Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kim Loan - THANK YOU, CANADA

10 Tháng Mười 20221:43 SA(Xem: 4480)
Kim Loan - THANK YOU, CANADA


THANK YOU, CANADA!

blank

(Cho Thanksgiving Canada, October /2022)



Tôi đến thủ đô Ottawa của Canada vào một tối mùa đông lạnh lẽo sau gần hai mươi tiếng dài ngồi trên máy bay từ Bangkok (Thailand), có dừng nghỉ tại Frankfurt (Đức Quốc).

Nhóm chúng tôi 6 người được nhân viên chính phủ đón tại sân bay rồi đưa về Reception House trên đường King Edward gần Byward Market. Đây là một chung cư nhỏ, gồm một tầng trệt và một tầng lầu, tổng cộng khoảng hơn chục phòng, mỗi phòng chứa được 3, 4 người. Tôi là phụ nữ duy nhất trong nhóm nên được đưa vào chung phòng có hai cô người Miến Điện cũng mới đến trước đó vài ngày. Mệt mỏi rã rời, tâm trí còn vương vấn trại tỵ nạn Panatnikhom, giờ này chắc mọi người đang đi dạo chơi trong trại, có ai… nhớ tôi không?

Sau khi nhận phòng trời cũng tối thui, họ dẫn chúng tôi xuống nhà bếp ăn tối với một món macaroni&cheese. Lần đầu tiên trong đời nhìn thấy món nui với pho–mai tan chảy, tôi chỉ thấy một mùi khó chịu vì đã quen ăn món này từ Việt Nam phải là nui xào thịt ăn với nước tương dằm ớt mới đúng điệu! Tôi lắc đầu, chả thiết ăn uống, chỉ muốn đi tắm rồi ngủ, giấc ngủ đầu tiên trên xứ Canada khi bên ngoài tuyết đang rơi để xem cảm giác ra sao. Cô gái người Miến dẫn tôi vào phòng tắm, chỉ dẫn cho tôi hai vòi nước nóng, nước lạnh trong bathtub, rồi đi ra ngoài. Tôi lớ ngớ, không hề biết rằng có thể vặn cả hai vòi cùng lúc rồi điều chỉnh cho vừa độ ấm rồi ấn nút shower. Tôi mở nước nóng thì nóng quá, mở nước lạnh thì lạnh như nước đá, chả biết phải làm sao! (Lỡ… cởi đồ rồi, sao dám chạy ra hỏi!) May quá, có cái thau nhỏ trong bồn tắm, tôi mở nước nóng nửa thau, rồi mở nước lạnh nửa thau hoà chung cho đủ ấm, và ngồi xối nước tắm như khi ở trại.

Trên bathtub có để chai shampoo hiệu “head&shoulders”, tôi biết đó nghĩa là “đầu và vai”. Tôi nhìn quanh tìm thêm soap nhưng không có, rồi tự hỏi: “Chai shampoo ghi head&shoulders, là dành cho đầu và vai, vậy còn các… bộ phận khác thì sao?” Hỏi thì hỏi chớ đâu có câu trả lời, thế là tôi dùng nó để gội đầu (vì là shampoo), xong tôi còn lấy thêm chút shampoo để chà trên hai vai của tôi (vì chữ head&shoulders rành rành đó!), và chỉ dùng đúng cho đầu và…vai thôi nhé, dứt khoát không xài cho… khúc dưới!!!

Sáng hôm sau ngủ dậy tại Reception House, bụng đói meo vì tối qua bỏ bữa, tôi xuống phòng ăn thì lại càng không ăn được món oatmeal chan sữa tươi. Cái xứ gì mà ăn uống kỳ cục! Tôi bỗng thèm dĩa bánh cuốn, ổ bánh mì thịt, hoặc chí ít cũng là gói xôi bắp để trong lá chuối thơm mùi hành phi và đậu xanh hấp. Cũng may là còn có bình cà phê ngay góc phòng, (dù café ở đây lạt như nước ốc), tôi làm liền một ly, cho thật nhiều đường và cream để… cứu đói!

Lát sau có một người từ Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam tại Ottawa đến thăm chúng tôi. Anh tên Thành, đại diện giáo xứ đến tặng phong bì, tem thư, giấy viết, và hỏi chúng tôi dù có đạo hay không, nếu muốn đi lễ thì thứ bảy anh sẽ đến đón. Nghe xong, chú lớn tuổi nhất trong nhóm lên tiếng, chả liên quan gì đến việc… đi lễ:

– Nói cậu đừng cười, giờ chúng tôi đói lắm vì chưa quen ăn đồ Tây, nếu nhà thờ cho chúng tôi ít mì gói thì tốt quá!

Anh Thành mỉm cười sốt sắng:

– Dạ, cháu cũng đang tính hỏi chuyện đó, cháu sẽ phone cho người bạn mang đến.

Thấy anh Thành dễ dãi, chú ấy… làm tới, được voi đòi tiên:

– Mà cậu ráng hỏi họ tìm đúng mì Mama của Thailand nha, vì mấy năm qua chúng tôi chỉ quen ăn loại đó ở trại thôi à.

(Tôi cản chú ấy không kịp, trời ơi, chú tưởng mình là ai chớ!!)

Nhưng anh Thành lại tiếp tục mỉm cười thân thiện, và quả thật, nửa tiếng sau có người mang đến, không phải vài gói, mà là một thùng mì gói Mama. Cả ngày hôm đó tôi túc trực dưới văn phòng của Reception House vì đợi phone của bố, các anh chị em, họ hàng chú bác bên Mỹ gọi qua để chúc mừng và nói chuyện cho tôi đỡ tủi thân. Vừa ngắm tuyết rơi bên ngoài, vừa xem các cuốn tạp chí, vừa uống café, tôi nói chuyện với người trực ban (để thực tập English), vì ông ta bắt chuyện với tôi khi thấy tôi nói phone với người thân mà lúc khóc nức nở lúc lại cười vui vẻ:

– Ủa, sao gia đình cô bên Mỹ mà cô lại lạc loài qua đây, mà nãy giờ tôi thấy cả chục cú phone rồi đó, chắc gia đình cô ở bển đông lắm hả?

Ông này chắc cũng cỡ… “ông Tám” quá! Tôi đáp:

– Thôi, ông đừng nhắc đến vết thương lòng của tôi nghen, mà chuyện dài lắm, ông chả hiểu được đâu!

Nghe vậy, ông chuyển qua đề tài khác, chuyện thời tiết, chuyện thủ đô Ottawa có gì lạ, chuyện dân nhập cư, tỵ nạn, rồi cuối cùng là chuyện… ăn uống. Như được rà trúng đài, tôi than thở:

– Thú thật với ông, từ tối qua đến giờ tôi chưa có gì trong bụng ngoài ly café và chút mì gói.

– Thế à? Cô chưa quen với thức ăn bên đây sao?

– Dĩ nhiên là chưa, chúng tôi mới đến đây chưa đầy 24 giờ đồng hồ, ông quên rồi sao?

– Ừ nhỉ…

Tôi chống cằm, mơ màng nhìn ra cửa sổ ngắm tuyết cho… đỡ đói, rồi nói bâng quơ với ông ấy:

– Ước gì bữa ăn tối nay có một nồi cơm! (Lúc ấy tôi nghĩ đến món cơm trộn với canh mì gói, là món “ngon” ở trại tỵ nạn).

Ông ấy nhìn tôi, thương cảm:

– Ở dưới bếp có gạo, mà cô ăn cơm với gì, để tôi cố gắng nhắn với nhà bếp xem sao, dù rằng tôi không dám hứa.

Thấy tôi xịu mặt mất hứng, ông vội vàng xua tay:

– Ý tôi là không dám hứa vụ thức ăn kìa, còn nồi cơm thì bảo đảm là có, cô cứ yên tâm. Giờ nói cho tôi nghe cô muốn ăn cơm với gì nào?

Được khuyến khích, cộng thêm cái bao tử đang réo gọi, tôi thoải mái ước mơ:

– Người Việt chúng tôi ăn cơm với rau, và với thịt heo, bò, cá, gà, vịt, nói chung là luộc, nướng, kho, xào, hấp, quay, khìa… đủ kiểu hết á!

Chẳng biết ông ấy có hiểu tôi nói gì không, nhưng vẫn chăm chú, gật gù theo trí tưởng tượng của tôi với các món ăn nóng sốt đang làm tôi… nuốt nước miếng.

Đến giờ dinner, bà bếp trưởng da đen gọi nhóm Việt Nam đến. Trong khi các nhóm Somalia, Miến Điện rộn ràng bên bàn ăn với những dĩa spaghetti phủ đầy tomato sauce đang bốc khói thì nhóm chúng tôi, còn hơn cả mong đợi, có một nồi cơm trắng và chảo bắp cải xào thịt bò hộp. Tôi hỏi thịt gì mà ngon thế, bà đưa cái lon đồ hộp cho chúng tôi xem, ghi là corned–beef, không phải có “bắp”, không phải thịt xay, vì các xớ thịt nhỏ xíu vẫn còn, nêm nếm thật đậm đà, thịt bò mềm rục quyện với chất ngọt của bắp cải. Chúng tôi hồ hởi ăn hết sạch cả cơm lẫn thức ăn trong ánh mắt vui sướng của bà đầu bếp người Jamaica.

Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến còn ngơ ngơ ngáo ngáo chính hiệu “con nai vàng”, chưa đóng góp được gì cho đất nước người ta, mà chỉ biết đòi hỏi toàn… đồ ăn!

Thương cái xứ “tư bản giãy hoài chưa chết” này quá thôi!!!

Kim Loan



03 Tháng Hai 2009(Xem: 80547)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74019)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65705)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78470)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68764)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76197)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76792)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73841)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72683)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75557)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74231)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75853)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69103)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73749)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69351)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66524)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .