Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - NHỮNG CON SỐ THỜI GIAN

24 Tháng Hai 20173:16 CH(Xem: 15645)
Diệp Hoàng Mai - NHỮNG CON SỐ THỜI GIAN

NHỮNG CON SỐ THỜI GIAN

Thay Pham Tan Binh (1)

 

Sau hơn 40 năm dài xa cách, sáng thứ Bảy 18/02/2017, thầy Phạm Tấn Bình từ nước Mỹ trở lại Biên Hòa thăm học trò xưa. Nhóm học trò cũ chờ đón thầy Bình có bạn Trần Bích Thủy và tôi (khóa 13); và đàn em chung khóa 15: Trần Minh Tâm, Lý Hồng Huệ, Nguyễn Thị Hạnh (Hạnh – Võ), Phan Trúc Viên, Nguyễn Kim Phan, Trương Minh Nguyệt, Trần Bạch Tuyết.

Món quà thầy dành cho nhóm trò nhỏ ngày nào, là một Ông già chống gậy 12 năm tuổi. Em Trần Minh Tâm đại diện trò xưa đón nhận quà tặng của thầy. Thay mặt gia đình cựu hđs.BH, tôi kính biếu thầy Bình quyển “Siết bàn tay trái”, bởi hầu hết cựu hđs. có mặt trong kỷ yếu đều là học trò cũ của thầy.
Thay Pham Tan Binh (2)

Nhóm học trò cũ rộn ràng ngay khi thầy xưa xuất hiện. Gần chục cái miệng nói cười ồn ã y như lớp học ngày nào, tất nhiên là vào giờ lớp… mất trật tự.  Học trò của thầy Bình có hàng tá “chuyện bây giờ mới dám kể” thầy giáo nghe và kể nhau nghe. Toàn những câu chuyện vui cười, muốn nổ tung cả “ruột non lẫn ruột già … khằn”, là đàn em tôi lạc quan tếu nói vậy.

Bắt đầu cuộc đời nhà giáo vào năm 1962, thầy Phạm Tấn Bình chọn bục giảng trường trung học NQBH làm điểm xuất phát. Nhưng chỉ được 3 năm ngắn ngủi, thầy Bình rời trường vào lính theo lệnh tổng động viên năm 1965.  Đến năm 1969 thầy được biệt phái trở lại trường Ngô, năm 1973 thầy thuyên chuyển về dạy học tiếp ở Sài Gòn, sau năm 1975 thầy trò chúng tôi bặt vô âm tín…

Thay Pham Tan Binh (3)

Cuối năm 2012, qua ngôi nhà chung http://www.ngo-quyen.org của dân cựu học sinh trung học Ngô Quyền Biên Hòa, đám học trò xưa mới biết thầy Phạm Tấn Bình đang định cư ở Hoa Kỳ. Những tưởng thầy trò chúng tôi không bao giờ gặp lại, đâu ngờ lúc tuổi xế chiều thầy trò chúng tôi có được ngày vui hội ngộ bên dòng sông trong mát Đồng Nai.

Tết Đinh Dậu này thầy Phạm Tấn Bình tròn 80 tuổi, và đám học trò xưa của thầy bây giờ cũng xấp xỉ tuổi 60. Thầy Bình dạy lớp 10B4 của tôi sinh ngữ phụ Pháp văn năm 1972, cách nay chừng 45 năm. Còn Trần Minh Tâm (Tâm Babilac) nhắc về “thuở còn thơ” của mình như sau:

- Thầy Bình dạy lớp em năm đệ Thất, đến bây giờ đã được 47 năm rồi...

 Thay Pham Tan Binh (4)


Thiệt lạ lùng, câu chuyện của thầy trò chúng tôi vô cùng sôi nổi quanh những con số. Từ 3 – 6 năm thầy đứng trên bục giảng trung học NQBH; đến độ tuổi 60 – 80 của hai thế hệ; rồi khoảng thời gian 40 – 50 năm xa cách của thầy trò trường xưa trung học Ngô Quyền – Biên Hòa.

 

Với những con số về thời gian, đã có đơn vị đo lường xác định bằng phép toán cộng trừ. Còn với tình ân sư nghĩa thầy trò của học trò trường Ngô Quyền xưa yêu dấu của anh chị em tôi, thì không có bất cứ định lượng nào cân đong đo đếm được, tình nghĩa ấy đã và sẽ bền chặt mãi theo dòng chảy của thời gian…

 

Tháng 02/2017

Diệp Hoàng Mai

 

22 Tháng Mười 2014(Xem: 78116)
...Thầy ít khi cười. Nhìn vào đôi mắt sáng rực của thầy, tôi mong manh cảm nhận được những ưu tư, những giấc mơ, những hoài bão mà thầy ấp ủ.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 19421)
Bàn tay nắm lấy bàn tay như truyền hơi ấm trong ngày gặp lại Thầy. Bao kỷ niệm trường xưa chợt hiện về với nỗi nhớ, nhìn lại Thầy và trò tóc đều bạc như nhau. Những ánh mắt ân cần nhìn nhau như có điều nhắn nhủ:
29 Tháng Năm 2014(Xem: 23400)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”
14 Tháng Năm 2014(Xem: 18932)
... nhưng vào thời điểm thầy xưa – trò xưa đã vào độ tuổi “ngã bóng hoàng hôn”, thì thầy hiệu trưởng mãi là hình tượng rất đỗi thân thương trong tâm hồn những cựu học sinh Ngô Quyền thời xa vắng …
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70871)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 19280)
Cô Huỳnh Thị Tâm cho tôi biết, cô tốt nghiệp ngành Sư Phạm sau cô Đào Thị Nga một khóa. Năm 1965 cô Tâm nhận nhiệm sở đầu tiên, là trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 10143)
Đôi mắt của cô Lê Vân Giáp đỏ hoe, khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Một chút ân tình dù muộn, chúng tôi xin thay lời cầu nguyện cho linh hồn thầy Stephano Lê Vân Giáp, luôn được hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng …
26 Tháng Tư 2014(Xem: 27813)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
15 Tháng Tư 2014(Xem: 20024)
Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76590)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 65170)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68796)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
04 Tháng Tư 2014(Xem: 76094)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 16936)
hy sinh và chịu đựng người phụ nữ Việt Nam, từ tâm tình của cô Trí tôi cũng tìm thấy hình bóng của cô ở trong đó, qua tình cảm của các con đã dành cho cô.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 7684)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.