Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - NGỌN LỬA CAO NGUYÊN

24 Tháng Sáu 202210:54 CH(Xem: 5379)
Đỗ Công Luận - NGỌN LỬA CAO NGUYÊN

                                                                   NGỌN LỬA CAO NGUYÊN

K'hor 8


Trong chuyến du lịch Đà Lạt, thứ bảy cuối tuần, tôi có dịp tham dự buổi giao lưu văn hóa với dân tộc K'hor.

Các già làng trưởng bản muốn gìn giữ sắc hồn dân tộc, đã mời hơn chục đoàn khách du lịch tham dự. Buổi giao lưu tổ chức dưới chân núi Langbiang, với truyền thuyết tình yêu tươi đẹp.

Câu chuyện tình của chàng K’lang (người Lát, một nhánh của dân tộc K’Ho) và người con gái  tên H'biang  (người Chil, một nhánh khác của dân tộc K’Ho) đã làm xúc động bao du khách khi đặt chân đến đây.

Nhà K’lang và H'biang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H'biang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà H'biang không thể lấy K’lang làm chồng.

Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H'biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, H'biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ Nhim (suối khóc).

Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H'biang chết được đặt lên là Lang Biang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.

Mỗi đoàn khách mời được tặng một chum rượu cần để cả đoàn dùng thử.

Trước hết, đó là một thứ thức uống; hơn thế, thứ thức uống này có cồn men; và đặc biệt là thứ thức uống đó được sử dụng thông qua một phương tiện gọi là "cần". Rượu cần dưới góc độ vật chất mà xét thì bản thân nó chưa đủ để hình thành một "nền văn hóa" rượu cần; mà phải hơn thế, thứ dạng thức văn hóa vật chất, đó còn đi kèm với nhiều yếu tố khác về tinh thần, tâm linh, phong tục, tín ngưỡng… thì mới thực sự trở thành một dạng thức văn hóa gọi là văn hóa rượu cần Rượu cần còn có tên là "lảu kép" (rượu trấu), "lảu bẳng" (rượu ống), "lảu co" (rượu cây) "lảu xá" (rượu vỏ trấu), "lảu xả" (rượu của người Xá, dân tộc Khơ mú, loaị rất đậm ngọt

Rượu cần đối với người Tây Nguyên là sản phẩm văn hoá vật chất tinh thần của mỗi gia đình. Đặc biệt trong các lễ hội và để mời khách quý, rượu cần còn phản ánh tinh thần cộng đồng là vật dâng hiến cho thần linh. Để có được một ché rượu ngon đúng hương vị của người bản địa rượu phải ngọt đắng, uống vào luôn có cảm giác nồng ấm, sảng khoái và vui vẻ hoà đồng với mọi người, yêu thiên nhiên đất nước. Giàng (trời) tối cao đã ban cho Tây Nguyên rượu cần và ngàn đời nay đã trở thành thuần phong mỹ tục, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Tất cả mọi người, già trẻ, gái trai, không phân biệt chức sắc hay thường dân, ai cũng có thể vin cần mà uống. Uống được bao nhiêu tùy cái bụng của mình.

Buổi văn nghệ được thể hiện qua các điệu múa của các chàng trai cô gái người K'hor. Mỗi bài múa là khi được mùa, cấy lúa, bắt cá, trai gái tỏ tình... Gái đi cưới chồng. Chế độ mẫu hệ. Các chàng trai cô gái miền xuôi cũng được mời tham gia dưới ánh lửa bập bùng khiến cho không khí sôi động. 

Một buổi tối văn nghệ vui, ấm lòng du khách.

Hãy đốt lên. Hãy sáng lên...


Ngọn Lửa Cao Nguyên 
 
Đốt lên Ngọn Lửa Cao Nguyên
Xua tan bóng tối triền miên đêm dài
Langbiang đá dựng chờ ai
Núi Ông đứng đợi choàng vai núi Bà.
 
Tình yêu một bản trường ca
H'biang xinh đẹp thiết tha yêu chàng 
Cảm ơn dũng sĩ K'lang
Trai tài gái sắc có Giàng chứng tri.
 
Vẹn gìn một mối tình si
Bên nhau cùng chết ngại gì oán ơn
Biến thành tượng đá vô hồn
Mối thù bộ tộc mang chôn đáy mồ.
 
Vinh danh bản địa K'hor
Giữ gìn truyền thống nghiệp đồ cha ông
Gái trai già trẻ chung lòng
Tràn như nước mát cuộn dòng Dankia.
 
Bập bùng ánh lửa rừng khuya
Mừng mùa lúa mới đầy đìa cá ngon
Rượu cần ta uống say hơn
Nghìn năm giữ vững sắc hồn cao nguyên...
 
Đỗ Công Luận. 29.06.2022. (3.818)

Ngon Lửa cao nguyên
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 164175)
Thơ : Hà Thu Thủy Nhạc : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 163779)
Tôi bỗng dưng nghe mắt mình ngận nước, tôi muốn khóc khi vừa chợt nghĩ đến chị tôi, một người chị của nhà bên cạnh, của tuổi thơ tôi.. Chị tôi vừa mới qua đời!
18 Tháng Bảy 2012(Xem: 156502)
Không quen em, nhưng sao tôi yêu mến em đến thế. Mỗi sáng lạy Phật, ngoài cầu nguyện cho cha mẹ, anh, em, tôi cầu nguyện cho Tuyết Mai, một người em Ngô Quyền rất đặc biệt trong tôi.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158116)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
14 Tháng Bảy 2012(Xem: 136428)
Thời gian làm phôi pha nhiều thứ, lãng quên nhiều điều nhưng mãi mãi trong ký ức nhớ của em vẫn ngập tràn hình bóng cô giáo ngày xưa lớp một.
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 181933)
Một lần nữa xin cám ơn Buổi Họp Mặt Truyền Thống Ái Hữu Ngô Quyền Biên Hòa đã cho tôi cơ hội hiếm có trong đời, được gặp lại Thầy Cô, Bạn Bè...Thật như một giấc mơ...
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 142857)
....em sẽ tiếp nhận được ánh sáng từ bi rực rỡ từ Nguồn Sáng Vô Lượng của Đức Phật A Di Đà để thăng hoa và an trú thiên thu nơi miền đất Tịnh Lành.
12 Tháng Bảy 2012(Xem: 159690)
Gần 200 chs NQ (trong số 230 khách mời) đã về miền Bắc CA dự họp mặt truyền thống lần 11 ở San Jose, California.
30 Tháng Sáu 2012(Xem: 219292)
Liệu lịch sử có sang trang, câu trả lời sẽ có sau đêm Kiev huyền diệu vào chủ nhật tới...
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 160096)
Đến các bạn 1A2 năm xưa (1968): Đỗ Cao Thông (Pháp) , Nguyễn Thị Sang (Thụy Sĩ) , Nguyễn Thị Kim Hoàng (Đức) , Trần Thị Kim Ngân (Canada) , Trương Thị Liên (Úc) , Nguyễn Kim Phố (Đức)
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 165086)
Bà cầm "Cẩm Nang Kontum" ngần ngừ một chốc rồi đưa vào lò, nhưng kịp rút lại. Bà do dự... hồi lâu rồi cất vào hồ sơ cá nhân của mình để mang qua Mỹ. Vẫn còn vương tơ! Hành trang của mẹ tôi đó, nhẹ như tơ trời nhưng cũng nặng ngàn cân.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 232775)
Gia Phả Hướng Đạo Sinh Biên Hòa - mà cụ thể là cựu HĐS của hai đơn vị “anh em ruột thịt ” Trấn Biên và Bửu Long - đã có hơn hai trăm anh chị em “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…” rồi.
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 156184)
(Xin gởi đến những Người Cha Tinh Thần đã khuất cũng như còn hiện hữu trên cõi tạm này tấm lòng yêu thương và nhớ ơn của chúng con)
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 143709)
Ba ơi! Mùa lễ Father’s Day lại về. Nhìn hình ba trên bàn thờ. Con lại nhớ những giọt nước mắt ngày xưa. Làm cha mẹ không ai không một lần rơi nước mắt vì con cái.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 171230)
Ngày Lễ Cha không những là ngày để vinh danh cha của bạn mà còn vinh danh tất cả những người mang chức cha,
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 131630)
Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học sớm, giúp đỡ cha mẹ để các em được ăn học.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 151478)
Riêng tôi, đá banh đã là phần hồn, đã ăn sâu trong lòng và đã cho tôi vô khối kỷ niệm, vô khối buồn vui lẫn lộn và có lẽ tôi sẽ đá bóng mãi cho đến cuối cuộc đời, cho đến khi “mỏi gối, chồn chân”!
25 Tháng Năm 2012(Xem: 135178)
Tôi mơ đến một ngày không xa lắm chắc chắn sẽ có một buổi họp mặt đông đủ các bạn Tứ 1,2,3. Các bạn ủng hộ ý kiến nầy của tôi nhé!
21 Tháng Năm 2012(Xem: 168928)
Video này được thực hiện dưới dạng Playlist, gồm 10 bài hát: Anh cần em Anh trao em Khúc xuân cho em Một ngày bình yên...