Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - MÙNG BA TẾT THẦY

07 Tháng Hai 202212:49 SA(Xem: 7928)
Nguyễn Trần Diệu Hương - MÙNG BA TẾT THẦY

Mùng Ba Tết Thầy


Tết Canh Tý 2020 là một cái Tết "niềm vui đã nằm trong thiên tai" (Thật ra, cho đến bây giờ, bước qua năm thứ ba của đại dịch, người ta vẫn chưa có kết luận chính xác đại dịch, thảm họa của loài người đầu thế kỷ 21 bắt nguồn từ Vũ Hán (China) là nhân tai hay là thiên tai?). Nhưng đó là một cái Tết tha hương rất vui của Thầy trò Ngô Quyền ở Houston. NQ10 Võ Quách Thị Tường Vi dù rất đa đoan cả việc nhà, lẫn việc sở nhưng đã tổ chức một họp mặt đầy thân tình Ngô Quyền ở nhà hàng Việt Nam buffet Kim Sơn ở Houston, Texas vào ngày Chủ nhật mùng hai Tết Canh Tý, ngày 25 tháng 1 năm 2020. Bằng tài ngoại giao hiếm có, chị Vi đặt được một phòng riêng biệt lập ở nhà hàng Kim Sơn, nên họp mặt Tết Canh Tý của Thầy trò Ngô Quyền ở Houston khá ấm cúng. 


blankblank


Quý anh chị chs Ngô Quyền Houston ở các khóa 1, 2. 3, 5,6, 7, 8, 10, và 15 đã hân hạnh được đón tiếp Thầy Cô Trần Phiên, và Thầy Đào Đức Thiện đã về Houston ăn Tết với học trò từ Austin (cách Houston khoảng 170 miles, tương đương 273 km, bằng khoảng cách từ Quy Nhơn ra Đà Nẵng). Thầy Nguyễn Văn Phú, và Thầy Nguyễn Phi Long ở gần quanh Houston, nhưng chưa đủ duyên hạnh ngộ, nên chs Ngô Quyền Houston không có dịp đón tiếp các Thầy ở tiệc tân niên 2020 .


blankblank


Tết Nguyên đán ở quê người khác xa Tết ở quê nhà. Vẫn có mai vàng (hoa forsythia, một loại cây dại của Mỹ có cành và lá gần giống hoa mai, quan trọng hơn hết là nở vào giữa mùa đông, đúng dịp Tết Nguyên đán), vẫn có hoa đào, loại hoa đào cánh dày, màu hồng thắm giống màu của xác pháo như đem lại được hình ảnh Tết quê nhà ở bên kia bờ đại dương xa tít tắp. 


blankblank


Ăn Tết ở quê người nên chúng tôi không thể đến thăm nhau như một thủa nào mới lớn ở Biên Hòa, mà chỉ có thể tập trung mọi người cùng một thời điểm. Tấm lòng và tình cảm với trường xưa, với quý Thầy và bạn bè, với đàn anh, đàn chị, đàn em , và cả với học trò, lớn đủ để chs NQ Houston mang khăn áo đầy đủ giữa mùa đông quê người để tìm lại hồn quê, và Tết quê nhà ở Houston, thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ.  


Một điểm son của NQ ở Houston là tất cả mọi người tham dự đều rất đúng giờ. Dù lạnh các chị cũng mặc những tà áo dài đủ màu góp phần vào việc mang lại hương sắc mùa Xuân. Một số anh chị ở ngay Houston nhưng vì đa đoan công việc gia đình vào ngày Tết, không thể đến tham dự, chắc là sẽ tiếc là mình đã để mất một dịp "về lại trường xưa" trong tâm tưởng.

 
blank
 Thầy Đào Đức Thiện và con trai/    Thầy Cô Trần Phiên
 

Là cả một hạnh ngộ tuyệt vời khi tân niên Ngô Quyền Houston năm 2020 có sự hiện diện của Ni Sư Hằng Như (chsNQK10 Võ Kim Huê). Đời sống xuất gia làm cho Ni sư đẹp thanh thoát, Ni sư đã đến vui Tết quê người với Thầy trò NQ ở Houston. 

 
blank
       Mùng hai Tết Canh Tý 2020-  Thầy trò Ngô Quyền ở Houston (Texas)
 

Trung học Ngô Quyền của chúng tôi không chỉ đào tạo được nhiều Kỹ sư, Bác sĩ, Kiến trúc sư, nhiều nhà giáo đã tiếp nối con đường của quý Thầy Cô... mà còn là nơi góp phần tạo ra những Ni sư (như Ni Trưởng Như Thủy (1950-2018)- NQK7, Ni sư Hằng Như, NQK10)..., hay những Linh mục như Linh mục Vũ Minh Đức/ NQK14...


Chắc là những người lái đò ngày xưa cũng vui khi thấy học trò Ngô Quyền, dù đã đến "tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay", dù đã có địa vị xã hội ở khắp nơi trên thế giới vẫn không quên quý Thầy Cô từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, và vẫn biết "nhờ ai ta có hôm nay"


Dù không được hân hạnh là học trò của cả Thầy Phiên, lẫn Thầy Thiện, nhưng chúng tôi xin được thay mặt cho cô  Nhung, cô Tài (học trò của Thầy Phiên năm Đệ Nhất B2) để làm waitress cho Thầy Phiên; và xin thay mặt cho các anh chị các khóa 11, 12 và 13 để mang thức ăn từ quầy buffet  từ quầy đến tận chỗ ngồi của Thầy Thiện.

 Chỉ như thế nhưng "lòng chợt có niềm vui bất ngờ”


oOo


Mới đây, trong một email cá nhân, ông anh người dưng khác họ của tôi (NQK13 Phạm Kim Luân , Trưởng khối Báo chí Ngô Quyền niên khóa 1973-1974, hiện đang ở Hòa Lan)  nhận xét "có những điều không bao giờ cũ" dù nhiều, nhiều năm đã trôi qua.


Do vậy xin viết lại chuyện chs Ngô Quyền Houston họp mặt Tân niên ngày mùng 2 Tết Canh Tý 2020, và chuyện NQK10 Võ Quách Thị Tường Vi cùng người viết bài này đã thực hiện phần thứ ba của "Mùng Một Tết Cha, Mùng Hai Tết Mẹ, Mùng Ba Tết Thầy". Song thân của chị Vi và thân phụ của chúng tôi đã đi hết vòng tròn sinh tử. Mẹ của tôi thì ở xa, nên chúng tôi đặt cả tấm lòng vào "Mùng Ba Tết Thầy" khi nhờ những tình cờ của đời sống, chúng tôi hân hạnh được ăn điểm tâm với Thầy Cô Trần Phiên vào sáng sớm ngày mùng ba Tết Canh Tý ở Houston.


blankblank
Thầy Cô Trần Phiên @ Chùa Liên Hoa (Houston )               Mùng Ba Tết Thầy


Sau một đêm tạm trú ở phòng VIP của “khách sạn Minh Vi”, sáng sớm ngày mùng ba Tết,  ngày thứ hai, Chị Vi có lecture vào sáng thứ hai, tôi phải bay về San Jose, California để kịp đi làm (Houston đi trước CA hai tiếng). Thầy Phiên thì phải lái xe về Austin. Nên Thầy trò chúng tôi dậy rất sớm.  


"Chương trình Mùng Ba Tết Thầy" lẽ ra có Thầy Đào Đức Thiện là học trò trực tiếp của Thầy Phiên ở Ngô Quyền  niên khóa 1965-1966. Nhưng chưa đủ duyên, tài xế riêng của Thầy Thiện có việc gấp phải quay về Austin từ tối mùng hai, nên NQK10 và NQK15 đành thay mặt các niên trưởng khóa 4,5 và 6 thực hiện "mùng ba Tết Thầy"


Thầy Phiên đã có một bất ngờ cảm động với "mùng ba Tết Thầy". Không hiểu Thầy Cô Trần Phiên nghĩ gì nhưng chị Vi và tôi vừa vui, vừa nao lòng, tưởng như mình được quay về thời mới lớn, cả nhóm học trò Trung học chở nhau trên những cái xe đạp đến thăm Thầy Cô ngày mùng Ba Tết. Niềm vui  kéo dài đến hết tháng giêng.


Cái khác ở đây là mùng ba Tết Nhâm Tý, Thầy Phiên đã bước vào tuổi 80, chúng tôi cũng đã sắp đến tuổi về hưu nhưng điều còn nguyên "không bao giờ cũ" là tấm lòng của chúng tôi với Thầy Cô vẫn không khác thời xưa còn ngồi ghế Ngô Quyền. 


Hai năm nay, vì đại dịch, chúng tôi không có họp mặt truyền thống vào đầu tháng 7 hàng năm, hay họp mặt Tân Niên. Xin ghi lại lần ăn Tết, họp mặt gần nhất của chs NQ ở Mỹ để thấy màu của Tết và tình nghĩa Ngô Quyền vẫn đậm đà, dù thời gian vẫn vô tình lấy đi nhiều Thầy Cô, đàn anh, đàn chị của chúng tôi. Ở một góc nào đó, thời mới lớn vẫn còn nguyên, Tết vẫn là một ngày thiêng liêng dù thời gian ở quê người của chúng tôi gần gấp đôi thời gian ở quê nhà. Và các Thầy Cô ngày xưa, dù đã khuất bóng, hay tóc đã trắng màu sương khói vẫn có một vị trí trân trọng trong lòng học trò già.



Nguyễn Trần Diệu Hương

Mùng 6 Tết Nhâm Dần 2022





03 Tháng Hai 2009(Xem: 80549)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74019)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65705)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78470)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68765)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76197)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76792)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73841)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72684)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75557)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74231)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75853)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69103)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73749)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69351)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66524)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .