phải” ở Miền Bắc.  Với chữ “phải” này, ông chú thích thêm rằng đó là “tiếng của cán bộ”.  Tôn trọng Giáo Sư Trần Quốc Vượng, giờ này đã qua đời, và để độc giả được thong thả suy luận, theo đúng với tinh thần “ra vô thong thả” của người Miền Nam, tôi chỉ thuật lại nội dung đại khái của cuộc phỏng vấn này và không bàn rộng hơn nữa.  Nhân dịp nói tới tiếng của các cán bộ, tôi lại nhớ tới hai tiếng đội ngũ được dùng để gọi chung một tập thể nào đó như đội ngũ thanh niên, đội ngũ cán bộ, đội ngũ y tá, đội ngũ ký giả... và luôn cả đội ngũ trí thức.  Điều tôi cho là bất ổn ở đây là trí thức mà được xếp thành đội ngũ thì làm sao làm trí thức được.  Cũng vậy, người ta thường dùng hai tiếng “chức năng” cho mọi trường hợp mà không dùng hai  tiếng hữu trách: cơ quan chức năng, giới chức năng, thay vì cơ quan hữu trách, giới hữu trách..., từ đó các cán bộ của chế độ khi được trao nhiệm vụ chỉ lo cho chức năng, quyền hạn và nhất là quyền lợi của cá nhân và gia đình mình... mà không còn trách nhiệm nữa nên tha hồ lạm dụng địa vị, quyền thế của mình, vì có làm lỗi thì chỉ bị “điều” sang chỗ khác, có khi còn tốt hơn chỗ cũ nữa.  Còn biết bao nhiêu những từ ngữ khác như thành viên, tham quan, đăng ký, sâu sắc, tuyến đường, thập kỷ...Cái gì cũng thành viên dù còn có bao nhiêu từ ngữ khác như hội viên, đoàn viên, ủy viên, nhân viên.., rồi lúc nào cũng đăng ký thay vì nôm na ghi tên, ghi danh, để dành đăng ký cho những gì liên quan tới các sổ sách, sổ bộ của cơ quan công quyền nhằm lưu trữ lâu dài như đăng bộ...; đã đường lại còn tuyến, đường bộ, đường sắt, đường thủy là đủ rồi cần gì phải tuyến với tuyến đường bộ, tuyến đường sắt, chưa kể tuyến và đường hoàn toàn khác nghĩa nhau.  Chưa hết, đã tuyến, đã đường lại còn trục: tuyến đường trục bắc nam, chưa kể tới sâu xa và sâu sắc, chất lượng và phẩm chất...

          Trở lại chuyện mùa xuân và tháng giêng.  Cũng trong bài học thuộc lòng kể trên, câu thứ hai của bài này là:
                   Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...

          Hội hè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần và cuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do không bị ràng buộc của người Việt truyền thống sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âu mà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng giáo hay các bô lão ở các xã thôn đều phải tôn trọng.  Người ta đã mở hội  để không chỉ riêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay từ các thành phố về tham dự.
                   Mùa xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh
                   Đón tôi về xem hội ở làng bên...
                                  Đoàn Văn Cừ (Đám Hội)
 
          Những hội hè này trong suốt thời Pháp thuộc vẫn đều đặn được mở ra với tất cả những tiết mục mà một số vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người trẻ của thế hệ hiện tại. Trừ một số hội chùa hay một số hội đền, đa số các hội được người ta “trẩy” để vui chơi, để gặp gỡ và nếu có phải lễ thì lễ ít hơn là hội. Chữ “lễ” do đó hầu như không được dùng mà chỉ có chữ hội hay hội hè hay hội hè đình đám cho cả trăm hội ở khắp trong nước ở miền núi cũng như khắp miền xuôi, từ hội đền như Hội Đền Hùng, Hội Đền Kiếp Bạc, ... hội chùa như Hội Chùa Hương, Hội Chùa Keo, ... hội phủ như Hội Phủ Giầy... đến các hội làng. Tất cả đều là “hội”.  Không hề có hội lễ hay “lễ hội”.  Lý do rất đơn giản.  Đó là vì hội là mục đích chính và lễ là phụ. Người ta “trẩy hội” là để vui chơi, để xem hội. Còn lễ chỉ là cái cớ.  Có thì càng tốt mà không lễ thì cũng chẳng sao, không bắt buộc.  Người Việt bản chất rất bao dung về tôn giáo, tín ngưỡng.  Không phải chỉ qua ngôn ngữ bình thường mà qua cả thi ca, sau này là tiểu thuyết ....người ta cũng thấy phản ảnh rõ rệt điều này.  Nhưng đó là chuyện của quá khứ.  Sau một thời gian bị lãng quên vì chiến tranh và vì cách mạng, các hội hè cổ truyền của người Việt, do nhu cầu bảo tồn truyền thống của dân tộc, nhu cầu phát triển du lịch hay nhu cầu thuần túy chính trị..., đã được mở lại.  Đây là một cố gắng đáng khích lệ.  Nhưng từ hội hè theo đúng tinh thần truyền thống Việt Nam của những biến cố đặc trưng cho  một nếp sống đã tồn tại từ  nhiều ngàn năm, đổi sang lễ hội, người ta đã vô tình làm mất đi ý nghĩa hồn nhiên, căn bản ban đầu của một hình thức biểu hiện cuộc sống tập thể ở nông thôn thời xưa của người Việt.

          Ngôn ngữ là phương tiện để truyền đạt nhưng không phải chỉ là thuần túy truyền đạt mà còn là một biểu hiện của tinh thần, của nếp sống và rộng ra là của văn hóa của người sử dụng và của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.  Coi là phương tiện, người ta có thể sử dụng nó một cách tùy hỷ nhưng điều này chỉ nên áp dụng cho những gì liên hệ tới cuộc sống tạm bợ hàng ngày.  Đối với những phạm vi khác liên hệ tới quá khứ và tương lai lâu dài hơn và ở một trình độ cao hơn, trong sinh hoạt trí thức, tâm linh..., người sử dụng phải vô cùng thận trọng hầu tránh làm mất đi những tính cách chính xác, trong sáng, êm tai và phong phú, của ngôn ngữ mà mình yêu mến và có may mắn được dùng vậy. Việc làm nói ra thì dễ nhưng thực hiện và thường xuyên thực hiện, bắt đầu tự nhắc nhở là nhắc nhở người khác không dễ chút nào trong khi chờ đợi một cơ quan có thẩm quyền vừa về chuyên môn, vừa có tính cách đại diên cho toàn thể dân tộc, một Hàn Lâm Viện Quốc Gia chẳng hạn.  Điều này ở Miền Nam thời trước năm 1975 người ta đã từng bắt đầu thực hiện với sự tồn tại của một ủy ban soạn thảo quy chế  cho viện này trong Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa do Linh Mục Cao Văn Luận, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế làm chủ tịch.  Buổi họp đầu tiên của ủy ban này rơi đúng vào một ngày sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và Linh Mục Luận, thay vì tuyên bố khai mạc buổi họp, đã buồn rầu thông báo tin không vui này cho mọi người hiện diện, trong đó có người viết bài này.  Tưởng cũng nên viết thêm là ngoài dự án thành lập Hàn Lâm Viện, ở Miền Nam còn có Ủy Ban Điển Chế Văn Tự thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà người viết cũng có chân trong ủy ban này.  Cách làm việc của ủy ban này gồm có hai phần.  Một phần do các nhà chuyên môn của các ngành học đảm trách, phần kia thuộc các vị túc nho lão thành tinh thông chữ Hán, chữ Việt và ngôn ngữ học như các giáo sư Nghiêm Toản, Lê Ngọc Trụ...  Hai bên hợp tác với nhau.  Một bên vì hiểu rõ về chuyên môn của mình nên có trách nhiệm tìm kiếm những chữ thích hợp trong tiếng Việt.  Bên kia có nhiệm vụ duyệt lại chữ Hán, chữ Việt và trên bình diện ngôn ngữ học có chính xác và hợp lý hay không.  Cũng vậy với các tiếng mượn từ tiếng Tầu hay tiếng Nhật, không phải tiếng nào cũng mượn đại cho nhanh việc, cho đỡ tốn tâm sức, thì giờ.  Bên cạnh Ủy Ban Điển Chế Văn Tự còn có các đại học lo phần riêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu Việt hóa và hiện đại hóa chuyển ngữ ở bậc đại học thay thế cho tiếng Pháp.  Nên biết thêm là do thận trọng, ngay từ đầu qua tập Danh Từ Khoa Học của Học Giả Hoàng Xuân Hãn, người ta đã không dùng danh từ thuật ngữ để gọi các từ ngữ chuyên môn vì qua chữ thuật người ta nghĩ ngay đến xảo thuật, ma thuật, quỷ thuật, đến sự khéo léo để nhất thời đánh lừa tai, mắt mọi người, những gì thuộc phạm vi hữu hình bên ngoài mà người ta có thể thấy qua giác quan thay vì trí tuệ, tư duy, trừu tượng nằm sâu trong đầu óc, trong nội tâm con người; nói cách khác liên quan tới tôn giáo, triết học, khoa học... Một thí dụ là chữ “cảng” trong các danh từ nhập cảng và xuất cảng.  Chữ cảng không chỉ có nghĩa là cửa sông, cửa biển hay vũng biển nơi tàu bè có thể ra vào ẩn náu được mà còn có nghĩa là nơi đó phải được trang bị cho tầu bè có thể cập bến, có thể rỡ hàng, có kho chứa hàng, có cầu lên xuống cho hành khách, có cơ quan kiểm soát hàng hóa, hành khách và thu thuế... mà chữ khẩu không bao hàm những ý nghĩa cần phải có nếu ta muốn đối chiếu chữ này với chữ “port” trong tiếng Anh hay tiếng Pháp mà chữ “khẩu” không có.  Chính vì vậy mà chữ “cảng” còn được dùng để gọi những phi trường quốc tế như Phi Trường Tân Sơn Nhứt.  Tôi viết “Nhứt” với chữ “ư” chứ không với chữ “â” như ở thời Việt Nam Cộng Hòa và trước đó, mà ngay sau Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, do sự cao ngạo của những kẻ chiến thắng từ Miền Bắc vô.  Điều này người ta có thể phối kiểm được bằng cách so sánh tên chính của phi trường này trên các hình ảnh còn giữ được với tên hiện tại.  Nên nhớ tiếng “Nhứt” này có một thời được dùng để nhận diện người Bắc khi có phong trào phân biệt Nam, Bắc hồi giữa thập niên 1940, từ đó đã gây khó khăn cho những “người Bắc cũ”, những người đã vô Nam từ lâu, từ trước năm 1954.  Phi Cảng Tân Sơn Nhứt vì vậy đã được dùng thêm thay vì chỉ dùng Phi Trường Tân Sơn Nhứt.  Những người đã làm công việc đổi tên này vì phải chăng vì quá say mê chiến thắng đã không quan tâm đến hậu quả tâm lý của người Miền Nam, đã quên lời người xưa dạy là “Chửi cha không bằng pha tiếng”.  Vấn đề tuy nhiên còn cần phải được bàn thảo nhiều hơn nữa.  Chính vì vậy, như đã nói ở trên, trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, người ta không chỉ mới nghĩ tới mà đã bắt đầu thực hiện việc thành lập Hàn Lâm Viện qua một ủy ban thuộc Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục với Linh Mục Cao Văn Luận làm chủ tịch mà người viết có dịp tham gia.  Cái dễ thương của Miền Nam nằm ở đó.  Người ta vẫn chiến đấu và người ta vẫn xây dựng; người nào việc đó nghiêm chỉnh làm việc trong phạm vi riêng của mình.  Người lính làm việc của người lính, thày cô giáo làm việc của thày cô giáo; nhà văn, nhà thơ, người làm nhạc vẫn tha hồ sáng tạo. Miền  Nam nhờ đó vẫn đứng vững và vẫn phát triển về mọi phương diện, dù chỉ có hai mươi năm với những thành tích hiện tại ít ai có thể phủ nhận được.  Giáo dục và âm nhạc là hai thí dụ.  Điển hình là cho đến nay nói tới nhạc xuân, người ta vẫn không thấy một bài nào có thể sánh được chứ chưa nói  thay thế cho bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương và biết bao nhiêu ca khúc khác mà người ta gọi chung là Nhạc Vàng của một thời không còn nữa.  Cuộc sống vừa tôn trọng vai trò và những nguyên tắc cơ bản của lý trí vừa phong phú về tình cảm của Miền Nam, được thể hiện trong mọi phạm vi sinh hoạt của con người, khiến cho vùng đất của tự do sau này, dù không còn nữa nhưng vẫn luôn luôn giữ được những giá trị riêng của nó, giống như những giá trị của văn minh Hy Lạp, La Mã của thế giới Tây Phương trước sự xâm nhập của các Rợ Phương Bắc.  Làn Gió Nam hiền hòa, mát mẻ vẫn phần nào đem lại những giờ phút thoải mái cho mọi người, thay thế cho những đợt gió bấc với những ngày mưa dầm ẩm ướt và lạnh lẽo, buốt tận xương mà cổ nhân ta, nếu người viết không nhớ lầm, Vua Lê Thánh Tông, đã một thời diễn tả:

                   May được nồm nam cơn gió thổi,
                   Đàn ta, ta gẩy khúc nam nghe.
 
hay sau này, dưới thời Trịnh Nguyễn, Tây Sơn:
 
                   Lậy trời cho cả gió nồm,
                   Cho thuyền Chúa Nguyễn căng buồm thẳng ra.
 
                            Phạm Cao Dương
                        (Quận Cam, những ngày gió lạnh cuối năm 2018)


Nguồn: https://vietbao.com/a289125/mua-xuan-lai-toi-noi-chuyen-thang-gieng
15 Tháng Mười 20221:15 SA(Xem: 4519)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
15 Tháng Mười 202212:21 SA(Xem: 6481)
Ta mê công chúa tiền triều Thuở trăng chưa khuyết, thuở chiều chưa phai Phụ hoàng còn ngự trên ngai Bá quan kim mão, gấm hài muôn tâu.
14 Tháng Mười 202212:35 SA(Xem: 7071)
Những điều em nói đó Hai đường thẳng song song Chẳng phải ta chung phòng Hai đường chỉ còn một.
13 Tháng Mười 202211:27 CH(Xem: 4512)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 20221:52 SA(Xem: 5119)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 20221:43 SA(Xem: 4448)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
09 Tháng Mười 20224:53 CH(Xem: 7291)
Cuộn tròn nỗi nhớ trong chăn Gởi em thơ viết mấy hàng trong mưa Ví dầu mưa tạnh hay chưa Cội tình cũng đã xác xơ nhánh buồn.
08 Tháng Mười 20222:32 SA(Xem: 6820)
Ta ngồi ôm lấy chợ quê Bao năm gìn giữ vẹn thề trong tim Giữa đời bảy nổi ba chìm Phố reo tiếng hát gợi mềm giấc mơ.
08 Tháng Mười 20222:21 SA(Xem: 6190)
Bạn đã thấy Thu về rồi đấy nhỉ Trên sườn đồi, bên khe núi, vườn sau Lá trên cây nay đã đổi sang màu Đỏ tím thẩm hay úa vàng ảm đạm Khắp mọi nẻo sương lam giăng màu xám
03 Tháng Mười 202211:06 CH(Xem: 5339)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.
02 Tháng Mười 202211:18 CH(Xem: 5266)
Lịch sử nhân loại đã ghi lại những cuộc vượt thoát bi hùng của những dân tộc để trốn bỏ sự cai trị tàn bạo của một chế độ.
01 Tháng Mười 202211:39 CH(Xem: 20126)
Ngày ba tôi giã biệt trần gian, phố Biên mưa gió trắng trời. Mưa u hoài, như điệu nhạc buồn ru ba giấc ngủ thiên thu. Vậy là sau hơn chín mươi năm dung thân cõi tạm, ba tôi giờ đã an lành cưỡi hạc qui tiên…
01 Tháng Mười 202212:30 SA(Xem: 4580)
Nó đâu biết rằng trong tiềm thức di truyền của các con trâu còn lại trong đàn kia cũng được nhắc nhở như thế, và chính vì vậy nên bọn đó mới e sợ nó mà tránh xa... .
01 Tháng Mười 202212:06 SA(Xem: 6536)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Nhạc Ngô Thụy Miên Lê Dung trình bày
25 Tháng Chín 202210:18 CH(Xem: 6298)
Năm năm ta với người chia cách Rằm trung thu đốt nén hương trầm Hương linh người chứng giám lòng thành Mâm cơm cúng vái người siêu thoát.
25 Tháng Chín 20221:25 SA(Xem: 6339)
Nhớ đêm gió mát trăng vàng Lang thang bãi biển rộn ràng khách du Mối tình Huyền thoại Thiên thu Hằng Nga cung Quảng viễn du lên Trời
24 Tháng Chín 20221:10 SA(Xem: 5382)
Nếu trước 1954 thành phố Hà Nội được mệnh danh là nơi “ngàn năm văn vật” thì trong khoảng thời gian 1954-1975 Sài Gòn xứng đáng với danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
23 Tháng Chín 20222:06 SA(Xem: 5379)
Tháng 8 năm nay, khi chúng tôi đến Munich thì thành phố đang tưng bừng tổ chức giải tranh tài Âu châu để kỷ niệm 50 năm Thế Vận Hội Munich 1972.
22 Tháng Chín 202211:34 CH(Xem: 5577)
Đây là con sông Nhỏ của tuổi thơ sao?... Đâu là con thuyền của ba tôi?... Tôi chỉ thấy một cồn cát trơ trọi nằm giữa một lòng sông gần như khô cạn.
22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 5948)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
22 Tháng Chín 202210:48 CH(Xem: 2981)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
22 Tháng Chín 202210:30 CH(Xem: 5183)
Một lần nữa với nét mặt suy tư, ông nhắc với đám thanh niên rằng nhớ canh gác cẩn thận, ông sẽ suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ có ý kiến.
20 Tháng Chín 202210:41 CH(Xem: 5974)
Bao giờ thôi hết hoang mang, Sống trong tỉnh thức - đang là nơi đây ! Khi nào mới hết lây quây, Cho ta ngắm lại khuôn đầy vóc xưa!
20 Tháng Chín 202210:27 CH(Xem: 6571)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Quý Hương trình bày
12 Tháng Chín 202212:40 SA(Xem: 4736)
Thì đó. Còn có ai, và có gì thích hợp hơn, là Phong trào giáo dục Hướng Đạo, để làm công việc cần thiết này. Tạo cho xã hội những công dân, với những đức tính trên.
12 Tháng Chín 202212:20 SA(Xem: 5371)
Như vậy, trong đầu tháng 9 năm nay hai ngôi sáng chói trong một thời gian dài, một tượng trưng cho một giòng họ quý tộc nước Anh và một trong phạm vi nhỏ hẹp hơn ở nước Việt Nam: điện ảnh...
11 Tháng Chín 202212:52 CH(Xem: 5818)
Buổi sáng… mưa buồn lặng lẽ rơi Nghe tin Ngọc mất dạ sầu tơi! Ninh Kiều một tối… tay nâng nhẹ Du lịch năm cô*… mắt rạng ngời Điệu nhạc Rumba còn khắc khoải Bài ca Tân cổ vẫn chơi vơi
11 Tháng Chín 202212:42 SA(Xem: 5224)
Tấm gương trong sáng, hiền đức uy nghi, và tấm lòng từ bi thương yêu chúng sanh của Sư Ông mãi mãi hằng hữu trong lòng mọi người.
11 Tháng Chín 202212:22 SA(Xem: 5159)
Năm năm lỗi hẹn đá vàng Trăng rằm vẫn sáng khăn tang cất rồi Tro người rải giữa biển khơi Sóng dâng từng đợt, lệ rơi từng dòng
11 Tháng Chín 202212:01 SA(Xem: 6798)
Vui chung cùng với bạn bè. Thầy xưa Trò cũ đâu dè gặp nhau Tuổi vàng dần sẽ qua mau! Hãy vui hiện tại mai đau xa vời?
10 Tháng Chín 20227:35 CH(Xem: 7078)
Từ em bỏ đất về trời Bỏ thân tứ đại, bỏ người trần gian Cuộc trăm năm, bỗng lỡ làng Nghìn thu tắt lịm tiếng đàn tri âm Em về cõi ảo cao thâm Dãi dầu sương tuyết, gió trăng chập chùng
10 Tháng Chín 202212:58 CH(Xem: 6108)
Sân ngập lá vàng trăng nhớ thu Dáng mờ xa khuất đỉnh sương mù Vân du mộng huyễn tình cay đắng Điện vỡ đêm tàn Nguyệt nhạt lu
10 Tháng Chín 20222:33 SA(Xem: 5941)
Ngày 11/9 tang thương Ba ngàn sinh mạng đổi nhường gian manh Khơi mào cho cuộc chiến tranh Đôi tòa tháp bỗng tan tành bể dâu.
10 Tháng Chín 202212:52 SA(Xem: 6476)
Tôi yêu cuộc đời Bằng tiếng hát reo vui. Còn ông! Hỡi nhà thơ nhiều tuổi Hãy hát như tôi bằng trái tim nóng hổi Đan ý thơ bằng những nụ cười tươi.
01 Tháng Chín 202212:50 SA(Xem: 16906)
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều
31 Tháng Tám 202211:04 SA(Xem: 7997)
Tôi phải thú thật một điều là chưa có tiệc sinh nhật nào tôi đi dự mà vui vẻ và thật tình như vậy. Người giới thiệu chương trình, ca sĩ lên hát và quan khách đều đến tham dự với sự mến thương và yêu quý Hạnh
31 Tháng Tám 20223:17 SA(Xem: 5189)
Xin cám ơn sự cống hiến và sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm “Mùa Địa Ngục” với các bạn đọc gần xa.
31 Tháng Tám 202212:38 SA(Xem: 6238)
Áo bay... Em có nhớ hôm nào ? Trăng sáng bên thềm gợi ước ao... Hương cốm vào thu tràn nắng mới Đầu xuân xác pháo nhuộm hoa đào.
30 Tháng Tám 202212:52 SA(Xem: 6582)
Không làm sao con kể Hết những điều mẹ làm Cả một đời gian nan Mẹ vì con tất cả. Chiều nay con nhớ mẹ Nhớ mùi mẹ ngày xưa Nhớ không bến không bờ Giá con còn có mẹ.
29 Tháng Tám 20221:48 SA(Xem: 6856)
Trước đó, ngày thứ bảy 13/8/2022, cũng đã có buổi họp mặt liên khóa CHS NQ BH, trong khuôn viên Nhã Viên quán,
27 Tháng Tám 20222:21 SA(Xem: 6993)
Hạ đi nắng đỏ bơ vơ Thu về lá chết ngẩn ngơ đứng chào Nửa Vòng Trái Đất Gặp Nhau Đâu gì ngăn cách cản rào dậu thưa.
27 Tháng Tám 20222:15 SA(Xem: 8008)
Gặp nhau đây - giữa đời thường Cũng xao xuyến cũng vấn vương nặng lòng Những chiều nắng xế vòm song Bút son ý thắm ngập giòng suối thơ
27 Tháng Tám 20222:00 SA(Xem: 7811)
Gặp em ở ngã ba đường Một phương về đất, một phương về trời Một phương ở lại làm người Để yêu thương - để khóc cười với nhau
27 Tháng Tám 202212:34 SA(Xem: 6915)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ THÁNG MẤY - Nhạc Từ Công Phụng - Quý Hương trình bày
22 Tháng Tám 20229:31 CH(Xem: 2530)
Trên đây là tựa bài đăng trên trang 6 tờ nhật báo Công Luận, số ra ngày 23 tháng 4 năm 1936 được phát hành tại Sài Gòn, của tác giả TÂM THẬP LỤC Biênhòa
20 Tháng Tám 202212:26 SA(Xem: 5461)
Nhà tôi có một quán nước ở mặt đường, và căn nhà trong hẻm, nằm giữa Xóm Chùa và Xóm Đạo, gần chợ Đồng Tâm. Thực ra, trước khi tiểu Vinh có mặt, thì ngôi Chùa không phải lúc nào cũng êm ả như dòng sông
19 Tháng Tám 202211:54 CH(Xem: 5575)
Mong sao truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo sẽ mãi mãi trường tồn mọi lúc mọi nơi, để trở thành một trong những thước đo cho sự văn minh và phát triển của xã hội.
19 Tháng Tám 202211:26 CH(Xem: 4862)
Tình thầy trò sau hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua vẫn đầm ấm dù đôi bên ngày nay đều tóc bạc như nhau.
19 Tháng Tám 20223:00 SA(Xem: 5365)
Chốc nữa ra mắt cố nhân sau 50 năm bặt tin xa vắng anh có nhận ra cô gái xinh xinh tuổi hai mươi ngày xưa anh từng tương tư và thề nguyền sẽ cưới làm vợ không nhỉ?
18 Tháng Tám 202210:27 CH(Xem: 7136)
Mãi là nỗi nhớ dễ chi nguôi Dâng nén tâm hương lạy Phật Trời Linh hiển Thế Tôn Ngài tế độ An lành Cực Lạc, kiếp luân hồi.
18 Tháng Tám 202210:23 CH(Xem: 6468)
Mẹ ơi! Con biết mình bất hiếu Trăm ngàn cái lạy cũng bằng không Cúi đầu tạ tội con quỳ xuống Trăm nhớ nghìn thương chảy một dòng
18 Tháng Tám 20229:39 CH(Xem: 7860)
Nhà cũ đã vào tay chủ lạ Vườn xưa còn đọng bóng trăng lơi Bốn mươi năm lẻ, đời dâu bể Chạnh nghĩ tình quê luống ngậm ngùi.
17 Tháng Tám 202211:46 CH(Xem: 8246)
Chuyến du ngoạn Las Vegas lần này cũng là dịp để các thi nhân trường Ngô Quyền thỏa chí đam mê, sáng tác
17 Tháng Tám 202211:12 CH(Xem: 7360)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NỖI ĐAU MUỘN MÀNG - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
17 Tháng Tám 202210:50 CH(Xem: 2899)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
12 Tháng Tám 202211:31 CH(Xem: 6190)
Ngày tôi hát những câu ru con chết người đó má tôi đã cắt tóc, cạo đầu như dứt bỏ những thường tình mà một người phụ nữ phải có, để vượt lên thành một người phụ nữ tuyệt vời cao thượng nhất.
12 Tháng Tám 20229:45 CH(Xem: 6364)
Cành hoa trắng con cài lên ngực áo “Nhớ Mẹ Hiền”… vào Đại “Lễ Vu Lan” Mười Hai năm, Mẹ giã biệt trần gian Mà con tưởng Mẹ vẫn còn đâu đó…
12 Tháng Tám 20221:29 CH(Xem: 7193)
Biển xanh mây trắng tuyệt vời! Tro Anh theo nước tới Trời thênh thang! Tiễn biệt Anh lệ chứa chan! Cám ơn Thầy Bạn sẻ san tình sầu.
12 Tháng Tám 202212:59 SA(Xem: 6979)
Vĩnh biệt em mái tóc dài lưu luyến Đã theo anh xuyên suốt một quãng đời Vẫn giữ trong tim mái tóc buông lơi Của riêng anh thôi, chẳng ai thay thế.
10 Tháng Tám 20223:39 CH(Xem: 5612)
Qua thời gian nước Ý đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm, tôi đã đến nước Ý hai lần nhưng nếu có cơ hội tôi muốn quay lại thăm nước Ý một lần nữa.
10 Tháng Tám 20221:32 SA(Xem: 11164)
Cùng với Hoàng Mai, em kính lời tri ân đến cô Nguyễn Khoa Diệu Dung và cô Hoàng Minh Nguyệt.
09 Tháng Tám 202210:56 CH(Xem: 4706)
8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không còn bỡ ngỡ với thành phố này
08 Tháng Tám 202210:26 CH(Xem: 4782)
Viết như một nén hương gửi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân ngày 28 tháng 7 thay cho một người đồng môn nay đà quá vãng
08 Tháng Tám 20221:17 SA(Xem: 2907)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BẢY NGÀY ĐỢI MONG - Nhạc Trần Thiện Thanh - Quý Hương trình bày
07 Tháng Tám 202212:26 CH(Xem: 7562)
em về ảo mộng chơi vơi nguyệt tà lẩn khuất bên trời sương tan em về dỗ giấc mơ tàn lung linh bóng khói bàng hoàng cung mê
31 Tháng Bảy 20223:11 CH(Xem: 6853)
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
31 Tháng Bảy 202212:37 SA(Xem: 10432)
Tôi thật sự quá xúc động với chuyến phiêu lưu đến North Carolina - Miền Đông nước Mỹ cùng Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai…
30 Tháng Bảy 20229:25 CH(Xem: 5303)
Tạm biệt cô thầy, tạm biệt bạn bè Hai ngày vui quá ở trên xe Kính chúc mọi người đầy sức khỏe Hẹn gặp sang năm cũng dịp hè
30 Tháng Bảy 20224:07 CH(Xem: 7433)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: MÙA THU CHO EM - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
30 Tháng Bảy 20224:02 CH(Xem: 7815)
Đã biết chắc con đường còn rất ngắn Đừng bất an đừng buồn khổ phân vân Hãy đi tới bằng bước chân tự tại Bởi đời người sinh tử chỉ một lần.
30 Tháng Bảy 202212:26 CH(Xem: 7209)
Rồi một ngày ta ung dung nằm xuống Bên bìa rừng hiu quạnh bóng trăng soi Hiểu cho ta có đôi vầng nhựt nguyệt Bao yêu thương còn gởi lại trên đời
30 Tháng Bảy 202212:21 CH(Xem: 6665)
(Thương tiếc người bạn Phạm Trọng Lệ cùng trường Chu Văn An, cùng nghề dạy học trước đây và cùng họ Phạm)
29 Tháng Bảy 202212:59 SA(Xem: 8062)
Anh là một hòn đá cương nghị, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
27 Tháng Bảy 20221:09 SA(Xem: 6769)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dường có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy trong nỗi nhớ tròn vo.
26 Tháng Bảy 20221:17 SA(Xem: 6110)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
23 Tháng Bảy 20223:36 SA(Xem: 11410)
Một lần nữa, Sáo chân thành cảm tạ quý thầy cô, các anh chị, các bạn và các em… về tất cả những yêu thương trường cũ trò xưa. Xin tạm biệt…
23 Tháng Bảy 20221:01 SA(Xem: 5639)
Xin cám ơn các CHS Ngô Quyền, cám ơn mọi người đã cho tôi cơ hội nhìn thấy "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" hôm nay qua Tiền Hội Ngộ và Đại Hội Ngô Quyền
22 Tháng Bảy 20221:50 CH(Xem: 6353)
Trời vô tình xui khiến Nàng gặp người nhẫn tâm Nàng chết trong âm thầm Đời nàng sao phận bạc. Tối nay lần tràng hạt Nguyện ơn trên từ bi Rước hương linh nàng đi Được về nơi cõi tịnh.
21 Tháng Bảy 202212:31 CH(Xem: 3278)
Một ngày đã qua, một ngày hạnh phúc. Ta cám ơn đời hôm nay có được Ngôi trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân Dẫu đường đời còn lại rất gần Ta chấp nhận và mỉm cười an lạc.
19 Tháng Bảy 202211:25 CH(Xem: 5778)
Cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Tâm Lê, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp những hình ảnh để thực hiện được trang hình ảnh này.
19 Tháng Bảy 20229:57 CH(Xem: 5331)
Ban Tổ Chức chân thành cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp ...
18 Tháng Bảy 20221:42 SA(Xem: 5315)
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình. Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!
17 Tháng Bảy 20222:19 CH(Xem: 4004)
Nam Cali nắng ấm rạng rời Mừng thầy, đón bạn tiếng cười đoàn viên Biên Hòa trường cũ Ngô Quyền Đồng Nai tiếng gọi nối liền bờ vui.
17 Tháng Bảy 202212:02 SA(Xem: 5547)
TIỆC TIỀN HỘI NGỘ (Ngày 02/07/2022) Hình ảnh & Thực hiện Youtube: Nguyễn Thị Thêm
16 Tháng Bảy 20226:58 CH(Xem: 7833)
Xin tất cả nợ trần gian xóa sạch Buổi trở về thanh thản chẳng tơ vương Cõi Vô Ưu trên đỉnh trời chất ngất Dẫu thiên thu hay một thoáng vô thường.
15 Tháng Bảy 20226:57 CH(Xem: 5421)
Trưa nào em đến thăm Như loài hoa trinh trắng Bài tình ca anh tặng “ Hoa soan bên thềm cũ “ Mình thương nhau từ đó Mình thương nhau muôn đời.
13 Tháng Bảy 20224:44 CH(Xem: 4357)
Hãy mỉm cười hạnh phúc Dù bệnh đau nhọc nhằn Có anh luôn bên cạnh Gánh vác mọi khó khăn. Trân trọng cuộc tình này Yêu quá tình đắm say Đôi chân dìu chân bước Mắt tôi chợt cay cay.
13 Tháng Bảy 20222:52 SA(Xem: 7157)
Mắc mớ gì sao "LẠI CHÁN ĐỜI " Tội gì phải thế, cứ vui tươi Tình đời sau trước, không như ý Cuộc thế xưa nay cứ đổi dời
13 Tháng Bảy 20221:16 SA(Xem: 5169)
Trang thơ cháy thành tro tàn mà thương nhớ con không thể phai tàn . Ba sẽ thì thầm gọi tên con: Dương Thị An Xuyên Mãi mãi ba sẽ gọi tên con. Và không bao giờ ba muốn nói hai tiếng vĩnh biệt đâu con.
12 Tháng Bảy 202211:59 CH(Xem: 3274)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
11 Tháng Bảy 202212:05 SA(Xem: 5726)
Bài viết này tôi viết lại những gì tôi đã sống, đã trải nghiệm. Nó là một phần đời tôi cùng với nhiều người miền Nam khác cùng thế hệ- trong đó có nhạc sĩ họ Trịnh
10 Tháng Bảy 202210:47 CH(Xem: 2676)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÁC PHẨM "QUÊ CŨ TÌNH XƯA" - NHÀ THƠ THÁI HƯNG Nhạc nền: SUỐI MƠ - Văn Cao Tiếng hát: Ngọc Hạ
09 Tháng Bảy 20224:49 CH(Xem: 6576)
Thế giới tiếc thương người chính trực Toàn cầu ca tụng đấng tu mi Nara thành phố rền lởi nguyện Đất nước Anh Đào Dũng-Trí-Bi
09 Tháng Bảy 20224:37 CH(Xem: 7008)
Rằng: Về gom chữ ca dao Đốt rừng Nho, Lão tìm vào hư không Tự nhiên rất mực tâm đồng Như câu lục bát, vợ chồng đủ đôi. Ta đi về phía chân trời Hỏi vầng dương có ai ngồi ngâm thơ?
30 Tháng Sáu 20222:09 CH(Xem: 5240)
Ai kể chuyện mình? Ai xót thương? Nỗi đau. Của ai người đó biết, và người đó đau. Người khác khó lòng cảm cái đau không phải của mình. Làm sao so sánh.
28 Tháng Sáu 20221:13 SA(Xem: 10504)
Người bỗng về theo mùa nhuốm heo may Chút hương thầm xin là gió cứ bay Theo áng mây về cuối trời xa thẳm Đừng cho lòng rung lại những tàn phai…!
27 Tháng Sáu 202211:27 CH(Xem: 7893)
Mùng ba tháng bảy năm nay Mừng vui hội ngộ Cô Thầy trò xưa Nắng mưa dầu dãi bao mùa Không quên mái ấm ân thưa tình hồng.
26 Tháng Sáu 20224:25 CH(Xem: 5416)
Ôi tình yêu người lính chiến miền Nam sao thơ mộng, lãng mạn nhưng cũng đầy đau thương, bi hận ...
25 Tháng Sáu 20221:32 CH(Xem: 2608)
Ta mê nghe hát Ả Đào, Hội Xuân vừa mở lễ nào vui hơn? Tuổi U chín chục nhớ ơn Trời cho khỏe mạnh keo sơn chúng mình! (1)
25 Tháng Sáu 20221:09 SA(Xem: 5240)
Tôi lan man nghĩ đến mình. Cả đời không nghiện gì nhưng về già hình như tôi nghiện Iphone. Phải công bằng một chút là tôi nghiện internet.