Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Voi dưới mắt các nhà sử học và trong đời sống thiên nhiên (I)

26 Tháng Giêng 20189:59 CH(Xem: 4736)
GS. Nguyễn Văn Lục - Voi dưới mắt các nhà sử học và trong đời sống thiên nhiên (I)

Voi dưới mắt các nhà sử học và trong đời sống thiên nhiên (I)

blankNgày nay, sự hiểu biết về đời sống các thú hoang đã có thể ở trong tầm tay của bất cứ ai muốn tìm hiểu các sinh hoạt của chúng qua các tài liệu sách báo hay phim ảnh. Ngay trẻ em ở trình độ tiểu học ở xứ người cũng có thể có kiến thức khá đầy đủ về các loài thú hoang dã rồi.

Người viết bài này sau gần 40 năm ở xứ người tự hỏi đã học được bài học gì ý nghĩa nhất? Có lẽ bài học quý giá nhất là ý thức được sự biết tôn trọng con người-thiên nhiên.

Thật sự là như vậy. Văn hóa, đạo đức Việt Nam thường dạy làm người, “đạo làm người” mà ít chú tâm đến việc tôn trọng thiên nhiên. Đó là một nền văn hóa thiếu cân bằng, nếu không nói là lệch lạc.

blank

Hướng đạo sinh Thái Lan trong một nuối sinh hoạt ngoài trời ngoài trời. Yêu quý, bảo vệ và sống với thiên nhiên là bối cảnh giáo dục của Phong trào Hướng đạo Thế giới đã thể hiện từ 1907. Nguồn: texashillcountry.com

Trong khi đó, khoa học về môi trường, môi sinh cũng như việc bảo tồn các giống vật hoang dã đủ loại đã có những bước tiến rõ rệt tại các nước mở mang và phát triển. Người viết bài này cũng nhận thức được một cách tiệm tiến những thay đổi tích cực ấy qua từng năm tháng sống ở đây.

Mới đây, trong một chương trình truyền hình có một cuộc phỏng vấn một người thợ săn đã có 30 chục năm kinh nghiệm trong nghề ở bên Pháp. Ông phát biểu: “Nay tôi là một người thợ săn khác.” Một người ‘thợ săn biết hối cải’ về những việc ông đã làm trong quá khứ.

Đó là một cái nhìn thay đổi toàn diện của con người nói chung về thế giới loài vật. Thay đổi ngay trong cách suy nghĩ, thay đổi ngay trong trái tim, rồi đã thay đổi trong cách đối xử của con người.

Cho nên, có thể nói đến một thứ đạo đức mới khai sinh: Đó là thứ đạo đức biết tôn trọng thiên nhiên và tất cả các sinh vật sống chung quanh ta.

Đây là một bước tiến “vĩ đại” như bước lên mật trăng của con người mà nhiều khi chính chúng ta không cảm thức được điều vĩ đại ấy.

Câu phát biểu rất có ý nghĩa của người thợ săn Pháp đặt mọi người vào một tâm thức mới. Tâm thức của một nền văn minh nhân loại biết coi trọng mọi của cải trần thế, không vô hạn, không khai thác dến tận cùng, đến hủy diệt.

Riêng ở Việt Nam, thái độ của con người đối xử với thiên nhiên, với các loài sinh vật còn rất nhiều điều lạc hậu đến bất nhân, man rợ; hoặc một sự khai thác một cách dã man và tàn bạo đến nỗi có nguy cơ làm tuyệt chủng một số loại sinh vật. Chẳng hạn như cắt sừng tê giác vì cho là món ăn đại bổ. Hay giết voi lấy ngà.

Khai thác đến tận diệt ở Việt Nam vẫn chưa đủ lòng tham; họ đi khai thác thêm tại các nước Phi Châu còn kém phát triển. Buôn sừng tê giác mà trị giá 14 cái sừng tương đương một triệu Đô la. Nhiều đường dây buôn lậu do người Việt chủ xướng.

blank

Hàng trăm vi cá mập phơi khô ngay trên mái của phòng thương mại của Đại sứ quán Việt Nam, ở Eliodoro Yáñez (Chile). Nguồn: http://bit.ly/2E34tvy.

Nghĩ đến thật đáng xấu hổ làm người Việt Nam.

Đọc lại các hồi ký của các tác giả ngoại quốc thời còn phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài như của tác giả Le Poivre (1749) hay của John Crawfurd (1830) mới thấy hết được sự tàn độc của các nhà Chúa nhất là ĐàngTrong.

Vị thế của voi trong lịch sử Việt Nam

blank

Bé Kim Luân 6 tuổi sống ở buôn cổ M’Liêng ở Đắc Lắc đang chơi với con voi mà gia đình em đã nuôi dạy từ lâu. Nguồn: Réhahn/Caters News Agency (2 Dec 2014).

Tuy nhiên, trong các loài thú hoang dã ấy, có lẽ chỉ có voi ở Việt Nam là may mắn có “vị thế” được nể trọng hơn cả. Tại sao như thế? Và có đúng như thế không?

Câu chuyện voi có vị thế đáng nể bắt nguồn từ một nguyên do mang tính lịch sử. Voi đi vào lịch sử giải phóng dân tộc như một sự “thổi phồng” cố ý, một tôn vinh mù quáng.

Bằng nhiều cách, các người ghi chép sử Việt Nam đã đưa voi đi vào lịch sử tranh đấu giành độc lập ngay những năm đầu thế kỷ dương lịch của người Việt mà thực sự chúng chẳng có một thứ khả năng gì để có thể đảm trách một công việc vĩ đại như thế.

Người ta nường tượng ra một đàn voi hùng dũng, chậm rãi đi mở đường cho các trận chiến với kẻ địch như thể một loại xe tăng bất khả xâm phạm mà phần thắng dành cho các voi trận. Voi “cứ thong thả từng bước một tiến tới” đi đến đâu, quân địch khiếp sợ bỏ chạy đến đó.

Chiến thắng của hai Bà Trưng phải chăng là chiến thắng mở đầu cho lịch sử voi trận?

Một điều lạ là các nước láng giềng như Thái Lan, Lào, Cao Miên vốn được coi là thổ ngơi của các loài voi đã được thuần thục lại chỉ giữ vai trò khiêm tốn là dùng voi đi diễn hành! Thắc mắc này có chính đáng không?

blank

Tượng đài hai Bà Trưng do Điêu khắc gia Nguyễn Văn Thếthực hiện ở Công trưởng Mê Linh . (Saigon, 1962). Nguồn: Flickr.com

Nếu tôi không lầm thì kể từ thời Hai Bà Trưng, hai Bà đã biết dùng voi ra trận đánh đuổi giặc. Hay nói đúng hơn, giành được độc lập từ nhà Đông Hán bên Tàu. Hình ảnh hai bà Trưng oai phong lẫm liệt, xinh đẹp, cưỡi voi đã in vào đầu óc những thanh niên ngay từ thuở thiếu thời. Sau này, trong các buổi lễ tưởng niệm hai Bà, tại miền Nam, thường có các cô nữ sinh, đóng vai hai Bà ngồi trên mình “voi giả” đi diễn hành.

Cho đến nay, tôi không biết ai là người viết sử đầu tiên đề xướng ra việc hai Bà Trưng ngồi trên mình voi đánh đuổi quân Tàu?

DCVOnline: Sử Trung Hoa như Hậu Hán Thư của Phạm Diệp (Thế kỷ thứ 5) và Giao Châu Ngoại vực ký (thế kỷ thứ 4) đều không ghi chuyện có voi trong những trận giao chiến giữa hai Bà Trưng và quân Đông Hán. Việt Nam Sử Lược do Trần Trọng Kim biên soạn (1919) cũng không ghi chuyện có voi ra trận đánh quân Tô Định hay Mã Viện. Tuy nhiên, đến cuốn “Việt Sử Toàn Thư” (1960) của Phạm Văn Sơn thì ông ghi:

“Tương truyền khi xuất trận hai Bà cưỡi voi, mặc áo giáp vàng, che lọng vàng, trang sức rất lộng lẫy, tinh thần không vì việc tang tóc mà suy giảm.” (trang 108)

Có thể nói chuyện và hình ảnh hai Bà cưỡi voi mặc áo giáp vàng, che lọng vàng (sau này còn thêm “phất cờ vàng”) đánh Tô Định chỉ là huyền thoại, sản phẩm của chủ nghĩa Dân tộc giữa thế kỷ 20.

Và một câu hỏi tiếp tại sao người Tàu không hề biết lợi dụng “cái thế thượng phong của voi” để giữ gìn bờ cõi phía Bắc cũng như phía Nam? Họ muốn thì chắc nhiều phần họ có khả năng làm được chứ?

DCVOnline: Theo Schafer, Edward H., “War Elephants in Ancient and Medieval China”Oriens (Volume 10, Number 2, 1957), trang 289–291 thì nhà Tây Ngụỵ (554) đã dùng hai thớt voi Lĩnh Nam do nô lệ người Malay điều khiển ở mặt trận nhưng đã bị địch quân dùng cung tên bắn đuổi chạy. Và nhà Nam Hán ở thể kỷ 10 là triều đại duy nhất có nuôi voi trận và đã thành công trong cuộc xâm lăng nước Sở (948). Tuy nhiên, đoàn voi trận của nhà Nam Hán đã bị quân nhà Tống tiêu diệt bằng cung tên (971). Vì voi trận dễ bị đánh bại bằng cung  tên, hầm, hố, vũng, hào ở mặt trận hay đường tiến vào thành quách nên sau đó người ở vùng đất Trung Hoa ngày nay đã trở lại với chiến thuật quen thuộc của phương bắc, không còn dùng voi và trở lại dùng ngựa ngoài mặt trận. Tuy vậy theo Sun, Laichen, trong luận văn “Chinese Military Technology and Dai Viet: c. 1390-1497”, Asia Research Institute Working Paper Series No. 11, Asia Research Institute, Singapore (2003) thì đến năm 1449 một đoàn voi trận của Việt Nam đã giúp quân nhà Minh, bảo vệ Bắc Kinh, chống lại quân Mông Cổ.

Lại một thắc mắc thứ hai. Tại sao người Tàu không biết dùng voi trận mà phần lớn xử dụng ngựa? Trong các cuộc thao dượt hoặc thi tài bắn cung, hoặc nỏ hay xử dụng cung kiếm thì đều lấy tiêu chuẩn là ngồi trên mình ngựa để thao diễn các thế đánh lúc xung trận?

Như thế, phải chăng chuyện voi trận chỉ là một câu chuyện huyền thoại?

DCVOnline: Theo một số nhà sử học, Patricia Ebrey, Ann Walthall và James Palais, trong cuốn “East Asia: A Cultural, Social, and Political History” (2009) thì voi trận đã được vua Lâm Ấp Sambhuvarman sử dụng nhưng thất bại trong cuộc chiến chống lại quân nhà Tuỳ (602-605). Ở Đông Nam Á, Đế quốc Khmer hùng mạnh ở thể kỷ 9 đã sử dụng voi có trang bị cung nỏ trên đầu khi ra trận. Đến thế kỷ 15, Đế quốc Khmer sụp đổ thì cường quốc trong vùng là Miến Điện và Thái Lan vẫn sử dụng chiến thuật dùng voi trận. Một trận song đấu dùng voi nổi tiếng xẩy ra giữa Thái tử Miến Điện với vua Thái Lan khi Miến điện tấn công Vương quốc Ayutthaya năm 1593; kết cuộc, Thái tử Miến Điện tử trận.

blank

 Thái tử Miến Điện với vua Thái Lan tử chiến. By Fine Arts Department (กรมศิลปากร) of Thailand. – Transferred from th:ภาพ:Seal_Suphanburi.png, scanned from the book ตราประจำจังหวัด “Provincial Seals”, published by the Fine Arts Department of Thailand, 1999. The Fine Arts Department designs and produces most provincial seals, including this one, and is presumed to be the copyright holder thereof for 50 years from date of first publication., Public Domain, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4358397

Theo cách nhìn của sử gia Hà Nội, họ cũng coi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà năm 40 chống lại nhà Đông Hán. có ý nghĩa to lớn hơn, vì nó đã mở đầu cho Phong trào Giải phóng Dân tộc. (Giáo trình Lịch sử Việt Nam, Tập I. Từ nguyên thủy đến đầu thế kỷ X, nxb Đại Học sư phạm, trang 110)

Như thế, chiến công của loài “voi trận” cách này cách khác đã được huyền thoại hóa, phần lớn là do những người chép sử có uy tín của cả hai phía, tuyên truyền qua nhiều thế hệ.

Sử gia uy tín hay không, họ đều có những phát biểu khá dễ dãi như thể “nói lấy được” về những công trạng của loài voi. Sự suy diễn ấy cũng thấy nơi một vài tác giả ngoại quốc. Người sau bắt chước người trước một cách máy móc mà không cần kiểm chứng nữa.

Đọc một trong những cuốn sách sử “hiện đại” hơn cả, người ta vẫn còn được đọc những đoạn ghi chép một cách máy móc, hời hợt có tính giả định như sau:

“Nhà vua sắp đặt cách tấn công như sau. Đi đầu là tượng binh gồm 100 thớt voi to khỏe (theo Cao Tông Thực Lục), trong đó có một số voi trang bị súng thần công (theo Thánh Vũ Ký), vừa bộ chiến tấn công, vừa phá thế trận địa lôi bao quanh thành Ngọc Hồi, vừa dùng súng phá thành. Sau tượng binh là toán cảm tử xung phong.”

(Trần Gia Phụng. Nhà Tây Sơn, trang 123)

Chiến công của loài “voi trận” hiển hách như thế, nhưng không hiểu tại sao, kể từ sau chiến thắng của hai Bà, voi đã không bao giờ xuất trận, dù chỉ một lần, trong các cuộc khởi nghĩa sau này của người Việt.

Đây là thắc mắc thứ ba.

Và phải đợi đến cuộc tấn công “thần tốc” của Quang Trung trong trận đánh Ngọc Hồi, voi mới lấy lại được vai trò của mình sau nhiều thế kỷ bị quên lãng!

Thắc mắc thứ tư là người ta cũng có thể đặt câu hỏi tại sao Nguyễn Huệ đã nhiều lần giao tranh với nhà Nguyễn cũng như ra Bắc, ông lại chi dùng tượng binh chỉ có một lần? Đánh vào Gia Định dĩ nhiên không thể dùng voi được, vì đất Gia Định xuôi phía Nam có nhiều sông lạch, voi bất khả dụng. Nhưng ai cấm Quang Trung-Nguyễn Huệ xử dụng voi trận trong những trận đánh khác tính từ đèo Hải Vân trở ra phía Bắc. Tại sao Quang Trung đã không lợi dụng thế mạnh voi trận của mình?

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tiềm ẩn nào, voi hầu như vắng mặt trong các chiến tích của các cuộc chống Tàu trong suốt ngàn năm lịch sử?

Ai có thể giải thích và cắt nghĩa các cuộc nổi dậy của Tây Sơn với bao chiến tích chống lại quân Nguyễn, rồi cả quân Trịnh ra vào Bắc Hà như chỗ không người lại chỉ có một lần duy nhất được nói tới là dùng tượng binh chống lại quân nhà Thanh tại trận Ngọc Hồi?

Nhưng điểm then chốt nhất, tôi muốn được biết một cách cặn kẽ, một cách thuận lý là voi ra trận xuất phát từ đâu?

Đây là thắc mắc thứ năm và là thắc mắc quan trọng nhất.

Voi xuất trận đi từ Phú Xuân hay Nghệ An, hay từ Thanh Hóa? Và bằng cách nào, phương tiện nào như đi bộ, hay dùng thuyền bè để chuyên chở đàn voi kịp ra mặt trận? Và việc cung cấp lương thực và nước uống cho voi bằng cách nào? Trong khi đoàn quân của Tây Sơn phải tự túc lương thực ăn đường trước khi ra trận?

Lương thực nuôi quân không có các trạm tiếp tế dọc đường hành quân, lấy gì có đủ luong thực nuôi voi?

Trung bình một con voi uống chừng 150L nước ngày và ăn khoảng 200Kg thực phẩm. Nếu có 100 voi thì phải cần bao nhiêu tấn thực phẩm nuôi chúng trong một ngày? Con số sẽ là 20 tấn thực phẩm ngày có đủ chăng?

Việc chuyên chở voi trong những điều kiện thời Tây Sơn cũng là điều không dễ thực hiện. Tốc độ di chuyển, nếu đi đường bộ, voi đi được bao nhiêu cây số trong một ngày. Và cần bao nhiêu thời gian để ra đến Thăng Long?

Nếu đi đường biển thì có loại tầu thuyền nào có thể chở được voi?

Nhiều câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời rõ rệt.

Voi đi từ đâu? Tứ Phú Xuân hay từ bên Lào? Việc cung cấp thức ăn và nước uống cho voi làm thế nào để thực hiện. Từ Phú Xuân ra, nhiều đồi núi, rừng suối, kinh rạch, đồng lầy, làm thế nào voi có thể vượt qua những trở ngại thiên nhiên đó?

Trong một bài viết ngày 18-11-2017, nhan đề “Voi Việt Nam lên tàu Ba Lan ra Bắc rồi đi đâu?” tác giả Nguyễn Giang (BBC) cho rằng, một hay nhiều con voi đã được chở lên tàu Jan Kilinski và về Ba Lan như quà tặng của chính phủ miền Bắc. Khoảng 12 con voi này là ở tây Nguyên đã được dùng để tải gạo, tải đạn, tải thương tham gia các chiến dịch Nguyễn Huệ, An Khê, năm 1952.

Theo ông Jurdzinski, Bắc Việt đã làm quà tặng cho vườn thú Oliwia ở Ba Lan bảy con trăn, 12 con khỉ, 16 con chim, hai con cáo, hai con chồn và một con voi vào năm 1956. Và cũng theo lời của ông Jurdzinski chuyến đi cũng được báo chí Ba Lan kể lại với chuyện voi gây khốn đốn cho các thủy thủ Ba Lan. Thứ nhất là số thân chuối tươi họ mang theo cho voi chỉ đủ ăn trong một tuần. (Một con mà thôi). Và đến Sri Lanka, tàu phải cử người lên bộ mua cỏ. Nhưng voi không buồn ăn cỏ. Đến Kênh đào Suez, người Ba Lan lại lên bờ tìm mua nhiều bắp cải. Voi không chịu ăn và còn lấy bắp cải ném vào thủy thủ. Cuối cùng thì voi Việt Nam lại thích các món Ba Lan như khoai tây và củ cải đỏ và tàu đã phải “nhập hàng” loại này khi vào kênh Nord-Otsee ở Đức để nuôi voi. Về Ba Lan, đoàn thủy thủ được tiếp đón trọng thể và voi được nhập cảnh với cái tên “Paryzant” (Du kích) Thật rất tiếc là sau đó, voi không được nhập hộ khẩu ở Gdansk, có vườn thú Oliwia. (Sau đó voi được đưa về vườn thú Trung ương)

Bài báo kết luận: “Tiếu lâm thời đó nói voi Liên Xô là người cộng sản cao to nhất thế giới, voi Cuba là cậu em của nó, còn voi Việt Nam thì không được nói đến, vì ngay lập tức chúng tôi đã phải gửi nó lên Warsaw.”

Qua câu chuyện này, chúng tôi liên tưởng đến việc dẫn một đàn voi cả trăm con ra trận Ngọc Hồi là điều viển vông, không tưởng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là có thể thực sự có voi đã được luyện tập để trở thành “voi trận” không? Như ý kiến của một số đông các nhà sử học cả trong Nam lẫn ngoài Bắc từng công khai viết trong các sách sử của họ?

Theo tôi, dù chuyện “voi trận” chỉ là chuyện nhỏ, nhưng nó phản ánh một não trạng rất không tưởng của một số người viết sử. Nói chung người cầm bút xứ mình có thói quen viết phóng đại, không có cơ sở, không dựa vào tài liệu chúng minh được nên khổ cho người đọc sau này.

Chẳng những môn sử mà những cuốn sách mô tả về đời sống xã hội, nhân văn, địa lý như các sách của nhà văn Sơn Nam, Vương Hồng Sển cũng hoàn toàn viết phóng, bất chấp thực tế, sự thật.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
14 Tháng Bảy 2019(Xem: 11211)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9544)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10927)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9398)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 2019(Xem: 10354)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
05 Tháng Hai 2019(Xem: 9610)
Thực vậy nhìn lại dòng lịch sử VN trên 4000 năm sẽ thấy có nhiều năm Kỷ Hợi "đặc biệt" đối với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhứt là 2 biến cố lịch sử:
04 Tháng Hai 2019(Xem: 10767)
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 18147)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm và nhận định chủ quan về việc học và dạy học tại Việt Nam và tại Hoa Kỳ của chính tôi. Do đó có thể rất chủ quan, hạn hẹp và có nhiều thiên kiến.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 10182)
Thiện ý bao giờ cũng trang bị đầy đủ. Thiện chí bao giờ cũng có thừa. Chinh vì cái có thừa đó mà trong triết học tôn giáo mới có một nhận xét mỉa mai như sau: Ở dưới Hỏa ngục thì đầy những kẻ có thiện chí.
19 Tháng Giêng 2019(Xem: 9711)
Hay nói theo kiểu triết lý hiện sinh: Hỏa ngục chính là cái nhìn của kẻ khác. Nhìn cây thấy rừng, phải rồi. Nhưng đôi khi phải vào rừng mới biết cây thế nào.
12 Tháng Giêng 2019(Xem: 10567)
Nụ cười của bậc Giác Ngộ là nụ cười của đức Phật đã thành. Còn nụ cười của chúng ta là nụ cười của Người Giác ngộ sẽ thành vậy.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 10238)
Như vậy hy vọng trong Năm Mới, độc giả thưởng thức được một tác phẩm có cái nhìn hoàn toàn mới về truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà bỏ qua không đọc thì rất uổng.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 18247)
Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.
17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9594)
Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9882)
Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có một hội nghị quốc tế thượng đỉnh thì luôn luôn có những diễn tiến bất ngờ mà hiếm ai có thể tiên đoán trước được.
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8204)
Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9503)
Việc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại.
12 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4897)
Chửi đã hay mà chúc dữ như thế cũng không chê vào đâu được. Phần bà Trùm làm dấu Thánh Giá xin Chúa rộng lòng thương xót cất tội cho mọi người.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9666)
So sánh với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong quá khứ,- nhứt là cuộc bầu cử 2014 dưới thời TT Obama - lần này dưới thời TT Trump thì quả khác xa.
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4798)
Lịch sử xây nhà thờ làng Yên Phú là một lịch sử đầy oan trái. Những cánh đồng lúa của bổn đạo mới trong làng – như những luống cầy vỡ đất mà mỗi luống cầy hằn lên những đau thương, tủi nhục và mồ hôi nước mắt.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 10019)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 15737)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9559)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9473)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
07 Tháng Mười 2018(Xem: 9394)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
05 Tháng Mười 2018(Xem: 5323)
Ông còn nhắc nhở làm sao quên được những câu thơ của Tố Hữu, nhà thơ chính thức của Đảng đã viết vào năm 1953, khi Stalin chết.
30 Tháng Chín 2018(Xem: 9198)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 10256)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
23 Tháng Chín 2018(Xem: 4628)
Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đây"
21 Tháng Chín 2018(Xem: 10780)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
14 Tháng Chín 2018(Xem: 8406)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
31 Tháng Tám 2018(Xem: 9113)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
25 Tháng Tám 2018(Xem: 9687)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 20286)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
18 Tháng Tám 2018(Xem: 9868)
Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái".
11 Tháng Tám 2018(Xem: 5509)
Ông Diệm là một người đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5335)
Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5358)
Tóm lại, Tu Phật giúp cho Thân Tâm chúng ta được hài hòa, Tâm chúng ta được sáng suốt và cõi lòng chúng ta luôn từ bi cởi mở.
25 Tháng Bảy 2018(Xem: 6088)
Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 5243)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cõi đời đầy nhiễu nhương này.
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 4979)
Ở đời phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh lấy mình. Vì thế muốn thoát khỏi những phiền não khổ đau,...
14 Tháng Bảy 2018(Xem: 19576)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 9106)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 5309)
Phước và Huệ gọi là "Phước Huệ Song Tu". Cả hai phương pháp Tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2018(Xem: 4992)
Vào cuối tháng 3, năm 2012, theo lời kể lại của Giovanni Maria Vian đã tháp tùng Giáo Hoàng trong hai chuyến đi thăm Mexique và Cuba, Giáo Hoàng Benoit XVI tỏ ra hết sức mệt mỏi và kiệt sức. Và chính ở thời điểm này, ngài nghĩ tới quyết định từ chức.
26 Tháng Sáu 2018(Xem: 10244)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
22 Tháng Sáu 2018(Xem: 4768)
... lời tuyên bố của Mussolini tuyên bố ngày 20 tháng ba-1945 như sau:” Không ai có thể xóa bỏ được 20 năm lịch sử của chủ nghĩa Phát Xit tại nước Ý”.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 8926)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
09 Tháng Sáu 2018(Xem: 8975)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
01 Tháng Sáu 2018(Xem: 10410)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
26 Tháng Năm 2018(Xem: 10089)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
28 Tháng Tư 2018(Xem: 11572)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 10464)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
14 Tháng Tư 2018(Xem: 10116)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
06 Tháng Tư 2018(Xem: 10189)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9367)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
23 Tháng Ba 2018(Xem: 8740)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
16 Tháng Ba 2018(Xem: 8386)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 11467)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
09 Tháng Ba 2018(Xem: 9110)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8576)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
15 Tháng Hai 2018(Xem: 4848)
Bắt gặp một tài liệu cổ và hiếm thì đó là một điều thích thú. Trong chỗ riêng tư, đó có thể còn là một nỗi vui, môt niềm hân hoan.
09 Tháng Hai 2018(Xem: 5459)
Đây là tập tài liệu ghi lại những chứng từ của các nhân chứng như các người Âu Châu, nhất là các thừa sai ngoại quốc ...
03 Tháng Hai 2018(Xem: 10279)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
02 Tháng Hai 2018(Xem: 9386)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
19 Tháng Giêng 2018(Xem: 4217)
Thảo Trường vừa là một thiếu tá trong quân đội VNCH, vừa là một nhà văn với tác phẩm “Thử Lửa”, rồi “Chạy trốn” và nhất là tập truyện “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp”.
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 9471)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 2018(Xem: 8865)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
05 Tháng Giêng 2018(Xem: 8229)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
29 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8928)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9314)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
22 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8481)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
15 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8593)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 10169)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8677)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
02 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5163)
Bài giảng này của CHS Ngô Quyền VÕ KIM HUÊ, Khoá 10 (bút hiệu Trần Kim Vy) muốn chia sẻ cùng Thầy Cô và các bạn cũ đồng môn không phân biệt tôn giáo.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8670)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
24 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8998)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 14220)
Trong một xứ mù thì kẻ chột làm vua. Nước ta là nước dân chủ nhất thế giới nên kẻ dù ngu nhất cũng có cái quyền được ngu.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8183)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 24062)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4150)
Giữa Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, họ chẳng những coi nhau như đồng chí mà còn như ruột thịt máu mủ.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 19761)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
27 Tháng Mười 2017(Xem: 10393)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
20 Tháng Mười 2017(Xem: 8753)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
13 Tháng Mười 2017(Xem: 8290)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
07 Tháng Mười 2017(Xem: 9724)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 2017(Xem: 4473)
Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.
29 Tháng Chín 2017(Xem: 4908)
Nếu những trí thức ấy mê Mác xít coi như con đường giải phóng dân tộc, vọng ngoại thì có khác gì giới trẻ mê, theo đuổi lối sống Hippie và nhạc kich động?
22 Tháng Chín 2017(Xem: 18691)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 2017(Xem: 3894)
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, bộ sách Lịch Sử Việt Nam được công bố và sau đó được đài BBC tổ chức hội thoại bàn tròn và mời một số vị phát biểu về bộ sách này.
15 Tháng Chín 2017(Xem: 12553)
Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định..
08 Tháng Chín 2017(Xem: 9557)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 2017(Xem: 17645)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
01 Tháng Chín 2017(Xem: 8309)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 13754)
Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm.
19 Tháng Tám 2017(Xem: 16751)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?