Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Dòng Văn Học mang dấu Chúa (P1)

27 Tháng Mười 20161:03 CH(Xem: 18004)
GS. Nguyễn Văn Lục - Dòng Văn Học mang dấu Chúa (P1)
Dòng Văn Học mang dấu Chúa (P1)

lydoan1670Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.

Sự truyền đạt ấy mang sắc thái riêng của nó nên mới có nhận xét, “Ngôn Ngữ nhà đạo”. Sự truyền đạt ấy xử dụng một văn phong cũng như chữ dùng mà người ta nhận ra được cái chất đạo được gọi là “cái ngôn ngữ nhà đạo” thể hiện qua kinh hạt, giáo lý và truyện kể.

Giáo sư Trần Thái Đỉnh đã bày tỏ kinh nghiệm sống đạo ấy qua kinh Phục Rĩ (thật ra là Phục Dĩ, vì dân Bùi Chu, Thái Bình có thói quen đọc chữ D ra chữ R) tức kinh cầu hồn cho kẻ chết. Kinh này – phải là người theo đạo– phải sống cái thời gian trước 1954 đến 1975– mới thấm thía, mới cảm nghiệm hết được những giây phút đặc biệt ấy. Mặc dầu lúc đầu nó có thể được diễn tả bằng chữ Hán (từ năm 1940 mới được dịch ra chữ quốc ngữ). Mặc dầu không hiểu nghĩa mà vẫn bị cuốn hút vào cái trung tâm bão xúc động giấy lên từ những tiếng kinh cầu.

Những buổi chuẩn bị cuối cùng của mùa chay là những điều khó quên. (Trần Thái Đỉnh, “Kinh nguyện quanh năm Địa phận Bùi Chu, Kinh phục rĩ”, trang 281–284)

Nhưng người trong cuộc chẳng thấy có có hề chi vì sự truyền đạt đến từ cung điệu trầm bổng, sự nhịp nhàng và nhịp nhanh chậm, cộng thêm giọng cung văn tế, tác động thẳng đến tâm sinh lý người đọc. Đó là một chuỗi cảm giác đến từ một chuỗi âm thanh va chạm vào nhau như lớp sóng trào, dâng lên, như vỗ vào bờ.

Chỉ có thể nói một cách vắn tắt giản dị: Đó là một kinh nghiệm tâm linh

Nó cũng chẳng khác chi khi nhà sư tụng niệm bắt đầu bằng tiếng nam mô, rồi tiếng Phạn chậm rãi, đều đều đến một lúc dồn dập như hối hả cộng thêm tiếng mõ làm nhịp. Nhưng hãy cứ tưởng tượng, thay vì một nhà sư gõ mõ tụng kinh Phạn, hàng trăm, hàng ngàn người khác cùng cất tiếng lên một lúc thì sự thể sẽ ra thế nào? Người chết cũng dám trỗi dậy đọc theo?

Kinh cầu hồn ở trên cũng làm chúng ta liên tưởng đến nghi thức trong lễ Vu Lan Bồn. Đó là một nghi thức nhắc nhở lại. Nghi thức bước qua của cuộc đời từ lúc trong bụng mẹ đến lúc vào đời, đến tuổi thiếu niên, tuổi trưởng thành rồi từ cõi người sống qua cõi người chết. Nó diễn đạt một tiến trình hiện hữu rồi suy tàn, sự sống với sự tái sinh.

Trong quan niệm về sự sống–sự chết có thể có những tiếp cận cho thấy có sự tương tự, gần gũi giữa các tôn giáo.

Sự truyền đạt ấy ấy sau này trở thành văn hóa dân gian. Đạo đi vào cuộc đời như một nhân bản tôn giáo.

Kinh nghiệm tôn giáo của tôi – trước đây không phải bây giờ – nhiều khi chỉ cần nhìn vóc dáng nhà sư chùa Long Giáng, như nhà sư trong truyện Hồn Bướm mơ tiên của Khái Hưng, nghe tiếng chuông chùa, chuông nhà thờ, nghe hát kinh bằng tiếng La tinh, đủ để giấy lên mùi thiền, mùi đạo!

Sấm Truyền ca, Testamenti Vétéris1670 của Lữ Y Đoan, thày cả địa phận Đàng Trong

Hình bìa Sấm Truyền Ca do Nguyễn Văn Nhạn thực hiện 20/12/1956. Truyền Thông,  Số 6,  tháng 11, 2002

Hình bìa Sấm Truyền Ca do Nguyễn Văn Nhạn thực hiện 20/12/1956. Truyền Thông, Số 6, tháng 11, 2002

Sự truyền đạo chính thức vào Việt Nam kể từ năm 1624, ở Đàng Ngoài theo Alexandre De Rhodes; ông viết:

“theo quyết định, năm 1624, cha sai cha Gabriel de Mattos, người Bồ từ Roma tới làm quản lý tỉnh dòng Nhật Bản cùng với năm cha khác đến xứ Đàng Trong( gọi tên này theo thư các cha truyền giáo ở đó), nơi hạt giống mới đức tin sửa soạn một mùa gặt vinh quang và phong phú, cho dân xứ này trở lại.”

(Alexandre De Rhodes, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài (Histoire du Royaume de Tunquin, Bản Việt Ngữ của Hồng Nhuệ, trang 77).

Vậy mà 46 năm sau, đã có một người Việt đầu tiên trong số 4 người viết Sấm Truyền ca – sáng tác từ nội dung kinh thánh bằng chữ Nôm, pha trộn thêm tinh thần Tam giáo. Linh mục Lữ Y Đoan. (dịch từ Louis Đoan) là một trong những linh mục đầu tiên người Việt được các giáo sĩ Dòng Tên đào tạo. Nhưng sau này xảy ra sự tranh chấp quyết liệt giữa các giáo sĩ Dòng Tên và các Thừa sai Ba Lê. Kết quả, khi Thừa sai Ba Lê được Roma trao cho quyền cai quản cộng đồng giáo hữu người Việt hẳn cuốn sách của Lữ Y Đoan gặp khó khăn, không được cho phép phổ biến. Số phận nó long đong của cuốn sách, trôi dạt theo dòng người lánh nạn thời Nguyễn Phúc Chu (1691–1725) dạt vào các vùng mới khai hoang lập nghiệp như Cái Mơn, Cái Nhum, Mạt-bắc, Bãi giồng.

Vì thế, bổn Sấm Truyền ca đang dùng là tìm thấy ở Cái Nhum, Cái Mơn thuộc Long Hồ.

Có hai người có công lớn trong việc tìm tòi, khai triển, trình bày Sấm Truyền Ca của Lữ Y Đoàn: Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung.

Một, Lê Phụng với lối chuyên khảo uyên bác, mở rộng từ điểm nhìn “Sấm Truyền Ca” liên ngành sang các đạo Lão, đạo Khổng, đạo Phật so sánh nhưng điểm thương đồng trong lối nhìn, cắt nghĩa và thuyết giảng.

Xu hướng tìm hiểu ấy giúp cho người đọc hiểu được sự quan hệ giữa các lý thuyết tưởng rằng khác biệt, đa dạng không nối tiếp được. Quan hệ ấy không có tham vọng đồng hóa, cố ý nhập làm một, hay dẫm đạp lên nhau.

Cũng trong cái tinh thần ấy Nguyễn Văn Trung trong tập “Đưa tư tưởng Văn Học Việt Nam truyền thống vào Diễn đàn tư tưởng văn học thế giới” có viết như sau:

“Chúng tôi một số người theo và không theo đạo Chúa, tuổi đều trên 70, về già mới cảm nghhiệm được vấn đề đưa tư tưởng truyền thống VN vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới. Chúng tôi hiện nay có thời giờ, nhưng không còn đủ sức khỏe, không còn những khả năng quy tụ nhóm nọ, nhóm kia làm văn hóa tư tưởng mà không phải lo phương tiện tài chánh ấn loát, xuất bản, nhất là không còn điều kiện tiếp xúc với giới trẻ đại học. Quả thật chúng tôi thuộc về một thời kỳ đã qua. Qủa thực. nếu thế hệ chúng tôi muốn đóng góp gì cho thời đại trước mặt, thiết tưởng trước hết phải rút lui tự nguyện, chấp nhận việc chuyển giao thế hệ, từ bỏ mọi ước muốn nắm giữ quyền hành dù chỉ là những quyền hành của hội đoàn. Trong viễn tượng đó, chúng tôi những người làm biên khảo chỉ có thể gợi ý một vài hướng khai thác mảng văn học cổ còn là một mảnh đất hoang nhằm lưu ý giới nghiên cứu, đặc biệt ở đại học.”

(Nguyễn Văn Trung, “Đưa tư tưởng văn học Việt nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới”. Năm 2004. Bản thảo, chưa phát hành, trang7)

Trong số những trí thức mà Nguyễn Văn Trung viết là “Chúng tôi” có Trần Thái Đỉnh, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Lê Phụng, Đỗ Quang Chính, Nguyễn Hưng, Nguyễn Huy Lai, Cao Xuân Huy.

Trong số ấy, Thanh Lãng là người có công đầu trong việc giới thiệu và phiên âm mảng môn đạo ra chữ quốc ngữ.

Cũng theo Nguyễn văn Trung thì có đến 5 bản chép tay bằng chứ Nôm về Sấm Truyền Ca. Nay chỉ còn giữ được hai tập: Tạo Đoạn Kinh mà từ thông dụng thường gọi là sách Sáng Thế ký (Genesis) và một phần tập Lập Quốc Kinh (Exodus). Tập này khi ông Nguyễn Văn Nhạn chép lại. Ông viết:

“Rất tiếc chép lại tới đây thì không còn thể nào mò ra được nữa, vì hơn phân nửa quyển Lập Quốc Kinh bị nằm dưới nước, thấm ướt và mối gậm nát cùng số phận với ba quyển sau là Lesvitique, Lé nombres và Le Deutéronome mà tôi không mò ra tên bằng tiếng Việt thời xưa do thầy cả Lữ Y Đoan, địa phận Đàng Trong đặt ra.”

(Nguyễn Văn Nhạn, Saigon 15/10/1956, báo Tông Đồ, Saigon. Nguyễn Văn Trung trích lại, Ibid., trang10)

Sau này, ở hải ngoại, hội Y sĩ Canada đã thực hiện một số đặc biệt về “Sấm Truyền ca” trong Truyền Thông, số 6, tháng 11, 2002.

Người trách nhiệm chấp bút đọc lại Sấm truyền ca là ông Lê Phụng. Tác giả Lê Phụng đã xử dụng bản chép tay của Paulus Tạo đã được đăng trên báo Nam Kỳ Địa phận. Tác giả Lê Phụng vốn có một cái nhìn quy chiếu từ Sấm Truyền ca trong quan điểm liên ngành, liên hệ Sấm Truyền ca với Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, với Phật giáo và với cả luận ngữ của Nho giáo. Sự tham bác rộng rãi ấy của tác giả Lê Phụng vượt ra ngoài giới hạn hiểu biết của phần đông người đọc nên không tiện trích dẫn lại ở đây.

Theo sự hiểu biết thông thường của người viết bài này thì dịch thẳng Kinh Thánh từ tiếng La Tinh như người Pháp, người Anh hay người Tàu đã làm là công việc công phu, cần một ban dịch thuật cân nhắc từng câu, từng chữ, không thiếu một dấu phẩy cho thật sát nghĩa.

Tác giả Lữ Y Đoan với vốn liếng Hán văn và thấm nhuần tư tưởng Tam giáo đã sáng tác bằng thơ có vần điệu để người đọc bình dân dễ thuộc, dễ nắm bắt được.

Nhưng điều này dễ đi trái với tinh thần của Thánh Kinh nên ngay từ thời đó cuốn Sấm Truyền Ca đã không được giáo quyền chính thức nhìn nhận.

Hãy lấy một tỉ dụ dưới sự nhận xét của tác giả Lê Phụng trong 4 câu thơ của Sấm truyền ca để diễn tả khái niệm Chúa tạo dựng nên Trời Đất:

“Khai sáng càn khôn
Tạo đoan phu phụ
Âm dương hỗ trợ
Sinh hóa trường tồn”

Theo Lê Phụng giải thích, trong 4 câu thơ trên có 16 chữ thì đều là chữ nho. Câu đầu hai chữ Càn Khôn là tên hai quẻ trong kinh dịch biểu tượng cho trời đất. Bốn câu thơ tiếp theo là thu ngắn một câu trong sách Trung Dung:

Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ trí giã, sát hồ thiên địa. Theo Trần Trọng Kim nghĩa là đạo người quân tử lập mối đầu ở những điều mà những kẻ thất phu thất phụ biết được làm được mà lên đến cùng cực thì rõ việc trời đất. Hai câu thứ ba, thứ tư nhắc đến thuyết âm dương hỗ trợ tạo nên muôn vật từ xưa tới nay của Khổng học. Bốn câu thơ trên, như vậy phải chăng cho thấy ý muốn của Lữ Y Đoan theo đạo lý Khổng Học để sáng tác Sấm truyền ca– (Tạo Đoạn kinh). (Lê Phụng, ibid., trang 8)

Nếu ai đó hiểu được tổ chức cũng như quyền bính của giáo hội trong phạm vi tín lý thì sẽ không khỏi ngạc nhiên là một cuốn sách như “Sấm Truyền Ca” có thể bị xếp vào loại sách “rối đạo” và tác giả có thể bị vạ “rút phép thông công” như đã từng xảy ra cho một số nhà thần học.

Hiểu như thế mới hiểu được cách đây 400 năm –giáo hội VN còn non trẻ– đã có một linh mục biết vận dụng tam giáo để lý giải thần học Ki tô giáo. Một sáng tạo? Một táo bạo? Một lối diễn giải hòa hợp tôn giáo? Một cái nhìn viễn kiến?

Nghĩ đến linh mục Lữ Y Đoan, tôi thấy một Cao Xuân Huy – cháu nội của Cao Xuân Dục, không phải Cao Xuân Huy nhà văn quân đội – cũng muốn đưa tư tưởng truyền thống Đông Phương vào một cái nhìn quy chiếu với tư tưởng Tây Phương. (Cao Xuân Huy, “Tư tưởng Đông Phương – Gợi những điểm nhìn tham chiếu”, NXB Văn Học)

Đây là những bước thăm dò mà nhiều trí thức miền Nam đã bước vào theo gót chân người xưa.

Nhận xét của Lê Phụng:

“Tác phẩm của Lữ Y Đoan để lại cho chúng ta giúp gì cho chúng ta ngày nay trong cuộc chung sống giữa các tôn giáo, trong trà lưu hoàn vũ hiện nay, phải chăng là điều đáng để suy ngẫm?

(Lê Phụng, ibid., trang 27)

“Philiphê Bỉnh – Sách sổ sang chép các việc” do Thanh Lãng giới thiệu

 Philiphê Bỉnh, "Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giao", trang 427

Philiphê Bỉnh, “Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giao”, trang 427

Xướng thơ

Tinh sứ từ phen ngọn trỏ xa
Tấc lòng khao khát xiết đâu mà
Khêu sầu gió bấc câu năn nỉ
Gảy thảm trời nam nhạn thẩn thơ
Chiếu phượng những trông công cán vẹn
Xe chiên mừng thấy nước non nhà
Ngây hèn được đội hai phần ước
Thoả nỗi đêm ngày luống thiết tha

Hoà
Rừng bể pha phôi mấy dặm xa
Muôn phần bát ngát khác chi mà
Phú hồn phú xác nào năn nỉ
Vì Chúa vì Thầy luống thiết tha
Nghìn dặm trông chừng non với núi
Đòi phen nghĩ nỗi nước hoà nhà
Xin trên giúp sức cho nên việc
Ngõ thoả dân tình kẻo thẩn thơ

Chú thích

— tinh sứ: sứ nhà trời đi xuống, ý nói việc ngoại giao nơi xa
— thẩn thơ (từ cổ): đi lang thang không định hướng
— phượng: chiếu có hình chim phượng,dành cho nơi quyền quý, ý nóidinh nhà vua
— xe chiên: xe của người chăn chiên (cừu), ý nói xe của giáo sĩ
— ngây hèn: ngu dốt, tầm thường; ý nói những người giáo dân bình thường
— luống (từ cổ): thường như thế
— thiết tha: thương nhớ xót xa
— đòi (từ cổ): nhiềuhoà (từ cổ): và, cùng với
— ngõ (từ cổ): để chothẩn thơ (từ cổ): trông chờ”

(“Philiphê Bỉnh, những bài thơ trong Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giáo”, Roland Jacques OMI sưu tầm, Đoàn Xuân Kiên chuyển và chú thích, trang 9 — DCVOnline)

Tài liệu văn hóa này có được là do công của Thanh Lãng. Ông là người đã sao chụp được tài liệu này ở Thư viện Vatican. Mang về Việt Nam, phải mất 10 năm chờ đợi mới có dịp được in ra do sự tài trợ của cơ quan Văn Hóa Á Châu [Asia Foundation, thành viên sáng lập gồm những Tổng giáp đốc đại công ty và Hiệu trưởng các Đại học Hoa Kỳ- DCVOnline] giúp tài trợ cho Viện Đại Học Đà Lạt in ấn.

Theo lời tác giả tự giới thiệu như sau:

“Sách sổ sang chép mọi việc linh hồn và xác riêng tôi, cù (cùng) chung anh em bổn đạo thì biên soạn vào sách này cho được nhớ đến ơn trã( trọng) Đức Chúa Blời đã ban.

Tôi là thầy cả Philiphê Bỉnh, quê ở Hải Dương xứ, Hạ haou (hoàng?) phủ, vĩnh lại huện (Huyện), Ngải an xã, địa linh tôn (thôn), sinh ra năm 1759, là năm vua jose nước Portugal pha Dào Đ.C.J ở trão địa phận nih. Đến năm 17 tuổi là năm 1775 vào ở nhà thầy, thì đã Dão ở th Rome đc 2 năm, vì Đức th Phapha Clemte thứ 14 phá Dão Đ.C.J. ngày 22 tháng 7 năm 1773.”

(Phliphee Bỉnh, “Sách sổ vàng chép các việc”. Thanh Lãng giới thiệu. Viện Đại Học Đà lạt xuất bản)

Theo như lời tự thuật trên, mãi đến năm 17 tuổi ông mới đi tu. Và mãi đến năm 1793 ông mới thụ phong linh mục, tức 18 năm tu tập. Sau đó ông được chỉ định giữ chức quản lý, coi giữ tiền bạc của giáo hội nên có dịp đi nhiều nơi như Việt Nam, Ma Cao, Goa, và cả Trung Hoa.

Năm 1796, ông dẫn một phái đoàn sang Bồ Đào Nha (Portugal), nhờ Bồ can thiệp với tòa thánh giữ Dòng Tên lại ở Việt Nam. Hơn tháng sau, ông tới Bồ và Dòng Tên bị bãi bỏ ở Việt Nam; ông lưu vong ở bên Lisbone và ở đó hơn 30 năm rồi chết tại đó. Trong suốt thời gian này, ông ngồi viết sách vở ký tên “Thầy Cả Philiphê Bỉnh”. Ông viết được hơn 20 cuốn sách và đều gửi về Rô ma để sau này được đem về Việt Nam.

Trong số sách ấy quan trọng nhất là hai bộ tự điển: La Tinh–Annam và Anam–La Tinh. Ngoài ra có hai cuốn không kém quan trọng: Truyện Anam Đàng Ngoài (1822). Truyện Anam Đàng Trong (1822).

Nếu chúng ta cứ tính thời gian 150 sau mà chữ Quốc ngữ chỉ được phổ biến hết sức giới hạn, sự khác biệt giữa “Sấm Truyền Ca” và “Sách sổ sang các việc” có những bước tiến về mọi mặt. Và cũng đừng quên rằng Philiphê viết những cuốn sách này tại Bồ Đào Nha trong hơn 30 năm ông ở nơi xứ người!

Thứ nhất, có thể ông là người duy nhất sống lâu năm ở nước người nên ông có dịp quan sát nếp sống văn minh Tây Phương, ông nhận xét và trình bày cách sống, cách sinh hoạt làm ăn, cách ở, cách ăn uống, cách mặc, nhà ở, xe cộ di chuyển, cách làm việc tuần 6 ngày, nghỉ ngày chủ nhật.

Nhất là cách ông mô tả ăn uống đến thèm. Mỗi bữa cơm là một con gà. Ngày ăn ba bốn bữa. Mỗi bữa ba bốn món.Ông cũng không quên thán phục các công trình xây dựng đền đài, dinh thự, nhà cửa của người Tây Phương. Ông cũng nhắc đến các phương tiện làm ăn với máy móc tối tân. Chẳng hạn như việc nhà in ấn loát được ông quan tâm nhiều hơn cả. Ông cũng có thể được coi như một người viết sử đầu tiên theo lối viết của Tây Phương với hai bộ sách truyện Anam Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ông có thể viết chi tiết từng vấn đề liên quan đến đời sống, đến tình trạng giáo hội Việt Nam cả Đàng Trong Đàng Ngoài qua các thư từ gửi về của các giáo sĩ.

Ông viết sử có phương pháp như thế, đi trước nhiều người, vì có cơ hội đọc sách sử của người Tây Phương. Nhờ đó ông đối chiếu các sự kiện lịch sử với nhau. Điều mà người trong nước không làm được. Chẳng hạn ông còn dành từ các trang 138 trở đi để nói về các công trình của Đờ-Rốt và của Girolamo Maiorica.
Phải chi, ngay từ hồi đó, sách vở tài liệu của ông được phổ biến đẻ mở mang dân trí thì hay biết mấy. Chỉ sợ lại rơi vào trường hợp một Nguyễn Trường Tộ khác.

Có những sự việc tranh chấp giữa dòng Tên và dòng Đa Minh, ông cũng không ngần ngại gì mà không đưa ra ánh sáng. Chẳng hạn có những sự việc tranh chấp, nay đọc cũng đến ngạc nhiên, là bên dòng Đa Minh cho rằng nước Thánh do bên dòng Tên làm chẳng có tác dụng gì mà tốt nhất là đem đổ xuống ao. Nói như thế về nhau thì còn gì là đạo với nghĩa? Còn gì là anh em con một nhà? Sự tranh chấp còn đi xa hơn nữa như có ý đồ ám hại nhau mà Philiphê Bỉnh đã tường thuật chi tiết từ trang 35–40. Những điều ông tường thuật lại tuy là những chi tiết có thể nhỏ, nhưng lại rất “con người” mà có thể thời nào, hoàn cảnh nào cũng còn tái diễn lại trong một bối cảnh khác, hoàn cảnh khác. Giáo hội trong thân phận người có xu hướng đi lên và có những xu hướng kéo xuống. Sự mời gọi của thế gian bao giờ cũng nóng bỏng và hấp dẫn!

Thay cho kết luận phần 1.

Chuyện xưa đã như vậy thì chuyện nay có khác gì? Chỉ sợ còn tồi tệ hơn thế nữa! Cứ nhìn cái cảnh một ông Giám Mục Mỹ Tho tên là Khảm. Ông ta nói thì ngon ngọt đạo đức lắm. Mới đây ông làm lễ mừng thượng thọ cho mẹ đã mời cả ngàn người đến ăn uống tại nơi sang trọng. Cái chữ hiếu của ông là để khoe tiền, khoe là danh vọng, khoe bổng lộc thế gian, tất cả những sản phẩm tồi tệ của một xã hội băng hoại, mục rữa, đáng khinh bỉ!

lythihao

Cả cái đám người có mặt hôm đó. bất kể là đàn ông hay đàn bà, chức sắc gì, tu sĩ nam hay nữ, bất kể già hay trẻ, bất kể họ đạo đức cao trọng đến đâu, bất kể họ tu mấy kiếp, tu đến đời cha đến đời con, tôi đều xếp họ vào loại người thiếu lòng tự trọng – loại tu hú. Họ không mảy may xứng đáng là những người con của Chúa. Tại sao tôi có thể nói như thế được? Vì con của Chúa, những người anh em của họ đang ngày đêm bị bóc lột, bị chà đạp hiếp đáp, bị bỏ đói đang kêu gọi ở miền Trung. Họ ăn uống tưng bừng như thế chẳng khác gì tát vào mặt Chúa vậy.

Còn tội nào lớn hơn tội tát vào mặt Chúa?

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20867)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 22153)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18526)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16637)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.
28 Tháng Tám 201612:51 SA(Xem: 17967)
Cho em thuê bờ vai... Những đêm buồn say khướt. Cứ kệ em sướt mướt .! Lệ thấm ướt vai đầy... Cho em thuê tình anh. Những đêm trời bão nổi. Phần phật mái hiên ngoài. Gió lùa cơn lốc xoáy.
26 Tháng Tám 201610:36 CH(Xem: 18823)
Sáng nay, lành lạnh gió thu về Mây trắng lưng trời kéo lê thê Trăng gió ân tình... sương đẫm ướt Ngây tình lưu luyến không chịu về
26 Tháng Tám 201610:32 CH(Xem: 20263)
Có người vợ và con thơ bé nhỏ Chờ anh về để nối lại bờ vui Ngày đoàn viên người lính trẻ tươi cười Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Tàu về bến.
24 Tháng Tám 201610:49 CH(Xem: 18812)
Nhớ về tháng bảy mưa rơi Vu Lan vắng mẹ cõi đời quạnh hiu Buồn nghe chim vịt kêu chiều Vàng đôi mắt nhớ nắng xiêu lòng buồn.
24 Tháng Tám 201610:20 CH(Xem: 18997)
Gặp nhau chia sẻ bao điều, Khổ đau, hạnh phúc xế chiều dần qua. Bạn đi bỏ lại mình Ta, Vu Lan nhớ Bạn, dâng hoa, hóa vàng.
24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18619)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
20 Tháng Tám 201612:26 SA(Xem: 38748)
Chút nắng mật ong đùa reo trên lá Bảo mùa thu đang hối hả quay về Kịp thấy loạt lá vàng rơi kín ngã Kịp nhìn mây chiều rờm rợp sơn khê.
20 Tháng Tám 201612:22 SA(Xem: 19721)
Con tìm mãi không nguôi bóng mẹ ngoài sân Trong đêm mưa đầy, trăng buồn đi mất Mẹ không trăng mà lòng trăng vằng vặc Mẹ không nguồn mà biển cả bao dung
19 Tháng Tám 201611:24 CH(Xem: 15518)
Ngày Lễ Vu Lan, con quỳ dưới Phật Đài. Tâm thành con nguyện Đức Phật Từ Bi, gia hộ cho hai người mẹ mà con tôn kính nhất .
19 Tháng Tám 20162:13 CH(Xem: 19773)
Vu Lan Bồn, chuyện cũ, tích xưa Buồn, vui mấy mùa với nắng mưa Ơn nghĩa sanh thành sao nặng trĩu! Thương nhớ Mẹ Cha, mấy cho vừa...!
17 Tháng Tám 20162:26 CH(Xem: 19777)
Trăng in bóng nước soi vằn vặt Rọi chiếu hồn con một chữ TÂM Thương Mẹ dấu yêu chiều bóng khuất Tìm đâu hơi ấm chỗ Mẹ nằm.
17 Tháng Tám 20162:19 CH(Xem: 22301)
Đêm nay khóc để vơi sầu, Tình mình lịm tắt theo màu thời gian. Bạn hiền giờ đã mê man, Suốt đêm không ngủ, ly tan đâu ngờ.
17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18153)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
17 Tháng Tám 20161:41 SA(Xem: 10880)
Một ngày vui không thể nào quên, cũng như niềm vui của 2 gia đình vừa kết nghĩa thông gia. Và sẽ còn những cuộc vui tiếp nối.
16 Tháng Tám 20161:16 CH(Xem: 20200)
Em chợt đến tưởng chừng như cổ tích Liếc nhìn anh giọng phụng phịu vô cùng
15 Tháng Tám 20162:11 CH(Xem: 17926)
Lòng Mẹ sáng soi tựa trăng rằm Khi con quỳ xuống khấn lâm râm Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Mẹ được siêu sinh cõi vĩnh hằng.
12 Tháng Tám 201610:51 CH(Xem: 15525)
Đại nhạc hội "Cám ơn Anh người thương phế binh VNCH" kỳ 10 đã kết thúc vào ngày chủ nhật . Một ngày chủ nhật đẹp trời.
12 Tháng Tám 201611:48 SA(Xem: 23383)
Chiều nay gió thổi hây hây, Bên dòng sông vắng, nhớ ngày ấu thơ. Đi tìm về kỷ niệm xưa, Dòng sông năm cũ xa mờ còn đâu!
12 Tháng Tám 201611:42 SA(Xem: 20253)
Nắng, nắng ơi! hong khô mù sương phủ Trên đầu cây ngọn cỏ bước người qua Đừng vương lại chút gì dù thật nhỏ Tình xưa rồi ...Thôi cứ vậy mà xa.
12 Tháng Tám 201611:35 SA(Xem: 34097)
Hoa Xuyến Chi bây giờ ở đâu? Có còn khoe sắc dưới trăng sầu?! Có còn e ấp cành hoa nhỏ? Trông mãi người xa những canh thâu!
12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21950)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
12 Tháng Tám 20169:59 SA(Xem: 20077)
Những ngày cuối đông Oregon … buồn như một khúc kinh cầu. bầu trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu, tưởng chừng như muốn đổ ập xuống,
12 Tháng Tám 20162:25 SA(Xem: 19534)
Trường xưa sừng sững tường rêu. Phượng hồng râm mát dấu xưa yêu kiều. him xa mỏi cánh chiều chiều. Ngận nga tiêng vọng mỹ miều âm vang
12 Tháng Tám 20162:15 SA(Xem: 20794)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Vọng Vu Lan" sáng tác Thanh Tâm Hoài--Bảo Yến trình bày Mẹ Tôi sáng tác Nhị Hà--Giao Linh trình bày
11 Tháng Tám 201610:22 CH(Xem: 22600)
Thời nghịch ngợm thuở biết yêu. Tan trường từng bước liêu xiêu ven đường Ngụm cà phê đắng lạ thường Lại nhe thoang thoan mùi hương ngọt ngào
11 Tháng Tám 201610:10 CH(Xem: 20214)
Vì Sao Lẻ Loi Nhạc: Phạm Chinh Đông với 24 bài hát do nhiều ca sĩ thể hiện.
07 Tháng Tám 201611:01 CH(Xem: 22049)
thở ra * trời. đất bao la. mùa đông qua đang lặng lẽ, trở về. chiếc lá kia. rồi sẽ… một ngày chôn vùi trong tuyết trắng mênh mông…
06 Tháng Tám 201610:31 CH(Xem: 20345)
Một khoảng trời xanh thật dễ thương Có chùm hoa mướp ngạt ngào hương Xôn xao nắng lụa cài trên tóc Ngơ ngác bồ câu lạc cuối vườn
06 Tháng Tám 20169:42 CH(Xem: 21138)
Rồi một bữa anh thì thầm hỏi "nhỏ" Cớ vì sao em thích "lụa Hà Đông" * Bên ni nào có nắng Hạ Sài Gòn Hay vì chỉ "ai" nhìn đam mê đó?
05 Tháng Tám 20164:58 CH(Xem: 16383)
Cầu mong bạn bè được mạnh khỏe để đến với nhau khi tuổi thời gian lần đi xuống, mặt trời từ từ khuất sau rặng núi cuộc đời.
05 Tháng Tám 20161:54 CH(Xem: 19055)
Thiệt tình mà nói, tui thấy mình cũng không giống ai. Già rồi mà còn mê bóng đá. Mà đâu phải coi ăn theo ông chồng đâu. Tui mê rồi ngồi coi mình ên mới chết.
05 Tháng Tám 20161:25 CH(Xem: 25173)
Tôi vẫn còn em Đà Lạt những nhớ nhung Chiều đi chiều đến gió mênh mông Yêu em bạt ngàn xanh rừng núi Muôn thuở xinh tươi những nụ hồng
04 Tháng Tám 20163:14 CH(Xem: 17501)
Người lính VNCH ơi! có bao giờ anh khóc Khi nhớ về những người bạn thương binh Khập khểnh bước vào cánh cửa điêu linh Thân tàn tật, thuốc men không có.
04 Tháng Tám 201612:46 CH(Xem: 21223)
Vầng trăng ai nở chia đôi Nửa bên gối chiếc nửa soi tình sầu Trời làm tháng bảy mưa ngâu Làm sao anh bắc nhịp cầu bên em...
04 Tháng Tám 201612:24 CH(Xem: 17248)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
02 Tháng Tám 201612:40 SA(Xem: 20350)
Ngoài kia, mùa hè vẫn đang chín muồi. Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
01 Tháng Tám 20169:38 SA(Xem: 23072)
Nếu ngày mai tới vùng xa lắm Cởi gánh đời nặng nhọc trên vai Chắp cho lòng cánh bay thăm thẳm Rồi hóa thành mây trắng bay bay.
31 Tháng Bảy 201610:13 CH(Xem: 13852)
Hội ngộ Ngô Quyền như một lời réo gọi, những đứa con xưa tìm lối quay về, được đến với Thầy Cô và bạn bè là cả bao niềm hạnh phúc
31 Tháng Bảy 20167:09 SA(Xem: 18095)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
30 Tháng Bảy 20169:44 SA(Xem: 20396)
Ơi hãy quên, Rằng ta vẫn hoài mơ ước, Rằng đường ta đi chẳng có bóng che, Rằng bóng mát có ở cuối con đường?
29 Tháng Bảy 201611:03 CH(Xem: 21090)
Ta về quét lá sân trường Nhìn theo lá rụng lòng buồn bấy nhiêu Cổng trường vắng lặng đìu hiu Phượng hồng rã cánh gợi nhiều nhớ nhung.
29 Tháng Bảy 201610:58 CH(Xem: 22312)
Chiều nay em gửi vào cho chị Cây chuối xanh trồng ở sau vườn Cây chuối thân thương, hình ảnh quê hương Đã sống lại và trổ hoa, kết trái
28 Tháng Bảy 201611:16 CH(Xem: 19777)
Xe chạy qua cầu nghe rầm rì sóng vỗ xanh trời cù lao Phố thấp thoáng rặng cây xanh mây chẳng muốn trôi nhanh ghé đầu qua khung cửa...
28 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19365)
Trời đêm đã mọc sao Mai Ngủ đi, sao Mẹ thức hoài đêm thâu Thức chi đêm lụn dầu hao Khuya rồi, Mẹ thức càng lâu càng buồn!
28 Tháng Bảy 201610:46 CH(Xem: 19480)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
27 Tháng Bảy 20168:03 SA(Xem: 20106)
Ban tổ chức sau buổi họp đầu tiên đã quyết định giao phần văn nghệ ngày đại hội chính thức cho Lam và Mai, đôi uyên ương có đôi chân vàng và giọng hát ngọt ngào đầy sức sống
24 Tháng Bảy 20167:46 CH(Xem: 20456)
Từ giã bạn bè trở về nhà sau mấy ngày tham dự Hội ngộ Ngô Quyền, tôi mang theo câu hát " Rồi mai đây khi mình xa nhau vẫn nhớ nhau hoài ...
24 Tháng Bảy 20167:46 SA(Xem: 31470)
Hái bông hoa xuyến chi người bỏ lại Trong vườn hoang xưa cỏ dại ngập đường Gió lay lay vòm xuyến chi thơ dại Bé bỏng thơ ngây nở trắng góc vườn.
23 Tháng Bảy 20169:11 CH(Xem: 32335)
Các Em hợp lực cùng nhau, Kề vai gánh vác trước sau một lòng. Thầy Cô, bè bạn chờ mong, Tám ngày Đại Hội "Vô Song" kỳ này.
23 Tháng Bảy 20168:02 SA(Xem: 23808)
Dõi nhìn cây phượng trường ta, Bóng cò tô những cành hoa thêm màu, Cuộc đời dễ mấy ai đâu! Thương đàn cò trắng gửi câu: Thank you.
23 Tháng Bảy 20167:08 SA(Xem: 22826)
Viết cho em tình thư tháng bảy Kể chuyện về Chức Nữ-Ngưu Lang Có tiên nương dệt lụa tơ vàng Yêu say đắm chàng Ngưu tiên giới.
23 Tháng Bảy 20166:54 SA(Xem: 11217)
Thướt tha áo trắng, tóc buông dài Như đàn bướm tung tăng bay lượn Giữ mãi Ngô Quyền trong tâm tưởng Tình Thầy Cô, bạn hữu lúc sum vầy...
23 Tháng Bảy 20166:47 SA(Xem: 10558)
Thoắt cái thời gian 48 năm Bạn xưa còn mất vẫn biệt tăm Chiều nay nhìn lại hình xưa ấy Nhớ bạn nhớ trường ở xa xăm
23 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 11971)
Tựa đề: TRẢ ĐỜI CHO NHAU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Ca Sĩ: Khánh Minh
21 Tháng Bảy 20161:16 CH(Xem: 15800)
Bao giờ Hằng Nga về lại trăng? Để thăm chú Cuội chốn cung Hằng Thương nhớ đang chờ gốc đa đó Buồn nầy Hằng Nga có biết chăng?
21 Tháng Bảy 20161:09 CH(Xem: 10157)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
16 Tháng Bảy 20161:55 SA(Xem: 16847)
Các bạn có đồng ý với tôi là ngày hội ngộ NQ đã thành công vượt bực không?. Tôi ra về trong lòng mang theo niềm hân hoan và một chút tò mò.
15 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19344)
Em đứng bên cô ngày vui hội ngộ Mái tóc bạc phơ thương quá là thương Bàn tay cô đặt lên em nhè nhẹ Bàn tay mềm, một thuở bụi phấn vương
15 Tháng Bảy 20162:53 CH(Xem: 18605)
Gởi lại Grand Canyon, bóng chiều tà Đã đưa hồn ta du lãng xa Từng lớp chồng nhau màu đủ sắc Từ giã ra về sao mãi thiết tha
15 Tháng Bảy 20162:46 CH(Xem: 11731)
Về đây chung một mái nhà, Nhớ về trường cũ, Biên Hòa ngày xưa. Những tà áo trắng sớm trưa, Thướt tha đến lớp, nắng mưa sá gì.
15 Tháng Bảy 20162:29 CH(Xem: 28857)
Căn nhà ngoại ô buổi chiều Chiếc bánh sinh nhật, nâng niu tặng Thầy Mừng Thầy thượng thọ bát tuần Chúc Thầy sức khỏe, tinh thần lạc quan...
15 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 20185)
Muốn giữ lại sau chặng dài xa cách Nghĩa cô thầy,tình bè bạn thiên thu Cũng muốn nhặt trong cung trầm nhịp phách Những ngọt ngào bài giảng tựa lời ru.
15 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 18906)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
15 Tháng Bảy 20168:36 SA(Xem: 26940)
Bụi mờ đôi mắt đỏ Tiễn nhau nơi phi trường Anh dặm dài sương gió Viết bài thơ tình buồn Em hỡi, còn yêu thương...
13 Tháng Bảy 20169:03 SA(Xem: 21785)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
12 Tháng Bảy 20169:35 CH(Xem: 24125)
Còn gì cho nhau trước lúc chia tay Buồn lên đôi mắt, nhớ từng ngày Giờ phút phân kỳ ai không đã ... Ngậm ngùi ... đâu biết chuyện ngày mai
12 Tháng Bảy 20169:36 SA(Xem: 12930)
Sau chuyến đi vui vẻ thân thiết với các em, tâm tình nầy tôi muốn gởi đến các em có học hay không học với tôi.
09 Tháng Bảy 201610:44 CH(Xem: 20579)
Bài viết này con muốn nói lên sự cảm ơn và lòng cảm xúc của con đối với ngày Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 năm Ngô Quyền vừa qua.
09 Tháng Bảy 20161:08 SA(Xem: 17611)
Cám ơn thầy cô và các bạn đã dành cho tôi nhiều thương mến. Tình cảm này tôi sẽ trân trọng không bao giờ quên.
09 Tháng Bảy 201612:27 SA(Xem: 20305)
Xin chào đại hội vui đông Ngô Quyền ngày cũ phượng hồng xôn xao Gửi anh chị một lời chào Nhớ nhau xin hẹn viết vào trang thơ
08 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 21438)
Thật cảm động 1 bài thơ của chs Ngô Quyền Khóa 7 từ VN gửi sang Hình như ai hát "Ướt mi "... ghẹo mình.
08 Tháng Bảy 20161:43 CH(Xem: 20536)
Dẫu đã biết tình mình thành cổ tích Sao cứ mãi tìm trên lối cỏ quen Còn giấu gì trong mênh mông u tịch Chút thiên đường yêu dấu chẳng đành quên.
08 Tháng Bảy 20162:31 SA(Xem: 20094)
Thầy Hoài áo đỏ như tân. Ai ngờ thầy đã cửu tuần rồi đây. Bát tuần nhiều lắm cô, thầy Học trò chúc thọ sum vầy thật vui
08 Tháng Bảy 201612:40 SA(Xem: 18633)
Bè bạn ngày xưa tìm lại được Đất gào thương nhớ gọi tên nhau Đã biết trùng phùng không nói trước Thương yêu như mạch suối tuôn trào.
02 Tháng Bảy 20161:34 SA(Xem: 21360)
nụ cười thường chóng vội tan khổ đau kia mãi ngân vang một đời... thềm xưa có cánh hoa rơi vườn xưa còn đó một người ngóng trông.
02 Tháng Bảy 20161:17 SA(Xem: 18598)
Thầy trò gặp nhau nhắc chuyện xưa Bốn lăm năm qua nhiều nắng mưa Tóc Thầy bạc trắng, trò cũng trắng Cạn ly tâm sự, có đâu thừa...
01 Tháng Bảy 201611:13 CH(Xem: 20612)
Tuổi xanh ngày cũ qua mau, Mừng vui lại được gặp nhau nơi này. Bên nhau vui sống đôi ngày, Ngô Quyền yêu dấu cùng Thầy, Cô yêu.
01 Tháng Bảy 201612:52 CH(Xem: 20125)
Thầy ơi, cạn chén tương giao Cô ơi, nhắp chút hồng đào kính dâng Bạn ơi, xích lại thật gần Mai còn gặp gỡ chiều phân nắng ngày...
01 Tháng Bảy 201610:15 SA(Xem: 22441)
Một ngày bình thường có hai mươi bốn giờ Em nhớ anh nên thấy còn thiếu lắm Gom góp từng giây thời gian đi chậm Dành dụm từng giờ ngày lại qua nhanh
01 Tháng Bảy 20164:43 SA(Xem: 15574)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
01 Tháng Bảy 20162:48 SA(Xem: 20739)
Một chiều tôi bước qua trường cũ Trắng xóa mây ngàn áo mộng xưa Tình bay ngàn cánh trời hoa phượng Để bước trăm năm lạc chẳng ngờ
30 Tháng Sáu 201610:29 SA(Xem: 24079)
Mưa vẫn không ngơi Giọt như thổn thức Dáng hình lẩn khuất Mưa Sài Gòn… Chợt nhớ những tàn phai!
29 Tháng Sáu 201611:28 CH(Xem: 19665)
Hy vọng lần này kết quả sẽ khác hơn và cả nước Đức uống bia "liên tu bất tận" để ăn mừng Hội tuyển mình bước vào bán kết. Hãy chờ xem sao!
28 Tháng Sáu 201612:47 CH(Xem: 17718)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
25 Tháng Sáu 20161:09 SA(Xem: 18553)
Trước hết giải túc cầu Copa America 2016 đang vào giai đoạn cuối với trận chung kết giữa Argentina & Chile và trận tranh hạng 3 giữa Mỹ & Colombia.
24 Tháng Sáu 201611:56 CH(Xem: 19784)
Chờ xem trực tiếp đá banh, Màn hình mờ tỏ, tròng trành lao chao, Dáng em tóc xõa hôm nào, Rung màn ảnh nhỏ, lao chao tròng trành,
24 Tháng Sáu 201611:41 CH(Xem: 19289)
Sáu mươi năm, mái trường xưa yêu dấu Biết có còn nguyên vẹn nữa hay không? Nghe ngậm ngùi, và xao xuyến trong lòng Chắc có lẽ, trường bây giờ biến đổi
24 Tháng Sáu 20162:32 CH(Xem: 23967)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Sáu 20161:57 CH(Xem: 20849)
Ta đi đi mãi, đi suốt mấy mươi năm... Trường Ngô Quyền xưa đã bao lần xây sửa mới! Mấy mươi năm đó ta vẫn đi và vẫn đợi... Mong gặp Mùa Xuân như Thuyền Nhân mong gặp bến bờ!
24 Tháng Sáu 20161:49 CH(Xem: 21239)
Lâu lắm mới về thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ QUYỀN trường cũ dấu yêu Bâng khuâng cổng khép - hàng me rũ Rưng rức hồn đau sầu cô liêu!
24 Tháng Sáu 201612:51 SA(Xem: 21323)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức QUÊ NHÀ TIẾP NỐI - Nhạc Phạm Chinh Đông Thảo Sương & Phạm Chinh Đông trình bày
23 Tháng Sáu 201611:00 CH(Xem: 20660)
Bạn bôn ba nơi quê người xứ lạ Vẫn thâm trầm chôn giữ nỗi niềm riêng Còn lại tôi mang mang hồn cỏ lá Nửa trời thương chợt loang tím ưu phiền.
22 Tháng Sáu 20161:39 CH(Xem: 20257)
Quê hương vậy sao Sử hùng trong giấy Đọc lại cho vui Tìm hoài không thấy… Mình ơi! vô tâm Cá chết mặc cá Người chết mặc người Biển chết mặc biển Mình ơi! buồn ơi…
22 Tháng Sáu 20161:29 CH(Xem: 19036)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
19 Tháng Sáu 201612:33 SA(Xem: 20043)
Nếu HT Mỹ thắng được trong trận bán kết vào thứ ba tới thì vào chung kết sẽ dễ dàng đoạt giải Copa America 2016 vì lúc đó không còn đối thủ "nặng ký" nữa .
17 Tháng Sáu 201611:27 CH(Xem: 19135)
mây bay về đâu. gió về đâu hương hoa lilac nhẹ. mơ hồ gợn lên một chút ngây thơ cũ và chút êm đềm. trong. mắt xưa