Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TÔI VÀ CÁC ĐỒ DÙNG ĐIỆN TỬ TRONG THỜI ĐẠI 5.0

06 Tháng Mười 20231:08 SA(Xem: 3240)
GS. Huỳnh Công Ân - TÔI VÀ CÁC ĐỒ DÙNG ĐIỆN TỬ TRONG THỜI ĐẠI 5.0


Phiếm luận


TÔI VÀ CÁC ĐỒ DÙNG ĐIỆN TỬ TRONG THỜI ĐẠI 5.0


GS. Huỳnh Công Ân 

 

Mùa hè vừa rồi, vợ chồng tôi làm một cuộc “thanh lý” đồ đạc không dùng trong nhà. Thường các người dân sở tại nếu có đồ cũ như vậy thì đem trước nhà xe bán rẻ nên việc buôn bán này được gọi được gọi là garage sale. Chúng tôi không kiên nhẫn ngồi bán như vậy nên khuân hết đồ đem trước sân đậu xe, để bảng “biếu không” .

 

image001


Những thứ chúng tôi bỏ đa phần là những đồ dùng điện tử mà trong mấy chục năm qua tôi đã mua: những chiếc TV dẹp cỡ 32 “, 20”, 15”…, máy cassette, VCR, DVD, BluRay cũng như băng cassette, băng video, dĩa CD, dĩa DVD, dĩa BluRay phim Mỹ hay ca nhạc của các trung tâm ca nhạc hải ngoại. Rồi đến các phụ tùng của computer như ổ cứng ngoài (portable hard drive), CD writer, DVD writer, con chuột, camera, các loại dây cable, adaptor, loa, Garmin GPS, máy chụp hình…đều được đem ra ngoài sân.

 

Con gái tôi nói rằng những thứ bỏ đó giờ đây thuộc loại đồ cỗ rất có giá tôi có thể rao bán trên Ebay nhưng tôi ngại phải chụp hình từng cái rồi upload đồ bán lên đó, chờ đợi người mua thật mất nhiều thời gian nên tốt hơn là cho không, ai cần thì ghé trước nhà tôi mà lấy.

 

Nhớ khoảng những năm cuối của thập niên 1960, khi quân đội Mỹ giúp miền Nam lập một đài truyền hình phát từ máy bay, người dân chúng ta lần đầu tiên mới biết đến cái TV. Lúc tôi còn dạy học ở Trà Vinh, tối nào đám thầy giáo chúng tôi cúng đến nhà bác sáu Chẩn, giám thị trong trường trung học Vĩnh Bình để xem các chương trình truyền hình

trên cái TV 16 inch hiệu Sanyo của bác. Về sau tôi mua cho gia đình tôi ở Sài Gòn một cái TV hiệu Denon 19 inch có cửa lùa.

 

Thời đó chưa có video, muốn xem ca nhạc có hình tôi vào Saigon Departo ở đường Tự Do mua jeton bỏ vào máy Scopiton để nghe và nhìn Đalida mặc đồ lính hát bài Le Jour Le Plus Long (The Longest Day). Mãi đến gần năm 1975 tôi mới trông thấy tại một kiosk ở đại lộ Nguyễn Huệ có cái máy video đầu tiẻn nhưng băng lại máu trắng trong chớ không có màu vàng như các băng từ về sau này. Lúc đó, để nghe ca nhạc người ta dùng máy quay dĩa mà đầu máy có kim chạy trên các dĩa 33 hay 45 vòng. Sau, người ta có máy Akai với hai ổ quay băng “cối” rồi gọn hơn là máy cassette.

 
image002

Sau biến cố 30/4/1975, lúc còn trong nước tôi thèm thuồng và ngưỡng mộ cái TV màu của những gia đình có người nhà vượt thoát ra nước ngoài gởi về. Nó “hiện đại” hơn cái TV đen trắng “second hand” được đốt đèn hình tôi mua ở một tiệm sửa TV mà khi máy nóng nó cứ chớp chớp, giựt giựt.

 

Ra đến nước ngoài, trong thập niên 80 tôi còn chưa biết sử dụng telephone vì trước 1975, ở miền Nam chỉ có các cơ quan chính quyền, các công ty và những nhà giàu mới có gắn điện thoại. Lúc đó ở thành phố Montréal, người ta đặt những cabin điện thoại công cộng tại góc đường, bến xe bus, ga métro…Để biết sử dụng điện thoại công công, tôi ngồi trên một chiếc ghế trong ga métro để quan sát coi người gọi điện thoại công cộng làm gì để bắt chước. Thật giống như trong bài vọng cỗ “Tư Ếch đi Sài Gòn ” mà hề Văn Hường đã hát!

 
image003

Rồi Rồi đến thập niên 90 điện thoại di động xuất hiện. Ban đầu đó là khối hộp chất to lớn cồng kềnh mà người dùng phải cầm tay mang theo không thể bỏ vào túi áo hay túi quần được. Lúc đầu là công ty Motorola của Mỹ độc chiếm thị trường điện thoại di động , về sau đến lượt công ty Nokia của Phần Lan và giờ đây Iphone của Apple là bá chủ.

 

Nói về TV, những năm đầu thập niên 90, công ty bán lẻ The Hudson Bay trưng bày trong shop của mình ở trung tâm thành phố Montréal một cái TV dẹp 40 inch Sony với giá 10 ngàn đô. Với mức lương công nhân 5 hoặc 6 đô một giờ lúc đó làm sao tôi dám mơ ước sở hữu cái TV như vậy.

 

Bây giờ, nhờ cạnh tranh những sản phẩm điện tử càng ngày càng tinh vi và càng rẻ. Cái Iphone vừa để gọi nhau, vừa để lên mạng, vừa để chụp ảnh, vừa để làm GPS hướng dẫn đường, vừa để chơi game, vừa để làm máy tinh…

 

Muốn xem phim hay ca nhạc chúng ta vào Netflix, Youtube không cần phải có máy VCR, DVD player hay Bluray player và băng, dĩa. Còn muốn lưu trử hình ảnh, tài liệu thì chỉ cần một UBS nhỏ xíu. Muốn xem nội dung trong đó chỉ cần cắm vào ổ cắm USB trên TV hay computer.

 

Tóm lại, bây giờ chúng ta không cần thiết sắm các thứ lỉnh kỉnh như trước. Chúng ta chỉ giữ lại những gì cần thiết. Một iphone để liên lạc, một Apple Watch để xem giờ, một laptop viết bài và in ấn qua một máy in, một TV lớn để xem tin tức, coi phim, nghe nhạc và những phụ tùng cần thiết cho chúng là đủ. Để thao tác những ứng dụng trên các máy đó, chúng ta chỉ cần tải về (download) các software cần thiết.

 

Trên đây tôi chỉ đề cập đến nhứng sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân trong sinh hoạt thường ngày. Sản phẩm điện tử dùng trong công việc chuyên môn : sản xuất như người máy (robot), quân sự như máy bay không người lái (drone)…càng ngày càng tinh vi hơn.

 

Mặt khác trẻ em ngày nay không như tuổi thơ của chúng ta ngày xưa. Các cháu làm quen với các sản phẩm điện tử rất sớm. Thay vì bắn bi, đánh trõng, thả diều… chúng lướt mạng, chơi game, xem youtube…Đứa cháu ngoại mới vừa 2 tuổi của tôi biết mở youtube để hát theo những clip Coco Melon hay thằng cháu nội 7 tuổi của tôi đã biết làm youtuber.

 

Nói về những nền tảng ứng dụng trên mạng ngày nay chúng ta có Microsoft, Google, Facebook, Twiter, Instagram, Youtube…Muốn tìm bất cứ thứ gì trên cõi đời này chỉ cần đánh tên nó vào Google thì ta sẽ tìm ra mà khỏi cần đến thư viện. Người ta có thể diễn tả tâm trạng của mình qua Facebook để tìm người đồng cảm. Muốn gởi thơ cho người thân hay bạn bè không mất tìm mua tem thì dùng Email. Rất nhiều người hiện nay kiếm tiền bằng cách dùng Youtube để thông tin, dạy làm bếp, hướng dẫn du lịch…ngay cả các trung tâm ca nhạc cũng sử dụng thay vì tổ chức đại nhạc hội hay ra dĩa.

 

Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ: làm bài toán cộng đơn giản cũng sử dụng máy tính, ngồi dán mắt nhiều giờ trên màn hình computer làm giảm thị lực…

 

Huỳnh Công Ân

Montreal 2/10/2023

(Cảm hứng từ hai bài “Hiện Đại…Hại Điện “ của Kim Loan và “ Tôi và thời đại A còng (@)” của Nguyễn Thị Thêm)

 

27 Tháng Tư 2023(Xem: 3607)
. Ngày ngày anh Sáu xách cái ba lô tiền sử đó theo các chị bên công đoàn vận động các gia đình công nhân trong kế hoạch. "MỘT GIA ĐÌNH CHỈ ĐƯỢC CÓ HAI CON."
22 Tháng Tư 2023(Xem: 3613)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
16 Tháng Tư 2023(Xem: 3816)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
11 Tháng Tư 2023(Xem: 3856)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 5411)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 5199)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 2023(Xem: 3607)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3963)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 2023(Xem: 4023)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
31 Tháng Ba 2023(Xem: 3855)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
24 Tháng Ba 2023(Xem: 3885)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời
21 Tháng Ba 2023(Xem: 4027)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 6559)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4365)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4500)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3737)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 2023(Xem: 3630)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 2023(Xem: 3948)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 6591)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
22 Tháng Hai 2023(Xem: 3695)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,