Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)

22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19382)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)
Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)

Sự hình thành Tạp chí Sử Địa miền Bắc

Vào năm 1953, trung ương đảng và chính phủ kháng chiến đã chuyển về xã TânTrào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội. Trần Huy Liệu đem ý định đó trình lên ôngTrường Chinh, Tổng Bí thư đảng. Ông Trường Chinh tán đồng ý kiến ấy. Nghiên cứu lịch sử không thuần chính trị mà chú trọng vào lịch sử xã hội Việt Nam, đúng ra là nghiên cứu sự phát triển xã hội.

Ngày 02/12/1953, ban Bí thư trung ương đảng cộng sản quyết định cho thành lập Ban Nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học Việt Nam.
Lúc ban đầu, ngoài Trần Huy Liệu là trưởng ban còn có Tôn Quang Phiệt, VũNgọc Phan, Trần Đức Thảo và Minh Tranh. Sau đó thì các ông này thảo ra được một tuyên ngôn của một cơ quan khoa học mới ra đời:

 

 

Mục đích của chúng tôi là muốn dùng Tập san làm một phương tiện học hỏi, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa Ban và các cộng tác viên cùng bạn đọc...
Ngày tập san số 1 của ban Sử, Địa, Văn ra đời là tháng 06/1954. Sau đổi tên thành "Tập san Văn Sử Địa"

 

 

(trích hồi ký của Minh Tranh, 1991).
Tập san đại học Sư Phạm số 1 ra tháng 05/1955, tại Hà nội do Trần Đức Thảo làm thư ký tòa soạn. đến số 6 thì tên Trần Đức Thảo bị xóa sổ. Trần Huy Liệu lên thay và chỉ giản dị đề như sau: Bài lai cảo, xin gửi cho ông Trần Huy Liệu.

Đây chỉ là một hình thức thanh trừng trong nội bộ và Trần Đức Thảo chỉ là một trong số những người đã bị thanh trừng.


Những tác giả cộng tác với tờ Văn Sử Địa miền Bắc


Trong 48 tập, từ 1954-1959, người ta thấy có tên các tác giả sau đây cộng tácvới Tập San Sử Địa: Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu, Trần Đức Thảo, Minh Tranh, Phan Khôi, Trần Thanh Mại, Phan Huy Chú, Ngô Quân Miện, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Nguyên Khôi, Hoàng Nguyên khởi, Lê Xuân Phương, Nguyễn Công Binh, Tôn Kính Chi, Nguyễn Minh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Minh Văn, Hằng Phương, Hải Khách, Văn Tân, Lý Trần Quý, Ngọc Lân, Hoàng Lân, Trương Chính,Nghiêm Xuân Hòe, Nguyễn Lương Bích, Hồng Bích, đái Xuân Ninh, Phạm Nhược Ngu, Văn Tạo, Bạch Hào, Lê Tùng Sơn, Minh Tranh, Lâm Hà, Trương Chí Minh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Tư Hoàng, Nguyễn Huệ Chi (còn là sinh viên đại học), Nguyễn Văn San, Nguyễn Lộc, Tư Huyền, Ninh Viết Giao, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Đức Đàn, Phong Châu, Nguyễn Lân, Võ Xuân Phô, Nông Ích Thùy, Mai Hanh, Bùi Tuấn Bách, Lê Gia Hiên, Chương Thâu, Hồng Hạnh và Hoàng Xuân Nhị.
Trong số các tác giả vừa nêu trên, Trần Huy Liệu viết đều tay nhất, gần như mỗi số đều có bài. Các bài viết của Trần Huy Liệu đều có tính cách giáo điều, lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản hơn là nghiên cứu sử: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 với với cuộc cách mạng tháng 8, Bài học lịch sử về Sô Viết Nghệ Tĩnh,Nhân dịp kỷ niệm kháng chiến, điểm lại thuyết ba giai đoạn của chúng ta. Vấn đề tổ chức khoa học Việt Nam. Mấy điểm cần đi sâu vào cuộc Yên Thế khởi nghĩa. Những yếu tố thắng lợi của trận lịch sử đống đa. Và một bài tham khảo khá dài bàn về Phong trào Cách Mạng Việt Nam qua thơ văn, đăng nhiều kỳ, cộng tất cả trong 17 số báo.

Không thiếu những bài viết chỉ trích các nhà văn chủ trương xét lại. Một trong những bài quan trọng đó của Trần Huy Liệu, số 40, tháng 05/1958 đánh thẳng vào bọn "Nhân văn giai phẩm" như tiếng nói chính thức của đảng cộng sản về nhóm này nhan đề: Chủ nghĩa Nhân Văn với người cộng sản.

Số báo tiếp theo, số 41 được dành để tố nhà văn Phan Khôi, linh hồn của NVGP lại có sự góp mặt không ngờ của Nguyễn Đổng Chi cũng như Nguyễn Khắc Viện, những nhà nghiên cứu văn học tiếng tăm trong cuộc đánh đòn hội chợ này. Mở đầu là Tố Hữu với "Ý nghĩa một cuộc đấu tranh trong văn nghệ trong tạp chí Học Tập", trang 22-24 viết: "Chúng là những tên phản trắc. Có kẻ như Phan Khôi, một cuộc đời đã 5 lần phản bội tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ: Người An nam là chó và đã là chó thì phải ăn cứt." Rồi Hồng Quảng trong báo văn nghệ, số 11 viết: "Phan Khôi là một tên học trò vụng về của Hồ Thích." Và trích dẫn một tờ báo lúc bấy giờ ở Sài Gòn, Hồ Thích viết: 'Phan Khôi đáng làm thầy cho Cộng Sản.' Quan điểm phản động, phản khoa học của Phan Khôi phải chăng là học mót của Hồ Thích?"

Sau Phan Khôi đến Trương Tửu bị lên giàn hỏa. "Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu", bài của Hiền Minh, Tập San Văn Sử Địa, số 32, tháng 09/1957. Văn Tân đánh tiếp Trương Tửu qua bài: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lê Nin", số 44. đến số 45, tháng 10/1958 Trương Tửu lại bị đánh lần thứ ba với hai bài: Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam" và Trương Tửu đầu cơ văn học khi phê phán 'Truyện Kiều', Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu.

Tiếng là tập san chuyên đề về sử mà đánh liên tiếp, đánh phủ đầu, đánh hội đồng Phan Khôi và Trương Tửu trong suốt mấy năm trời. Tuy nhiên, sau những bài viết trù dập, đánh những nhà văn "phản động" này thì chẳng bao lâu sau, những ông cán bộ cộng sản trong ban biên tập của Tập san Văn Sử Địa miền Bắc cạn đề tài và sau đó cũng đình bản.

Có thể coi TSVSĐ như đó là cơn bão rớt NVGP? Vai trò đánh phá văn nghệ sĩ đã xong, TSVSĐ miền Bắc không còn cần thiết nữa, hay ngay cả Tập san Sử Địa cũng bị nghi ngờ nên bị đóng cửa?

Những bài viết "đánh đấm" này đọc lại thấy rõ là gượng ép, loại bài đánh lấy được, chửi bới lấy được với rất nhiều luận cứ không đứng vững và kiểu cả vú lấp miệng em. Nhưng có lẽ hay hơn cả, xin để một người trong cuộc, Nguyễn Huệ Chi, con trai của Nguyễn Đổng Chi lên tiếng về việc làm của cha mình để hậu thế nhìn ra vấn đề. Trong bài viết ngắn trao đổi cùng Nguyễn Văn Hoàn được đăng tải trên diễn đàn Talawas, ngày 07/06/2005, ông Nguyễn Huệ Chi có nhắc lại về việc cha ông, Nguyễn Đổng Chi đã đóng góp vào cuộc đánh hội đồng nhóm Nhân Văn giai phẩm như sau:

blank

Nguyễn Đổng Chi (1915-1984)
Nguồn: hannom.org.vn


Bản thân tôi, từ kinh nghiệm của người thân, tôi đãchứng kiến người bố của tôi – Nguyễn Đổng Chi, viết bài phê phán học giả Phan Khôi theo yêu cầu của người khác (khác hẳn với tính cách của ông), rồi sau đó đã không ngớt ân hận. Cho đến lúc mất, ông vẫn lấy làm xấu hổ, coi việc làm của mình là một vết nhơ, không gột nổi, và dặn con tìm cơ hội gột rửa giúp mình. Gần đây, có nhiều người gợi ý nên làm toàn tập cho bố tôi, tôi chỉ cười mà không giải thích, nhưng trong thâm tâm tôi tự thấy chưa thế nào làm được, vì không thể nào đặt vào toàn tập một bài viết không vẻ vang gì cho tên tuổi của bố tôi, tiếc thay, trên giấy trắng mực đen, bài viết đã được in ra.




Xin cám ơn ông Nguyễn Huệ Chi và tôi nghĩ rằng chẳng còn ai trách móc Nguyễn Đổng Chi nữa đâu. Nhưng điều đó cho thấy nhà văn miền Bắc đáng thương, vì nếu không muốn bị trù dập thì phải trù dập người theo lệnh đảng.


Kẻ bị đánh và kẻ được chỉ định đi đánh người khác đều đáng tội nghiệp cả, vì đều là nạn nhân của đảng cộng sản.

Trong số những kẻ cầm gậy chỉ huy những cuộc đánh hội đồng người khác, chỉ còn có mình Tố Hữu là đáng khinh bỉ. Bao nhiêu nhà văn đã vì Tố Hữu mà cả cuộc đời lao đao, khốn khổ. Tội của Tố Hữu lớn lắm. Vậy mà ngày nay còn có người viết lời ca ngợi Tố Hữu mới thật là lạ?

Cái khốn khổ của nhà văn miền Bắc đến như thế nào thì chỉ họ mới biết được. Mới đây nhất, nhà văn Nguyễn Khải trước khi chết có viết bài Cái tôi. Nhà văn Quang Lập trong bài Nhớ Nguyễn Khải có viết như sau:
Đợt trước gặp anh chừng nửa giờ, tình cờ gặp ở vỉa hè, kéo vào ngồi quán cà phê nghèo ở hẽm, anh nói: 'Lập viết kịch hay, viết phim cũng hay, nhưng viết văn đi em. Mày bỏ văn lâu quá rồi.' Đó là lần đầu tiên anh Khải gọi mình bằng em, bằng mày, trước nay toàn gọi ông xưng tôi dù anh hơn mình cả 20 chục tuổi. Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất... Khi nào cũng nghĩ: ông này có đọc mình đéo đâu, chỉ khen thế thôi. Bởi vì ông nổi tiếng câu: Thằng nào thích khen thì khen cho nó chết. Hồi đại hội IV nhà văn mình còn hung hăng lắm. Mặc bộ đồ bò đầu gấu lên Diễn đàn nói văng mạng, được vỗ tay càng nói hăng. Nói xong về chỗ thì run, không biết mình có nói hớ chỗ nào không? Nghỉ giải lao ra hành lang ngồi gần anh, hỏi: 'Em nói có được không anh?' Anh nhìn mình chăm chăm nói: 'ông có cái miệng tươi kinh. Tôi là đàn bà, tôi đã có chửa với ông lâu rồi...' Bốn năm sau gặp lại, hỏi hồi đó anh nói thế là có ý gì. Anh cười nói, tôi nói thật mà ai cũng cho tôi nói lỡm, khổ thế. Khi ông lên diễn đàn, tôi có nghe đâu, tôi đang tán phét với Đỗ Chu ở ngoài sảnh. Rồi ông thở dài: 'đảng cho tôi nói lỡm đã đành, bạn bè cũng nghĩ vậy, chán mớ đời...' Mình nghĩ bụng, tại anh quá thông minh, biết sợ, luôn luôn cảnh giác, không tin ai thì ai cũng không tin anh thôi. Trước khi vào Sài Gòn, mình có đọc bài Cái tôi của anh, viết hay quá, hay đến nổi da gà. đây là bài đầu tiên và cũng là bài cuối cùng Nguyễn Khải nói thật.


Tôi thấy chẳng cần viết thêm gì. Đủ rồi.
Những lối viết, lối phê bình, dựa trên chủ nghĩa giáo điều, ngôn ngữ lên giọng mạt sát tràn lan, giọng điệu lên gân tột mức, sỉ nhục tác giả thì còn gì là phê bình? Qua những cây bút phê bình của đảng thì Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh chỉ là những con số không trong lịch sử văn học. Sự thống nhất về tính chất Phản động của Phạm Quỳnh trong lĩnh vực chính trị và văn học (bài viết của Hồng Hạnh tháng 11, 1958), Bộ mặt phản động của Trương Tửu, triều Nguyễn, một thời phản động và thoái hóa Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng.

Về cụ Phan Thanh Giản, xin xem bài viết của Nguyễn Thế Anh, đăng trong Tập San Sử Địa ở miền Nam và "Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp" trong đó "Cái chết của Phan Thanh Giản" của Trung tá Ansart gửi Tổng Tham Mưu Trưởng Reboul", (Tài liệu Văn khố Trung ương Pháp, tập 11.807/2, của G. Taboulet, La geste Francaise en Indochine, Paris, 1956, tr. 519-520) thì thấy trong khi người Pháp trân trọng, thương cảm cho cái khí tiết của cụ Phan Thanh Giản thì Hà Nội phê phán, chửi bới.

Sự khác biệt quan điểm, lập trường chính trị khiến Tập san Sử Địa ở miền Bắc bóp méo mọi vấn đề cho phù hợp với chủ nghĩa cộng sản giáo điều. Giá trị sử liệu không còn nữa. Hiện nay, nhìn lại công trình biên khảo của tập san này, phầngiá trị biên khảo rất giới hạn. đọc rất nản, vì tính cách đơn điệu, một chiều, gượng ép đến lố bịch.

Tiêu biểu cho sự lố bịch này là khi họ cố lý giải, phân tích bài Thằng Bờm. Chúng ta hãy đọc như sau:

Ý nghĩa cái cười của Bờm là thế. Nó không phải là cái cười vui mừng "được ăn xôi" như Phạm Quỳnh đã giải thích trong quyển "Người nông dân Bắc Kỳ qua ngôn ngữ bình dân". Hoặc như anh Nguyễn Xuân Khoát đã thể hiện chuỗi cười "hi. hi. hi." trong bản nhạc của anh. Trong cuộc đấu trí giữa em bé cố nông và thằng địa chủ (cũng có thể nói là đấu lý), tên địa chủ đã gục ngã, quỳ gối đầu hàng. Bờm đã cười, cái cười đắc thắng của một giai cấp đấu tranh thắng lợi."


Những câu truyện thần thoại dân gian, những câu truyện cổ tích v.v... có ý nghĩa riêng của nó. Khi cắt nghĩa, lý giải, phân tích thần thoại, cổ tích là giết chết thần thoại, là hủy diệt văn hóa cổ truyền. Là đánh mất ý nghĩa đơn thuần, nguyên thủy của nó.

Cái đẹp, cái hay của những câu truyện thần thoại của dân tộc nào cũng vậy, chúng vượt trên mọi lý giải, phân tích khoa học. Nó là nó. Dù có đặt mình vào cái khung thời gian, không gian của chúng thì cũng không thể hiểu hay lý luận để hiểu được. Không thể tách huyền thoại, cổ tích ra khỏi sự huyền hoặc của chúng rồi cố tình gán ghép, bóp méo như vậy được.

Không thể biến câu truyện Thằng Bờm thành câu truyện tranh đấu giai cấp, có căm thù, có thắng, có thua. Biện dẫn trong bài ca dân gian Thằng Bờm có hình ảnh tên địa chủ đã ngã gục, đã quỳ gối đầu hàng là một hành động lố bịch mà chỉ chế độ cộng sản mới có thể sản xuất ra được.

Và cứ như thế, hàng loạt các bài viết theo hình thức "mẫu mực" đó ra đời. Các câu truyện dân gian như Con mèo trèo cây cau, Mười cái trứng, Truyện Trê Cóc, v.v... đã được khai thác triệt để. Trần Thanh Mại trong bài: Giảng văn về ca dao cổ của nông dân đấu tranh TSVSĐ, số 1, tháng 06/1954, cố biến những ca dao cổ trở thành công cuộc đấu tranh của nông dân vô sản. Ngô Quân Miện viết: Lại truyện thằng Bờm. TSSĐ, số 3. Ngọc Lân viết: Bàn về Thằng Bờm, TSVSĐ số 10, 10/1955, Nguyễn Đổng Chi viết: Ý nghĩa truyện Chử đồng Tử và nhất là Vấn đề chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam qua ý nghĩa một truyện cổ tích.TSSĐ số 18, 06/1965. Văn Tân viết: "Nghiên cứu và đánh giá vốn cũ trong Văn Học dân tộc, Truyện Trê Cóc", TSVSĐ, số 12, 1955. Mai Hanh bàn về: Giá trị Truyện Trạng Quỳnh. Nguyễn Hồng Phong trong ý kiến bạn đọc viết về: Triết lý về lẽ tự nhiên trong truyện Trê Cóc , TSVSĐ số 18, 06/1955. Trương Chính viết: Xung quanh truyện Trê cóc, TSSĐ số 19, 07/1956. Trần Hữu Chí góp ý: Xung quanh truyện Trê Cóc, TSSĐ, số 22, 10/1956. Sự nghèo nàn về sáng tạo và sử liệu là điều không thể dấu được.

Khá hơn một chút có loạt bài về Tây Sơn. TSVSĐ đặc biệt Tây Sơn, số14, tháng 02/1956, có nhiều bài chỉ đánh giá Tây Sơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Xít. Như Minh Tranh với bài: Xã hội Việt Nam trong thế kỷ 18 và những phong trào nông dân khởi nghĩa. Bạch Hào với bài: Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một ít bức thư của người ngoại quốc đã ởViệt Nam trong thời kỳ này. Một số vấn đề ruộng đất thời Quang Trung. Nguyễn Lương Bích và Nguyên nhân thành bại của cuộc cách mạng Tây Sơn. So với ba số chuyên đề của Tập San Sử Địa của miền Nam về cùng một đề tài thì sự khác biệt hơn kém quá rõ ràng... Hơn kém về đề tài viết, về cách đánh giá trình bày sử liệu, về mục đích, về nguồn tài liệu tham khảo. Đọc những bài viết trên, những người cộng sản đã gán ghép cho cuộc nổi dậy của Quang Trung như là một cuộc cách mạng của giới nông dân. Thực ra không hẳn là như vậy.

Ngay những người thời trước như Trần Trọng Kim, như Hồ Xuân Hương cũng không được tha. Trần Huy Liệu với Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển ‘Việt Nam sử lược’ của Trần Trọng Kim. Văn Tân và Ý nghĩa và giá trị thơ Hồ Xuân Hương. TSVSĐ, số 10. Đái Xuân Ninh và Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương.


Từ những bài viết phê phán trù dập các trí thức, nhà văn không phải là cộngsản bất kể yếu tố thời gian này của Tập San Văn Sử Địa miền Bắc, người đọc dễ nhìn ra kết luận: Những nhân vật chính trị hay văn hóa bị đảng Cộng sản trù dập hầu hết đều là những người có tài trí, nhân cách đáng kính nể, hoặc là người liêm chính trung trực... Như Phan Thanh Giản, Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Trần Dần. 60 người liên hệ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm... đều là những người tử tế và có tài cả.

Sau 1975, cái màn đánh đấm, trù dập toàn bộ các nhà văn, sách vở của miềnNam được lập lại và do Lê Duẩn cầm chịch. Lê Duẩn, trong đại Hội đảng khóa 5 ra chỉ thị:
Sau ngày giải phóng, nhân dân đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để.

. Để thực hiện chỉ thị này, một loạt sách đã xuất hiện từ khoảng 1977 đến 1990 với các "chuyên viên đánh đấm" hay có thể gọi là văn nô của đảng cộng sản như Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phan Đắc Lập, Trần Văn Giàu và sát khí nhất, dai dẳng nhất là Trần Trọng Đăng Đàn.

Theo Phan Cư đệ và Hà Minh Đức trong Nhà Văn, tập 1, trên các tạp chí miền Bắc như Học Tập, tạp chí Văn Học, Văn Nghệ, trích lại trong sách của Nguyễn Hưng Quốc thì đã có đến 286 bài viết liên quan đến chính sách tiêu diệt văn học miền Nam.

Một số các bài viết này là: Nọc độc Văn học thực dân mới, Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa mới...

Đặc biệt là Lữ Phương đã đóng góp đắc lực trong trận càn quét này với cuốn sách dày 250 trang nhan đề: "Cuộc xâm lăng về văn hóa của đế quốc Mỹ tại Nam Việt Nam"...


Nhưng cuộc đánh phá, truy lùng và hủy diệt nhà văn và sách vở miền Nam của đảng cộng sản đã thất bại. Họ có thể bắt bỏ tù một nhà văn. Nhưng đảng cộngsản không thể cầm tù tư tưởng và sách vở. Thật vậy, trên báo đại đoàn Kết số ra ngày 10/11/1982, nghĩa là 7 năm sau ngày miền Nam mất, đinh Trần Phương Nam thú nhận:

Các hoạt động của chúng ta vừa qua thật rầm rộ, thật phong phú, thật đa dạng. Song các loại sách báo phản động, đồi trụy đã bị quét hết chưa? Xin thưa ngay là chưa. Bởi vì nó vẫn được chuyền tay nhau đọc công khai ở các sạp hàng bán chợ trời, ở các lề đường, trên tay cô bán hàng, nằm lẫn trong sách của các em học sinh, nằm trong mùng mền của nhiều cô bác chưa muốn thực sự đoạn tuyệt với lối sống cũ, với hệ tư tưởng và tình cảm cũ.


Nghĩa là dù cố tình truy diệt nhưng người cộng sản vẫn phải công nhận sách vở miền Nam nội dung phong phú và đa dạng.


Rồi 12 năm sau, năm 1987, trên tờ Tiền Phong, chúng ta đọc được những nhận xét trớ trêu như sau:

Người ta thấy sách của nhà XB Văn Học, tác phẩm mới Văn Nghệ của thành phố Hồ Chí Minh... Nhưng nấp sau và chen giữa những cuốn sách bình phong đó lại là vô số những tác phẩm sặc mùi phản động và đồi trụy chỉ nhìn lướt qua ta thấy giật mình. Nghiêm trọng hơn, những tác phẩm tâm lý chiến phản động của những tên biệt kích khoác áo nhà văn như Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Nhã Ca được bày bán công khai ...



Người cộng sản còn vô văn hóa đến độ đổi tên đường ở miền Nam, thay thế các danh nhân lịch sử bằng những “anh hùng lao động” của cộng sản. Chỉ ở quận 8, họ đã đổi: đường Cần Giuộc thành Cao Xuân Dục, Hồ Văn Huê thành Đào Duy Anh, Phan Châu Trinh thành Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Trường Tộ thành Châu Vĩnh Tế, Hồ Ngọc Cẩn thành Đỗ Nhuận, Trương Vĩnh Ký thành Năm Châu, Lê Lợi thành Nguyễn Phúc Chu. Vụ đổi tên đường này không nằm trong một nguyên tắc nào cả. Ví dụ như đảng cộng sản chống đạo Thiên Chúa thì những tên đường như Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Hồ Ngọc Cẩn phải thay thế thì đã đànhnhưng Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Trương Minh Giảng thì tại sao phải thay? Ông Hồ Chí Minh dạy rằng “không có gì quí hơn độc lập, tự do” thì thay đường Tự Do bằng Nam Kỳ khởi nghĩa làm gì?

Nhưng nay thì những tên “biệt kích văn nghệ miền Bắc” trước 1975 đâu cả rồi?... Trong khi đó, tác phẩm của “biệt kích văn nghệ miền Nam” như Dương Nghiễm Mậu được xuất bản và bày bán công khai ở Sài Gòn... Và hơn thế nữa, các nhà xuất bản có thể in lại các sách vở trước 1975, với điều kiện sách góp phần xây dựng đất nước. Trong đó có toàn bộ sách của Tự Lực Văn đoàn trước cấm, nay cho in lại. Vậy trước cấm là sai, nay không cấm là đúng? Tưởng vậy mà không hẳn là như vậy.

Điều gì đã xảy ra như thế?

Xã hội cộng sản sinh ra rất nhiều thứ bệnh: bệnh thành tích, bệnh hình thức, bệnh quan liêu, bệnh nói dối mà như thật, bệnh vô nhân, v.v... Nhưng trong VănHọc, qua gần 50 số Tập San Sử Địa miền Bắc, tôi thấy có thêm bệnh Giáo điều. Mỗi trang sách, mỗi bài báo đều lên giọng rao giảng chủ nghĩa Mác Xít. đến nổi có thể sửa lời Lý Chánh Trung về môn Triết học thành câu nói mô tả bệnh này: bệnh giáo điều đã sản xuất ra những điều mà người nói không muốn nói và người nghe không muốn nghe.

Ở chế độ cộng sản, mở miệng ra thì phải cài đặt chủ nghĩa Mác Xít vào. Vừa chán, vừa hẹp hòi, vừa ngu xuẩn nữa. Theo người cộng sản thì chủ nghĩa Mác Xít cắt nghĩa được tất cả. Nếu nó không cắt nghĩa được, hoặc không đúng chủ nghĩa Mác Xít thì là sai. Sai còn là nhẹ. Là phản động.

Truyện văn chương chữ nghĩa, truyện sử cho đến truyện vui chơi giải trí, họ cũng gắng gượng cài đặt, vặn vẹo, ép uổng thành truyện chính tri. Chuyện đúng hôm nay có thể không đúng ngày mai... Và điều được dùng để kết tội hôm nay, mai sau trở thành vô tội.

blank

Trương Tửu (1913-1999)
Nguồn: sggp.org.vn


Vì thế không lạ gì những người cộng tác cho TSVSĐ miền Bắc lúc ban đầu như Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trương Tửu sau trở thành đối tượng cho những tố cáo, trù dập. Mà quí vị này viết gì? Phan Khôi viết Thử tìm sử liệu Việt Nam trong ngôn ngữ. Trương Tửu viết Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du sau này bị văn nô Văn Tân đánh tơi bời trong “Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển Mấy vấn đề trong Văn Học Sử Việt Nam.

Nhà văn một sớm, một chiều tự nhiên biến thành kẻ phản động. Như hàng triệu quân, dân, cán, chính miền Nam sau 1975 dù cho họ chỉ là người sinh sống ở miền Nam thì phải theo luật lệ của chế độ miền Nam. Vì thế nỗi bất an đè nặng lên tâm khảm của con người sống dưới chế độ cộng sản. Sách lược của cộng sản là dùng người nọ đánh người kia, gây chia rẽ, mâu thuẫn, thù hận lẫn nhau. Tất cả theo lệnh đảng. Nhà văn viết theo đơn đặt hàng, viết theo lệnh, chửi theo lệnh. Nhưng những điều chửi, chửi giả vờ, chửi cho có truyện đó được đảng cộng sản dùng để kết tội người bị chửi dù không ai tin những điều này.

Vì thế, phải sống ở miền Bắc, sống trong lòng chế độ để thấy rằng từ những lời tuyên bố đến những chuyện phê phán, mạt sát nhau trên báo chí chỉ là những màn kịch, chuyện phải làm theo lệnh đảng.

Một trường hợp cụ thể là ông Trần Văn Giàu. Hồi còn ở trong Nam, ông đã là Xứ Ủy Nam Kỳ, đứng đầu Lâm ủy hành chánh (Xin xem thêm Hồi ký 1925-1964 của ký giả Nguyễn Kỳ Nam). Xét về vai vế cũng ngang hàng cỡ Trường Chinh và nếu may mắn ông có thể là Tổng Bí Thư đảng. Nhưng theo lời ông tâm sự với một trí thức miền Nam, chỉ vì ông không đón được Lê Duẩn từ đảo Phú Quốc về vì một lý do kỹ thuật, ông bị cho ra rìa từ 1945 đến nay. Ông phẫn hận, nhưng dấu kín, không nói ra được. Ông chỉviết được đôi bài trên Tập San đại Học Sư Phạm như: Vai trò của quần chúng trong sự thay đổi các triều đại Lê, Lý, Trần, Hồ, số 1, 1955. Cuộc cách mạng của người nô lệ, số 2, 1955. Giới thiệu sách Lịch sử Việt Nam của đào Duy Anh, số 4, 1955. Nhân dân kháng chiến ở Bắc Kỳ từ năm 1882 đến năm 1883. Cuộc đồng minh kháng chiến chống thực dân của hai dân tộc Việt Nam và Khơ-me, 1866-1867, số 6-7, 1956.

Trong Ban biên tập của Tập san Văn Sử Địa, có tên ông Trần văn Giàu với tư cách là Ủy viên thường trực cùng với đào Duy Anh, Hoàng Xuân Nhị. Nhưng sau đó... chỉ có thế. Tất cả phần còn lại của cuộc đời ông sau này là dạy học và sống khuất mặt. Mãi đến khi Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí thư, ông mới được cho hoạt động trở lại và “cởi trói”. Kể là quá muộn.

Ông tâm sự với một người bạn trẻ hơn, một trí thức miền Nam mà ông kêu bằng chú là “khi vào Nam, tôi sẽ đến gặp chú”. Ông thú nhận “trước đây tôi bị bắt buộc phải chửi chú như thế. Nhưng vẫn phục chú, tôi phải chửi như thế thôi.” Sau này thì chính vị trí thức miền Nam này cũng phải đi tù CS. Công an thẩm vấn và hỏi kỹ càng việc giao thiệp với Trần Văn Giàu và đòi hỏi ông phải viết kiểm thảo xem Trần Văn Giàu đã nói gì?

Trần Văn Giàu có viết một cuốn hồi ký giao cho người trí thức, bạn trẻ miền Nam này và căn dặn chỉ khi nào ông chết mới được phổ biến để tránh di lụy cho con cháu của ông.

Câu truyện trên cho thấy được những điều phũ phàng che dấu bên trong của những người đi theo cộng sản. Họ biến giả thành thật, biến thật thành giả. đóng kịch và nghi ngờ lẫn nhau.

blank

Phan Khôi
Nguồn: hannom.org.vn


Chúng ta sẽ không lạ gì khi thấy sau này, Đỗ Đức Hiếu không muốn nhắc đến cuốn: Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa. Lê Đình Kỵ cũng không đưa cuốn: Nhìn lại tư tưởng thời Mỹ ngụy của mình vào phần tác phẩm đã in... Nguyễn Huệ Chi không muốn in lại toàn tập tác phẩm của bố mình là Nguyễn đổng Chi, vì đã có thời cụ viết bài theo lệnh đảng chửi Phan Khôi.

Nhân tiện đây, xin ghi lại lời Nguyễn Huệ Chi nhận xét tổng quát về tính chất văn học miền Bắc như sau:

Vào những năm 60-70 trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khi nhìn lại những hiện tượng văn hóa nói trên, cách tư duy của rất nhiều người trong giới nghiên cứu chúng ta đều rốt ráo theo hướng “căng”, “cương” như đã dẫn. Nó là phương pháp tư tưởng quen thuộc của một thời, tưởng chừng trở thành máu thịt, là sự tự nguyện, và cũng là bắt buộc. Không cẩn thận, không nói theo cho khéo, rất có thể bị “thổi còi” và bị chuyển sang một công việc khác.



“Công việc khác” này nhẹ thì hạ tầng công tác, bị trù dập, nặng thì đi cải tạo tức đi tù. Tóm lại, một nền văn hoá như nhận xét trên là một thứ văn hóa dựa trên sự lừa lọc, dối trá.

Hiện nay có thay đổi gì về thực trạng mà Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét? Hẳn là có, nhưng chưa đủ. Nếu không muốn nói là quá ít.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

30 Tháng Tư 20242:09 SA(Xem: 383)
Những ngày trống vắng ở trại tỵ nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là ...
30 Tháng Tư 20241:56 SA(Xem: 221)
Đó là món nợ vật chất, còn cái nợ tình thân, Đức dìu tôi vào bờ biển Thái năm nào, và những kỷ niệm chia ngọt sẻ bùi của nhóm tàu 41 người, làm sao trả cho hết!
30 Tháng Tư 202412:31 SA(Xem: 209)
Tôi sẽ về thăm lại Việt Nam Từ Cà Mau đến ải Nam Quan Kẻo lỡ ngày mai khi tôi chết Ngậm ngùi không một tiếng thở than Tôi về mang theo vạn nỗi sầu Tô bồi thêm cho những thương đau
29 Tháng Tư 202411:49 CH(Xem: 872)
Anh ngồi lặng lẽ sao thưa Bốn rào kẽm thép nắng mưa ngại sờn Con thơ nằm bú tay trơn Tháng Tư, Ngày Cuối sương vờn tóc pha...
29 Tháng Tư 20242:19 SA(Xem: 183)
Tháng Tư buồn lệ như mưa! Gần nửa thế kỷ vẫn chưa phai mờ? Tình yêu đất Tổ vô bờ ! Hùng Vương lập quốc tôn thờ muôn năm. Quê cha dù ở xa xăm? Họ hàng bạn hữu cả trăm con người.
29 Tháng Tư 202412:43 SA(Xem: 194)
Theo ông Hoàng Tùng xác nhận, vụ án Bà Nguyễn Thị Năm đã được bộ chính trị họp và quyết định. Riêng ông Nguyễn Minh Cần, Phó chủ tịch Hà Nội than:
28 Tháng Tư 20242:13 SA(Xem: 369)
Được tham dự buổi họp mặt cuối tuần thật vui và ý nghĩa, tôi xin cảm ơn các anh chị em trong ban tổ chức (Anh Liệu, Kim Hường, Quỳnh Thư, Chị Tâm, chị Hảo …)
27 Tháng Tư 20242:38 SA(Xem: 203)
Bốn chín năm qua thấm thía buồn Tháng Tư khắc khoải lệ sầu tuôn Thương ai gãy súng đành cam khổ Nhớ kẻ mang gông chẳng chịu luồn
27 Tháng Tư 20242:31 SA(Xem: 349)
“Quả báo nhãn tiền” vì sự tráo trở vô nhân đạo bán đứng đồng minh VNCH cho vc gần 50 năm trước mà nay nước Mỹ và dân tộc Hoa Kỳ phải trả. trong đó có gia đình Tôi là “Taxpayers”.
27 Tháng Tư 20241:25 SA(Xem: 256)
Từ ngày tớ cất bước ra đi Thấy bu mày cứ khóc ni bì Tớ không quay nại nhìn bu lữa Sợ nũ bạn bạn cười nắm thị phi Nội rừng vào chiến trường miền Lam
24 Tháng Tư 20242:01 SA(Xem: 2161)
Cho đến trung tuần tháng tư năm hai không hai bốn, Sáo đại diện gia đình cựu hđs.BH lần cuối “siết bàn tay trái” cựu hđs.BH thầy giáo Lâm Xuân Dương,
23 Tháng Tư 202412:26 SA(Xem: 451)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 202411:01 CH(Xem: 412)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
22 Tháng Tư 20242:22 SA(Xem: 330)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 20242:21 SA(Xem: 875)
Làm sao để trở về ngày xưa ấy Ngồi trên cỏ xanh đón giọt nắng vàng Hạnh phúc thay thời tuổi hồng thơ dại Có thiên đường quanh gót nhỏ thênh thang.
22 Tháng Tư 20241:46 SA(Xem: 417)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 20241:37 SA(Xem: 691)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 20241:31 SA(Xem: 1226)
Ngày xưa “cởi áo từ quan” Ngày nay “cởi áo từ trần” bạn ơi! Bây giờ còn sống hết chơi Tùy theo sức khỏe ráng bơi qua ngày Hết rồi liệng chén lăn quay “Đầy ly cạn, cạn ly đầy” giữa mày với tao!
22 Tháng Tư 20241:20 SA(Xem: 407)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 1043)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NIỆM KHÚC THÁNG TƯ Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
22 Tháng Tư 202412:55 SA(Xem: 1275)
Một ngày giáo gãy cờ buông Tuổi tên gửi lại con đường nắng mưa Bốn vòng kẽm thép rào thưa Ta ngồi đối mặt sao vừa đổi ngôi...
12 Tháng Tư 20241:08 SA(Xem: 761)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 20244:44 SA(Xem: 574)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
11 Tháng Tư 20242:48 SA(Xem: 525)
Trong bài này tác giả xin nói về sự đóng góp của hai người phụ nữ Việt Nam từng là hai bé gái khi đặt chân đến Canada, bây giờ là hai nhà văn đem lại một luồng gió mới...
10 Tháng Tư 20244:28 SA(Xem: 1160)
Tưởng như mộng mị đêm qua Thời giờ quá lẹ Tôi già thật nhanh 76 năm kể từ sinh Còn bao lâu nữa? Đời mình cáo-chung! Lắm khi nghĩ ngợi mông lung Phù du thân mạng mịt mùng tâm tư
10 Tháng Tư 20243:03 SA(Xem: 657)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 20241:41 SA(Xem: 868)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
10 Tháng Tư 20241:32 SA(Xem: 734)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
10 Tháng Tư 20241:12 SA(Xem: 1470)
Đưa em mọi nẻo đường Cho đến ngày nhắm mắt Cầm tay nhau siết chặt Nguyện son sắt cả đời
07 Tháng Tư 20242:26 SA(Xem: 1279)
Ba mươi tháng tư. Quê hương một mảng Cây cỏ cúi đầu. Dân tộc để tang Tổ quốc thương đau. Lộn ngược thiên đàng Và một mình tôi. Khô dòng lệ chảy...
07 Tháng Tư 20241:54 SA(Xem: 1246)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÒN ĐÓ HÀNG LAN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
01 Tháng Tư 20242:35 SA(Xem: 1041)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
01 Tháng Tư 20241:21 SA(Xem: 6375)
Dẫu biết cuộc sống không bán vé khứ hồi, hành trình vươn tới ước mơ cũng chưa chắc tạo nên điều kỳ diệu…
31 Tháng Ba 20245:44 SA(Xem: 1466)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 20245:22 SA(Xem: 1021)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 20243:06 SA(Xem: 948)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 20242:27 SA(Xem: 2069)
Mưa rơi réo rắt cung đàn Giọt buồn rớt xuống lang thang khắp cùng Tháng Tư Tình Đọng bao dung Đôi bờ nỗi nhớ có cùng niềm vui...
31 Tháng Ba 20242:15 SA(Xem: 1267)
"có những vô tình như gió đẩy xa mây..."1 . để lại đây chiều khô Núi Sọ2 tả tơi treo -- -- giọt nắng cuối . đây thống khổ loài người dù lỗi đã được xóa dù tội đã được quên dù qua đêm thống hối .
31 Tháng Ba 20241:37 SA(Xem: 909)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
30 Tháng Ba 20246:00 SA(Xem: 2268)
Nếu tiễn Tôi, hãy vỗ tay Đừng rơi nước mắt khóc vay thường tình!Luật tạo hoá có sinh có tử Tứ đại tàn lữ thứ thiêu thân! Đến khi dứt tức đứt căn Cầu kinh siêu thoát miễn phần lễ tang!
20 Tháng Ba 202412:32 SA(Xem: 1750)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 20241:45 SA(Xem: 1235)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2370)
Cầu còn ba nhịp phân hai Bộ hành qua lại tàu dài chợ khuya Tám năm hồn đá dựng bia Sông quê nước vẫn đầm đìa ngược xuôi Cầu Gành Biểu Tượng Quê Tôi...
18 Tháng Ba 20242:42 SA(Xem: 1436)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 20242:31 SA(Xem: 1399)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 1312)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 944)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
18 Tháng Ba 202412:35 SA(Xem: 1256)
Hôm nay là Ngày Giỗ của Nhị Vị Trưng Nữ Vương, bé Phú có làm mấy bài thơ để Vọng Tưởng đến Hai Bà. Xin kính mời Quý Thầy Cô cùng Quý vị thưởng lãm.
18 Tháng Ba 202412:28 SA(Xem: 2033)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ở ĐÓ, MÙA XUÂN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Kim Oanh
16 Tháng Ba 20242:00 SA(Xem: 1243)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
13 Tháng Ba 20244:39 SA(Xem: 8154)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
12 Tháng Ba 20243:54 CH(Xem: 2369)
Sống thêm hơn chục năm thôi Để xem sự thế đỏ đời thăng hoa Chúc Mừng Sinh Nhật chị ba Niềm vui bất tận tuổi già an nhiên...
10 Tháng Ba 20244:38 SA(Xem: 2511)
Gần nửa thế kỷ biền biệt xa cách Ngô Quyền. Cứ tưởng tượng một buổi chiều nào đó có người học trò trở về thăm trường cũ để rồi cảm thấy cõi lòng xa xót bơ vơ, ngậm ngùi thương nhớ cảnh cũ người xưa.
09 Tháng Ba 202411:58 CH(Xem: 1489)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
09 Tháng Ba 202411:21 CH(Xem: 801)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 20243:32 SA(Xem: 1821)
Xuân về ! tuyết giá ngậm ngùi Nhớ em, còn tận phương trời nào...xa Xuân là Xuân của mọi nhà Chỉ mình anh vẫn thiết tha đợi người Mai đây, Xuân lại qua rồi Người đi biền biệt ngàn khơi, không về.
09 Tháng Ba 20242:23 SA(Xem: 2617)
Nắng sớm theo em lên đồi thông Quấn quýt chân em vạt nắng hồng Hoa cỏ xôn xao mừng em đến Anh một mình đứng giữa trời không… Mây trắng theo em lên đồi thông Chân chim mắt biếc tóc bềnh bồng
09 Tháng Ba 20241:44 SA(Xem: 662)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
09 Tháng Ba 202412:51 SA(Xem: 2543)
Vượt qua sóng gió ba đào Cám ơn em giữ trọn màu thủy chung Qua rồi tuổi Lễ Tình Nhân Ngày Ba Tháng Tám có phần bậu đây
09 Tháng Ba 202412:40 SA(Xem: 2851)
Dù cho đi ngược về ngang Tháng Ba Ngày Tám tặng nàng bó hoa Thương nhau ân nghĩa đậm đà Nghĩa tình sâu lắng bài ca hạnh tồn...
08 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2938)
Xuân từ “Lục bát “bước ra? Ngắm Anh Đào nở sắc Hoa trắng ngần! Xuân đi Xuân đến bao lần? Mời tới Lễ Hội ân cần thiết tha!
01 Tháng Ba 20245:28 CH(Xem: 657)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 20244:54 CH(Xem: 874)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 20243:09 CH(Xem: 1264)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 202411:40 SA(Xem: 1343)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 202411:31 SA(Xem: 984)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 202411:14 SA(Xem: 1211)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 202410:24 SA(Xem: 1249)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
01 Tháng Ba 20249:30 SA(Xem: 543)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
01 Tháng Ba 20248:53 SA(Xem: 2220)
những tánh người đồng nghĩa với địa danh Tân Mai, Tân Uyên, Dĩ An, Phước Hải, ... ánh mắt ở đây đẹp hơn từ ánh mắt tình chưa ai mà đã nhớ thương ai
24 Tháng Hai 20245:33 CH(Xem: 2350)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
24 Tháng Hai 20243:40 CH(Xem: 1519)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
24 Tháng Hai 20243:30 CH(Xem: 3901)
Mùa trăng đầu năm tháng giêng Trông như ánh mắt mẹ hiền yêu thương Dù cho xa cách hai phương Sáng soi vằng vặc độ lường nguyên tiêu.
23 Tháng Hai 202411:26 SA(Xem: 1455)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 202410:49 SA(Xem: 682)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
23 Tháng Hai 202410:16 SA(Xem: 1288)
Hãy viết thêm lời nguyền trên là - Lá vẫn xanh xanh mùa thủy chung - Cho trăm năm chỉ là chút tình - Hãy nâng niu giọt nắng mong mamh
23 Tháng Hai 20248:35 SA(Xem: 1963)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 20245:25 CH(Xem: 1856)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 20244:34 CH(Xem: 1864)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 20246:07 CH(Xem: 1776)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 20248:23 SA(Xem: 1728)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 20248:03 SA(Xem: 1373)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
16 Tháng Hai 20247:45 SA(Xem: 2740)
Mùa Xuân đó, tôi với anh gặp gỡ Ngày Ba Mươi nơi mảnh đất tạm dung Kẻ lưu vong nghe thương nhớ bâng khuâng Hình bóng quê nhà mới vừa bỏ lại
16 Tháng Hai 20247:26 SA(Xem: 2493)
Bây giờ Mẹ đã xa xôi 50 năm niềm nhớ bồi hồi vọng ngân Con ngồi đón gió mùa xuân Tìm đâu ánh mắt thiên thần Mẹ yêu...
16 Tháng Hai 20247:17 SA(Xem: 1532)
Hôm qua lội bộ Sài Gòn Ngang Dinh Độc Lập thấy còn nguy nga Tối nay có mặt ở nhà Cali về lại như là giấc mơ!
13 Tháng Hai 202410:11 SA(Xem: 2083)
Kim Phú viết một số bài thơ về Xuân, kính mời quý vị nhàn lãm. Trân trọng. KimPhú Nguyễn
08 Tháng Hai 20242:02 SA(Xem: 7431)
Tôi cảm thấy điều may mắn nhất cuộc đời tôi có được, đó là tình thương yêu của thầy cô giáo trường xưa - cho dù thầy cô đã từng trao tôi con chữ hoặc không -
07 Tháng Hai 20243:39 SA(Xem: 2637)
Giáp Thìn… Tân Xuân chúc Ông-Bà Cùng lời thân kính chúc Mẹ-Cha Bách Niên, sức khỏe cao như núi Vui vẻ đoàn viên vui cửa nhà Kính chúc Thầy Cô, chúc bạn bè Đón Xuân họp mặt tay nâng ly
07 Tháng Hai 20243:21 SA(Xem: 2558)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
07 Tháng Hai 20243:14 SA(Xem: 2423)
CHÀO xuân đáo tuế niên lai ĐÓN năm mới với bạc tài đầy rương GIÁP che cờ xí mở đường THÌN uy trấn vũ vô cương cưỡng cầu.
06 Tháng Hai 20243:48 SA(Xem: 1341)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 20245:48 CH(Xem: 1366)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
05 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 2526)
Anh chị em chúng tôi đã có một buổi chiều cuối năm âm lịch đáng nhớ, Tết Giáp Thìn đang về rất gần, chúng tôi vui vì mình đã cùng nhau "mời người lên xe tìm về quá khứ"
05 Tháng Hai 20243:47 CH(Xem: 892)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
03 Tháng Hai 20241:59 SA(Xem: 1784)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông Tiếng hát Kim Phụng - Hòa âm Hoàng Cung Fa
03 Tháng Hai 20241:32 SA(Xem: 3071)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 202410:26 CH(Xem: 3655)
Nhưng së sang sông Đồng Nai về thăm lại trường cũ, gặp lại Thầy xưa, để biết mình từ đâu và biết chốn để quay về. Ngô Quyền như tiếng gọi trường xưa
29 Tháng Giêng 20243:43 CH(Xem: 1605)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
29 Tháng Giêng 20242:00 SA(Xem: 1232)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ CHÚC XUÂN" do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Jan 13rd - 2024. Do chị Kiều Oanh chuyển