Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - KỶ NIỆM XƯA LỚP TỨ HAI

29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23369)
Diệp Hoàng Mai - KỶ NIỆM XƯA LỚP TỨ HAI

KỶ NIỆM XƯA LỚP TỨ HAI

Tu 2_khoa 5

Lê Thị Bo, Nguyễn Thị Điểu, Vũ Thị Mai, Lâm Thị Ga, Trần Thị Liên, Khổng Thị Bao, Lê Thị Kim Kết, Lê Thị Kim Oanh (sau chị Kết) , Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Thị Hường (sau thầy Hoàng), Võ Trí Nhẫn, Cao Thị Hóa (sau chị Nhẫn), Trần Thị Kim Vân, Châu Mỹ Quế, Phan Thị Điệp.


@ Như một gia đình…

Tuổi mười hai, mười ba … còn trẻ con lắm, nên những “dấu chân kỷ niệm” chưa sắc nét trong tâm hồn các nữ sinh lớp đệ Thất 2 năm học 1960. Tuổi mười bốn, mười lăm … vừa đủ độ chín, để các nữ sinh lớp đệ Tứ 2 bâng khuâng khi ve réo rắt gọi hè…

Không nhớ rõ tự lúc nào, các chị gọi giáo sư hướng dẫn Nguyễn Thế Văn là … Má (?!...), mà là “Má Ruột” nữa. Thầy Nguyễn Thất Hiệp do nghiêm khắc, nên “bị” các nữ sinh Tứ 2 len lén chọn Thầy vào vai … Má Ghẻ!

Phu quân của “hai bà Má” là Thầy Kiều Vĩnh Phúc, và là “Papa” yêu quí lớp Tứ 2. Còn nữa, thầy Nguyễn Hữu Ân vào vai “Cậu”, và thầy Hà Tường Cát là “Chú” của cả nhà… Quí Thầy lúc đó còn trẻ lắm – hầu hết chưa lập gia đình – nên vui vẻ “nhận vai” và sẵn lòng dự phần vào trò chơi tinh nghịch dễ thương của lớp Tứ 2.

Lớp đệ Tứ 2 có truyền thống hơi…lạ đời. Lớp Tứ 2 năm nào, cũng do thầy Nguyễn Thế Văn làm giáo sư hướng dẫn. Và lớp Tứ 2 nào, cũng được thầy Văn đặt tên một loài chim. Vành Khuyên, là tên gọi của lớp Tứ 2 niên học 1963 – 1964.

@ Hàng dương trong sân trường …

Năm 1960 là năm đầu tiên học sinh trung học Ngô Quyền giã từ … gác trọ, chấm dứt cảnh ăn đậu ở nhờ các trường tiểu học. Để làm đẹp cho ngôi trường mới, thầy hiệu trưởng Huỳnh Quốc Tuấn tổ chức trồng cây dương trong sân trường.

Hôm đó một số nữ sinh lớp Tứ 2 vào trường tập văn nghệ, thầy hiệu trưởng bảo học trò ngưng tập ra sân phụ việc trồng cây. Hồi nào giờ, các nữ sinh chưa từng cầm cuốc, nên cứ đứng lố nhố không biết làm sao … Thấy vậy, thầy Huỳnh Quốc Tuấn cầm cuốc “ thị pham” cho học trò làm theo:

- Mấy em cố gắng trồng dương làm đẹp sân trường của mình. Để mười năm sau có trở lại thăm trường, mấy em có thể tự hào chỉ vào cây dương mà khoe “Cây dương này, do tôi trồng hồi đó nè!...”

Nửa thế kỷ trôi nhanh tựa bóng câu cửa sổ, hàng dương xưa bây giờ chỉ còn đọng trong ký ức của thầy trò trường trung học Ngô Quyền năm xửa năm xưa…

@ Thầy Nguyễn Xuân Hoàng:

Chương trình lớp đệ Tứ không có môn Triết học, nên thầy Nguyễn Xuân Hoàng được nhà trường chia giờ dạy môn giáo dục Công Dân lớp Tứ 2. Dù dạy ít giờ, nhưng học trò lớp Tứ 2 vô cùng quí mến vị giáo sư trẻ tuổi hiền lành, thân thiện…

Trước khi chia tay chuẩn bị vào hè, thầy trò lớp Tứ 2 kéo xuống sân trường chụp hình lưu niệm sau giờ học cuối. Năm sau lớp chia ban rồi, gia đình Tứ 2 chắc chắn không còn đủ đầy nữa những khuôn mặt quá đỗi thân thương…

Trong lúc thầy trò lục tục xuống lầu, thì cô Tư Giàu dẫn con của cô bước lên cầu thang. Gặp thầy Hoàng, cô Tư chào thầy rồi giới thiệu:

- Đây là con út của tui đó thầy!...

Thầy Hoàng quay qua, vỗ đầu chị Kim Kết đang đi bên canh:

- Đây cũng là “con út” của tui nè cô!...

Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…” Riêng chị Kim Kết – thay mặt lớp Tứ 2 năm xưa, và cả đàn em Diệp Hoàng Mai nữa – kính chúc thầy và cô nhiều sức khỏe, đủ nghị lực để vượt qua thử thách cuối của đời người …

Tháng 05/2014

Diệp Hoàng Mai

(ghi theo lời kể của chị Lê Thị Kim Kết )

22 Tháng Tám 2015(Xem: 23166)
“ Ai trên đời này mà không cần có một bà Mẹ, những người không còn mẹ nữa, lại cần hơn ai hết phải không? Từ ý tưởng vàng ngọc này, xin được một đời kính mến cô Đặng Thị Trí với Bàn Tay Người Mẹ.
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 18447)
Đưa Thầy Quýnh trở về như một người thân, Thầy Trò cùng lưu luyến vẩy tay thay lời từ biệt, ánh mắt nụ nười dường như che mát cho một ngày hè.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 10299)
Dẫu biết “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 23680)
từ đây thầy sẽ có được nhiều tin tức của người bạn vong niên và sẽ không còn băn khoăn trăn trở “Không biết thầy Hảo giờ này ra sao?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20104)
Ngày mùng bốn Tết, tôi ghé thăm thầy hiệu trưởng. Nhóm bạn “Bê Ba” của tôi người bận người bệnh, nên tôi mặc nhiên trở thành “đại diện nhóm” đến mừng tuổi thầy.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 21209)
Tôi đưa đôi “bạn thân xưa” của thầy Lê Quí Thể đến điểm hẹn, vừa kịp lúc bên sông Sài Gòn nhạt phai màu nắng. Gió từ lòng sông chưa làm rối nổi mái tóc ngắn của tôi, nhưng cũng đủ làm không gian quán ven sông dịu mát.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19633)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
05 Tháng Hai 2015(Xem: 27378)
Tôi hằng mong ước mong “ kho tư liệu trường xưa” này ngày càng phong phú hơn, đong đầy hơn với muôn vàn “ kỷ niệm học trò” do các cựu học sinh NgôQuyền Biên Hòa cùng chung tay vun vén …
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16924)
Dò tìm trong danh sách Ban giáo sư trung học Ngô Quyền Biên Hòa ( 1956 – 1975), tôi được biết thầy Dương Hồng Duyệt từng là giáo sư môn Toán và Nhạc trường tôi từ năm 1961 đến 1965.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23471)
Dù rất mong thầy cô chúng tôi có nhiều cơ hội gặp nhau, nhưng xem ra việc đi lại của thầy cô – dù cư ngụ cùng thành phố – vẫn là điều không đơn giản.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21025)
... cám ơn mái trường Ngô Quyền Biên Hoà đã thu nhận tôi, cám ơn thầy Lê Quý Thể đã đưa tôi về, thầy Phạm Đức Bảo cùng các thầy cô đã dạy dỗ tôi nên người hôm nay,
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12427)
Tôi điện thoại mời quí thầy cô: Đinh Thị Hòa, Nguyễn Thế Văn, Nguyễn Kim Linh, Đinh Hữu Quyến, Trần Thái Hùng, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn và Trịnh Hồng Hải … cùng điểm tâm và café sáng Thứ Bảy với học trò.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13012)
Vẫn những câu chuyện cũ kỹ về ngôi trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu xa xưa, nhưng sao thầy trò tôi nhắc hoài không chán. Tuổi chín mươi lăm, nhưng thầy Phạm Đức Bảo nói về trường xưa, cứ y như thầy đang lật từng chương sách cũ đọc từng trang.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 69237)
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48709)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”