Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hiệp Phan - Ý THỨC CÔNG DÂN

01 Tháng Mười 202110:17 CH(Xem: 6461)
Hiệp Phan - Ý THỨC CÔNG DÂN



Ý THỨC CÔNG DÂN


 

 Online cuối tuần, tình cờ tôi đọc được một bản tin khá lý thú với tựa đề:

Nghe thấy quốc ca, chàng nông dân Mỹ đứng trên máy cày thực hiện nghi lễ

Mới đây, một trường trung học ở tiểu bang Virginia của Mỹ vừa tổ chức một trận thi đấu bóng bầu dục, cùng lúc đó có một người nông dân đang làm việc tại nông trường bên cạnh. Khi nghe thấy bài quốc ca được phát trước trận đấu, anh đã dừng công việc đang làm dở và đứng dậy trên xe máy cày, giơ tay phải đặt lên ngực trái, thực hiện nghi lễ một cách trang trọng.

Anh nông dân chào cờ

Một người phụ nữ tên Monica Osborne đúng lúc đó đã tình cờ dùng máy ảnh để chụp lại được khoảnh khắc khiến cô hết sức xúc động này.

Cô Monica nói với tờ The Epoch Times rằng: “Khi tôi xoay người lại hướng về phía quốc kỳ và đặt tay lên ngực thì vô tình nhìn thấy hành động của chàng thanh niên này trước mắt, cảm giác đó rất kỳ diệu, giống như hình ảnh mà bạn chỉ có thể nhìn thấy được trên phim hoặc quảng cáo truyền hình vậy. Cô cho biết thêm: “Khi đó, tôi xúc động đến mức nghẹn ngào và không kiềm được nước mắt. Tôi biết rằng đây là một khoảnh khắc rất đặc biệt.”…  (Nguồn trithucvn.org)

Câu chuyện xúc động này, tưởng rằng chỉ xảy ra tại một cường quốc văn minh, giàu có và có một nền dân trí cao như Mỹ. Nhưng thật sự, chuyện này đã từng xảy trên quê hương tôi ở miền nam Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ, dù trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, bất ổn.

Thật vậy, câu chuyện tôn trọng quốc kỳ này đã từng xảy ra, rất thường xuyên và quen thuộc với người dân quê tôi thời ấy, đến độ mọi người mặc định phải là như vậy, không làm khác đi trong lề thói ứng xử nơi công cộng.

Tôi còn nhớ những năm 1968-1970, khi tôi còn học lớp 4, lớp 5 tại trường tiểu học cộng đồng Nguyễn Du--Biên Hòa. Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, nhà trường tổ chức cho toàn thể giáo viên và học sinh làm lễ chào cờ với nghi thức thượng kỳ và hát quốc ca.

Chào cờ đầu tuần (Ảnh minh họa)

Khi quốc kỳ được chậm rãi kéo lên bởi hai học sinh, hòa cùng với tiếng hát quốc ca của toàn trường vang dội và hùng tráng, thì bên ngoài cổng trường, các người bán hàng rong không ai bảo ai, đều tạm ngưng công việc của họ, đồng loạt đứng lên, giở nón nghiêm trang hướng về quốc kỳ. Trong khi đó, các khách bộ hành, bác xích lô, chú đi xe đạp tình cờ đi ngang qua cổng trường vào khoảnh khắc ấy cũng tự động dừng lại, đứng nghiêm hướng về quốc kỳ và hát theo. Khi lễ thượng kỳ hoàn tất, mọi sinh hoạt mới trở lại bình thường như trước.

Hình ảnh trân trọng lá quốc kỳ này của người dân, đã đem lại cảm xúc mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu đậm cho tôi mãi đến ngày nay. Tôi vô cùng xúc động vì biết rằng hành động chào cờ của người dân là hoàn toàn tự giác, không ai bắt buộc họ cả. Những người dân bên ngoài cổng trường có thể dửng dưng tiếp tục các công việc của họ mà không cần quan tâm đến nghi lễ chào cờ của nhà trường, nhưng họ đã không làm như vậy. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng yêu thương ngưỡng mộ và tôn trọng là cờ của quốc gia.

Không chỉ là các buổi lễ chào cờ, tôi nhớ mỗi khi gặp xe tang, người dân quê tôi khi đi xe hay đi bộ đều giở nón, cúi đầu chào tiễn biệt người quá cố. Trong khi đó, các anh quân nhân, cảnh sát khi gặp xe tang ngang qua, đều đứng nghiêm chào theo nghi thức quân cách.

Ý thức công dân của người dân Biên Hòa quê tôi nói riêng và cả miền nam VN nói chung , thời ấy là như thế .

Ý thức công dân thời ấy được bắt nguồn từ một nền giáo dục nhân bản, trung thực và hiền lương, với tôn chỉ  “Tiên học lễ, hậu học văn” để rèn luyện cho học sinh vừa có đức, vừa có trí để trở thành người hữu dụng cho xã hội, và nền giáo dục tốt đẹp đó đã lan tỏa ra rộng khắp đến mọi tầng lớp của xã hội. Chính nền giáo dục Chân Thiện Mỹ ấy đã giáo dục cho người dân lòng yêu nước thương nòi, lòng biết ơn tiền nhân, sự yêu mến tự do và trân trọng những giá trị tốt đẹp của xã hội mà mình đang sống , đã góp phần hình thành nên ý thức công dân tự giác của mỗi người dân.

Thật là điều đáng tiếc nếu đến một lúc nào đó, ý thức công dân gia giảm đi, người dân tỏ vẻ thờ ơ, dửng dưng khi đi ngang qua các buổi chào cờ và không còn những hành vi ứng xử đẹp nơi công cộng như ngày xưa.

Suy cho cùng, sự thay đổi này (nếu có) không hoàn toàn thuộc lỗi của người dân. Sự yêu thương, trân quý lá cờ của quốc gia hay thờ ơ, dửng dưng, cho đến phủ nhận, tuỳ thuộc vào tình cảm với quê hương đất nước qua kinh nghiệm sống riêng của mỗi người, thậm chí tuỳ thuộc vào mức độ hài lòng của người dân qua cách "Trị Quốc An Dân" của giới lãnh đạo quốc gia. Yêu thương, ngưỡng mộ hay thờ ơ với lá cờ là phán xét riêng , trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân, không ai có thể can dự được. 

Bằng cách quan sát thái độ và cách hành xử của người dân khi họ ở gần, hay tình cờ đi ngang qua một buổi lễ chào cờ đang diễn ra, ta có thể đo lường được phần nào về ý thức công dân, trình độ dân trí và nhất là tình cảm của người dân, đối với lá cờ đại diện cho quốc gia mà họ đang sống.

Quả thật, không quá khó để nhận biết được lòng dân trong những dịp như vậy.

 

Hiệp Phan-  SJ  9/2021

(Ảnh sưu tầm)

10 Tháng Hai 2011(Xem: 136277)
Niềm vui đầu năm đến bất ngờ. Nhờ trang web Ngô Quyền, nhờ kỹ thuật khoa học tiến bộ, nửa thế kỷ sau mình tìm gặp được bạn bè. Xin cảm ơn tấm lòng thành của nhau, của những người xa xứ.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 133169)
Và khi biết anh tuổi Mẹo, Duyên suýt bật cười vì chợt nhớ đến câu “thần chú” của mẹ ngày xưa: “Hợi Mẹo Mùi, là duyên tam hạp”. Mình là tuổi Mùi. Anh ấy là tuổi Mẹo, vậy là tốt duyên rồi!
02 Tháng Hai 2011(Xem: 121591)
hơn 1 tháng nữa bước qua tuổi 61 ta, trở lại một vòng tuần hoàn của cuộc đời. Bất chợt mình ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. Mình lấy giấy bút ra, tính sổ cuộc đời, 60 mùa xuân mình đã trải qua, có vui buồn lẫn lộn.
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 130680)
Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi...
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 114466)
Sau khi công việc xong, nhóm thường ghé quán bún riêu gần nhà Tùng để cùng chung vui. Từ đó hình thành Nhóm Bún Riêu
19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127053)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138605)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128574)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128835)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120742)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 110350)
Cảm giác mỗi mùa Giáng Sinh tuyệt vời đến nỗi tôi tưởng như mỗi năm một lần, mình lại là đứa trẻ thơ mới lên tám tuổi, hình ảnh con búp bê tật nguyền lại chập chờn trở lại trong trí nhớ, y như năm nào tôi còn bế nó trên tay.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136980)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105669)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112252)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"