Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NGẢ TƯ QUỐC TẾ

22 Tháng Giêng 202211:04 CH(Xem: 5605)
GS. Huỳnh Công Ân - NGẢ TƯ QUỐC TẾ

NGẢ TƯ QUỐC TẾ

 

Thoạt đọc nhóm bốn chữ trên người ta nghỉ đến một địa danh nào đó trên thế giới nơi tiếp giáp của bốn quốc gia hay một địa điểm nổi tiếng nào đó mà người ta có thể đi bằng đường bộ, đường biển hay đường hàng không đến 4 vùng khác nhau của quả địa cầu. Nhưng thật ra nhóm chữ trên để chỉ một ngả tư nơi giao nhau của hai con đường Đề Thám và Bùi Viện thuộc quận nhì (nay là quận nhứt), Sài Gòn.

 

Trong những thập niên 50 và 60 trên đại lộ Trần Hưng Đạo gần đại lộ Nguyễn Thái Học, có rạp hát Nguyễn Văn Hảo (tên một “đại gia” người gốc Trà Vinh thời đó). Lúc đó rạp Hưng Đạo chưa có nên rạp Nguyễn Văn Hảo được các ký giả kịch trường đặt tên là “hàng không mẫu hạm” vì sức chứa khán giả lớn nhứt so với các rạp hát khác. Mặt trước rạp Nguyễn Văn Hảo nằm trên đại lộ Trần Hưng Đạo nhưng mặt sau lại nằm trên đường Bùi Viện gần ngả tư Bùi Viện và Đề Thám.

 

image001

Rạp Nguyễn Văn Hảo

 

Khi một đoàn cải lương đến trình diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo thì trước khi mở màn, các nhân viên của đoàn như người kéo màn, soát vé, các nhạc công và cả đào kép ra phía sau rạp ngồi ở các quán cà phê giải khát. Buổi tối sau khi trình diễn xong họ lại ra đó ăn cháo, mì hay hủ tíu trước khi đi ngủ. Những khán giả hâm mộ đào kép có thể đến đó uống nước hay ăn tối để gặp thần tượng của mình. Các ký giả kịch trường của các tờ báo ở thủ đô Sài Gòn cũng tới đó để thu thập tin tức về đời tư của các nghệ sĩ để viết phóng sự. Và do đó ngả tư này được dặt tên là Ngả Tư Quốc Tế.

 

image004

Phía sau rạp Nguyễn Văn Hảo

 

 

Tôi còn nhớ khi còn nhỏ, buổi tối má tôi thường dắt tôi đi xem cải lương khi có một đoàn hát lớn trình diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo. Má tôi mê nhứt là đoàn cải lương Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao với những tuồng như Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Đêm Giao Thừa Đến Mùa Sen Nở… Lúc đó tôi cũng thích đoàn hát này vì đây là đoàn hát có xen những màn chiếu bóng giữa tuồng có cảnh bắn súng đùng đùng.

 

Trước 1975 khi tôi đã đi dạy học, buổi tối tôi cũng thường có mặt ở đó nhưng không phải để chiêm ngưỡng dung nhan “đời thường” của các đào kép cải lương mà để nhậu nhẹt với bạn bè cũng là thầy giáo. Thời đó tôi có dạy ở hai trường trong khu vực này: trường Đức Chính ở góc Bùi Viện và Đỗ Quang Đẩu và lớp đêm trường Cô Giang ở góc Nguyễn Thái Học và Trần Hưng Đạo. Giám đốc trường Đức Chính là Lê Kim Luyện và hiệu trưởng lớp đêm Cô Giang là Võ Kim Sơn đều là bạn nhậu của tôi.

 

Nếu muốn nhậu với các món “đặc sản” như lươn xào lăn, ếch chiên bơ, lẩu cá hú… thì tôi vào quán Ba Thừa hay quán Thanh Hải trên đường Bùi Viện gần trường Đức Chính. Ở hai nơi này tôi có thể ăn uống “ghi sổ”, nghĩa là thiếu chịu đến ngày lãnh lương mới trả. Còn nếu muốn uống rượu chát hay Cognac và ăn đồ tây thì tôi vô nhà hàng Hoa Tân ngay ngả tư quốc tế, đối diện với bi da Thanh Tâm. Ông chủ nhà hàng này là người Tàu có con trai là học trò của tôi ở trường Đức Chính.

image006

Ngả tư quốc tế

 

Nhưng thường sau khi dạy lớp đêm ở trường Cô Giang, tôi và các bạn đồng nghiệp thường kéo ra kiosque cô Lệ ở ngả tư quốc tế để nhậu lai rai với đậu phộng rang hay khô mực nướng. Ở đây, chúng tôi cũng “ghi sổ” được. Tôi và hai “xếp” của tôi là Lê Kim Luyện và Võ Kim Sơn hầu như có mặt hằng đêm ở đây. Chúng tôi ngồi một lúc thì những người bạn đồng nghiệp khác như Trần Thế Anh, Lê Nguyên, Trịnh Quốc Thông, Đỗ Quang Tiên, Lâm Võ Huỳnh… ghé đến. Thỉnh thoảng, ở đó chúng tôi tiếp vài người bạn nhậu đặc biệt như ca nhạc sĩ Duy Khánh, ca sĩ hài Vân Sơn (Vân Sơn lớn trong ban AVT của Lữ Liên chứ không phải Vân Sơn nhỏ sau này), nhạc sĩ Châu Kỳ hay kép hát Năm Phồi của đoàn cải lương Hoa Sen.

 

Nhưng với thời gian thì vật đổi, sao dời hầu hết nhưng bạn nhậu ngày trước của tôi đã ra đi. Thời cuộc đã biến ngả tư quốc tế thành phố đi bộ Bùi Viện, bát nháo đầy Tây ba lô và gái điếm như Pataya bên Thái Lan. Còn đâu một Ngả Tư Quốc Tế của Sài Thành hoa lệ ngày nào.

 

Xin mượn hai câu thơ của bà Huyện Thanh Quan để diễn tả sự tiếc nuối một địa danh quen thuộc thân thương ngày trước:

 

“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương”

 

Và cũng xin mạn phép nhà thơ Vũ Hoàng Chương sửa lại hai câu thơ:

 

“Em ơi lửa tắt, bình khô rượu

Đời vắng em rồi say với ai”

 

thành:

 

“Bạn ơi quán đóng, đường thay đổi

Đời vắng bạn rồi say với ai”

 

Như một lời tiễn biệt các người bạn nhậu ngày xưa về nơi miên viễn.

 

Huỳnh Công Ân

Montréal, 22/1/2022

 

 

24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 135062)
Riêng tôi , tôi đã thuộc lòng từ 38 năm qua. Mỗi ngày qua là một kỷ niệm. Kỷ niệm ơi! Mi mãi theo ta đến hết cuộc đời. Em bây giờ có còn ngồi tựa cửa ru con ?
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 137021)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 139419)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 194393)
Họp mặt chs NQ Khóa 15 (1970-1977) tại Biên Hòa ngày 11/12/2011
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 130524)
Không hề có trong dự tính của tôi lần đầu đến Úc, nhưng cái duyên hội ngộ người xưa cho tôi cơ hội gặp lại khá đông anh chị em cựu học sinh trường Ngô năm cũ.
10 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 129924)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 135518)
Không biết từ bao giờ ngày Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ hội chung cho toàn thể mọi người, không hề có chuyện phân biệt tôn giáo nào… .
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 128077)
Thầy Trò Ngô Quyền lại có dịp họp mặt đầy ắp tình cảm ấm nồng trong một ngày vào Đông, với bao niềm vui và những nụ cười không dứt…
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127902)
Tiếng hát ngọt ngào như hòa quyện trong tiếng sóng, tiếng vỗ cánh của một loài chim biển, được vọng đến từ một nơi xa vào đêm trăng sáng...
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122039)
CHIỀU BOLSA - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122513)
Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gời đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...
19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 128247)
Tôi muốn dùng bài viết này để tri ân các thầy cô trong ngày lễ Tạ Ơn 2011.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 200214)
Để cùng giữ lại cho nhau tình cảm thầy trò Ngô Quyền của những ngày xưa thân ái. Đêm nay thầy trò chúng tôi đều cùng say, nhưng chắc chắn không say vì men rượu…
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 134336)
“Một Thời Để Nhớ” là tác phẩm thứ ba của Thầy được phát hành tại CA sau quyển đầu tiên là “Lịch Sử Vẫn Còn Đó” và quyển “Hai Mươi Năm Miền Nam VN" (1955-1975).
12 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127859)
Cô giáo đưa tay lên sửa lại gọng kiếng. Tay cô bỗng chạm vào giọt nước mắt lành lạnh trên má. Chưa có một bài luận văn nào làm cô chạnh lòng đến vậy.
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 124159)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 125443)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122082)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99280)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106673)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?