Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN

05 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 11201)
Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN


TIÊN H
C L, HU HC VĂN

 

Gần đây tôi nhận được email từ một người bạn thân ở VN có mấy đứa cháu ngoại trong độ tuổi đi học tâm sự với tôi rằng các cháu học sinh bây giờ thông minh và năng động lắm, các cháu dễ dàng bắt nhịp với kiến thức mới, nhưng bạn lại canh cánh nỗi lo về một vấn nạn phổ biến hiện nay là tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng mọi lúc, mọi nơi. Đó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề giữa các học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh đấm, bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, thậm chí xé quần áo tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội...).


bao hanh hoc duong

Bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau mà còn diễn ra trong mối quan hệ thầy trò: thầy cô bạo hành học sinh, còn học sinh thì lăng mạ sỉ nhục thầy cô. Đỉnh điểm của sự băng hoại về đạo đức là gần đây có trường hợp một học sinh lớp 8 đã hỗn xược, buông lời thô tục chửi rủa và vung tay tát vào mặt cô giáo do bị tịch thu điện thoại trước sự chứng kiến của bạn học cùng lớp.

Rồi bạn tôi so sánh: "... bằng độ tuổi học sinh như các cháu, ngày xưa tụi mình hiền lành và ngoan ngoãn hơn nhiều..."  Về điểm này, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.

Theo tôi, bạo lực học đường xảy ra do nhiều nguyên nhân: do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường còn thiếu sót trong việc giáo dục nhân cách học sinh.... Trong đó, yếu tố giáo dục từ học đường là quan trọng nhất. Nếu một hệ thống giáo dục xây dựng trên nền tảng bạo lực qua các câu chuyện cổ tích, trong các mẫu chuyện truyền thống, trong các giai thoại văn học, cả trong toán học... Thường xuyên bị tiêm nhiễm vào đầu những thái độ thù nghịch, hận thù, bạo lực qua trang sách như vậy, thêm vào đó là ảnh hưởng bởi các game bạo lực, gia đình xung đột bất hòa... thì một đứa trẻ sẽ khó phát triển một cách bình thường. Nó sẽ dễ dàng là một đứa học sinh hung hăng thích hành xử bạo lực khi lớn lên.  

Thế hệ chúng tôi may mắn là được hấp thụ nền giáo dục miền nam VN trước 1975, tuy ngắn ngủi nhưng nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trung thực và hiền lương.

Tinh thần chung của nền học vấn miền nam lúc bấy giờ là phải học lễ trước rồi mới học văn, tức coi việc rèn luyện đức – trí là quan trọng như nhau, nhưng đức phải ưu tiên đi trước một bước. Vì vậy thời đó, trường nào cũng có câu “tiên học lễ, hậu học văn” treo ở những vị trí quan trọng nhất trong mỗi phòng học. Nhờ vậy, tinh thần trọng lễ không chỉ luôn ở trong nhận thức của thầy cô, của học sinh mà còn lan tỏa rộng khắp mọi giai tầng xã hội, tạo thành xu thế học hành chú trọng cả đức lẫn tài để trang bị đầy đủ cho học sinh trở thành những người hữu dụng với bản thân, gia đình, xã hội sau này. Qua đó, chương trình môn đức dục bậc tiểu học ngày ấy là xây dựng nội dung các bài học về đạo đức qua các bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" hoặc bộ sách "Em tập tính tốt" từ lớp 2 đến lớp 5, trước khi học môn công dân giáo dục tại các lớp cao hơn ở bậc trung học, nhằm dạy cho học sinh phải biết lễ, nghĩa, liêm sỉ, phải biết thờ mẹ, kính cha, nhường nhịn anh, chị em trong nhà trước khi dấn thân phục vụ xã hội.

Tien hoc le 2 (1)

Ngày đó, tôn ti, trật tự xã hội được tôn trọng, dân chúng miền nam VN hiền hòa ai cũng biết lễ nghĩa, liêm sỉ, học trò thì kính thầy, mến bạn, hầu như không xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Còn việc bất kính với thầy cô thì gần như không có. Hiếm hoi nếu có xảy ra thì sẽ bị dư luận xã hội lên án rất nặng nề. Ngày ấy, là học sinh, chúng tôi sợ nhất là những câu bình phẩm "học trò học dè gì mà hư đốn quá ". Đó là câu xúc phạm nhân phẩm không hề nhẹ đối với học sinh giàu lòng tự trọng như chúng tôi. Do đó, học sinh chúng tôi luôn chú tâm đến việc rèn luyện nhân cách để luôn kiểm soát hành vi của mình cho đúng mực trong đời sống hàng ngày.

Nền giáo dục tiên học lễ hậu học văn ấy đã dạy cho học sinh chúng tôi biết ganh đua để tiến bộ nhưng không ghen ghét đố kỵ để triệt hạ lẫn nhau. Biết phẫn nộ trước cái xấu ác nhưng không quá tàn ác để đáp trả mà sẵn lòng tha thứ bao dung. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho thế hệ học sinh chúng tôi ngày xưa luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi hổ thẹn và lòng tự trọng - tựa như trang bị cho chúng tôi một "lằn ranh giới hạn đỏ" của nhân cách để tự mình kiểm soát kịp thời hành vi, ngăn chúng tôi không đi quá giới hạn.

Tien hoc le 2 (2)

Các cháu học sinh ngày nay dường như không được giáo dục đầy đủ để tự dựng "lằn ranh đỏ" của nhân cách cho bản thân mình, nhằm phân định rạch ròi ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Các cháu không hoặc chưa hiểu đầy đủ tầm quan trọng của nhân cách khi mà sự nhạy cảm, tế nhị, tinh tế có nguồn gốc từ đó. Sự đoan chính, lịch sự, bắt nguồn từ đó. Phẩm giá, tư cách con người cũng hình thành từ đó. Học sinh nếu được giáo dục đầy đủ và rèn nhân cách qua các môn học đức dục và giáo dục công dân ngay từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ trở thành người lịch sự, có lòng tự trọng, tế nhị và đĩnh đạc đàng hoàng.

Qua mấy chục năm, khi mà bạo lực học đường, bạo lực ngoài xã hội gia tăng, đạo lý luân thường bị đảo lộn, mọi người mới nghiệm ra là trong lĩnh vực giáo dục mình đã mất mát quá nhiều, hư hoại quá nhiều. Các nhà quản lý giáo dục đã dần dần thức tỉnh ra và tiếc nuối, tìm cách sửa, cải cách. Theo tôi, cách cải cách giáo dục tốt nhất là chỉ cần đi tìm học và áp dụng lại những cái hay cái đẹp của nền giáo dục nhân bản và khai phóng của ngày xưa là đủ. Không cần tìm tòi đâu xa.

Thật vậy, nền giáo dục thời chúng tôi trước đây, đã sản sinh ra những món đồ cổ rất giá trị, thậm chí vô giá, đó là các bài học đức dục, bài học giáo dục công dân thực tiễn nhằm mục tiêu rèn luyện nhân cách cho học sinh mà ngày nay khó mà tìm lại được. Thật tiếc thay!

Phan Phú Hiệp - K15

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80547)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74018)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65705)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78470)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68763)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76197)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76791)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73841)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72682)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75557)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74231)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75853)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69103)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73749)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69349)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66524)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .