Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cao Mỵ Nhân - TỪ BẾN SÔNG THƯƠNG.

24 Tháng Chín 202110:48 CH(Xem: 6146)
Cao Mỵ Nhân - TỪ BẾN SÔNG THƯƠNG.



 TỪ BẾN SÔNG THƯƠNG.     
CAO MỴ NHÂN
 


songthuong

Vào khoảng giữa thập niên 80 thế kỷ trước, nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội (1914 - 2007) nói với tôi là bà sẽ cùng tôi đi lang thang thăm các văn nhân thi sĩ lớn tuổi, ở cả 2 miền nam bắc mà bà quen biết. 

Tôi rất hào hứng chờ dịp đi "lang thang" này. 

Trước nhất, tôi khỏi cần phải đọc sách báo, mới biết được thân thế và sự nghiệp một nhà văn, thơ nào đó mà mình muốn tìm hiểu, hay là muốn "tham khảo" để định viết lách gì đó.

Kế tới, là tự nhiên tôi không cầu cạnh được giới thiệu, hay muốn diện kiến dung nhan quý vị tên tuổi ấy, mà bỗng nhiên được thấy tận mắt quý vị danh tiếng như các cụ Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Đông Xuyên, Bàng Bá Lân... vốn sống ở trong nam. 


Các vị nổi tiềng từ tiền chiến, như Thế Lữ, Anh Thơ... vốn sống ở ngoài bắc, sau 30-4-1975 lại vô nam cư trú v. v... 

Người đầu tiên là nữ sĩ Anh Thơ (1921 - 2005), vì nhà bà ấy  ở số 11 đường Thiệu Trị, gần với biệt thự Úc Viên, cuối đường Nguyễn Minh Chiếu, của nữ sĩ Mộng Tuyết và cố thi sĩ Đông Hồ, giáo sư Hán học trường Đại học Văn Khoa Saigon trước 1975. 

Mỗi lần đi như thế, nếu gần thì đi bộ lai rai, xa thì ngoắc cyclo chạy lài dài, thích lắm. 

Tôi thua bà đến ba chục tuổi, nên được hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi, do tôi tôn phong nữ sĩ Mộng Tuyết là niên trưởng kỳ 3, tức sau 2 vị niên trưởng đã quá cố: nữ sĩ Cao Ngọc Anh và nữ sĩ Đào Vân Khanh.

Quý vị hội viên coi tôi là em út Quỳnh Dao, đồng thời tôi là "cây gậy" của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội luôn. 

Do đó, đi đâu tôi cũng được vời tới...

Tuy nhiên, cũng là sẵn dịp vừa từ tù cải tạo ra, tôi chưa có công ăn việc làm, mới rảnh rang như thế, chứ sau này tôi đi làm rồi, thì rong chơi làm sao được nữa. 

Từ cái thập niên 30, nhị vị nữ sĩ: một trong nam Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, một ngoài bắc Anh Thơ, đã làm nổi đình đám thơ phụ nữ của nền thi ca mới, không bay bướm, sâu xa được như quý nam thi sĩ cùng thời: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Thế Lữ, không trẻ trung, nội tâm được như Nguyễn Bính, Thâm Tâm vv...

Nhưng nhị vị Mộng Tuyết, Anh Thơ, lại mỗi người tự trải cho mình một cái chiếu thi ca riêng biệt trong làng thơ bấy giờ . 

Đi song song với quý nữ sĩ đương nêu, về thơ thôi, thì còn có các nữ tác giả khác như Hằng Phương (phu nhân nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan) Vân Đài (sau theo Bác Đảng CSVN cùng với nữ sĩ Anh Thơ).

Cũng thời tiền chiến đó (trước 1945), 2 cây bút nữ thi sĩ rất đáng trân trọng, quen thuộc trên cả nước là Ngân Giang và Tương Phố.

Tất nhiên còn quý vị nữ thi sĩ khác nếu có, không nổi bật lên, chẳng hạn Mai Đình (một trong số nữ nhân vật của nhà thơ hẩm phận Hàn Mặc Tử) v.v...

Vì chỉ nhắc tới thi ca, nên quý vị nữ văn sĩ cùng thời hoặc xê xích, như quý bà nhà văn Thụy An, Mộng Sơn, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo (sau 1945). 

Thi ca phái nữ VN thập niên 30 thế kỷ trước, có một sự kiện riêng biệt, một huyền thoại, mà khởi sự thì như một hiện tượng lạ, sau mỗi lúc mỗi huyễn ảo hơn, bởi cái tên ký tắt kín đáo, và nội dung không mới mẻ, nhưng đi vào đại chúng lan rộng mau chóng, đồng thời năm tháng cứ chất chồng thêm những bí ẩn của tác giả, chứ không phải câu chuyện. 

Đó là hiện tượng TTKH với hình ảnh "Hai Sắc Hoa Ti Gôn".

Tôi đi hơi xa về mục đích bài viết này. Tôi chỉ muốn ghi một chút kỷ niệm về nhị vị mang chính danh nữ thi sĩ trên thi đàn thế kỷ vừa qua thôi: Mộng Tuyết, Anh Thơ.

Tất cả những chi tiết như khuynh hướng thơ, sự nghiệp thơ, cuộc đời nhị vị ấy, thì đã đầy đủ trên sách báo v.v...

Có chăng là một thoáng gần cuối đời quý bà, mà tôi có cơ hội gặp gỡ. 

Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội và tôi đã ngồi trong căn nhà nhỏ thôi, tầng trệt và cái lầu có ban công hẹp, bình thường. Tất nhiên nhà đó là của một gia đình trung lưu miền nam, đã bỏ đi ngoại quốc, vì cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền nam. 

Nữ sĩ Anh Thơ theo "cụ Hồ" cùng với bà Vân Đài, mà tôi chẳng rõ văn nghiệp bà này thế nào. 


Riêng bà Anh Thơ thì lặn lội theo đảng, theo thâm niên và tuổi tác bà đã lên tới chức "thứ trưởng hàm" như một số văn nghệ sĩ tiền chiến theo Việt Minh lúc đầu, sau theo cộng sản là lẽ đương nhiên, như thi sĩ Huy Cận chẳng hạn.

Tức là cái chức để đó cho có vị, chớ chả có quyền hạn gì. Một nữ thi sĩ kiêm họa sĩ miền nam đã thản nhiên kêu đích danh nhà thơ Anh Thơ là "Thợ thơ bậc 7 "cho phù hợp với giai cấp công nông đi lên. 

Nữ sĩ Mộng Tuyết giới thiệu tôi, Cao Mỵ Nhân, nguyên là thiếu tá VNCH, ngành Chiến Tranh Chính Trị, đã xong chuyện đi tập trung cải tạo về. 

Bà Anh Thơ im lặng một lúc, rồi cười cười kêu tên tôi, bà xưng là "chị" như tất cả các nữ sĩ trong hội thơ Quỳnh Dao đều xưng "chị" với tôi.

Bà "Thứ trưởng văn hoá" hay "Thợ thơ bậc 7 " do thi họa sĩ XXX đặt cho bà, vốn có cái tên rất "mĩ miều xa xưa" do cụ thân sinh đặt cho là Vương Kiều Ân.

Sau, dầu muốn tham gia kháng chiến, để có vẻ tân thời, phá khuôn thước phong kiến, nhưng trong lòng vẫn thích là mệnh phụ phu nhân như hầu hết quý nữ sĩ ở thi đàn Quỳnh Dao. 

Chẳng hạn như nữ sĩ Vân Nương phu nhân luật sư Lê Ngọc Chấn, nguyên đại sứ VNCH ở Anh và Tunisie, như nữ sĩ Thu Nga phu nhân của kỹ sư Lương Sĩ Phu, như nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh phu nhân của giáo sư thi sĩ Vũ Hoàng Chương v.v... và hàng chục phu nhân quý vị tên tuổi khác...

Nên sau này bà thường tới dự tiệc ở các khuôn viên quý bà Quỳnh Dao. 

Bà kể lại giai đoạn bà được giải thưởng thơ của Tự Lực Văn Đoàn, và tìm cái bằng ghi giải thưởng thơ đó, do 3 thi sĩ ký tên là: Tú Mỡ , Thế Lữ và Xuân Diệu. 

Khi tôi đi Mỹ theo diện tị nạn, thì có mấy diễn đàn báo chí đang tranh luận là: Xuân Diệu có trong Tự Lực Văn Đoàn không? Lý do cặp bài trùng thi sĩ lớn Huy Cận, Xuân Diệu như chim liền cánh, mà sao chỉ có Xuân Diệu trong Tự Lực Văn Đoàn là thế nào? 

Nhà văn Đặng Trần Huân nêu chi tiết, là Cao Mỵ Nhân đã nhìn thấy tấm bảng ghi giải thưởng thơ Tự Lực Văn Đoàn do 3 thi sĩ nêu trên ký ở văn bằng nữ sĩ tiền chiến Anh Thơ, tất thi sĩ Xuân Diệu là thành viên Tự Lực Văn Đoàn. 

Như trên tôi đã trình bầy, là hậu tù cải tạo, tôi chưa có việc làm, nên cứ thế rong chơi. 

Nhị vị nữ sĩ Mộng Tuyết và Anh Thơ đều đề nghị tôi nên tới giúp bà Anh Thơ cái việc đọc lại những trang nhật ký của bà Anh Thơ đang viết theo yêu cầu của đâu đó ngoài trung ương, viết hồi ký mà có tiền ... lương mấy đồng một trang, tôi chả nhớ. 

Tôi đang phây phây mỗi sáng ghé nhà bà Anh Thơ để đọc những trang bà viết, cũng chỉ là đường trường đi... cách mạng, xem một số chấm, phẩy, câu cú v.v... văn phạm, chính tả sơ sài. 

Đương nhiên cũng có lúc tôi ở lại chơi, cơm nước v.v...vì bà chỉ có một mình với cuốn nhật ký dở dang. Phu quân bà lúc đó là bác sĩ trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Tôi chẳng tò mò, nhưng tình cờ một lần nữ sĩ Mộng Tuyết kể rằng vị bác sĩ ấy nguyên xưa là y tá bệnh viện Chợ Rẫy tập kết ra Bắc năm 1954, nay trở về tiếp thu và được nhận ngay chức trưởng khoa thần kinh như đương nêu. 

Đã gần xong cuốn hồi ký ấy, có thêm một thanh niên tới đánh máy kiểu tạch tạch ngày xưa cho tác giả Anh Thơ. 

Phút cuối cùng kêu rang rảng, là bà hỏi tôi nên đặt tên cho cuốn hồi ký đó là gì? 

Bà đã đặt cho hồi ký cái tên đằng đằng sát khí là: "Sống Chiến Đấu" , chỉ còn thiếu mấy chữ "theo gương bác Hồ " nữa là đúng cái câu hằng ngày của đảng bà: " Sống chiến đấu theo gương bác Hồ vĩ đại..." vẫn nói. 

Tôi chưa định trả lời thế nào, thì nữ sĩ Anh Thơ tiền chiến chợt nhớ ra, bà nói: "ngày xưa nhà mình ở nơi có dòng sông Thương chảy qua đấy "...

Thế là tôi đề nghị bà Anh Thơ đặt cho hồi ký bà: "Từ Bến Sông Thương", tôi giải thích đã hết chiến đấu rồi, chị cũng muốn kỷ niệm "Từ Bến Sông Thương" đó chị thoát ly theo... cách mạng vậy.

Bà Anh Thơ thú vị lắm, đã hoàn tất có lẽ là tập 1. Còn tập 2 đang coi lại.

Tôi được nữ sĩ Mộng Tuyết kéo vào một nơi yên lặng nhất của Úc Viên, tư thất của nữ sĩ, dặn dò rằng: "Thôi Cao Mỵ Nhân đừng ghé nhà chị Anh Thơ nữa, bà ấy là bà Anh Thơ, không giữ được bản lãnh như những người mình đâu, bà ấy nghe ông Thọ nào đó, vừa từ Bắc vô, nói rằng tại sao chị dám để một sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị địch đọc hồi ký trước khi phát hành." 

Chu choa cũng may cái mối thân tình của nữ sĩ Mộng Tuyết với bà Anh Thơ lâu năm, chứ không thì họ vu vạ cho tôi tệ hơn nữa cũng chẳng kêu trời được . 

Tiếp theo, có một bữa tiệc  ở Úc Viên, cả bà Anh Thơ lẫn tôi đều có cách nhìn là muốn chào nhau mà cứ ngần ngại, tuy nhiên tôi chỉ là "chiếc gậy "của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội niên trưởng Quỳnh Dao của chúng tôi, việc tới lui với bà Anh Thơ cho dù có thuận thảo, cũng chỉ là thứ yếu ...

                      CAO MỴ NHÂN 

  

12 Tháng Tám 2023(Xem: 3319)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4059)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3507)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3761)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4305)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3972)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 3193)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2988)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5638)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 8800)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 3032)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 9347)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5774)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 3041)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
17 Tháng Sáu 2023(Xem: 3454)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 3522)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3414)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3494)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 2023(Xem: 4286)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3584)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.