Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY TÁM THÁNG BA

10 Tháng Ba 20171:25 SA(Xem: 14598)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY TÁM THÁNG BA

ngay 8 tháng 3

Hôm nay là ngày sinh nhật của tôi.

 

Con bé ra đời, khóc oe oe và nhỏ tí xíu.

 

Má nói "Con gái giống cha giàu ba họ" Bà ôm vào lòng với tất cả yêu thương.

Ba tôi đi làm xa nhà, nhắn mấy tin ông mới về. Vén cái màn tối thui phòng của đàn bà đẻ. Bên trong nóng hầm hập bởi lò than dưới giường lúc nào cũng đỏ rực. Mùi dầu tràm và đủ thứ mùi bốc lên khó chịu. Ông nhìn tôi nằm nhỏ xíu trong cái khăn quấn kín mít. Ông nói: "Ngủ đi con gái, Ba về nè" Tôi không nhớ khi đó ông có bồng tôi không? Nhưng tôi biết đó là ba nên tôi nín khóc và ngủ ngon lành.

Ông bước ra ngoài, hỏi thăm má tôi vài câu rồi lại ra đi.

Ờ! Má tôi sinh tôi ra ngay ngày "Quốc Tế phụ nữ đó nghen." Không biết ba tôi có biết là ngày này quan trọng thế nào không? Nhưng ông chẳng cần. Đàn bà vẫn là đàn bà. Vẫn "đái không qua đầu ngọn cỏ". Sinh đẻ là chuyện phải có. Ông cũng cần có một đứa con gái cho căn nhà có tí màu sắc. Vì vậy ông cũng hoan nghinh tôi ra đời hôm nay. Điều đó làm má tôi vui mừng trong dạ. Vì đối với má, ba tôi là số một trong cuộc đời bà.

 

Nghe nói đâu tôi sinh ra trong nhà thương, có cô mụ đỡ đàng hoàng. Không như anh tôi má sinh ra một mình. Cô mụ vườn chưa kịp tới. Má phải tự cắt rún và tắm rửa cho con. Đó là lý do má đặt tên hai anh em tôi cái tên gắn liền với cảm nghĩ của bà về con cái. Những cái tên nhà quê, đôi khi rất tượng hình hay thật thà quá độ, làm ảnh hưởng đến tương lai, vận mệnh  con cái khi đã trưởng thành.

 

Má tôi là dân miệt vườn nam bộ. Những phong tục  tập quán ông cha để lại ảnh hưởng lớn đến nếp sống của bà. Đơn cử là vấn đề sinh đẻ. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về thời kỳ ở cử của má tôi.  Một thời kỳ mà bây giờ nếu tôi kể lại với cháu tôi, nó tưởng đâu tôi kể chuyện cổ tích. Chuyện ngày xưa nào đó xa mút tí tè.

 

Bắt đầu là cái phòng sản phụ nghen. Cái phòng của má tôi nằm sau khi sinh con không phải ở trong nhà ấm áp, mà là một cái chái cất tạm bên hông hay sau nhà. Cái chái được che chắn tạm thời để sau thời kỳ ở cử thì dẹp. Nói vậy đủ biết nó tạm bợ như thế nào. Cái giường ... đương nhiên không phải là cái giường nệm êm ái, trắng nuốt của con gái hay con dâu tôi nằm bây giờ đâu. Đó là một cái giường tre hay một cái giường với mấy thanh gỗ đóng song song. Ở trên trải một tấm chiếu cũ. Chiếu cũ vì sau một tháng ở cử chiếu này dơ lắm phải vất đi. Cho nên để tiết kiệm phải dùng chiếu gần đến ngày bị loại. Những sợi lát bị bung ra hay bị gãy đâm vào da thịt cũng đau. Người sản phụ bằng lòng với sự hậu đãi như vậy và coi đó là một sự sắp xếp tự nhiên.

Gần ngày sinh, má tôi đã mua sẵn mấy bao than chuẩn bị. Vì vậy, trong cái chái nhỏ ấy, lúc nào dưới giường người sản phụ cũng có một mẻ than hồng. Tiếng bình dân gọi là nằm than, và tôi được quấn kín nằm kế bên má. Chắc là nóng lắm, hừng hực than hồng dù đó là tháng ba miền Nam. Bởi được rèn luyện hấp than từ ngày mới sinh nên tôi chịu nóng ngon lành hơn chịu lạnh.


Còn nữa, nói ra đôi điều của ngày xưa để thấy sau mấy mươi năm người phụ nữ được ưu đãi rất nhiều. Sinh đẻ là nghĩa vụ lớn nhất của đàn bà để duy trì nói giống. Đáng lý được quan tâm và ưu đãi, thì người sản phụ lại bị nhiều thiệt thòi do quan niệm lỗi thời và những suy nghĩ về sức khỏe rất phản khoa học.

Má tôi kể lại khi sinh tôi ra. Bà ngoại đã thủ sẳn cho má tôi một hủ bột nghệ. (Nghệ này đã bà ngoại ngâm nước tiểu cả tháng rồi vớt ra phơi khô, sau đó xay thành bột). Mỗi bữa cơm má phải uống một nuỗng canh để máu huyết được thanh lọc (Bà ngoại nói như vậy).  Nhiều khi bà ngoại xách cái tô đi tới trường học. Bà lân la hỏi mấy đứa bé trai và xin nước tiểu. Về nhà má tôi phải uống ngay loại nước vàng vàng đó. Uống xong ăn một lát gừng. Bà ngoại tôi nói "Nó bổ hơn một thang thuốc Bắc ". Chưa xong đâu, ngoại dùng rượu nếp tự mình cất, ngâm với tiêu sọ (không biết tự lúc nào), sau bữa ăn má tôi phải uống một ly nhỏ.


Ăn thì ngoài cơm, ngoại cấm tiệt thức ăn có nước. Chỉ cá kho quéo, thịt kho khô, nước mắm kho quẹt  ăn kèm với vài đọt rau lang (cho có sữa) hay một dĩa nhỏ hành lá luộc chung với hẹ (cho nó thơm sữa). Tới bữa, ngoại tôi đặt thức ăn vào một cái trẹt nhỏ bưng vào phòng sanh cho má. Má tôi ngồi ăn ngay trên giường lờ mờ ánh sáng đó. Ăn xong phải nằm sấp xuống để hơ bụng. Nhiều khi bà còn nằm sấp để ăn.  Má thèm đồ ngọt lắm. Năn nỉ ngoại cho ăn một trái chuối hay một múi cam. Ngoại lắc đầu "Đàn bà sinh đẻ không được ăn đồ ngọt, đồ chua và rau sống." Phải kiêng cử như vậy đến 3 tháng mới có thể ăn uống bình thường.

Khi nằm trong một cái chái nóng như vậy thì má tôi phải khát nước lắm. Có rồi. Một nồi nước lá chát chát, đắng đắng, nóng hổi cứ vừa thổi vừa húp. Húp tới đâu nghe nó chạy tới đó. Mồ hôi mẹ, mồ hôi con lại vãi ra như tắm. Không lo chuyện đó đâu, vì mồ hôi ra tới đâu, than hồng hong khô tới đó.

 

Mỗi sáng và chiều tối má tôi đều có màn xông hơ. Lúc ấy tôi được bế ra ngoài để giường cho má tôi làm việc. Bà ngoại nấu một nồi nước xông với đủ thứ lá và thuốc Bắc mua tại tiệm ông Ba ở Phước Thiền. Nồi nước sôi sùng sục, bà ngoại bưng lên giường. Trùm má tôi và nồi nước xông bằng cái mềm cũ kín mít. Ở dưới giường là mẻ than, ở trên giường là nồi nước sôi. Má tôi ngồi trong cái mền, thỉnh thoảng dùng đủa khuấy lá lên để hơi nóng có chỗ hở bốc ra. Khi nồi nước hơi nguội, má tốc mền ra. Bà ngoại nhắc xuống, đun lửa cho sôi lần nữa, tiếp tục lần hai. Thời gian chờ cho nước lá sôi lại, má tôi phải nằm sấp trên giường hơ bụng. Xông được hai lần bà ngoại cất nồi nước xông để dành cho tua buổi chiều rồi mới đổ bỏ.


Ngoại để má tôi lau mồ hôi cho khô bớt rồi bà bưng lên một mẻ than nhỏ và một chén nghệ tươi đã được mài sẳn. Má tôi dùng tay trét lớp nghệ đó lên mặt và dùng mẻ than nhỏ đó hơ mặt và hơ mắt. Bà ngoại nói: "Hơ nghệ cho nước da săn lại, không bị chảy xệ, Hơ mắt cho không bị chảy nước mắt sống hay đổ ghèn". Cứ cầm mẻ than hơ đều trên mặt và con mắt liếc tới liếc lui. Má tôi làm việc đó với sự tin tưởng, cần mẫn và cảm kích mẹ mình.


Sau đó là tới phần hơ bộ phận của phụ nữ sau khi sinh. Cái ghế một có bốn chân, ông ngoại cưa cho ngắn bớt. Trên mặt ghế khoét một cái lỗ hơi rộng để sản phụ ngồi lên. Ở dưới bà ngoại đặt một mẻ than. Má tôi ngồi lên ghế, thỉnh thoảng thả vào một vài cọng nhau tiêu (Trái tiêu lặt hết hột còn lại cái cọng. Phơi khô gọi là nhau tiêu) Tiêu khô bốc mùi lên nồng nặc, tỏa khói mù mịt. Má rữa chỗ ấy bằng nước phèn chua và hơ khô bằng cách như vậy. Ngày xưa không hề có vụ may hay kẹp lại âm hộ sau khi sinh. Người sản phụ phải làm sao cho vết thương mau khô, mau lành. Nghĩ mà tội nghiệp cho má của tôi và cho biết bao người mẹ ngày ấy, sinh con trong điều kiện y học chưa phát triển, ánh sáng văn minh chưa đến tận nơi. Vì vậy, nhiều phụ nữ đã tử vong khi sinh nở. Nếu người  phụ nữ phải sớm bôn ba gánh gồng buôn bán thì dễ bị sa tử cung hay bị bệnh phụ khoa.

 

Chưa hết, người sản phụ có thói quen dùng bông gòn nhét kín hai lỗ tai, không để gió lọt vào. Họ tin rằng nếu không, sau này sẽ bị nhức đầu sỗ mũi thường xuyên. Trong tháng đầu nằm sinh, người phụ nữ không được gội đầu hay tắm rửa. Xông hơ ngày mấy dạo, mồ hôi tươm ra như tắm thì thân thể hôi là cái chắc. Tóc phụ nữ đa phần để dài và búi . Tóc sẽ quyện mồ hôi rít chịt khó chịu vô cùng. Trước một ngày đủ tháng, sản phụ mới được tắm rửa. Nước tắm và nước gội đầu là nước xông được pha loảng. Tắm xong phải hơ thật kỷ và tóc được xấy trên lửa than cho khô.


Ngày đầy tháng của con là ngày người sản phụ được ra tháng. Nghĩa là được rời khỏi cái chái tạm, để lên nhà cúng mụ. Nghi lễ cúng mụ cũng thật rườm rà. Đầy đủ bông hoa, trái cây và rất nhiều chén dĩa chè xôi. Người ta tin rằng có 12 mụ bà và 13 đức thầy theo phù hộ cho đứa bé.

Có nơi, nếu đứa bé sinh ra là con trai sẽ được nấu chè trôi nước để mụ. Có ý nghĩa là con trai cần phải ra ngoài để tạo dựng sự nghiệp (trôi). nếu là con gái thì thường là nấu chè đậu trắng. Có ý ngầm là phụ nữ phải ở nhà lo việc bếp núc, chăm sóc gia đình (đậu).


Có nơi, niềm tin ngược lại. Khi cúng đầy tháng cho trẻ, họ lại cúng chè đậu cho con trai. Ý nghĩa là con trai lớn lên thi đâu đậu đó, đường công danh sự nghiệp mới hạnh thông (đậu)  Còn con gái họ cúng chè trôi nước với ngầm ý con gái thì phải mềm mại, duyên dáng và ngọt ngào như viên trôi nước.

Điều này cho ta thấy niềm tin này không có cơ sở khoa học. Không ai chứng thực là hoàn toàn đúng. Chẳng qua là do con  người nghĩ ra  để diễn đạt sự hoài vọng  và chúc lành cho đứa bé.

 

Viết tới đây tôi lại nghĩ đến con gái và các con dâu tôi. Nhớ lần con gái thứ nhì tôi sinh con đầu lòng. Tôi vào bệnh viện thăm. Cháu vừa chuyển vào phòng nằm độ vài tiếng. Cháu muốn đi tiểu. Tôi lại gần tính dìu con vào phòng vệ sinh. Cô y tá cản lại và nói với tôi "Con bà sinh chứ không phải bị thương. Hãy để cô ấy tự làm một mình". Và cô ta quay sang  nói với con tôi: "Nếu cô muốn tắm hãy tự nhiên,  khi nào cần thì gọi tôi"


À thì ra vậy, người đàn bà ngày xưa quan niệm khi người phụ nữ sinh con giống như một con cua mới lột. Mọi thứ đều yếu đuối phải kiêng cử, chăm sóc. Còn ngày nay phụ nữ sau khi sinh như một người bình thường. Vẫn ăn uống, tắm rửa, đi lại tự nhiên. Người sản phụ được ăn mọi món ưa thích miễn là đầy đủ chất bổ. Nhất là rau xanh và trái cây rất tốt cho sức khỏe, lại rất nhuận trường. 


Ngày xưa dùng than, nước nóng để phụ nữ lấy lại vóc dáng của mình. Ngày nay họ tập thể dục để thân thể gọn lại. Người phụ nữ mới sinh con xong vẫn ăn mặc nhẹ nhàng, nằm giường nệm trắng tinh, vẫn trang điểm xinh đẹp, vẫn tự tin bản thân mình. Và nếu công việc làm tại nhà, trong máy vi tính, họ vẫn có thể làm ra tiền như thường trong những ngày sinh con.

 

Với thời đại khoa học tiên tiến, người phụ nữ được khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ lẫn con. Tháng thứ năm đã có thể biết con trai hay con gái. Sau đó dùng siêu âm ba chiều để theo dõi từng bộ phận của thai nhi. Nhìn trong máy em bé nằm cọ quậy trong bụng mẹ thấy thương làm sao. Người ta phát hiện rất sớm mọi sự khác thường trên cơ thể thai nhi để chữa trị. Người mẹ được thử máu và theo dõi thật kỹ để điều trị kịp thời hầu không ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng. Thường khi mang thai phụ nữ hay thèm ăn đồ ngọt, lượng đường trong máu người mẹ hay lên cao. Bác sĩ sẽ khuyến cáo và yêu cầu thực đơn hợp lý. Đồng thời lịch khám sức khỏe sẽ dày hơn theo dõi kỹ hơn cho đến ngày sinh nở.

Ngày sinh được dự đoán trước để cha mẹ sắp xếp cũng như chọn lựa phương pháp sinh con. Có người muốn sinh theo cách tự nhiên. Nghĩa là chịu đau để sinh em bé. Có người chọn cách chích thuốc để không có cảm giác đau đớn khi chuyển dạ. Mọi thứ đều được chuẩn bị cặn kẻ và an toàn. Đội ngũ bác sĩ và y tá theo dõi nhịp tim thai nhi và những cơn chuyển dạ trên máy.  Khi một hài nhi ra đời, người cha có mặt ở phòng sanh để hổ trợ tinh thần cho vợ và vui vẻ đón nhận món quà vô giá ơn trên ban cho mình. Những bức hình, những video quay tỉ mỉ là những hình ảnh để đời cho đứa bé sau này.

Đứa bé sinh ra được chăm sóc kỹ lưỡng, được chích ngừa định kỳ. Một bác sĩ nhi đồng được chọn để theo dõi sức khỏe cháu bé. Đó là sự ưu việt của chế độ chăm sóc cho sản phụ và thai nhi ở Hoa kỳ này.  Chăm sóc cho sản phụ và trẻ con là gián tiếp xây dựng một đất nước khỏe mạnh và hùng cường. Bởi vì phải có sức khỏe con người mới có thể góp phần xây dựng đất nước.


Có người chỉ hai ngày sau khi sinh là họ đã đem con đi siêu thị, đi shopping. Người mẹ ăn mặc bình thường, đôi khi còn rất ít vải. Đứa bé nhỏ xíu, đỏ hỏn nằm trong xe đẩy thật là dễ thương. Tôi thấy có người Mỹ còn để bé ở trần chỉ quấn sơ sài đẩy bé đi trong siêu thị. Dường như họ muốn tập cho bé thích ứng với khí hậu, thời tiết từ những ngày đầu tiếp xúc với cuộc đời.

Người phụ nữ ngày xưa từ khi mang con vào lòng cho đến ngày sinh cũng không hề được chăm sóc gì cả. Cả con và mẹ đều không hề được một sự giúp đỡ hay hướng dẫn gì hợp lý. Đến ngày chuyển dạ, người mẹ mới được đem đến bệnh viện hay rước một cô mụ vườn đến đỡ đẻ (nếu ở nhà quê).  Bằng những dụng cụ thô sơ và không được khử trùng, bà mụ đã dùng kinh nghiệm bản thân từ nhân gian mà rước sanh em bé. May mắn sinh dễ thì mẹ tròn con vuông. Không may những ca sinh khó thì tính mạng cả mẹ lẫn con như chỉ mành treo chuông. Bởi vậy nhân gian mới ví von người phụ nữ khi sinh con là "Vượt cạn" hay "Đi biển mồ côi một mình".

 Con chào đời cất tiếng khóc oe oe, người mẹ mới biết là con gái hay trai. Mẹ ôm con mân mê từng ngón tay, ngón chân để xem con mình có lành lặn không? Nếu có bệnh gì bên trong thì hoàn toàn không biết. Sinh con tháng đầu tiên nằm cử không hề thấy ánh sáng mặt trời. Khi được ra ngoài thì phải cột khăn che kín hai tai. Phải mặc quần dài, áo dài tay, khoác thêm áo ấm. Đứa bé cần ra khỏi nhà phải quấn mấy lượt khăn. Phải bồng vào bếp xin phép ông táo trước khi đi. Dùng lọ nồi quẹt trên trán một bệt đen. Đó là dấu hiệu để không bị người khuất mày, khuất mặt khuấy nhiễu. Khi bé về nếu có triệu chứng không được khỏe thì lại đổ thừa cho có ai đó chọc ghẹo. Lại rước thầy đồng bóng hay trừ tà đến trấn yếm trị bệnh. Một sự tin tưởng hoang đường khiến nhiều cháu bé phải mất mạng oan uổng.


Nhiều người con cái hiếm muộn, sinh được đứa con thì đặt tên con thật xấu hay giả vờ cho một người khác nuôi để qua mặt quỷ thần. Họ không cho ai khen con mình đẹp, sợ rằng quở như vậy đứa bé sẽ yểu mệnh.

Còn nhiều lắm những phong tục, tập quán xưa đã in đậm trong nhân gian. Đó là  mực thước để phụ nữ phải tuân thủ kể từ lúc có mang  đến lúc đứa bé biết đi biết chạy. Những bài học căn bản về sinh đẻ và nuôi con  truyền từ  đời này qua đời khác như là cách bảo vệ sức khỏe thai phụ và ấu nhi. Người đàn bà không làm đúng, bản thân sẽ bị bên chồng, bên mình, hàng xóm  chê bai, dè bỉu rất khó sống. Để bảo vệ lấy mình, người phụ nữ ngoan ngoãn thực hành và làm tốt hơn để duy trì nòi giống và bảo vệ huyết thống gia đình.

 

Hãy nhắm mắt lại tưởng tượng về một  sản phụ ngày xưa. Mặt vàng khè vì thoa nghệ. Ăn mặc nhàu nát vì nằm than xông hơ. Người hôi rình vì mùi dầu khuynh diệp, mùi khói, mùi tanh của máu sau khi sinh. Hai lỗ tai nhét hai cục bông gòn tổ chảng. Khăn bịt kín không thấy mặt mày. Trong cái phòng tối lù mù để không ánh sáng lọt vô đó, người phụ nữ như một tù nhân phải làm theo lời dạy dỗ bởi mẹ chồng hay mẹ ruột. Họ tin tưởng càng thương yêu càng chăm sóc tận tình để giúp cho người phụ nữ khỏe mạnh sau này.


Người đàn ông không được bước vào phòng vợ ở cử. Muốn thăm con thì đứa bé được đưa ra ngoài . Cho nên người chồng không hề thấy sự vất vả của vợ mình trước và sau khi sinh con. Đã vậy chuyện gối chăn phải được kiêng cử ít nhất 3 tháng sau khi sinh. Đó là một trong những lý do để ông chồng tìm đến một người đàn bà khác. Điều đó, oái oăm thay lại được xã hội bấy giờ chấp thuận. Họ coi chuyện  đa thê là việc bình thường.


Ngày 8 tháng ba, là ngày kỷ niệm phong trào "Phụ Nữ Quốc tế" Là ngày mà phụ nữ được cái nhìn cởi mở hơn khi trước. Phụ Nữ được đi học, được đi làm, được bước ra xã hội thực hiện những điều mình mơ ước. Được cầm lá phiếu chọn người mình  tin tưởng đại diện cho mình.

Chuyện tôi kể nghe dường như chuyện không có thật  đối với thế hệ cháu của tôi. Nhưng đối với tôi nó là kỷ niệm, là những gì mà một người con gái bước vào giai đoạn làm mẹ đều phải trải qua. Có gia đình thuộc thành phần ăn học, văn minh sẽ không làm như thế. Nhưng được bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình may mắn như vậy.

Cái gì không tốt đều bị đào thải. Xã hội bây giờ tiến bộ nhiều mặt. Người phụ nữ đã được sống xứng đáng với vai trò của mình. Nhưng còn biết bao người phụ nữ trên thế giới vẫn chịu thiệt thòi, đau khổ vì những hủ tục trên xứ sở của mình. Những hủ tục tảo hôn, đa thê, cắt âm vật, hiếp dâm và khinh thường phụ nữ xảy ra hàng ngày trên thế giới.

Bao giờ ánh sáng văn mình và quyền bình đẳng nam nữ chính thức đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Thì ngày ấy sẽ không có chiến tranh, không có sự đàn áp. Thế giới sẽ thật an vui và tràn ngập hoa hồng.

Hoa hồng mừng ngày Quốc Tế phụ nữ 8 tháng 3.

 

Nguyễn thị Thêm

08 /3 /2017



30 Tháng Tư 20242:09 SA(Xem: 384)
Những ngày trống vắng ở trại tỵ nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là ...
30 Tháng Tư 20241:56 SA(Xem: 221)
Đó là món nợ vật chất, còn cái nợ tình thân, Đức dìu tôi vào bờ biển Thái năm nào, và những kỷ niệm chia ngọt sẻ bùi của nhóm tàu 41 người, làm sao trả cho hết!
30 Tháng Tư 202412:31 SA(Xem: 209)
Tôi sẽ về thăm lại Việt Nam Từ Cà Mau đến ải Nam Quan Kẻo lỡ ngày mai khi tôi chết Ngậm ngùi không một tiếng thở than Tôi về mang theo vạn nỗi sầu Tô bồi thêm cho những thương đau
29 Tháng Tư 202411:49 CH(Xem: 874)
Anh ngồi lặng lẽ sao thưa Bốn rào kẽm thép nắng mưa ngại sờn Con thơ nằm bú tay trơn Tháng Tư, Ngày Cuối sương vờn tóc pha...
29 Tháng Tư 20242:19 SA(Xem: 183)
Tháng Tư buồn lệ như mưa! Gần nửa thế kỷ vẫn chưa phai mờ? Tình yêu đất Tổ vô bờ ! Hùng Vương lập quốc tôn thờ muôn năm. Quê cha dù ở xa xăm? Họ hàng bạn hữu cả trăm con người.
29 Tháng Tư 202412:43 SA(Xem: 195)
Theo ông Hoàng Tùng xác nhận, vụ án Bà Nguyễn Thị Năm đã được bộ chính trị họp và quyết định. Riêng ông Nguyễn Minh Cần, Phó chủ tịch Hà Nội than:
28 Tháng Tư 20242:13 SA(Xem: 369)
Được tham dự buổi họp mặt cuối tuần thật vui và ý nghĩa, tôi xin cảm ơn các anh chị em trong ban tổ chức (Anh Liệu, Kim Hường, Quỳnh Thư, Chị Tâm, chị Hảo …)
27 Tháng Tư 20242:38 SA(Xem: 203)
Bốn chín năm qua thấm thía buồn Tháng Tư khắc khoải lệ sầu tuôn Thương ai gãy súng đành cam khổ Nhớ kẻ mang gông chẳng chịu luồn
27 Tháng Tư 20242:31 SA(Xem: 349)
“Quả báo nhãn tiền” vì sự tráo trở vô nhân đạo bán đứng đồng minh VNCH cho vc gần 50 năm trước mà nay nước Mỹ và dân tộc Hoa Kỳ phải trả. trong đó có gia đình Tôi là “Taxpayers”.
27 Tháng Tư 20241:25 SA(Xem: 256)
Từ ngày tớ cất bước ra đi Thấy bu mày cứ khóc ni bì Tớ không quay nại nhìn bu lữa Sợ nũ bạn bạn cười nắm thị phi Nội rừng vào chiến trường miền Lam
24 Tháng Tư 20242:01 SA(Xem: 2162)
Cho đến trung tuần tháng tư năm hai không hai bốn, Sáo đại diện gia đình cựu hđs.BH lần cuối “siết bàn tay trái” cựu hđs.BH thầy giáo Lâm Xuân Dương,
23 Tháng Tư 202412:26 SA(Xem: 451)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 202411:01 CH(Xem: 412)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
22 Tháng Tư 20242:22 SA(Xem: 331)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 20242:21 SA(Xem: 875)
Làm sao để trở về ngày xưa ấy Ngồi trên cỏ xanh đón giọt nắng vàng Hạnh phúc thay thời tuổi hồng thơ dại Có thiên đường quanh gót nhỏ thênh thang.
22 Tháng Tư 20241:46 SA(Xem: 417)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 20241:37 SA(Xem: 691)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 20241:31 SA(Xem: 1226)
Ngày xưa “cởi áo từ quan” Ngày nay “cởi áo từ trần” bạn ơi! Bây giờ còn sống hết chơi Tùy theo sức khỏe ráng bơi qua ngày Hết rồi liệng chén lăn quay “Đầy ly cạn, cạn ly đầy” giữa mày với tao!
22 Tháng Tư 20241:20 SA(Xem: 408)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 1045)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NIỆM KHÚC THÁNG TƯ Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
22 Tháng Tư 202412:55 SA(Xem: 1275)
Một ngày giáo gãy cờ buông Tuổi tên gửi lại con đường nắng mưa Bốn vòng kẽm thép rào thưa Ta ngồi đối mặt sao vừa đổi ngôi...
12 Tháng Tư 20241:08 SA(Xem: 761)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 20244:44 SA(Xem: 574)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
11 Tháng Tư 20242:48 SA(Xem: 525)
Trong bài này tác giả xin nói về sự đóng góp của hai người phụ nữ Việt Nam từng là hai bé gái khi đặt chân đến Canada, bây giờ là hai nhà văn đem lại một luồng gió mới...
10 Tháng Tư 20244:28 SA(Xem: 1160)
Tưởng như mộng mị đêm qua Thời giờ quá lẹ Tôi già thật nhanh 76 năm kể từ sinh Còn bao lâu nữa? Đời mình cáo-chung! Lắm khi nghĩ ngợi mông lung Phù du thân mạng mịt mùng tâm tư
10 Tháng Tư 20243:03 SA(Xem: 657)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 20241:41 SA(Xem: 868)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
10 Tháng Tư 20241:32 SA(Xem: 734)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
10 Tháng Tư 20241:12 SA(Xem: 1470)
Đưa em mọi nẻo đường Cho đến ngày nhắm mắt Cầm tay nhau siết chặt Nguyện son sắt cả đời
07 Tháng Tư 20242:26 SA(Xem: 1280)
Ba mươi tháng tư. Quê hương một mảng Cây cỏ cúi đầu. Dân tộc để tang Tổ quốc thương đau. Lộn ngược thiên đàng Và một mình tôi. Khô dòng lệ chảy...
07 Tháng Tư 20241:54 SA(Xem: 1247)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÒN ĐÓ HÀNG LAN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
01 Tháng Tư 20242:35 SA(Xem: 1041)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
01 Tháng Tư 20241:21 SA(Xem: 6375)
Dẫu biết cuộc sống không bán vé khứ hồi, hành trình vươn tới ước mơ cũng chưa chắc tạo nên điều kỳ diệu…
31 Tháng Ba 20245:44 SA(Xem: 1466)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 20245:22 SA(Xem: 1021)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 20243:06 SA(Xem: 948)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 20242:27 SA(Xem: 2070)
Mưa rơi réo rắt cung đàn Giọt buồn rớt xuống lang thang khắp cùng Tháng Tư Tình Đọng bao dung Đôi bờ nỗi nhớ có cùng niềm vui...
31 Tháng Ba 20242:15 SA(Xem: 1267)
"có những vô tình như gió đẩy xa mây..."1 . để lại đây chiều khô Núi Sọ2 tả tơi treo -- -- giọt nắng cuối . đây thống khổ loài người dù lỗi đã được xóa dù tội đã được quên dù qua đêm thống hối .
31 Tháng Ba 20241:37 SA(Xem: 910)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
30 Tháng Ba 20246:00 SA(Xem: 2268)
Nếu tiễn Tôi, hãy vỗ tay Đừng rơi nước mắt khóc vay thường tình!Luật tạo hoá có sinh có tử Tứ đại tàn lữ thứ thiêu thân! Đến khi dứt tức đứt căn Cầu kinh siêu thoát miễn phần lễ tang!
20 Tháng Ba 202412:32 SA(Xem: 1750)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 20241:45 SA(Xem: 1235)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2370)
Cầu còn ba nhịp phân hai Bộ hành qua lại tàu dài chợ khuya Tám năm hồn đá dựng bia Sông quê nước vẫn đầm đìa ngược xuôi Cầu Gành Biểu Tượng Quê Tôi...
18 Tháng Ba 20242:42 SA(Xem: 1437)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 20242:31 SA(Xem: 1399)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 1312)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 945)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
18 Tháng Ba 202412:35 SA(Xem: 1256)
Hôm nay là Ngày Giỗ của Nhị Vị Trưng Nữ Vương, bé Phú có làm mấy bài thơ để Vọng Tưởng đến Hai Bà. Xin kính mời Quý Thầy Cô cùng Quý vị thưởng lãm.
18 Tháng Ba 202412:28 SA(Xem: 2035)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ở ĐÓ, MÙA XUÂN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Kim Oanh
16 Tháng Ba 20242:00 SA(Xem: 1244)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
13 Tháng Ba 20244:39 SA(Xem: 8154)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
12 Tháng Ba 20243:54 CH(Xem: 2369)
Sống thêm hơn chục năm thôi Để xem sự thế đỏ đời thăng hoa Chúc Mừng Sinh Nhật chị ba Niềm vui bất tận tuổi già an nhiên...
10 Tháng Ba 20244:38 SA(Xem: 2513)
Gần nửa thế kỷ biền biệt xa cách Ngô Quyền. Cứ tưởng tượng một buổi chiều nào đó có người học trò trở về thăm trường cũ để rồi cảm thấy cõi lòng xa xót bơ vơ, ngậm ngùi thương nhớ cảnh cũ người xưa.
09 Tháng Ba 202411:58 CH(Xem: 1489)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
09 Tháng Ba 202411:21 CH(Xem: 802)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 20243:32 SA(Xem: 1821)
Xuân về ! tuyết giá ngậm ngùi Nhớ em, còn tận phương trời nào...xa Xuân là Xuân của mọi nhà Chỉ mình anh vẫn thiết tha đợi người Mai đây, Xuân lại qua rồi Người đi biền biệt ngàn khơi, không về.
09 Tháng Ba 20242:23 SA(Xem: 2617)
Nắng sớm theo em lên đồi thông Quấn quýt chân em vạt nắng hồng Hoa cỏ xôn xao mừng em đến Anh một mình đứng giữa trời không… Mây trắng theo em lên đồi thông Chân chim mắt biếc tóc bềnh bồng
09 Tháng Ba 20241:44 SA(Xem: 663)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
09 Tháng Ba 202412:51 SA(Xem: 2545)
Vượt qua sóng gió ba đào Cám ơn em giữ trọn màu thủy chung Qua rồi tuổi Lễ Tình Nhân Ngày Ba Tháng Tám có phần bậu đây
09 Tháng Ba 202412:40 SA(Xem: 2852)
Dù cho đi ngược về ngang Tháng Ba Ngày Tám tặng nàng bó hoa Thương nhau ân nghĩa đậm đà Nghĩa tình sâu lắng bài ca hạnh tồn...
08 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2938)
Xuân từ “Lục bát “bước ra? Ngắm Anh Đào nở sắc Hoa trắng ngần! Xuân đi Xuân đến bao lần? Mời tới Lễ Hội ân cần thiết tha!
01 Tháng Ba 20245:28 CH(Xem: 658)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 20244:54 CH(Xem: 874)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 20243:09 CH(Xem: 1265)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 202411:40 SA(Xem: 1344)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 202411:31 SA(Xem: 984)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 202411:14 SA(Xem: 1212)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 202410:24 SA(Xem: 1249)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
01 Tháng Ba 20249:30 SA(Xem: 543)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
01 Tháng Ba 20248:53 SA(Xem: 2221)
những tánh người đồng nghĩa với địa danh Tân Mai, Tân Uyên, Dĩ An, Phước Hải, ... ánh mắt ở đây đẹp hơn từ ánh mắt tình chưa ai mà đã nhớ thương ai
24 Tháng Hai 20245:33 CH(Xem: 2350)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
24 Tháng Hai 20243:40 CH(Xem: 1519)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
24 Tháng Hai 20243:30 CH(Xem: 3901)
Mùa trăng đầu năm tháng giêng Trông như ánh mắt mẹ hiền yêu thương Dù cho xa cách hai phương Sáng soi vằng vặc độ lường nguyên tiêu.
23 Tháng Hai 202411:26 SA(Xem: 1455)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 202410:49 SA(Xem: 682)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
23 Tháng Hai 202410:16 SA(Xem: 1288)
Hãy viết thêm lời nguyền trên là - Lá vẫn xanh xanh mùa thủy chung - Cho trăm năm chỉ là chút tình - Hãy nâng niu giọt nắng mong mamh
23 Tháng Hai 20248:35 SA(Xem: 1963)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 20245:25 CH(Xem: 1856)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 20244:34 CH(Xem: 1864)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 20246:07 CH(Xem: 1776)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 20248:23 SA(Xem: 1728)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 20248:03 SA(Xem: 1374)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
16 Tháng Hai 20247:45 SA(Xem: 2740)
Mùa Xuân đó, tôi với anh gặp gỡ Ngày Ba Mươi nơi mảnh đất tạm dung Kẻ lưu vong nghe thương nhớ bâng khuâng Hình bóng quê nhà mới vừa bỏ lại
16 Tháng Hai 20247:26 SA(Xem: 2493)
Bây giờ Mẹ đã xa xôi 50 năm niềm nhớ bồi hồi vọng ngân Con ngồi đón gió mùa xuân Tìm đâu ánh mắt thiên thần Mẹ yêu...
16 Tháng Hai 20247:17 SA(Xem: 1533)
Hôm qua lội bộ Sài Gòn Ngang Dinh Độc Lập thấy còn nguy nga Tối nay có mặt ở nhà Cali về lại như là giấc mơ!
13 Tháng Hai 202410:11 SA(Xem: 2084)
Kim Phú viết một số bài thơ về Xuân, kính mời quý vị nhàn lãm. Trân trọng. KimPhú Nguyễn
08 Tháng Hai 20242:02 SA(Xem: 7431)
Tôi cảm thấy điều may mắn nhất cuộc đời tôi có được, đó là tình thương yêu của thầy cô giáo trường xưa - cho dù thầy cô đã từng trao tôi con chữ hoặc không -
07 Tháng Hai 20243:39 SA(Xem: 2637)
Giáp Thìn… Tân Xuân chúc Ông-Bà Cùng lời thân kính chúc Mẹ-Cha Bách Niên, sức khỏe cao như núi Vui vẻ đoàn viên vui cửa nhà Kính chúc Thầy Cô, chúc bạn bè Đón Xuân họp mặt tay nâng ly
07 Tháng Hai 20243:21 SA(Xem: 2558)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
07 Tháng Hai 20243:14 SA(Xem: 2423)
CHÀO xuân đáo tuế niên lai ĐÓN năm mới với bạc tài đầy rương GIÁP che cờ xí mở đường THÌN uy trấn vũ vô cương cưỡng cầu.
06 Tháng Hai 20243:48 SA(Xem: 1341)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 20245:48 CH(Xem: 1367)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
05 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 2526)
Anh chị em chúng tôi đã có một buổi chiều cuối năm âm lịch đáng nhớ, Tết Giáp Thìn đang về rất gần, chúng tôi vui vì mình đã cùng nhau "mời người lên xe tìm về quá khứ"
05 Tháng Hai 20243:47 CH(Xem: 892)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
03 Tháng Hai 20241:59 SA(Xem: 1784)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông Tiếng hát Kim Phụng - Hòa âm Hoàng Cung Fa
03 Tháng Hai 20241:32 SA(Xem: 3072)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 202410:26 CH(Xem: 3655)
Nhưng së sang sông Đồng Nai về thăm lại trường cũ, gặp lại Thầy xưa, để biết mình từ đâu và biết chốn để quay về. Ngô Quyền như tiếng gọi trường xưa
29 Tháng Giêng 20243:43 CH(Xem: 1605)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
29 Tháng Giêng 20242:00 SA(Xem: 1233)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ CHÚC XUÂN" do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Jan 13rd - 2024. Do chị Kiều Oanh chuyển