Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXXVI)

17 Tháng Tư 201511:18 SA(Xem: 18149)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXXVI)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXXXVI

Một người bộ đội từ miền Nam lấy được mấy ngày phép về thăm bố. Mẹ anh ta đã qua đời khi anh ta đi chiến trường B.

Gia đình chỉ còn một bố một con. Mười năm đi bộ đội, lặn lội từ chiến trường này đến mặt trận kia, thoát chết nhiều lần trong đường tơ kẽ tóc, cho đến ngày lấy Sài Gòn, anh mua được một “chiếc đài” định bụng mang về biếu cho bố. Anh ta biên thư trước báo cho bố biết sẽ về thăm nhà, nhưng không nói rõ ngày nào, vì thủ trưởng đã hứa, nhưng cứ hẹn lần hẹn lửa là công tác khẩn trương, hết chiến dịch đánh tư sản mại bản đến chiến dịch đổi tiền, linh tinh đủ thứ. Sau cùng anh ta lấy được phép. Từ Sài Gòn, anh ta đi tàu Thống Nhất về Hà Nội. Tại Hà Nội anh mượn chiếc xe đạp của em gái người bạn cùng đơn vị và cùng được phép về một chuyến. Nhà anh tuy thuộc một vùng quê nhưng không xa Hà Nội là bao. Anh cho bạn biết thăm bố, biếu bố cái đài xong ở chơi với bố một hôm rồi ra Hà Nội ngay. Ngày phép còn ít nhưng anh ta yêu cô em gái người bạn. Anh ta muốn lợi dụng thời gian còn lại để tìm hiểu nhau.


Nhưng người bạn anh ta chờ hết ngày này sang ngày nọ, phép chỉ còn có một ngày mà vẫn chưa thấy bạn về. Sốt ruột anh ta đi tìm bạn. Đến nhà nhưng không gặp ai, anh thấy chiếc xe đạp của cô em mình dựng trong nhà yên lòng ngồi chờ.


Mãi sau, người bố bạn về. Anh hỏi ông cụ “ngày phép đã hết sao anh ấy chưa chịu ra Hà Nội rồi trở lại đơn vị với cháu một thể?” Người bố hỏi lại, “Nó về hồi nào? Tôi cũng đang mong nó đây!” Anh không hiểu gì hết, đứng dậy đến bên chiếc xe đạp hiệu Phượng Hoàng. Một chiếc pê đan bị gãy. Cái vết cào ở cây đòn dông có vết chữ P là tên Phương em gái anh. Không thể nhầm được.


“Nhưng mà thưa bác anh ấy đã lấy phép về cùng ngày với cháu. Chiếc xe đạp này là của em cháu!”


Ông bố nghe xong lặng người, đầu gục xuống, hai tay bưng mặt. Một đỗi, không lâu lắm, bất ngờ ông đứng bật dậy chạy tuôn ra cửa băng ngược về phía bờ sông. Ông vừa chạy vừa hét tán loạn, “Bố giết con rồi! Con ơi, bố giết con rồi!” Chỉ hỏi tôi rằng chú là người ưa đọc sách có bao giờ chú được đọc một tác phẩm văn chương mô tả một thảm kịch tương tự như vậy chưa? Thành ra chuyến đi thăm cháu Hải ở Vĩnh Phú, mặc dù đầy nước mắt của hai mẹ con - Hải bị liệt không đi nổi, người ta phải võng cháu ra để chị đưa quà cho cháu - chị vẫn thấy thật ra mình chưa đến nỗi bi thảm lắm. Chị viết có lúc buồn quá, vì hai đứa con bị đi cải tạo tận ngoài Bắc, chồng thì chết, nhà thì bị chế độ mới chiếm đoạt, nhưng nghĩ lại nếu chị buông tay thì đám con của chị sẽ ra sao. Chị phải sống. Ít nhất còn có ích cho mấy đứa con. Bao giờ chúng được trả tự do hết hẳn tính. “Một trăm năm nữa nếu mấy cháu còn ngồi tù tôi cũng vẫn cứ chờ chúng nó.”


Một trăm năm nữa nếu con còn ngồi tù bà mẹ sẽ vẫn chờ. Tôi tin chị. Chị là chị dâu tôi nhưng chị giống mẹ tôi một cách lạ lùng, như thể chị chính là mẹ tôi, là hòn máu, là khúc ruột của mẹ tôi. Chìu chồng, lo cho con, chị hoàn toàn quên mình. Thư chị viết cho tôi khá dài nhưng tôi có cảm tưởng, sau khi đọc xong, rằng chị muốn nhắn một điều gì khác hơn là sự kể lể chuyến đi ra Bắc thăm cháu Hải.


Tôi lật qua lật lại tờ giấy viết thư màu vàng xỉn và mỏng lét, cái bao thư còn nghèo nàn hơn như làm bằng rơm rác. Cuối lá thư chị hỏi thăm Quỳnh và cháu có khỏe không, đang làm gì để sống. Chị không biết là Quỳnh đã bế con đi, chị càng không biết tôi từ nhà tù ra. Câu chuyện chị kể nghe tưởng như là kịch bản Ngộ Nhận của Albert Camus, hay xưa hơn, Vua Lear của Shakespeare. Cái ghê gớm là nó xảy ra trên đất nước mình, ngay trong đời sống mình. Nó không ở trong trang sách. Nó không ở trên sân khấu. Thảm kịch ấy đang diễn ra vô số, khắp nơi trên quê hương mình. Đất nước gì mà mỗi người cứ y như là một diễn viên. Người ta giả với nhau hết. Giả nhân, giả nghĩa, giả hình. Chế độ nói những lời đạo đức, người thừa hành nói những lời đạo đức. Chỉ có hành động là ngược lại thôi. Giáo dục là hàng đầu nhưng thầy giáo cô giáo phải đạp xích lô hoặc bán xôi để kiếm thêm cái sống, và trẻ con thì mở miệng là chửi thề suốt. Ông Mười Tân có lần nói những cái tiêu cực đó là điều xấu xa dễ hiểu. Nhưng nó chỉ là hiện tượng. Bản chất của chế độ là tốt, dứt khoát là tốt. Một lần tôi theo Quỳnh đến thăm ông Mười Tân, đúng ra là đến nhờ vả ông Mười Tân, giúp cho ba Quỳnh sớm ra tù.


Ông cụ bị nhốt hai năm vì tội tư sản mại bản. Ông Mười Tân không có nhà. Ông đi họp ở Hà Nội. Chị Mười nằm trên võng vườn sau. Nhà là một ngôi biệt thự xưa.


Tôi bấm chuông và chờ đợi khá lâu mới nghe tiếng dép đạp trên những hòn sỏi. Cánh cổng sắt nặng nề nhích ra và một khuôn mặt đàn ông lạnh nghiêm hỏi tôi hỏi ai. Quỳnh nói tên ông Mười. “Có chuyện gì?” Quỳnh nói “Chuyện nhà.” Ông ta lắc đầu, “Chú Mười đi Hà Nội chưa về.” “Tôi muốn được gặp chị Mười.” Quỳnh tiếp, giọng bực bội. “Nhưng anh chị là ai?” Tôi thọc tay vào túi quần ngó lên trời.


Buổi chiều đang xuống. Trời còn sáng nhưng mưa lất phất. Tôi nghe Quỳnh nói tên. “Xin anh chị chờ.” Tiếng sỏi khua dưới chân lạo xạo. Một đỗi lâu tiếng bước chân trở ra, cánh cổng mở. “Mời anh chị vào.” Tôi dắt chiếc Honda đi sau Quỳnh.


Con đường rải sỏi. Sân trước rộng. Một hồ nước lớn có thả sen. Những bụi hoa dọc theo đường. Tường cao. Tôi nhớ ngôi biệt thự của ông Phan mà tôi đã đến, đã ở, đã quen. Ông Mười Tân và ông Phan. Tại sao có những trùng hợp kỳ lạ? Tôi luôn luôn là kẻ đứng mấp mé bên cạnh những người quyền lực và những người giàu sang. Tôi có phải là kẻ ưu thích tiền bạc và quyền lực không? Tôi biết tận trong thâm tâm tôi câu trả lời là không. Tại sao tôi phải ưu thích những thứ mà nếu không có nó tôi vẫn tồn tại. Mà tồn tại để làm chi? Nhiều khi tôi tự hỏi như vậy. Tôi lớn lên trong chiến tranh và tôi đang thấy mình sắp chết trong một cuộc chiến. Bao nhiêu người cầm súng chiến đấu cho bên này, bao nhiêu người cầm súng chiến đấu cho bên kia. Những ông Phan và ông Mười Tân, không ai nghĩ kẻ khác yêu nước hơn mình. Trong cái ánh mắt lấp lánh tia nắng quyền lực của hai ông, tôi thấy phản chiếu thứ bóng tối của sự chết. Người ta làm việc tranh đấu và hy sinh là đi tìm cái sự sống, sự sống, chứ đâu thể là đoạt cho được cái chết, sự chết. Bàn tay luôn luôn ướt rịn mồ hôi của ông Phan và cái vết sẹo lớn trên trán kéo xuống tận mắt trái chẻ ngay đường chân mày của ông Mười Tân là những điều làm tôi sợ. Có lẽ họ cũng bằng tuổi nhau. Mái tóc ông Phan lốm đốm bạc khi tôi gặp ông lần đầu - có lẽ bây giờ đã bạc trắng như mái tóc của ông Mười Tân.


Có lẽ hai người đã có lần gặp nhau, đã cùng đi với nhau trên một con đường, và sau đó họ chia tay nhau mỗi người một ngả. Một người bên này, một kẻ bên kia. Và đó là đời sống sao? Tôi không muốn hiểu nữa. Mặc kệ.


“Có cậu Thăng ở nhà không?”


Ai như tiếng bác Ngô hàng xóm. Tôi chồm dậy.


“Cậu Thăng! Cậu Thăng!”


Tôi mở chốt cửa. Bác Tư gái đứng trước sân, tay cầm lá thư, sững sờ nhìn tôi.


“Trời ơi! Cậu Thăng, sao cậu ra nông nỗi này!”


Bà làm tôi ngạc nhiên. Tôi có làm sao. Sao tôi lại ra “nông nỗi này” là thế nào.


“Cậu như một người chết đuối mới vớt lên vậy?”


“Mời bác vào chơi!” Tôi sực nhớ mình vẫn đứng chận cửa.


“Ờ! Tôi có tin mừng, tôi muốn cho cậu hay tôi có tin mừng.” Bà Tư giơ lá thư trước mặt tôi. “Hai đứa nó tới được bình an rồi.”


“Mừng hai bác!” Tôi ngó lá thư trên tay bà Tư.


“Đây cậu đọc đi, cậu Thăng!” Bà Tư đưa lá thư cho tôi và ngồi xuống ghế.


Tôi với tay mở cửa sổ. Ánh sáng rọi vào, căn phòng xông lên một mùi ẩm mốc. Thư viết khá dài, chữ chi chít, kể lại chuyến đi hãi hùng và những hành động dã man của bọn hải tặc Thái.


“Mừng hai em đã đến!” Tôi đưa trả bà Tư cái thư.


“Cậu xanh quá đi. Mà cậu đi đâu biệt tăm biệt tích bấy lâu nay vậy?”


“...”


“Mấy tuần rồi tôi nhìn sang nhà cậu thấy cửa đóng im ỉm. Mà ban đêm cũng không thấy ánh đèn. Tôi tưởng cậu đã đi được rồi. Tôi mừng...” Ngừng một lát, bà tiếp “Mà cậu có được tin tức gì của mẹ con cô Quỳnh chưa?”


Tôi nhìn bà Tư, lắc đầu. Chắc hồi nhỏ bà phải là một cô gái đẹp. Hai con mắt bà trong và to, nụ cười, nước da và cử chỉ khoan thai của bà làm tôi nhớ đến mẹ tôi.


Mẹ tôi đã qua đời, mẹ Quỳnh cũng vậy. Bà Tư có lẽ cùng tuổi với mẹ Quỳnh và có lẽ nhỏ hơn tuổi mẹ tôi. Nhưng tôi kính yêu bà như kính yêu mẹ tôi. Cái vẻ từ mẫu nơi bà làm tôi ấm áp và an toàn. Tất cả những căn nhà trong con hẻm lầy lội này chỉ một nơi tôi có thể đặt chân được là căn nhà của ông bà Tư. Những lo âu của Quỳnh, những sợ hãi của tôi, chúng tôi không biết nói với ai ngoài ông bà. Có lẽ nếu cha mẹ tôi còn sống tôi cũng không tận tình phơi ruột phơi gan như đã làm như vậy với ông bà Tư.


“Thưa bác, chưa.”


“Ờ, mà để coi. Mới có ba tuần. Chắc chưa đâu!” Bà an ủi tôi.


“...”


“Mà thôi. Chút cậu qua nhà ăn cơm với tụi tôi. Tụi nhỏ đi rồi nhà vắng quá!”


“Cám ơn bác. Cháu còn no lắm. Nhưng chút nữa cháu sẽ qua.”


(Còn tiếp)

17 Tháng Sáu 201611:27 CH(Xem: 19076)
mây bay về đâu. gió về đâu hương hoa lilac nhẹ. mơ hồ gợn lên một chút ngây thơ cũ và chút êm đềm. trong. mắt xưa
17 Tháng Sáu 201611:01 CH(Xem: 20128)
Mây về bóng ngả lầu tây Tay đan ngày tháng nhớ ai rưng buồn Say nồng tóc đẫm mùi hương Vây quanh màu tuyết phủ đường trăng soi
17 Tháng Sáu 201610:54 CH(Xem: 24708)
Thiếu Cha lòng thực cô liêu, Như là con trẻ "chơi diều" đứt dây. Chúc Cha thanh thản như mây, Sống ngoài trăm tuổi đó đây khắp trời.
17 Tháng Sáu 201610:48 CH(Xem: 20163)
Hôm nay đây nhân ngày “từ phụ” Gửi về cha nỗi nhớ khôn nguôi Trong khói mờ hương trầm nghi ngút Con nhớ cha, lòng dạ bùi ngùi
16 Tháng Sáu 201611:35 CH(Xem: 20289)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: QUÊ NHÀ - Nhạc Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Cao ngọc Dung - Ca Sĩ: Quốc An
16 Tháng Sáu 201612:56 CH(Xem: 21141)
Màn đêm ơi! Xin chậm lại bóng chiều Bão giông ơi! Đừng kéo về ào ạt… Hãy dịu nhẹ cơn mưa cuồng gió giật… Thương thân gầy Còn bươn bả đường xa!
16 Tháng Sáu 201612:49 CH(Xem: 19688)
Con về, Ba chắc... đi rồi Thôi thì hãy nhớ mấy lời hôm nay Con như bèo giạt mây bay Cầm cho thật chắc, giữ hoài tình quê
16 Tháng Sáu 201612:41 CH(Xem: 24668)
Cha là nắng ấm thái dương Là sao sáng tỏa soi đường bước con Còn cha gót đỏ như son Bây giờ cha mất héo hon tấc lòng...
16 Tháng Sáu 201612:33 CH(Xem: 17498)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
11 Tháng Sáu 20167:54 SA(Xem: 19536)
Cũng may mưa đổ về sông rộng Áo em chỉ ướt nửa vạt sau Mưa chẳng hẹn hò ôm áo mỏng Cớ sao vạt trước cũng phai màu
11 Tháng Sáu 20162:22 SA(Xem: 17411)
Năm nay ngày từ phụ. Father's Day đây rồi. Bây giờ con đã biết, Làm cha như thế nào. Nhưng không biết làm sao Đền ơn sâu nghĩa nặng
11 Tháng Sáu 20161:56 SA(Xem: 16215)
Tôi tri ân và hạnh phúc vô cùng với những gì ơn trên và cuộc sống ban tặng cho tôi. Niềm vui của người già được sáng mắt.
11 Tháng Sáu 20161:37 SA(Xem: 10112)
Dòng sông quê hương chứng giám cho thâm tình bè bạn chúng tôi.
11 Tháng Sáu 20161:10 SA(Xem: 18774)
Có một điều tôi nghĩ hoài không rõ Là tình yêu sao cứ phải dở dang? Và cứ phải xa nhau thì mới nhớ Phải giận hờn nước mắt mới miên man?
09 Tháng Sáu 20161:17 CH(Xem: 19071)
Xin giã biệt những ngày xưa tháng cũ Những dại khờ nuôi dưỡng giấc mơ hoa Những bạn bè suốt năm tháng bên ta Những Trường, Lớp, Thầy Cô đầy yêu kính
09 Tháng Sáu 201612:55 CH(Xem: 18221)
Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến...
04 Tháng Sáu 20165:33 CH(Xem: 17645)
Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến, và các bạn Vân, Thưởng, Hạnh.
04 Tháng Sáu 20164:59 CH(Xem: 23158)
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, 2 bài thơ đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi đạt kỷ lục trên internet.
03 Tháng Sáu 201612:34 CH(Xem: 34382)
Màu tím là màu của thủy chung Chàng đi đâu đó thiếp theo cùng Mắt em vẫn chìm trong cõi nhớ Nghĩ về sắc tím lại rưng rưng
03 Tháng Sáu 201612:29 CH(Xem: 24583)
Tôi ở đây gom hương nồng quê cũ Gửi về anh xa lăng lắc phương trời Không thể biết với trăm lời nhắn nhủ Gió chở hết dùm hay bỏ rớt rơi?
03 Tháng Sáu 201612:17 CH(Xem: 21240)
Con đường nắng trưa Hè, vàng khép nép Cuối nẻo xa, làn gió thoảng vi vu Không bóng cây, thiếu từng hàng phượng vĩ Chẳng có ve, nên vắng khúc nhạc Hè
02 Tháng Sáu 201612:43 CH(Xem: 23487)
Chiều về con nước lớn Ông và cháu trên sông Chiếc thuyền hơi be bé Nhìn nước trôi mênh mông
02 Tháng Sáu 201612:37 CH(Xem: 19693)
Tay người nhè nhẹ viết từng trang Gom cả trời thu với nắng vàng Xao xuyến hồn ta dòng lệ đẫm Ngậm ngùi luống cỏ khói chiều loang
02 Tháng Sáu 201612:28 CH(Xem: 17989)
Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ.
28 Tháng Năm 20161:58 SA(Xem: 21972)
Duyên là nhân vật chính nằm xuôi ngược giọng tình si chất ngất Nguyễn Tất Nhiên ở Biên Hoà có cô em Bắc kỳ nho nhỏ “tuổi học trò em làm khổ ai chưa?”
28 Tháng Năm 20161:35 SA(Xem: 25073)
Đã và đang có biết bao người về hay đến từ phương xa thường hay tự hỏi … Cái xứ này có nhiều quyền tự do như thế mà sao dân chúng lại cứ phải tranh đấu cho nhân quyền?
27 Tháng Năm 201610:56 CH(Xem: 26706)
Hãy trả cho em ý nguyện cầu Trả ngày tháng lại với thương đau Cho em về với mùa xuân cũ Như thuở cùng anh gặp buổi đầu.
27 Tháng Năm 201612:53 CH(Xem: 24431)
Sống vui với cả mọi người Sống vui với cả cuộc đời tối tăm Mai nào rủ áo hồng trần Thì thôi cũng vẫn có ngần ấy thôi.
27 Tháng Năm 201612:19 CH(Xem: 23125)
Cầu Hang, Rạch Cát, Cầu Ghềnh Ai về Cầu Cống chút tình qua hỏi thăm Thăm em Cù Lao Phố bấy năm Tiếng chuông Đại Giác, xe lửa qua cầu Ghềnh nhớ chăng?
27 Tháng Năm 201612:09 CH(Xem: 21363)
Con tần ngần trước cửa Mẹ ơi Không thấy Mẹ đâu, Mẹ vắng rồi Bếp lửa không ai khơi lửa ấm Con về con khóc Mẹ không nguôi.
27 Tháng Năm 201611:15 SA(Xem: 18353)
Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.
27 Tháng Năm 201610:57 SA(Xem: 20107)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới VỖ VỀ TÌNH TRĂM NĂM - Nhạc: Đào Lê Văn - Hòa Âm: Minh Đạo Ca sĩ: Đăng Hiếu - Thực hiện youtube: Tấn Uyên
27 Tháng Năm 201610:23 SA(Xem: 20153)
Đại dương không xanh ... Luồng cá chạy trốn sao cho khỏi dòng nước độc.? Con cá giãy giụa chết . ... chết giữa lòng đại dương mênh mông.!
26 Tháng Năm 201612:47 CH(Xem: 19824)
Trong tâm thức đọng sương mù Nghe hồn du mục vi vu lần tìm Còn nghe nhịp đập trái tim Cho xin còn chút nắng mềm hạ xưa...
20 Tháng Năm 201611:18 CH(Xem: 21048)
Nhìn mưa Biên Hòa ngậm ngùi nhớ Huế Nhớ bánh su sê xanh mát ngọt mềm Nhớ mứt gừng cay nồng nàn phương nớ Trà sen bây chừ sóng sánh nước Đồng Nai.
20 Tháng Năm 201612:11 CH(Xem: 20142)
Hôm nay đây, ngồi ôm vùng kỷ niệm Của một thời thơ mộng, ngát hương yêu Đã xa rồi, cả một thời nhung nhớ Lòng bâng khuâng: Ngồi đếm giọt tơ sầu....
20 Tháng Năm 201612:07 CH(Xem: 23731)
Cơn mưa chợt đến bất ngờ Ào ào gió cuốn bụi mờ mịt bay Hàng cây ngả ngớn lắc lay Giọt mưa rớt xuống ngập đầy sân em.
20 Tháng Năm 201612:43 SA(Xem: 20429)
Album gồm 22 bài hát của Nhạc sĩ Phạm Chinh Đông với tiếng hát Quỳnh Dao
20 Tháng Năm 201612:16 SA(Xem: 20194)
Cảm ơn ai đã khơi nguồn, Để thơ tuôn chảy đưa buồn lên mây. Cho hồn ta lại tung bay, Trên ngàn cây cỏ chẳng hay muộn phiền.
19 Tháng Năm 201612:50 CH(Xem: 20839)
Áo trắng tinh khôi ngày ngày qua lối nhỏ Hai buổi đi về làm xao xuyến hồn ai Mái tóc buông dài e ấp phủ bờ vai Ánh mắt sáng vô tư rạng ngời tuổi ngọc...
19 Tháng Năm 201612:39 CH(Xem: 19493)
Tiếng Mẹ ơi! Mừng rỡ hay ngậm ngùi Từ đầu cuộc đời hay khi kết thúc Mãi là tiếng kêu từ trong máu thịt Của người con mang ơn Mẹ ngàn thu!
19 Tháng Năm 201612:30 CH(Xem: 18305)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
13 Tháng Năm 201611:01 CH(Xem: 20052)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Biển Chêt" - Nhạc và Lời: Cáp Anh Tài - Tác giả trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Năm 201610:56 CH(Xem: 20813)
Và em cũng nhận ra, đó chính là điều kỳ diệu của tình yêu ... Không ai quá nghèo, để không thể cho. Cũng không ai quá giàu, để không thể nhận!
13 Tháng Năm 20165:11 CH(Xem: 21888)
Con tìm được bao nhiêu bài thơ khoe tình con cho mẹ nhưng những bài thơ mẹ nói yêu con thì rất khó tìm con hiểu tại sao rồi có sự lặng im
13 Tháng Năm 20162:36 CH(Xem: 19330)
Tháng năm mắt phượng đỏ hoe Âm vang khúc nhạc sầu ve gợi buồn Mai xa bè bạn thân thương Mùa Thu trở lại cổng trường đợi mong.
13 Tháng Năm 20162:26 CH(Xem: 21457)
Ngọn gió muôn xa đưa đẩy vào Nửa phòng mây rộng một trăng cao. Sáo dìu dặt nổi rừng dương liễu Hương chập chờn bay khóm trúc đào.
13 Tháng Năm 20162:01 CH(Xem: 17770)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quí báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
13 Tháng Năm 20161:42 CH(Xem: 26292)
Kho vô tận, đất trời ta có sẵn Dưới ngàn sao, trên bờ cát hoang sơ Ta sẽ gối vòng tay ru em ngủ Đời thong dong, chẳng phiền muộn bao giờ.
12 Tháng Năm 20166:24 CH(Xem: 23576)
Chiều nay áo bay dưới phố Khung trời xanh lá me non Mùa xưa còn tôi đứng lại Tóc em thơm nắng Sài Gòn.
12 Tháng Năm 20161:00 CH(Xem: 19364)
Tôi nhớ mùi hương bưởi Biên Hòa Cầu Gành mấy nhịp Phố bắc qua Dòng nước Đồng Nai sâu trong vắt Êm soi dáng núi bóng trăng ngà
12 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 16997)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
06 Tháng Năm 201610:36 CH(Xem: 27527)
Dâng hoa "hồng thắm” hương thề, Chúc cho Mẹ được mọi bề an khang. Mẹ quên hết lúc gian nan, Rằng con yêu mẹ Trời ban" phước lành".
06 Tháng Năm 20165:44 CH(Xem: 17040)
Tôi chưa bao giờ thấy mẹ nóng giận một cách quá đáng. Khuôn mặt mẹ lúc nào cũng tươi tắn, hiền hậu. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến mẹ, chúng tôi luôn tỏ lòng thán phục về điểm này.
06 Tháng Năm 20161:20 CH(Xem: 19625)
Mười mấy năm trăn trở Chỉ còn Mẹ hư không Mẹ về đâu không biết Dấu lửa mãi còn đây Quê người xa biền biệt Lòng thương Mẹ thêm đầy.
06 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 18337)
Giá như thời gian không về đập cửa Thì biệt ly đã không thể nghìn trùng Tháng năm về nắng chang chang dội lửa Nhớ dáng má về trưa vắng ngày xưa.
06 Tháng Năm 201612:32 CH(Xem: 24004)
Con đứng bên đời thương nhớ quá Mười năm áo mẹ đã xa xôi Mẹ là bóng mát cây cao cả Nương tựa cho con có chỗ ngồi.
06 Tháng Năm 201611:42 SA(Xem: 19573)
Bây giờ thì … Mẹ còn đâu nữa? Sáu năm rồi, Mẹ đã xa xôi Tháng Năm về là mùa Lễ Mẹ Lòng con côi, nhớ Mẹ khôn nguôi
06 Tháng Năm 20161:22 SA(Xem: 19452)
Biển đã lên tiếng. Biển đã báo động. Vậy thì việc còn lại là của con người. ''HÃY NHÌN CÁI CHẾT CỦA CHÚNG TÔI. HÃY CỨU BIỂN VÀ CỨU BẢN THÂN CÁC NGƯỜI"
05 Tháng Năm 201612:49 CH(Xem: 18164)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
04 Tháng Năm 201611:26 CH(Xem: 19142)
tháng Tư. đau, người thân yêu, chia nhau cơ khổ. những chia ly. sửng sốt. vội vàng. có những bàn tay. vuột, bàn tay. thế giới bên kia. bỗng là cứu rỗi... nên, người lìa đời. vội vã... dứt. ăn năn.
04 Tháng Năm 201611:24 CH(Xem: 19350)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh TUỔI THƠ QUA MAU - Thơ Hoàng Anh Vi, nhạc VĩnhĐiện - tiếng hát Hoàng Anh Vi
29 Tháng Tư 201611:30 CH(Xem: 17967)
Tháng TƯ phiên khúc đoạn trường Tháng TƯ thấm nỗi tang thương kiếp người... Tháng TƯ bẻ kiếm bên trời Ngâm câu "Túy ngọa...." buồn tơi tả lòng! Thôi đành ôm hận vời trông Một ngày nắng đẹp non sông thanh bình
29 Tháng Tư 201610:47 CH(Xem: 9033)
Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia,
29 Tháng Tư 20162:44 CH(Xem: 30575)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
29 Tháng Tư 201611:45 SA(Xem: 19490)
Tiệc họp mặt nầy được thực hiện qua sự nhắc nhở của thầy Hiệp vì từ lâu anh em chúng tôi bận sinh kế, gia đình, săn sóc cháu nội ngoại, du lịch etc. nên ít có dịp ngồi lại với nhau!
29 Tháng Tư 201610:12 SA(Xem: 18877)
Bạn bè, trò cũ thân quen, Suối nguồn tươi trẻ và men rượu nồng. Xin trao Em vạn đóa Hồng, Tình Sư, nghĩa Đệ mênh mông đất trời. Quê hương "Xứ Bưởi" tuyệt vời, Ngô Quyền yêu dấu suốt đời không quên.
29 Tháng Tư 20162:08 SA(Xem: 20244)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NƠI ẤY EM VỀ - Thơ và tiếng hát Hoàng Anh Vi - nhạc Vĩnh Điện
29 Tháng Tư 20161:44 SA(Xem: 25636)
Tuổi hai mươi áo lụa vàng phấp phới Thảnh thơi bay những cánh bướm ân cần Tôi sẽ tìm muôn vạn những mùa xuân Trong mùa hạ đang nồng nàn rực rỡ
29 Tháng Tư 20161:38 SA(Xem: 18080)
Chúng mình gặp nhau tháng tư nắng lửa Lâu lắm rồi tình cũ vẫn thân thương Dẫu thời gian nhạt nhòa bao lời hứa Vẫn ngọt ngào như cỏ đẫm hạt sương.
28 Tháng Tư 201610:20 CH(Xem: 20209)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh LỖI HẸN - Nhạc Xuân Điềm - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20169:27 CH(Xem: 17007)
Một chuyến đi dài nhiều lo lắng cho tôi mất ăn mất ngủ. Nhưng bây giờ tôi đã đến được nơi này. Một hình ảnh nước Mỹ trong lòng nước Nhật.
22 Tháng Tư 20164:55 CH(Xem: 18187)
Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người quê tôi Biên Hòa Đồng Nai, phản ánh rất sinh động, thêm vào đó do ảnh hưởng môi trường thiên nhiên
22 Tháng Tư 20163:27 CH(Xem: 19924)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
22 Tháng Tư 20162:10 CH(Xem: 19358)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức XA QUÊ HƯƠNG - Nhạc Đan Thọ-Xuân Tiên - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
22 Tháng Tư 20161:33 CH(Xem: 19673)
hãy ngủ đi Sài Gòn lời ru nào xa lạ ta gọi em, Sài Gòn... như gọi người yêu nhỏ đêm buồn cuối tháng tư nhớ Sài Gòn, mắt đỏ...
22 Tháng Tư 201611:10 SA(Xem: 17800)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
22 Tháng Tư 201610:15 SA(Xem: 19244)
Bão nổi, triều dâng cuồn cuộn sóng Thuyền trôi, gió đẩy chập chùng khơi Thì thôi phó mặc đời dâu bể Cứ nhủ tình như cuộc giỡn chơi!
21 Tháng Tư 20166:26 CH(Xem: 28561)
Tóc thơ quấn chặt lời thề Hương trầm đính ước, môi kề mộng chung. Ầu ơ! Suối tóc chập chùng Hồn anh đã lạc giữa vùng tóc bay.
21 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 16997)
Cả hội trường im lặng khi tiếng sáo cất lên cao vút. Anh MC vừa giới thiệu đó là tiếng sáo của Hồ Ngọc, tiếng sáo điêu luyện, nổi tiếng của miền Nam Cali.
21 Tháng Tư 20169:55 SA(Xem: 20490)
Thời gian rồi sẽ qua mau Em đi ngày ấy nắng chào tháng tư Trái tim trốn chạy ngục tù Tình yêu ngày ấy thiên thu kiếm tìm...
16 Tháng Tư 201612:19 SA(Xem: 18111)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
16 Tháng Tư 201612:01 SA(Xem: 19542)
Tháng Tư về, buồn rưng rưng nước mắt Ta ngồi đây mang nỗi nhớ nghẹn ngào Bốn mốt năm xưa, thiên hạ xôn xao Lòng thổn thức nhìn quê hương nguy biến
16 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 11662)
Bạn bè ơi, thời gian đã hơn 50 năm từ khi chúng ta thi đậu Đệ Thất NQ, với 7 năm học, 7 mùa phượng đỏ sân trường. ....Xin cám ơn bè bạn đã tạo cơ hội cho bằng hữu xích lại gần nhau,
15 Tháng Tư 201611:42 CH(Xem: 20573)
Gửi về cuộc họp bao tâm sự Mừng Thầy mừng Bạn gặp nhau xa Còn ta vương vấn buồn vui vậy Ảo ảnh nào đâu mắt đã nhòa ?!
15 Tháng Tư 20167:28 CH(Xem: 20199)
Em vung tay phù thủy Biến ngày thành đêm sâu Biến anh thành hạt bụi Chuyển hướng một tinh cầu. Em đọc lời sám hối Xóa dấu tuổi xuân thì Anh tìm Ông Lão Tử Xin làm người Vô Vi.
15 Tháng Tư 20163:08 CH(Xem: 18421)
Mỗi năm ngày mười tháng ba Cổ mâm nhang khói tụng ca giống nòi Hùng Vương quốc tổ sáng soi Rồng Tiên con cháu ngàn đời an khương Kính mừng Quốc Giỗ Hùng Vương...
15 Tháng Tư 201612:01 CH(Xem: 17997)
Con ngủ đi mẹ nhờ hàng tre nhỏ Rủ gió về lượn quanh võng ru con Chờ đêm về mẹ nhắc mảnh trăng non Ru con ngủ bờ môi hồng sữa ngọt.
15 Tháng Tư 201612:32 SA(Xem: 18136)
Gió tháng Tư ùa về thương nhớ Xa bạn hiền mấy độ riêu phong ? Mây xưa lúc tím khi hồng Dứt câu tâm sự tình mong còn gì !
08 Tháng Tư 201611:34 CH(Xem: 11771)
Thương tiếc tiển đưa người em, cũng không quên vinh danh người bạn đời của anh Viện, chị Phương Trang đã tân tụy một đời với người chồng bệnh nặng
08 Tháng Tư 20165:59 CH(Xem: 16617)
Tây phố phủ mờ trăng cuối đêm Quạnh hiu đời lá ủ bên thềm Đầy ly rượu đắng hồn say khướt Nguội lửa hương tàn mộng tiếc thêm Mây vướng sao ngời mây lượn nhẹ Sáo vương chiều lộng sáo ru êm
08 Tháng Tư 20163:36 CH(Xem: 19197)
Ta ngồi viết cho em Trang thư đầy nhung nhớ Đêm nầy như mọi đêm Ta âm thầm lặng lẽ Điếu thuốc tàn trên tay Em mơ màng trong khói Nửa chừng ly rượu cay Vẳng nghe lời em nói
08 Tháng Tư 20163:18 CH(Xem: 18630)
Sáng nay vừa bước ra sân Trời hanh gió lạnh, mùa Xuân đâu rồi? Tháng Tư sao tuyết còn rơi? Tháng Tư lá vẫn chơi vơi ngập trời?
08 Tháng Tư 20162:27 CH(Xem: 20107)
Cứ tưởng là thời gian sẽ phôi pha Tháng tư năm ấy mỗi người một hướng Bạn bè thân yêu bốn phương tám ngả Sao vẫn nặng lòng trăm nỗi nhớ thương.
08 Tháng Tư 201611:57 SA(Xem: 17904)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
08 Tháng Tư 20163:19 SA(Xem: 25740)
Về thăm Nhơn Trạch chúng ta sẽ tìm thấy được những phút giây miệt vườn và khắp mọi nẻo đường đều có cuộc sống ấm no đầy tình người : chất phác, hiếu khách, hiền hoà và muôn lòng biết vọng bái tín ngưởng , niềm tin.
08 Tháng Tư 20162:00 SA(Xem: 11033)
Cám ơn tình nghĩa bạn bè đến với nhau khi chia ngọt sẻ bùi. Thời gian không cho phép, ai là người kế tiếp !! Trên đường về, các bạn báo tin, qua thông tin từ bạn Nguyệt Ánh, bạn Lê Minh Trí, CHS NQ khóa 8 lớp Pháp Văn, vừa bị đột quỵ cách đây vài hôm.
07 Tháng Tư 201610:53 SA(Xem: 18946)
Tháng Tư khăn trắng đầy trời Máu hòa nước mắt khóc đời tang thương. Màu đen phủ chụp phố phường Đắng cay tiếng khóc, thê lương tiếng cười.
07 Tháng Tư 20169:33 SA(Xem: 19873)
Cầu tre qua xóm nhỏ Hoàng hôn lạc nẻo tìm Tháng tư người cất giữ Nên tình còn trong tim Như đời ta buổi sáng Chờ mặt trời biển đông
01 Tháng Tư 201611:04 CH(Xem: 20293)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).