Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7c - phần 2)

21 Tháng Bảy 20161:09 CH(Xem: 10113)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7c - phần 2)

Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7c - phần 2)


Bá Đa Lộc, lính đánh thuê và Nguyễn Ánh

Ngày 28 tháng 7 năm 1789, khi giám mục Bá Đa Lộc cùng với hoàng tử Cảnh cặp bến Vũng Tàu.

Ông không lẻ loi đi một mình.

Trong chuyến đi Pháp, mặc dầu hoàn toàn thất bại, người ta cũng thấy có một số người Pháp cùng đi với ông:

  • J.B. Chaigneau [Nguyễn Văn Thắng], thuyền trưởng tàu Long Phi.
  • De Forcanz, thuyền trưởng tàu Bằng Phi.
  • Philippe Vannier [Nguyễn Văn Chấn], thuyền trưởng tàu Bòng Thước, sau đó là tàu Đồng Nai và tàu Phụng.
  • Jean-Marie Dayot [Nguyễn Văn Trí], chỉ huy một đội chiến thuyền.
  • Victor Olivier, sĩ quan cơ khí, trông coi tổ chức bộ binh, pháo binh và đồn lũy.
  • Théodore Lebrun, kỹ sư trông coi việc xây thành.
  • Laurent Barisy, trung tá.
  • Julien Girard de L’Isle-Sellé, đại úy hải quân.
  • J.M. Despiaux, ngự y cho chúa Nguyễn.
  • Louis Guillon, trung úy hải quân.
  • Jean Guilloux, trung úy hải quân.(27)
Nguồn: thuykhue.free.fr

Nguồn: thuykhue.free.fr

Những nhân vật trên sau này đều đóng góp kỹ thuật, kiến thức quân sự giúp Nguyễn Ánh đang từ thế thủ chuyển sang thế công.

Không có người nào trong đám này là người thừa cả.

Cũng trong phân mục này, xin trích dẫn Tạ Chí Đại Trường. Ông viết lại: Je ferai seul la révolution. Các tay phiêu lưu Tây Phương ở Việt Nam: Vai trò, địa vị và ảnh hưởng của họ. Và bằng mấy câu thơ bày tỏ sự vui mầng:

Tới nơi bến Nghe gieo neo
Dưới trên buồm cuốn xả lèo răng răng
Đùng đùng súng bắn liên thanh
Chiêng cồng mừng rỡ vang rang dầy dầy
Hai bên tứ diện Đông Tây
Dưới trên thiên hạ dầy dầy đều coi
Mừng tàu rày đã tới nơi
Mừng Thầy lại với Con Người đã sang

Và chiếc tàu La Méduse đã cập bến Vũng Tàu ngày 28/7/1789.

Và Tạ Chí Đại Trường đã trích câu nói của Bá Đa Lộc nói thẳng vào mặt De Conway.

“Một mình tôi cũng đủ làm nên việc đảo lộn.”(28)

Họ, những tên lính đánh thuê, từng lớn lên với mộng ước hải hồ cộng óc phiêu lưu, mộng làm giàu trong chốc lát khiến họ có mặt hôm đó, tại bến cảng Vũng Tàu.

Họ và Bá Đa Lộc đều có một mẫu số chung: họ mơ ước làm chuyện lớn, mặc dầu chuyện lớn của Bá Đa Lộc chẳng ăn nhập gì với bọn người đi theo ông.

Trước hết, bà Thụy Khuê đã để công sức đọc và sưu tầm các tài liệu sử như tài liệu sử của Alesix Faure, Barisy, John White, ký sự của Bissachère, John Barrow và cuối cùng ngay cả tài liệu sưu tầm đáng nể của Charles B. Maybon, “Histoire moderne du pays d’Annam” cũng như các công trình sưu tập của cố Cadière.

Cadière-Thụy Khuê

Lm Léopold Cadière (1869-1955), ngường sáng lập Hội Bạn Cố Đô (AAVH). Nguồn:  Catherine Clémentin-Ojha, Pierre-Yves Manguin, A Century in Asia: The History of the Ecole Francaise D'Extreme-Orient, 1898-2006, trang 176

Lm Léopold Cadière (1869-1955), người sáng lập Hội Bạn Cố Đô (AAVH). Nguồn: Catherine Clémentin-Ojha, Pierre-Yves Manguin, A Century in Asia: The History of the Ecole Francaise D’Extreme-Orient, 1898-2006, trang 176

Riêng trường hợp Cadière đã nhận được một lời phê phán khen có mà chê cũng rất nặng nề:

“Hai vị học giả Pháp có những công trình nghiên cứu văn hóa Việt đáng trọng là Maybon và Cadière; tiếc thay, cũng lại là những người, đã tế nhị và sâu sắc, tìm cách thay thế công lao thống nhất và dựng nước của Gia Long cùng tướng sĩ, quần thần, bằng công trạng của Bá Đa Lộc và những ‘sĩ quan’ Pháp.”(29)

Về mặt khách quan mà nói, các sách sử thời ấy rất khó tránh khỏi những sai lầm đủ loại. Có rất nhiều khuyết điểm – nhất là tên người, Tạ Chí Đại Trường đã nhận xét là người Tây Phương rất chú trọng đến ngày tháng minh bạch, nhưng về tên người thì không cách nào họ viết đúng được.

Công nghiên cứu phê phán của bà Thụy Khuê cần được ghi nhận. Tuy nhiên, nhiều chỗ cho thấy bà đã do động lực ngầm, mất tự chủ, bà đã dùng những chữ khá nặng nề, bà đã mạt sát bằng những ngôn từ không thích hợp như “xuyên tạc, bịa đặt, sai lầm tiêu biểu, thủy tổ việc bóp méo lịch sử Pháp-Việt, bôi nhọ Quang Trung, ít học, không quen viết lách, câu cú lôi thôi…” lối viết này thực là ấu trĩ, phô trương và khoác lác.

Hầu hết những người trên đều trở thành đối tượng bị Thụy Khuê phê phán quá đáng. Bà viết:

“Thực là kinh hoàng khi ta đọc bài diễn văn trên đây. Khó có thể hiểu tại sao một người có kiến thức sâu rộng, có đạo đức nghề nghiệp của một học giả như linh mục chủ bút tập san Đô Thành Hiếu Cổ lại có thể viết một bài như thế. Chưa cần xét đến đầu óc thực dân, cao ngạo, khinh mạn người Việt, bao trùm lên toàn bài, hãy nói đến những lỗi khổng lồ mà một công trình khoa học không thể có, mà chúng tôi xin lần lượt phân tích từng điểm một, sau đây.”
(Trích Thuỵ Khuê, Ibid., chương 15)

Do nguyên động lực nào mà bà đã viết như thế? Thật là kinh hoàng! Viết khác với lối biên khảo quen thuộc của bà khi viết về các đề tài văn học hay triết học! Tại sao có hai thái độ cầm bút như thế trong cùng một con người?

Phải chăng có hai Thụy Khuê – một viết văn học và một viết chính trị – tôn giáo?

Và đó là công việc mà chúng ta cần tìm hiểu.

Viết như thế tôi cho là không công bằng. Viết như thế là có sẵn một chủ đích xấu, một định kiến về các thừa sai hoặc các nhà sử học. Thừa sai sangViệt Nam thì có nhiều. Cộng chung có thẻ lên đến từ 300 đến 400. Nhưng chỉ có khoảng 30 chục người viết dưới dạng các lá thư gửi về cho bạn bè, gia đình như cha mẹ hoặc những bề trên trực tiếp của họ. Những lá thư này có tính cách cá nhân và không được phổ biến. Sau này được Hội Thừa sai Ba Lê thu tập lại như tài liệu nhân chứng sống một thời trong các tập tài liệu gọi chung là “Lettres Édifiantes et Curieuses: Écrites des Missions Étrangeres” và gồm trên 20 tập.

Tôi không hiểu tại sao tập san này đã không được bà Thuỵ Khuê xử dụng và nhắc nhở tới mặc dầu lập trường của các thừa sai là nhìn nhận Nguyễn Ánh như dòng dõi chính thức và coi Tây Sơn như ‘giặc cướp’.

Vậy mà trong văn bản, bà Thụy Khuê luôn luôn dùng một từ chung ghép lại là: Các thừa sai Ba Lê và sĩ quan Pháp. Đây cũng là một dụng ý xấu của Thuỵ Khuê.

Tôi cũng đọc những tài liệu như bà Thụy Khuê đã đọc. Nhưng thái độ đọc, cách tiếp nhận các nguồn sử liệu cho phép tôi nghĩ rằng, đọc là một chuyện, thái độ đọc là chuyện khác.

Vì thế, khác hẳn với bà Thụy Khuê, tôi đọc họ với một tinh thần cởi mở đón nhận nên đã đọc Alesix Faure với một sự thich thú. Tôi được rất nhiều mà không mất mát gì. Tôi cũng thích thú chân thành khi đọc Tạ Chí Đại Trường.

Nhất là trong trường hợp Cadière. Có thể nói trước khi được đọc các sử gia Pháp trên thì người mà tôi có cơ hội đọc trước tiên là Cadière. Bởi vì lãnh sự Pháp ở Việt Nam sau 1975 đã số hóa toàn bộ công trình của BAVH.

Chỉ riêng Cadière, ông đã đóng góp 250 bài nghiên cứu, sưu tầm đủ loại về văn minh, văn hóa Việt cũng như triều đình nhà Nguyễn với một tâm tình quý mếnViệt Nam như quê hương thứ hai của minh bằng một sự trân trọng hiếm có. Các bài viết ấy bàng bạc một tấm lòng với Việt Nam.

Có thể nói Bá Đa Lộc có công với nhà Nguyễn thì Cadière có công với sử học, khảo cổ học Việt Nam. Cái công của ông với văn-sử học Việt Nam lớn lắm.

Nhưng trong số những bài viết ấy, có 5, 6 bài diễn văn mà nhân danh BAVH ông đã đọc để đón tiếp khách Việt hay Pháp.

Đặc biệt là bài diễn văn trước thống chế Joffre khi sang thăm Việt Nam.

Đây là một bài diễn văn nên cũng có một số hoa từ, một chút mầu mè, một chút ngôn ngữ ngoại giao mà bình thường có thể ông đã không viết như thế. Nhưng cái chính vẫn là những tài liệu trích dẫn từ nhiều nguồn có thể sử dụng được.

Để khỏi dài dòng, tôi xin trích dẫn một số câu do chính bà Thụy Khuê đã lấy ra làm bằng cớ và in chữ đậm.

Chẳng hạn:

“Trong số kỷ niệm này, những gì đáng quý nhất đối với người Pháp chúng ta là những kỷ niệm nhắc nhở tới những vị sĩ quan Pháp đã đến đây vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cứu nguy Gia Long và đã giúp ông hoàng này lấy lại được vương quốc.”

Trích dẫn Maybon:

“Không thể chối cãi được rằng họ đã góp phần rộng lớn vào chiến thắng của Gia Long. Chưa nói đến sự đóng góp của họ vào những chiến công quan trọng như việc tiêu diệt hạm đội Tây Sơn năm 1792, và những cuộc hành quân khác dẫn đến chiến thắng Huế, năm 1801, mà ta không thể không khâm phục óc tổ chức của họ trong những điều kiện không mấy thuận lợi: Họ đã xây dựng một ngành hải quân theo lối Tây Phương, thành lập các thủy thủ đoàn, huấn luyện quân lính, đưa kỷ luật vào quân đội, thành lập cấp chỉ huy, đúc đại bác, dạy cho người Việt cách dùng trái phá, lập đội pháo binh dã chiến mà sự lưu động khiến quân Tây Sơn khiếp sợ, họ đã xây dựng các thành dài.”(30)

“Trước hết, chúng ta thử xem những người đã tạo ra cái ảnh hưởng này. May mắn nhờ sự khám phá của một trong những cộng sự viên nhiệt thành nhất và kiến thức nhất của chúng tôi, ông A. Salles, cựu thanh tra thuộc địa, đã cho phép tôi trình ngài đọc trước, chân dung của ba người vinh hiển nhất đã giúp Gia Long: J.B Chaigneau, Ph.Vannier, và Jean-Marie Dayot.”

Như tôi đã nói, ảnh hưởng của những người Pháp trên triều đình Annam là cá nhân và trực tiếp.

“Trước hết là sự huấn luyện kỹ thuật, và điều lạ lùng là do một vị giám mục – đúng là ông đã làm bá chủ giai đoạn này, bằng hành động, bằng thiên tài, bằng đạo đức cũng như bằng lòng yêu nước (Pháp), ngời sáng của ông – đức giám mục đã giữ vai trò khởi thủy. Một tác giả đương thời nói: Ông dịch cho học trò ông – tức là Gia Long – nhiều tác phẩm tiếng Pháp sang tiếng Nam(Cochinchinois) chủ yếu là những sách chiến lược và sách xây thành lũy. Ông dịch hay đến nỗi người có học và người có khả năng nhất nước này là nhà vua cũng phải chịu.”(31)

“Chính Dayot đã báo cho Renoward de Sainte-Croix biết về những thông tin này. Khoảng hai mươi năm sau đó, năm 1819 Vannier và Chaigneau cũng cho một người du lịch Anh đến Huế biết rằng ‘Giám mục Adran dịch sang tiếng nước này (chữ Nôm) những mục từ ích lợi nhất của Bách Khoa Toàn Thư và soạn trong thổ âm này (Chữ Nôm) nhiều bản Hiệp ước cho Hoàng Đế xử dụng.”(32)

Công trạng của giám mục Bá Đa Lộc có lẽ giới hạn ở đó: ông cung cấp những sách nền móng cho sự nghiên cứu. Tất cả những lý giải kỹ thuật phải dành cho các chuyên viên: Chaigneau, Vannier nói được tiếng Việt, nhất là Olivier.

“Thưa thống chế, chúng tôi mong muốn được trình ngài bộ sưu tập những tác phẩm liên quan đến nghệ thuật xây dựng và bảo vệ thành trì đồn lũy, do giám mục Bá Đa Lộc dịch sang chữ Nôm. Có lẽ một ngày nào đó, ta sẽ tìm lại được trong văn khố hoàng cung hay của các Bộ. Ngày hôm nay, chúng tôi chỉ có thể trình ngài một kiểu mẫu được giữ trong Nội-Các,, đó là Đồ thị quân sự, bao gồm tất cả các bộ phận chính của một thành đồn, với tất cả các khẩu đại bác ( đẻ tấn công và phòng thủ) của một chiến lũy do J.E. Duhamel, kỹ sư của vua, năm 1773, xây theo kỹ thuật xây dựng của ‘thống chế Vauban’.”(33)

Bạn đọc mấy trích đoạn trên tự mình có thể đánh giá bài diễn văn của ông Cadière như thế nào?

Riêng bà Thụy Khuê phản bác luận điểm của Cadière và không tin rằng Bá Đa Lộc đã dịch Bách Khoa toàn thư sang tiếng Tầu hay tiếng Ta? Bà viết:

“Những dòng trên đây, chứng tỏ Bá Đa Lộc không gần gũi vua như người ta thêu dệt nên. Sau khi Trần Đại Luật dâng sớ ‘xin chém đầu Bá Đa Lộc’ năm 1795, thì vị giám mục lại càng thận trọng hơn nữa. Vậy việc giám mục ‘ dịch sách’, ‘viết thư’, làm ‘ cố vấn’ mọi việc cho vua không thể, nếu một năm hay hơn một năm giám mục mới gặp vua một lần. Chức phận ông giới hạn trong việc: Là một trong những thầy dạy Hoàng Tử Cảnh!”(34)

Trong đoạn văn ngắn ngủi trên, bà Thụy Khuê đã vấp phạm nhiều lỗi trầm trọng: như đánh giá sai một cách hời hợt mối liên hệ Bá Đa Lộc-Nguyễn Ánh. Qua một số chứng từ – nhất là những lá thư Nguyễn Ánh gửi cho Bá Đa Lộc do Cadiere thu tập được và Tạ Chí Đại Trường đưa ra bình giải cũng như những đánh giá của Le Labousse, của Shihojen Seishi, của Barrow và nhất là chính lời của Gia Long trong văn tế Bá Đa Lộc cho thấy vai trò của ông như thế nào.

Từ điển Annam-Latin Gm Bá Đa Lộc viết năm 1775 ở Pondichéry (Lưu trữ tại MEP)

Từ điển Annam-Latin Gm Bá Đa Lộc viết năm 1775 ở Pondichéry (Lưu trữ tại MEP)

Thụy Khuê phủ nhận những việc làm của Bá Đa Lộc như dịch sách, cố vấn là những việc làm không thể có được. Nhưng đấy lại là những công việc Bá Đa Lộc đã làm cho Nguyễn Ánh.

Cố tình cho rằng Nguyễn Ánh không bao giờ là học trò của Bá Đa Lộc mà cùng lắm Bá Đa Lộc chỉ là thầy giáo của Hoàng Tử Cảnh là một lối nhục mạ không cần thiết.

Vài dòng cuối

Phải thú thực là tôi rất mệt mỏi khi đọc tập tài liệu này. Viết xong dược một vài cảm tưởng khi đọc xong tập tập liệu tôi coi như một giải thoát. Cái lợi duy nhất có được là nhờ bà Thụy Khuê, tôi có dịp đọc thêm nhiều tài liệu giúp bổ túc cho kiến thức về sử Việt Nam cận đại.

Sự khác biệt giữa Thuỵ Khuê và người viết là sự khác biệt trong lối nhìn, lối đọc sử học do quan điểm về sử khác nhau.

Trước khi chấm dứt bài viết bày tôi cũng mời độc giả đọc lại bài phỏng vấn của bà Thụy Khuê với Hoàng Phủ Ngọc Tường họa chăng có thêm một điểm nhìn gợi ý nào chăng?

Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình. Nó giống như món ăn vậy. Thích thì ăn, không thich thì thôi.

(Hết)

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline minh hoạ.

(21) Alesix Faure, Mgr Pigneau de Beshaine Esveque d’Adran, Paris, 1891, Chapitre douzieme.
(22) Nguyễn Xuân Thọ, Ibid, trang 34.
(23) Tạ Chí Đại Trường, Ibid., trang 181.
(24) Nguyễn Xuân Thọ, Ibid., trang 36.
(25) Thụy Khuê, Ibid., chương 2.
(26) Ngày thứ 15, tuần trăng thứ năm, năm thứ 51, đời Cảnh Hưng, 27.6. 1790. Louvet, La Cochinchine religieuse, I, t, 536. trích lại Thụy Khuê, Ibid., chương 18.
(27) Nguyễn Duy Chính, “Tương quan Xiêm-Việt cuối thế kỷ XVIII”, trang 28-29.
(28) Tạ Chí Đại Trường, Ibid., trang 196-197.
(29) Thụy Khuê, Ibid., chương 14, Maybon và cuốn Histoire moderne du pays d’Annam.
(30) Thụy Khuê, Ibid., chương 15 Maybon, “Histoire moderne du pays d’Annam, trang 278.
(31) Thụy Khuê, chương 15, “Relations de Bissachere”, Introduction của Ste-Croix do Maybon in, trang 91.
(32) Thụy Khuê, Ibid., chương 15, trích “Annales maritimes et Coloniales”, biên niên hàng hải và thuộc địa, 1823, tome 2, trg 578.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18532)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
20 Tháng Tám 201612:26 SA(Xem: 38650)
Chút nắng mật ong đùa reo trên lá Bảo mùa thu đang hối hả quay về Kịp thấy loạt lá vàng rơi kín ngã Kịp nhìn mây chiều rờm rợp sơn khê.
20 Tháng Tám 201612:22 SA(Xem: 19643)
Con tìm mãi không nguôi bóng mẹ ngoài sân Trong đêm mưa đầy, trăng buồn đi mất Mẹ không trăng mà lòng trăng vằng vặc Mẹ không nguồn mà biển cả bao dung
19 Tháng Tám 201611:24 CH(Xem: 15451)
Ngày Lễ Vu Lan, con quỳ dưới Phật Đài. Tâm thành con nguyện Đức Phật Từ Bi, gia hộ cho hai người mẹ mà con tôn kính nhất .
19 Tháng Tám 20162:13 CH(Xem: 19701)
Vu Lan Bồn, chuyện cũ, tích xưa Buồn, vui mấy mùa với nắng mưa Ơn nghĩa sanh thành sao nặng trĩu! Thương nhớ Mẹ Cha, mấy cho vừa...!
17 Tháng Tám 20162:26 CH(Xem: 19689)
Trăng in bóng nước soi vằn vặt Rọi chiếu hồn con một chữ TÂM Thương Mẹ dấu yêu chiều bóng khuất Tìm đâu hơi ấm chỗ Mẹ nằm.
17 Tháng Tám 20162:19 CH(Xem: 22204)
Đêm nay khóc để vơi sầu, Tình mình lịm tắt theo màu thời gian. Bạn hiền giờ đã mê man, Suốt đêm không ngủ, ly tan đâu ngờ.
17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18042)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
17 Tháng Tám 20161:41 SA(Xem: 10806)
Một ngày vui không thể nào quên, cũng như niềm vui của 2 gia đình vừa kết nghĩa thông gia. Và sẽ còn những cuộc vui tiếp nối.
16 Tháng Tám 20161:16 CH(Xem: 20104)
Em chợt đến tưởng chừng như cổ tích Liếc nhìn anh giọng phụng phịu vô cùng
15 Tháng Tám 20162:11 CH(Xem: 17843)
Lòng Mẹ sáng soi tựa trăng rằm Khi con quỳ xuống khấn lâm râm Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Mẹ được siêu sinh cõi vĩnh hằng.
12 Tháng Tám 201610:51 CH(Xem: 15274)
Đại nhạc hội "Cám ơn Anh người thương phế binh VNCH" kỳ 10 đã kết thúc vào ngày chủ nhật . Một ngày chủ nhật đẹp trời.
12 Tháng Tám 201611:48 SA(Xem: 23290)
Chiều nay gió thổi hây hây, Bên dòng sông vắng, nhớ ngày ấu thơ. Đi tìm về kỷ niệm xưa, Dòng sông năm cũ xa mờ còn đâu!
12 Tháng Tám 201611:42 SA(Xem: 20177)
Nắng, nắng ơi! hong khô mù sương phủ Trên đầu cây ngọn cỏ bước người qua Đừng vương lại chút gì dù thật nhỏ Tình xưa rồi ...Thôi cứ vậy mà xa.
12 Tháng Tám 201611:35 SA(Xem: 33982)
Hoa Xuyến Chi bây giờ ở đâu? Có còn khoe sắc dưới trăng sầu?! Có còn e ấp cành hoa nhỏ? Trông mãi người xa những canh thâu!
12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21846)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
12 Tháng Tám 20169:59 SA(Xem: 19991)
Những ngày cuối đông Oregon … buồn như một khúc kinh cầu. bầu trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu, tưởng chừng như muốn đổ ập xuống,
12 Tháng Tám 20162:25 SA(Xem: 19444)
Trường xưa sừng sững tường rêu. Phượng hồng râm mát dấu xưa yêu kiều. him xa mỏi cánh chiều chiều. Ngận nga tiêng vọng mỹ miều âm vang
12 Tháng Tám 20162:15 SA(Xem: 20605)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Vọng Vu Lan" sáng tác Thanh Tâm Hoài--Bảo Yến trình bày Mẹ Tôi sáng tác Nhị Hà--Giao Linh trình bày
11 Tháng Tám 201610:22 CH(Xem: 22511)
Thời nghịch ngợm thuở biết yêu. Tan trường từng bước liêu xiêu ven đường Ngụm cà phê đắng lạ thường Lại nhe thoang thoan mùi hương ngọt ngào
11 Tháng Tám 201610:10 CH(Xem: 20127)
Vì Sao Lẻ Loi Nhạc: Phạm Chinh Đông với 24 bài hát do nhiều ca sĩ thể hiện.
07 Tháng Tám 201611:01 CH(Xem: 21974)
thở ra * trời. đất bao la. mùa đông qua đang lặng lẽ, trở về. chiếc lá kia. rồi sẽ… một ngày chôn vùi trong tuyết trắng mênh mông…
06 Tháng Tám 201610:31 CH(Xem: 20271)
Một khoảng trời xanh thật dễ thương Có chùm hoa mướp ngạt ngào hương Xôn xao nắng lụa cài trên tóc Ngơ ngác bồ câu lạc cuối vườn
06 Tháng Tám 20169:42 CH(Xem: 20967)
Rồi một bữa anh thì thầm hỏi "nhỏ" Cớ vì sao em thích "lụa Hà Đông" * Bên ni nào có nắng Hạ Sài Gòn Hay vì chỉ "ai" nhìn đam mê đó?
05 Tháng Tám 20164:58 CH(Xem: 16298)
Cầu mong bạn bè được mạnh khỏe để đến với nhau khi tuổi thời gian lần đi xuống, mặt trời từ từ khuất sau rặng núi cuộc đời.
05 Tháng Tám 20161:54 CH(Xem: 18945)
Thiệt tình mà nói, tui thấy mình cũng không giống ai. Già rồi mà còn mê bóng đá. Mà đâu phải coi ăn theo ông chồng đâu. Tui mê rồi ngồi coi mình ên mới chết.
05 Tháng Tám 20161:25 CH(Xem: 25085)
Tôi vẫn còn em Đà Lạt những nhớ nhung Chiều đi chiều đến gió mênh mông Yêu em bạt ngàn xanh rừng núi Muôn thuở xinh tươi những nụ hồng
04 Tháng Tám 20163:14 CH(Xem: 17384)
Người lính VNCH ơi! có bao giờ anh khóc Khi nhớ về những người bạn thương binh Khập khểnh bước vào cánh cửa điêu linh Thân tàn tật, thuốc men không có.
04 Tháng Tám 201612:46 CH(Xem: 21034)
Vầng trăng ai nở chia đôi Nửa bên gối chiếc nửa soi tình sầu Trời làm tháng bảy mưa ngâu Làm sao anh bắc nhịp cầu bên em...
04 Tháng Tám 201612:24 CH(Xem: 17151)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
02 Tháng Tám 201612:40 SA(Xem: 20060)
Ngoài kia, mùa hè vẫn đang chín muồi. Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
01 Tháng Tám 20169:38 SA(Xem: 22942)
Nếu ngày mai tới vùng xa lắm Cởi gánh đời nặng nhọc trên vai Chắp cho lòng cánh bay thăm thẳm Rồi hóa thành mây trắng bay bay.
31 Tháng Bảy 201610:13 CH(Xem: 13759)
Hội ngộ Ngô Quyền như một lời réo gọi, những đứa con xưa tìm lối quay về, được đến với Thầy Cô và bạn bè là cả bao niềm hạnh phúc
31 Tháng Bảy 20167:09 SA(Xem: 17967)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
30 Tháng Bảy 20169:44 SA(Xem: 20295)
Ơi hãy quên, Rằng ta vẫn hoài mơ ước, Rằng đường ta đi chẳng có bóng che, Rằng bóng mát có ở cuối con đường?
29 Tháng Bảy 201611:03 CH(Xem: 20904)
Ta về quét lá sân trường Nhìn theo lá rụng lòng buồn bấy nhiêu Cổng trường vắng lặng đìu hiu Phượng hồng rã cánh gợi nhiều nhớ nhung.
29 Tháng Bảy 201610:58 CH(Xem: 22150)
Chiều nay em gửi vào cho chị Cây chuối xanh trồng ở sau vườn Cây chuối thân thương, hình ảnh quê hương Đã sống lại và trổ hoa, kết trái
28 Tháng Bảy 201611:16 CH(Xem: 19662)
Xe chạy qua cầu nghe rầm rì sóng vỗ xanh trời cù lao Phố thấp thoáng rặng cây xanh mây chẳng muốn trôi nhanh ghé đầu qua khung cửa...
28 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19273)
Trời đêm đã mọc sao Mai Ngủ đi, sao Mẹ thức hoài đêm thâu Thức chi đêm lụn dầu hao Khuya rồi, Mẹ thức càng lâu càng buồn!
28 Tháng Bảy 201610:46 CH(Xem: 19366)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
27 Tháng Bảy 20168:03 SA(Xem: 19983)
Ban tổ chức sau buổi họp đầu tiên đã quyết định giao phần văn nghệ ngày đại hội chính thức cho Lam và Mai, đôi uyên ương có đôi chân vàng và giọng hát ngọt ngào đầy sức sống
24 Tháng Bảy 20167:46 CH(Xem: 20347)
Từ giã bạn bè trở về nhà sau mấy ngày tham dự Hội ngộ Ngô Quyền, tôi mang theo câu hát " Rồi mai đây khi mình xa nhau vẫn nhớ nhau hoài ...
24 Tháng Bảy 20167:46 SA(Xem: 31356)
Hái bông hoa xuyến chi người bỏ lại Trong vườn hoang xưa cỏ dại ngập đường Gió lay lay vòm xuyến chi thơ dại Bé bỏng thơ ngây nở trắng góc vườn.
23 Tháng Bảy 20169:11 CH(Xem: 32225)
Các Em hợp lực cùng nhau, Kề vai gánh vác trước sau một lòng. Thầy Cô, bè bạn chờ mong, Tám ngày Đại Hội "Vô Song" kỳ này.
23 Tháng Bảy 20168:02 SA(Xem: 23674)
Dõi nhìn cây phượng trường ta, Bóng cò tô những cành hoa thêm màu, Cuộc đời dễ mấy ai đâu! Thương đàn cò trắng gửi câu: Thank you.
23 Tháng Bảy 20167:08 SA(Xem: 22732)
Viết cho em tình thư tháng bảy Kể chuyện về Chức Nữ-Ngưu Lang Có tiên nương dệt lụa tơ vàng Yêu say đắm chàng Ngưu tiên giới.
23 Tháng Bảy 20166:54 SA(Xem: 11154)
Thướt tha áo trắng, tóc buông dài Như đàn bướm tung tăng bay lượn Giữ mãi Ngô Quyền trong tâm tưởng Tình Thầy Cô, bạn hữu lúc sum vầy...
23 Tháng Bảy 20166:47 SA(Xem: 10506)
Thoắt cái thời gian 48 năm Bạn xưa còn mất vẫn biệt tăm Chiều nay nhìn lại hình xưa ấy Nhớ bạn nhớ trường ở xa xăm
23 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 11899)
Tựa đề: TRẢ ĐỜI CHO NHAU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Ca Sĩ: Khánh Minh
21 Tháng Bảy 20161:16 CH(Xem: 15744)
Bao giờ Hằng Nga về lại trăng? Để thăm chú Cuội chốn cung Hằng Thương nhớ đang chờ gốc đa đó Buồn nầy Hằng Nga có biết chăng?
16 Tháng Bảy 20161:55 SA(Xem: 16757)
Các bạn có đồng ý với tôi là ngày hội ngộ NQ đã thành công vượt bực không?. Tôi ra về trong lòng mang theo niềm hân hoan và một chút tò mò.
15 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19253)
Em đứng bên cô ngày vui hội ngộ Mái tóc bạc phơ thương quá là thương Bàn tay cô đặt lên em nhè nhẹ Bàn tay mềm, một thuở bụi phấn vương
15 Tháng Bảy 20162:53 CH(Xem: 18529)
Gởi lại Grand Canyon, bóng chiều tà Đã đưa hồn ta du lãng xa Từng lớp chồng nhau màu đủ sắc Từ giã ra về sao mãi thiết tha
15 Tháng Bảy 20162:46 CH(Xem: 11655)
Về đây chung một mái nhà, Nhớ về trường cũ, Biên Hòa ngày xưa. Những tà áo trắng sớm trưa, Thướt tha đến lớp, nắng mưa sá gì.
15 Tháng Bảy 20162:29 CH(Xem: 28705)
Căn nhà ngoại ô buổi chiều Chiếc bánh sinh nhật, nâng niu tặng Thầy Mừng Thầy thượng thọ bát tuần Chúc Thầy sức khỏe, tinh thần lạc quan...
15 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 20073)
Muốn giữ lại sau chặng dài xa cách Nghĩa cô thầy,tình bè bạn thiên thu Cũng muốn nhặt trong cung trầm nhịp phách Những ngọt ngào bài giảng tựa lời ru.
15 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 18780)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
15 Tháng Bảy 20168:36 SA(Xem: 26667)
Bụi mờ đôi mắt đỏ Tiễn nhau nơi phi trường Anh dặm dài sương gió Viết bài thơ tình buồn Em hỡi, còn yêu thương...
13 Tháng Bảy 20169:03 SA(Xem: 21671)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
12 Tháng Bảy 20169:35 CH(Xem: 23983)
Còn gì cho nhau trước lúc chia tay Buồn lên đôi mắt, nhớ từng ngày Giờ phút phân kỳ ai không đã ... Ngậm ngùi ... đâu biết chuyện ngày mai
12 Tháng Bảy 20169:36 SA(Xem: 12878)
Sau chuyến đi vui vẻ thân thiết với các em, tâm tình nầy tôi muốn gởi đến các em có học hay không học với tôi.
09 Tháng Bảy 201610:44 CH(Xem: 20483)
Bài viết này con muốn nói lên sự cảm ơn và lòng cảm xúc của con đối với ngày Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 năm Ngô Quyền vừa qua.
09 Tháng Bảy 20161:08 SA(Xem: 17519)
Cám ơn thầy cô và các bạn đã dành cho tôi nhiều thương mến. Tình cảm này tôi sẽ trân trọng không bao giờ quên.
09 Tháng Bảy 201612:27 SA(Xem: 20210)
Xin chào đại hội vui đông Ngô Quyền ngày cũ phượng hồng xôn xao Gửi anh chị một lời chào Nhớ nhau xin hẹn viết vào trang thơ
08 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 21376)
Thật cảm động 1 bài thơ của chs Ngô Quyền Khóa 7 từ VN gửi sang Hình như ai hát "Ướt mi "... ghẹo mình.
08 Tháng Bảy 20161:43 CH(Xem: 20426)
Dẫu đã biết tình mình thành cổ tích Sao cứ mãi tìm trên lối cỏ quen Còn giấu gì trong mênh mông u tịch Chút thiên đường yêu dấu chẳng đành quên.
08 Tháng Bảy 20162:31 SA(Xem: 19998)
Thầy Hoài áo đỏ như tân. Ai ngờ thầy đã cửu tuần rồi đây. Bát tuần nhiều lắm cô, thầy Học trò chúc thọ sum vầy thật vui
08 Tháng Bảy 201612:40 SA(Xem: 18560)
Bè bạn ngày xưa tìm lại được Đất gào thương nhớ gọi tên nhau Đã biết trùng phùng không nói trước Thương yêu như mạch suối tuôn trào.
02 Tháng Bảy 20161:34 SA(Xem: 21257)
nụ cười thường chóng vội tan khổ đau kia mãi ngân vang một đời... thềm xưa có cánh hoa rơi vườn xưa còn đó một người ngóng trông.
02 Tháng Bảy 20161:17 SA(Xem: 18506)
Thầy trò gặp nhau nhắc chuyện xưa Bốn lăm năm qua nhiều nắng mưa Tóc Thầy bạc trắng, trò cũng trắng Cạn ly tâm sự, có đâu thừa...
01 Tháng Bảy 201611:13 CH(Xem: 20514)
Tuổi xanh ngày cũ qua mau, Mừng vui lại được gặp nhau nơi này. Bên nhau vui sống đôi ngày, Ngô Quyền yêu dấu cùng Thầy, Cô yêu.
01 Tháng Bảy 201612:52 CH(Xem: 20022)
Thầy ơi, cạn chén tương giao Cô ơi, nhắp chút hồng đào kính dâng Bạn ơi, xích lại thật gần Mai còn gặp gỡ chiều phân nắng ngày...
01 Tháng Bảy 201610:15 SA(Xem: 22332)
Một ngày bình thường có hai mươi bốn giờ Em nhớ anh nên thấy còn thiếu lắm Gom góp từng giây thời gian đi chậm Dành dụm từng giờ ngày lại qua nhanh
01 Tháng Bảy 20164:43 SA(Xem: 15491)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
01 Tháng Bảy 20162:48 SA(Xem: 20621)
Một chiều tôi bước qua trường cũ Trắng xóa mây ngàn áo mộng xưa Tình bay ngàn cánh trời hoa phượng Để bước trăm năm lạc chẳng ngờ
30 Tháng Sáu 201610:29 SA(Xem: 23981)
Mưa vẫn không ngơi Giọt như thổn thức Dáng hình lẩn khuất Mưa Sài Gòn… Chợt nhớ những tàn phai!
29 Tháng Sáu 201611:28 CH(Xem: 19562)
Hy vọng lần này kết quả sẽ khác hơn và cả nước Đức uống bia "liên tu bất tận" để ăn mừng Hội tuyển mình bước vào bán kết. Hãy chờ xem sao!
28 Tháng Sáu 201612:47 CH(Xem: 17604)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
25 Tháng Sáu 20161:09 SA(Xem: 18468)
Trước hết giải túc cầu Copa America 2016 đang vào giai đoạn cuối với trận chung kết giữa Argentina & Chile và trận tranh hạng 3 giữa Mỹ & Colombia.
24 Tháng Sáu 201611:56 CH(Xem: 19689)
Chờ xem trực tiếp đá banh, Màn hình mờ tỏ, tròng trành lao chao, Dáng em tóc xõa hôm nào, Rung màn ảnh nhỏ, lao chao tròng trành,
24 Tháng Sáu 201611:41 CH(Xem: 19164)
Sáu mươi năm, mái trường xưa yêu dấu Biết có còn nguyên vẹn nữa hay không? Nghe ngậm ngùi, và xao xuyến trong lòng Chắc có lẽ, trường bây giờ biến đổi
24 Tháng Sáu 20162:32 CH(Xem: 23865)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Sáu 20161:57 CH(Xem: 20771)
Ta đi đi mãi, đi suốt mấy mươi năm... Trường Ngô Quyền xưa đã bao lần xây sửa mới! Mấy mươi năm đó ta vẫn đi và vẫn đợi... Mong gặp Mùa Xuân như Thuyền Nhân mong gặp bến bờ!
24 Tháng Sáu 20161:49 CH(Xem: 21137)
Lâu lắm mới về thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ QUYỀN trường cũ dấu yêu Bâng khuâng cổng khép - hàng me rũ Rưng rức hồn đau sầu cô liêu!
24 Tháng Sáu 201612:51 SA(Xem: 21129)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức QUÊ NHÀ TIẾP NỐI - Nhạc Phạm Chinh Đông Thảo Sương & Phạm Chinh Đông trình bày
23 Tháng Sáu 201611:00 CH(Xem: 20520)
Bạn bôn ba nơi quê người xứ lạ Vẫn thâm trầm chôn giữ nỗi niềm riêng Còn lại tôi mang mang hồn cỏ lá Nửa trời thương chợt loang tím ưu phiền.
22 Tháng Sáu 20161:39 CH(Xem: 20162)
Quê hương vậy sao Sử hùng trong giấy Đọc lại cho vui Tìm hoài không thấy… Mình ơi! vô tâm Cá chết mặc cá Người chết mặc người Biển chết mặc biển Mình ơi! buồn ơi…
22 Tháng Sáu 20161:29 CH(Xem: 18926)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
19 Tháng Sáu 201612:33 SA(Xem: 19954)
Nếu HT Mỹ thắng được trong trận bán kết vào thứ ba tới thì vào chung kết sẽ dễ dàng đoạt giải Copa America 2016 vì lúc đó không còn đối thủ "nặng ký" nữa .
17 Tháng Sáu 201611:27 CH(Xem: 19063)
mây bay về đâu. gió về đâu hương hoa lilac nhẹ. mơ hồ gợn lên một chút ngây thơ cũ và chút êm đềm. trong. mắt xưa
17 Tháng Sáu 201611:01 CH(Xem: 20104)
Mây về bóng ngả lầu tây Tay đan ngày tháng nhớ ai rưng buồn Say nồng tóc đẫm mùi hương Vây quanh màu tuyết phủ đường trăng soi
17 Tháng Sáu 201610:54 CH(Xem: 24673)
Thiếu Cha lòng thực cô liêu, Như là con trẻ "chơi diều" đứt dây. Chúc Cha thanh thản như mây, Sống ngoài trăm tuổi đó đây khắp trời.
17 Tháng Sáu 201610:48 CH(Xem: 20140)
Hôm nay đây nhân ngày “từ phụ” Gửi về cha nỗi nhớ khôn nguôi Trong khói mờ hương trầm nghi ngút Con nhớ cha, lòng dạ bùi ngùi
16 Tháng Sáu 201611:35 CH(Xem: 20278)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: QUÊ NHÀ - Nhạc Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Cao ngọc Dung - Ca Sĩ: Quốc An
16 Tháng Sáu 201612:56 CH(Xem: 21121)
Màn đêm ơi! Xin chậm lại bóng chiều Bão giông ơi! Đừng kéo về ào ạt… Hãy dịu nhẹ cơn mưa cuồng gió giật… Thương thân gầy Còn bươn bả đường xa!
16 Tháng Sáu 201612:49 CH(Xem: 19649)
Con về, Ba chắc... đi rồi Thôi thì hãy nhớ mấy lời hôm nay Con như bèo giạt mây bay Cầm cho thật chắc, giữ hoài tình quê
16 Tháng Sáu 201612:41 CH(Xem: 24647)
Cha là nắng ấm thái dương Là sao sáng tỏa soi đường bước con Còn cha gót đỏ như son Bây giờ cha mất héo hon tấc lòng...
16 Tháng Sáu 201612:33 CH(Xem: 17480)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
11 Tháng Sáu 20167:54 SA(Xem: 19517)
Cũng may mưa đổ về sông rộng Áo em chỉ ướt nửa vạt sau Mưa chẳng hẹn hò ôm áo mỏng Cớ sao vạt trước cũng phai màu
11 Tháng Sáu 20162:22 SA(Xem: 17401)
Năm nay ngày từ phụ. Father's Day đây rồi. Bây giờ con đã biết, Làm cha như thế nào. Nhưng không biết làm sao Đền ơn sâu nghĩa nặng