Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Từ bắt chước, cầm nhầm đến phỏng tác và đạo văn (p1)

26 Tháng Tư 20171:42 CH(Xem: 17142)
GS. Nguyễn Văn Lục - Từ bắt chước, cầm nhầm đến phỏng tác và đạo văn (p1)

Từ bắt chước, cầm nhầm đến phỏng tác và đạo văn (p1)

blankSau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua. Dòng văn học hội nhập từ miền Bắc vào chưa được định hình!

Một mảng tối của văn học miền Nam: Từ bắt chước đến cầm nhầm đến phỏng tác và đạo văn

Vấn đề đạo văn trong bối cảnh sinh hoạt văn học miền Nam 1954-1975
Bối cảnh chính trị, xã hội và văn học miền Nam như thể ở chỗ bắt đầu. Cái cũ xem đã lỗi thời cần thay đổi, hoặc xô bồ, lộn xộn trong khi cái mới chưa định hình. Người ta sắn tay vào cuộc và mỗi người, bối rối tự tìm cho mình một lối ra – như một thí nghiệm, như một chứng tỏ sự có mặt hoặc sự vươn lên còn nhiều điều chưa thoả đáng.

Điều cấp thiết là phải có cái gì mà nếu nó mới lạ thì đó là điều tốt nhất. Mặc dầu phần lớn những tác nhân trong cuộc di cư còn non nớt về trình độ kiến thức, học thuật, về kinh nghiệm nghề nghiệp. Có lẽ chỉ có vài người lúc khi lên tầu “há mồm” vào miền Nam đã tạo được một chỗ đứng trong văn học là Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng. Phần còn lại đều là những tay mơ như Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Việt Tuyền, Thế Phong, Tạ Tỵ, Duy Thanh, Thái Tuấn phần đông chưa rời khỏi ghế nhà trường. Nhưng chắc khát vọng của họ, tiềm năng của họ có thể là ôm mộng lớn lắm khi có cơ hội.

Trường hợp Mai Thảo là một ví dụ điển hình.

Mai Thảo di cư vào Nam, việc cầm bút còn khập khiễng, chưa có tay nghề. Cuộc sống vật chất còn bấp bênh, bữa no bữa đói cơm hàng cháo chợ. Rồi có “duyên văn chương” gặp được người Mỹ đang kiếm người để tài trợ tiền bạc để làm văn hóa. Qua U.S. Information Service (USIS) hay còn gọi là U.S. Information Agency (USIA), một cánh tay của khối chiến tranh tâm lý dùng cho trong công tác tuyên truyền xám (grey propaganda thay vì white hay black propaganda. Trích: “CIA influence on public opinion”, wikipedia.org) đã tài trợ để Mai Thảo làm tờ Sáng Tạo, và những người khác phụ trách các ấn phẩm khác như bán nguyệt san “Gia Đình” thay cho tập san Trẻ, sẽ do USIS in ở nước ngoài để phát hành tại miền Nam hay nguyệt san “Tập Nghiên cứu Chính trị” với mục đích chính là diễn đàn đấu tranh chống lại ý thức hệ cộng sản quốc tế dó Sở Nghiên cứu Chính trị phụ trách (Trần Kim Tuyến?)

(Lữ Phương, “Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam”, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1981, trang 216 đến tr. 222).

Tương tự, qua trung gian Trần Kim Tuyến, Lý Hồng Phong với tờ Văn Nghệ, tờ Hiện Đại của Nguyên Sa, tờ nhật báo Tự Do của Phạm Việt Tuyền. Tiền người Mỹ bỏ ra có hiệu quả ứng dụng tốt. Các nhà văn, nhà báo di cư đã có chỗ dụng võ và họ đã làm nên chuyện, tạo được tên tuổi và có thể nói một dòng học văn học mang sắc thái miền Bắc như một chuyển trục từ Bắc vào Nam. Nhờ đó, khích động một không khí sôi động, phấn khởi như chất súc tác cho toàn thể sinh hoạt văn học miền Nam nói chung.

Người Mỹ tài trợ mà không can thiệp trực tiếp. Kẻ nhận được tài trợ như Mai Thảo coi như làm chủ tờ báo về mọi mặt từ nội dung bài vở đến chọn lựa người cộng tác.

blank

Tranh cổ động do USIA ấn hành dùng cho quân đội VNCH (1950s). Record Group 306
Records of the U.S. Information Agency, 1900-2003
Still Pictures Identifier: 306-PPB-79c

Đến ngay tờ Thế giới Tự Do do Sở Thông tin văn hóa Hoa Kỳ (USIS) đảm trách cũng có kết quả tốt đẹp. In ấn đẹp, trang nhã, giấy tốt, rất nhiều hình ảnh đi kèm, bài vở ngắn gọn, nhẹ nhàng mang tính chất thông tin lạc quan về một cuộc sống mới với những thành tựu không chối cãi được với những căn nhà khang trang sạch sẽ, những ngôi trường mới với trẻ con đến trường tươi vui, hớn hở, những ngôi nhà thờ xinh xắn. Tôi còn nhớ những giếng nước do máy bơm tay tiện nghi, sạch sẽ mà không còn vất vả dùng gầu để múc nữa. Nhiều gia đình di cư còn cắt những hình ảnh trong tờ báo để treo lên tường. Tờ báo nói lên sự phát triển, những thành quả đạt được của người di cư, gián tiếp dạy họ lối sống mới, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nếp sống văn minh tối thiểu. Hẳn nhiều người dân di cư 1954 vẫn còn nhớ hai câu lục bát trong phim ảnh và bích chương cổ động thời đó:

“Anh Nam uống nước lọc chai,
Mỗi ngày ba cốc chẳng sai cốc nào.”

Đó là thành quả thứ hai của văn hóa vụ của người Mỹ.

Bên cạnh đó, chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm cũng xử dụng Bộ thông tin và qua bộ này, có cơ quan Văn hóa vụ mới đầu do Lê Quang Luật, rồi Phạm Xuân Thái thay thế chức tổng trưởng Thông tin. Bộ này đã ra hàng loạt các Nghị Định để cho ra các tờ báo mới như các Nhật báo Cải Cách, Gió Mới, Trẻ rồi Nhân Sinh, Lửa Việt (do sinh viên làm), Dân Chúng, Trách Nhiệm (ngoài Huế), nhật báo Tương Lai, Đại Chúng, vv.. (Trần Trọng Đăng Đàn, “Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975”, nxb Văn Hóa-Thông Tin)

Rầm rộ như thế, rồi không biết vì những lý do gì, các tờ báo ấy biến mất để được thay thế bằng các tờ khác.

Chính phủ muốn những nhà báo, nhà văn di cư — chưa có đủ tiền bạc để ra báo như các báo tư nhân của miền Nam đã có sẵn như các tờ Tiếng Chuông, Sai Gòn, Điện Tín — đảm nhận vai trò thông tin, nhất là vai trò chính trị trong chính sách chống Cộng của chính phủ.

Tuy nhiên, đường lối này không mấy đạt kết quả vì nhiều lẽ. Những vị chủ bút, chủ nhiệm không có thực tài, không phải là những người cầm bút có tiếng tăm. Người trách nhiệm viết bài vở phải viết theo đường lối chính phủ, theo lối “đơn đặt hàng”, một hình thức gián tiếp của thứ văn nghệ chỉ huy. Việc kiểm duyệt chỉ tô đâm thêm tính chất nghèo nàn, nhàm chán, một chiều và dần người đọc không đọc những tờ báo này nữa.

Trong số các tờ báo liên quan đến bài viết này, có tờ Văn Hữu mà trong Nghị Định cho xuất bản có ghi như sau:

“Tạp chí văn hữu nhằm mục đích phát huy văn hóa dân tộc, phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối của chính phủ” và quy điịnh rằng: tạp chí này phải do vụ trưởng Vụ Văn Hóa của Bộ Thông Tin làm chủ nhiệm cùng với một chủ bút do Bộ trưởng chỉ định”

(Trần Trọng Đăng Đàn, ibid., trang 82)

Ngoài ra, còn có tờ Sinh Lực do Uyên Thao giữ chức vụ Tổng thư ký.

Trong quân đội thì có tờ Chỉ Đạo do Bộ Quốc Phòng trách nhiệm. Người đứng đầu tạp chí Chỉ Đạo lúc đầu là Trung Tá Trần văn Trung làm chủ nhiệm và Trung úy Ngô Quân làm chủ bút. Tiếp theo là Trung tá Nguyễn văn Châu làm chủ nhiệm. Chủ bút lần lượt sau đó là Kỳ Văn Nguyên, Nguyễn Mạnh Côn, Đào Đình Hoan, Nguyễn Đình Bảo thay nhau làm. (Trần Trọng Đăng Đàn, ibid., trang 83)

Chính trong cái hoàn cảnh đặt để những người không có tài cán vào các chức vụ chỉ huy tờ báo như chủ nhiệm, chủ bút đã gây rắc rối thêm trong số lãnh đạo của một số tờ báo, cố tình bao cho kẻ đạo văn là Hoàng Trong Miên cũng như sự cố tình trù dập những người đứng ra tố cao chuyện đạo văn.

Tờ Văn Hữu trở thành công cụ của chính quyền với nhiều bài vở tuyên truyền về Dân Vệ Đoàn, sau này là Nghĩa quân.

Khái niệm đạo văn trong truyền thống văn hóa Việt Nam

Cho đến năm 1975, hầu như dân miền Nam cũng như trí thức miền Nam vẫn chưa có một khái niệm rõ rệt và ứng xử đúng đắn về quyền sở hữu trí tuệ dù đã có khung pháp lý bảo vệ quyền sở hữu ấy từ thời còn là thuộc địa Pháp — khi Đông Dương (Việt Nam, Cam Bốt, Lào) ký tôn trọng Luật Paris 1949. Trong khoảng từ 1957 đến 1975 Việt Nam Cộng hoà đã có luật cầu chứng, phát chứng chỉ bản quyền, cũng như bằng sáng chế cho sản phẩm trong và ngoài nước. Đến sau tháng 4 năm 1975, chính quyền cộng sản đã xoá bỏ tất cả quyền sở hữu tư nhân kể cả sở hữu trí tuệ.

(Elizabeth F. Vann, “The Limits of Authenticity in Vietnamese Consumer Markets”, American Anthropologist, Vol. 108, No. 2 (Jun., 2006), pp. 286-296 – trang 269)

Những người sống và lớn lên trong xã hội chủ nghĩa trước 2004 (khi CHXHCN Việt Nam ký công ước Berne) không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là điều có thể hiểu được, nhưng hành động đó của người miền Nam trước năm 1975, nhất là thành phần trí thức, là điều rất khó có thể khoan nhượng.

Một nhạc sĩ tài danh như Phạm Duy, sáng tác đến cả 1000 bản nhạc đủ loại, đã đã phổ nhạc bằng cách lấy những bài thơ của nhiều tác giả mà không thương lượng, không xin phép, không ghi tác giả lời ca, dù có đủ điều kiện để làm việc đó. Tên tuổi các nhà văn, nhà thơ bị Phạm Duy xử dụng tài sản trí tuệ không biết bao nhiêu mà kể; có thể nói có rất nhiều bản nhạc Phạm Duy lấy thơ văn của nhiều tác giả, rồi tự ý sửa đổi, cắt xén. Có những nạn nhân như một người tình bé nhỏ tên Alice, con gái một người tình cũ của ông. Alice đã làm khoảng 300 bài thơ tặng ông và trở thành nguồn cảm hứng bất tận với những bản tình ca để đời như: Ngày đó chúng mình, Kiếp nào có yêu nhau nhau.

Xin trích dẫn vài câu thơ làm bằng chứng:

“Ngày đó có bơ vơ lạc về trời
Tình trên mây xa khơi có áo dài khăn cưới.
Ngày đó có kêu lên gọi hồn người
Trùng dương ơi có xót xa cũng hoài mà thôi.”

Vậy mà Alice đã không có một chỗ đứng đáng lẽ phải có trong âm nhạc Phạm Duy, phải dành cho cô. Đây có lẽ là cái tệ bạc nhất của con người Phạm Duy.

Nói chi đến những Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Bính, Cung Trầm Tưởng, Hữu Loan, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu và rất nhiều người khác.

Tuy nhiên, một trong những tác giả bị Phạm Duy xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, đã kiện Phạm Duy trước tòa án để đòi trả tác quyền của những bài thơ của ông mà Phạm Duy đã phổ nhac. Tòa án đã quyết định buộc Phạm Duy phải trả 6000 đồng cho Nguyễn Tất Nhiên.

Không hiểu ông tòa đã căn cứ trên điều luật hay án lệ nào để đòi Phạm Duy trao 6000 đồng cho Nguyễn Tất Nhiên? Tuy nhiên, quan trọng hơn, đó là một án lệ về sự bảo vệ quyền tài sản tri tuệ của người sáng tác.

Tuy nhiên, có nhiều mức độ “cầm nhầm” mà rất khó để có thể công khai kết án là đạo văn. Chẳng hạn, tôi còn nhớ trường hợp nhà văn Chu Tử viết cuốn “Yêu” khá là ăn khách và trở thành một “hiện tượng trong văn học” vì tính cách bạo dạn và quá lãng mạn của nhân vật truyện. Nội dung câu chuyện với hai nhân vật là chú Đạt và cháu Diễm mà tuổi hai bên chênh lệch như bố với con. Khi đọc truyện này, một cách dứt khoát, tôi liên tưởng đến chuyện của F. Sagan với Luc và Dominique. Có một sự giống nhau như thể một “bản sao”. Nhưng giữa bản sao và bản chính là hai chân trời văn học, một bên tây, một bên ta, với hai thứ ngôn ngữ khác biệt. F. Sagan chắc hẳn là không màng tới chuyện cỏn con này.

Tôi đã đọc và viết về Francoise Sagan nên nghĩ rằng, Chu Tử chỉ bắt chước được cái bèo bọt hiện tượng bề ngoài của F. Sagan, tức là chuyện tình ái lăng nhăng. Phải có hiểu biết triết lý hiện sinh, phải thấm nhuần, phải hiểu nhiều cái phải lắm mới hiểu tại sao F. Sagan đã sống nổi loạn. Một số nhà văn nữ của miền Nam sau đó cũng bắt chước “cái mốt hiện sinh”, phóng túng quá độ trong việc mô tả các cuộc làm tình như thể đó là cuộc đời đích thực. Tôi đã chẳng ngần ngại gì trong một bài viết khác, gọi chung đó là Những đứa con hoang của J.P. Sartre.

Theo tôi, muốn hiểu Sagan, phải biết về cuộc đời của bà!

Đã có lần bà viết:

“Pour moi, le bonheur, c’est d’abord d’être bien.” (Hạnh phúc, đối với tôi trước hết là được an vui.)

(Nguyễn Văn Lục, “Francoise Sagan: Adieu Trístesse: con người, cuộc đời, tác phẩm” http://newvietart.com/index4.27.Hoàng Trọng Miênl

Phần người đọc Việt Nam, công đâu mà tra dò tìm hiểu. Nhưng tôi là người đọc cả hai tác giả thì cảm thấy không vui và coi thường Chu Tử. Và F. Sagan không có mục đích mô tả những cảnh làm tình như một thỏa mãn, hay một khêu gợi. Cuộc đời không có gì quan trọng, ngay cả cả chuyện làm tình, luân lý cũng vậy. Cuộc đời trong một ngày, một tháng, một năm có gì là lạ, thản nhiên, vô cảm.

(Nguyễn Văn Lục, “F. Sagan”, Hợp Lưu số 79)

Một trường hợp khác không “cầm nhầm”, nhưng chỉ dựa trên cốt truyện của tác giả ngoại quốc, rồi “phóng tác” ra một tác phẩm khác. Đây không phải là dịch, vì dịch thuật đòi hỏi người dịch phải có căn cơ, rành cả ngoại ngữ lẫn tiếng Việt. Chỉ cần một trìnhđộ ngoại ngữ đọc hiểu câu truyện là có thể phóng tác, chỗ nào khó quá thì bỏ, chỗ nào cần thêm “mặn nhạt” thì gia vị tùy tiện. Đó là trường hợp nhà văn Hoàng Hải Thủy với nhiều truyện phóng tác như cuốn Đỉnh Gió Hú. Nội chữ Đỉnh và chữ Đồi đã giúp Hoàng Hải Thủy tránh né được biết bào phiền toái của công việc dịch thuật.

Trong cách trình bày bìa sách, Hoàng Hải Thủy lại chứng tỏ một sự mập mờ khôn vặt đáng nể. Trong cuốn Kiều Giang, xuất bản lần đầu tiên, Hoàng Hải Thủy đề tên Hoàng Hải Thủy chình ình trên đầu sách bắt buộc người đọc hiểu ngầm, chính ông là tác giả. Cộng thêm chữ Kiều Giang như tựa đề cuốn sách. Tên Charllote Brontë , khổ chữ nhỏ nằm khiêm tốn, không để ý thì không nhận ra! Có lần, ông còn cẩn thận cho tên tác giả người Anh nằm ở trang trong. Thật chu đáo và cẩn thận!

blank

Kiều Giang – Hoàng Hải Thủy phóng tác từ tiểu thuyết Jane Eyre của Charlotte Bronte – Ngày xanh XB

Cho đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy không ổn hai chữ phóng tác. Phóng tác phải chăng nằm giữa sáng tác và dịch thuật? Nó không phải sáng tác mà cũng không phải dịch thuật. Nó có vi phạm luật bản quyền không? Có cần xin phép khi phóng tác không?

Nếu cứ như thế thì chỉ cần biết chút tiếng Anh hay tiếng Pháp, ta phóng tác các tác phẩm được giải Nobel và chẳng mấy chốc, sẽ có tất cả Nobel thế giới trong văn học Việt Nam?

Tôi không tự tin vào khả năng phán đoán của mình nên dở sách hỏi đàn anh Võ Phiến. Trong Văn Học miền Nam, Truyện 1 và truyện 2, tôi không thấy có tên Hoàng Hải Thủy! Chẳng biết ý của Võ Phiến như thế nào vì nay cụ đã không còn nữa để hỏi!


(Còn tiếp)


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

30 Tháng Tư 20242:09 SA(Xem: 266)
Những ngày trống vắng ở trại tỵ nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là ...
30 Tháng Tư 20241:56 SA(Xem: 202)
Đó là món nợ vật chất, còn cái nợ tình thân, Đức dìu tôi vào bờ biển Thái năm nào, và những kỷ niệm chia ngọt sẻ bùi của nhóm tàu 41 người, làm sao trả cho hết!
30 Tháng Tư 202412:31 SA(Xem: 180)
Tôi sẽ về thăm lại Việt Nam Từ Cà Mau đến ải Nam Quan Kẻo lỡ ngày mai khi tôi chết Ngậm ngùi không một tiếng thở than Tôi về mang theo vạn nỗi sầu Tô bồi thêm cho những thương đau
29 Tháng Tư 202411:49 CH(Xem: 481)
Anh ngồi lặng lẽ sao thưa Bốn rào kẽm thép nắng mưa ngại sờn Con thơ nằm bú tay trơn Tháng Tư, Ngày Cuối sương vờn tóc pha...
29 Tháng Tư 20242:19 SA(Xem: 164)
Tháng Tư buồn lệ như mưa! Gần nửa thế kỷ vẫn chưa phai mờ? Tình yêu đất Tổ vô bờ ! Hùng Vương lập quốc tôn thờ muôn năm. Quê cha dù ở xa xăm? Họ hàng bạn hữu cả trăm con người.
29 Tháng Tư 202412:43 SA(Xem: 179)
Theo ông Hoàng Tùng xác nhận, vụ án Bà Nguyễn Thị Năm đã được bộ chính trị họp và quyết định. Riêng ông Nguyễn Minh Cần, Phó chủ tịch Hà Nội than:
28 Tháng Tư 20242:13 SA(Xem: 336)
Được tham dự buổi họp mặt cuối tuần thật vui và ý nghĩa, tôi xin cảm ơn các anh chị em trong ban tổ chức (Anh Liệu, Kim Hường, Quỳnh Thư, Chị Tâm, chị Hảo …)
27 Tháng Tư 20242:38 SA(Xem: 177)
Bốn chín năm qua thấm thía buồn Tháng Tư khắc khoải lệ sầu tuôn Thương ai gãy súng đành cam khổ Nhớ kẻ mang gông chẳng chịu luồn
27 Tháng Tư 20242:31 SA(Xem: 327)
“Quả báo nhãn tiền” vì sự tráo trở vô nhân đạo bán đứng đồng minh VNCH cho vc gần 50 năm trước mà nay nước Mỹ và dân tộc Hoa Kỳ phải trả. trong đó có gia đình Tôi là “Taxpayers”.
27 Tháng Tư 20241:25 SA(Xem: 226)
Từ ngày tớ cất bước ra đi Thấy bu mày cứ khóc ni bì Tớ không quay nại nhìn bu lữa Sợ nũ bạn bạn cười nắm thị phi Nội rừng vào chiến trường miền Lam
24 Tháng Tư 20242:01 SA(Xem: 1939)
Cho đến trung tuần tháng tư năm hai không hai bốn, Sáo đại diện gia đình cựu hđs.BH lần cuối “siết bàn tay trái” cựu hđs.BH thầy giáo Lâm Xuân Dương,
23 Tháng Tư 202412:26 SA(Xem: 446)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 202411:01 CH(Xem: 403)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
22 Tháng Tư 20242:22 SA(Xem: 326)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 20242:21 SA(Xem: 853)
Làm sao để trở về ngày xưa ấy Ngồi trên cỏ xanh đón giọt nắng vàng Hạnh phúc thay thời tuổi hồng thơ dại Có thiên đường quanh gót nhỏ thênh thang.
22 Tháng Tư 20241:46 SA(Xem: 403)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 20241:37 SA(Xem: 681)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 20241:31 SA(Xem: 1186)
Ngày xưa “cởi áo từ quan” Ngày nay “cởi áo từ trần” bạn ơi! Bây giờ còn sống hết chơi Tùy theo sức khỏe ráng bơi qua ngày Hết rồi liệng chén lăn quay “Đầy ly cạn, cạn ly đầy” giữa mày với tao!
22 Tháng Tư 20241:20 SA(Xem: 402)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 938)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NIỆM KHÚC THÁNG TƯ Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
22 Tháng Tư 202412:55 SA(Xem: 1252)
Một ngày giáo gãy cờ buông Tuổi tên gửi lại con đường nắng mưa Bốn vòng kẽm thép rào thưa Ta ngồi đối mặt sao vừa đổi ngôi...
12 Tháng Tư 20241:08 SA(Xem: 738)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 20244:44 SA(Xem: 549)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
11 Tháng Tư 20242:48 SA(Xem: 510)
Trong bài này tác giả xin nói về sự đóng góp của hai người phụ nữ Việt Nam từng là hai bé gái khi đặt chân đến Canada, bây giờ là hai nhà văn đem lại một luồng gió mới...
10 Tháng Tư 20244:28 SA(Xem: 1140)
Tưởng như mộng mị đêm qua Thời giờ quá lẹ Tôi già thật nhanh 76 năm kể từ sinh Còn bao lâu nữa? Đời mình cáo-chung! Lắm khi nghĩ ngợi mông lung Phù du thân mạng mịt mùng tâm tư
10 Tháng Tư 20243:03 SA(Xem: 644)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 20241:41 SA(Xem: 859)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
10 Tháng Tư 20241:32 SA(Xem: 726)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
10 Tháng Tư 20241:12 SA(Xem: 1458)
Đưa em mọi nẻo đường Cho đến ngày nhắm mắt Cầm tay nhau siết chặt Nguyện son sắt cả đời
07 Tháng Tư 20242:26 SA(Xem: 1262)
Ba mươi tháng tư. Quê hương một mảng Cây cỏ cúi đầu. Dân tộc để tang Tổ quốc thương đau. Lộn ngược thiên đàng Và một mình tôi. Khô dòng lệ chảy...
07 Tháng Tư 20241:54 SA(Xem: 1232)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÒN ĐÓ HÀNG LAN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
01 Tháng Tư 20242:35 SA(Xem: 1028)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
01 Tháng Tư 20241:21 SA(Xem: 6369)
Dẫu biết cuộc sống không bán vé khứ hồi, hành trình vươn tới ước mơ cũng chưa chắc tạo nên điều kỳ diệu…
31 Tháng Ba 20245:44 SA(Xem: 1367)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 20245:22 SA(Xem: 1015)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 20243:06 SA(Xem: 937)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 20242:27 SA(Xem: 1878)
Mưa rơi réo rắt cung đàn Giọt buồn rớt xuống lang thang khắp cùng Tháng Tư Tình Đọng bao dung Đôi bờ nỗi nhớ có cùng niềm vui...
31 Tháng Ba 20242:15 SA(Xem: 1263)
"có những vô tình như gió đẩy xa mây..."1 . để lại đây chiều khô Núi Sọ2 tả tơi treo -- -- giọt nắng cuối . đây thống khổ loài người dù lỗi đã được xóa dù tội đã được quên dù qua đêm thống hối .
31 Tháng Ba 20241:37 SA(Xem: 902)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
30 Tháng Ba 20246:00 SA(Xem: 2259)
Nếu tiễn Tôi, hãy vỗ tay Đừng rơi nước mắt khóc vay thường tình!Luật tạo hoá có sinh có tử Tứ đại tàn lữ thứ thiêu thân! Đến khi dứt tức đứt căn Cầu kinh siêu thoát miễn phần lễ tang!
20 Tháng Ba 202412:32 SA(Xem: 1731)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 20241:45 SA(Xem: 1227)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2171)
Cầu còn ba nhịp phân hai Bộ hành qua lại tàu dài chợ khuya Tám năm hồn đá dựng bia Sông quê nước vẫn đầm đìa ngược xuôi Cầu Gành Biểu Tượng Quê Tôi...
18 Tháng Ba 20242:42 SA(Xem: 1427)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 20242:31 SA(Xem: 1307)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 1208)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 932)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
18 Tháng Ba 202412:35 SA(Xem: 1240)
Hôm nay là Ngày Giỗ của Nhị Vị Trưng Nữ Vương, bé Phú có làm mấy bài thơ để Vọng Tưởng đến Hai Bà. Xin kính mời Quý Thầy Cô cùng Quý vị thưởng lãm.
18 Tháng Ba 202412:28 SA(Xem: 2006)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ở ĐÓ, MÙA XUÂN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Kim Oanh
16 Tháng Ba 20242:00 SA(Xem: 1232)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
13 Tháng Ba 20244:39 SA(Xem: 8082)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
12 Tháng Ba 20243:54 CH(Xem: 2351)
Sống thêm hơn chục năm thôi Để xem sự thế đỏ đời thăng hoa Chúc Mừng Sinh Nhật chị ba Niềm vui bất tận tuổi già an nhiên...
10 Tháng Ba 20244:38 SA(Xem: 2493)
Gần nửa thế kỷ biền biệt xa cách Ngô Quyền. Cứ tưởng tượng một buổi chiều nào đó có người học trò trở về thăm trường cũ để rồi cảm thấy cõi lòng xa xót bơ vơ, ngậm ngùi thương nhớ cảnh cũ người xưa.
09 Tháng Ba 202411:58 CH(Xem: 1474)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
09 Tháng Ba 202411:21 CH(Xem: 790)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 20243:32 SA(Xem: 1804)
Xuân về ! tuyết giá ngậm ngùi Nhớ em, còn tận phương trời nào...xa Xuân là Xuân của mọi nhà Chỉ mình anh vẫn thiết tha đợi người Mai đây, Xuân lại qua rồi Người đi biền biệt ngàn khơi, không về.
09 Tháng Ba 20242:23 SA(Xem: 2595)
Nắng sớm theo em lên đồi thông Quấn quýt chân em vạt nắng hồng Hoa cỏ xôn xao mừng em đến Anh một mình đứng giữa trời không… Mây trắng theo em lên đồi thông Chân chim mắt biếc tóc bềnh bồng
09 Tháng Ba 20241:44 SA(Xem: 653)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
09 Tháng Ba 202412:51 SA(Xem: 2523)
Vượt qua sóng gió ba đào Cám ơn em giữ trọn màu thủy chung Qua rồi tuổi Lễ Tình Nhân Ngày Ba Tháng Tám có phần bậu đây
09 Tháng Ba 202412:40 SA(Xem: 2834)
Dù cho đi ngược về ngang Tháng Ba Ngày Tám tặng nàng bó hoa Thương nhau ân nghĩa đậm đà Nghĩa tình sâu lắng bài ca hạnh tồn...
08 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2812)
Xuân từ “Lục bát “bước ra? Ngắm Anh Đào nở sắc Hoa trắng ngần! Xuân đi Xuân đến bao lần? Mời tới Lễ Hội ân cần thiết tha!
01 Tháng Ba 20245:28 CH(Xem: 647)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 20244:54 CH(Xem: 851)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 20243:09 CH(Xem: 1253)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 202411:40 SA(Xem: 1329)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 202411:31 SA(Xem: 969)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 202411:14 SA(Xem: 1193)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 202410:24 SA(Xem: 1235)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
01 Tháng Ba 20249:30 SA(Xem: 538)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
01 Tháng Ba 20248:53 SA(Xem: 2203)
những tánh người đồng nghĩa với địa danh Tân Mai, Tân Uyên, Dĩ An, Phước Hải, ... ánh mắt ở đây đẹp hơn từ ánh mắt tình chưa ai mà đã nhớ thương ai
24 Tháng Hai 20245:33 CH(Xem: 2331)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
24 Tháng Hai 20243:40 CH(Xem: 1490)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
24 Tháng Hai 20243:30 CH(Xem: 3880)
Mùa trăng đầu năm tháng giêng Trông như ánh mắt mẹ hiền yêu thương Dù cho xa cách hai phương Sáng soi vằng vặc độ lường nguyên tiêu.
23 Tháng Hai 202411:26 SA(Xem: 1436)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 202410:49 SA(Xem: 676)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
23 Tháng Hai 202410:16 SA(Xem: 1274)
Hãy viết thêm lời nguyền trên là - Lá vẫn xanh xanh mùa thủy chung - Cho trăm năm chỉ là chút tình - Hãy nâng niu giọt nắng mong mamh
23 Tháng Hai 20248:35 SA(Xem: 1935)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 20245:25 CH(Xem: 1745)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 20244:34 CH(Xem: 1754)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 20246:07 CH(Xem: 1756)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 20248:23 SA(Xem: 1701)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 20248:03 SA(Xem: 1361)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
16 Tháng Hai 20247:45 SA(Xem: 2726)
Mùa Xuân đó, tôi với anh gặp gỡ Ngày Ba Mươi nơi mảnh đất tạm dung Kẻ lưu vong nghe thương nhớ bâng khuâng Hình bóng quê nhà mới vừa bỏ lại
16 Tháng Hai 20247:26 SA(Xem: 2295)
Bây giờ Mẹ đã xa xôi 50 năm niềm nhớ bồi hồi vọng ngân Con ngồi đón gió mùa xuân Tìm đâu ánh mắt thiên thần Mẹ yêu...
16 Tháng Hai 20247:17 SA(Xem: 1516)
Hôm qua lội bộ Sài Gòn Ngang Dinh Độc Lập thấy còn nguy nga Tối nay có mặt ở nhà Cali về lại như là giấc mơ!
13 Tháng Hai 202410:11 SA(Xem: 1890)
Kim Phú viết một số bài thơ về Xuân, kính mời quý vị nhàn lãm. Trân trọng. KimPhú Nguyễn
08 Tháng Hai 20242:02 SA(Xem: 7396)
Tôi cảm thấy điều may mắn nhất cuộc đời tôi có được, đó là tình thương yêu của thầy cô giáo trường xưa - cho dù thầy cô đã từng trao tôi con chữ hoặc không -
07 Tháng Hai 20243:39 SA(Xem: 2447)
Giáp Thìn… Tân Xuân chúc Ông-Bà Cùng lời thân kính chúc Mẹ-Cha Bách Niên, sức khỏe cao như núi Vui vẻ đoàn viên vui cửa nhà Kính chúc Thầy Cô, chúc bạn bè Đón Xuân họp mặt tay nâng ly
07 Tháng Hai 20243:21 SA(Xem: 2451)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
07 Tháng Hai 20243:14 SA(Xem: 2307)
CHÀO xuân đáo tuế niên lai ĐÓN năm mới với bạc tài đầy rương GIÁP che cờ xí mở đường THÌN uy trấn vũ vô cương cưỡng cầu.
06 Tháng Hai 20243:48 SA(Xem: 1323)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 20245:48 CH(Xem: 1341)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
05 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 2519)
Anh chị em chúng tôi đã có một buổi chiều cuối năm âm lịch đáng nhớ, Tết Giáp Thìn đang về rất gần, chúng tôi vui vì mình đã cùng nhau "mời người lên xe tìm về quá khứ"
05 Tháng Hai 20243:47 CH(Xem: 886)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
03 Tháng Hai 20241:59 SA(Xem: 1762)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông Tiếng hát Kim Phụng - Hòa âm Hoàng Cung Fa
03 Tháng Hai 20241:32 SA(Xem: 2957)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 202410:26 CH(Xem: 3648)
Nhưng së sang sông Đồng Nai về thăm lại trường cũ, gặp lại Thầy xưa, để biết mình từ đâu và biết chốn để quay về. Ngô Quyền như tiếng gọi trường xưa
29 Tháng Giêng 20243:43 CH(Xem: 1593)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
29 Tháng Giêng 20242:00 SA(Xem: 1226)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ CHÚC XUÂN" do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Jan 13rd - 2024. Do chị Kiều Oanh chuyển