Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - MỘT CHUYẾN ĐI ÂU CHẦU

10 Tháng Mười Hai 20202:14 SA(Xem: 9094)
GS. Lê Quý Thể - MỘT CHUYẾN ĐI ÂU CHẦU



Một chuyến đi Âu Châu

image001

Tôi đã đi du lịch nhiều chuyến và mỗi chuyến đều được sắp đặt trước rất kỹ càng. Như chuyến đi Âu Châu vào cuối tháng sáu và đầu tháng bảy năm 2019 đã được bắt đầu chuẩn bị từ hơn sáu tháng trước. Trọng tâm của chuyến đi nầy là cruise vòng quanh biển Baltic vùng Bắc Âu vào mùa hè. Việc đầu tiên là xin được nghỉ phép thường niên vào đúng thời gian theo lịch trình của cruise. Sau nhiều năm theo dõi, năm 2019 tôi được nghỉ phép ba tuần thường niên đúng vào thời gian mong muốn. Giai đoạn kế tiếp là sau chín ngày ăn ngủ trên tàu, tôi phải quyết định ghé những thành phố nào vào những ngày kế tiếp.

Chuyến đi nầy tôi chọn ba thành phố với nhiều lý do mà tôi sẽ cho biết sau, đó là Warsaw thủ đô của nước Ba Lan, kế đó là thành phố Genève của nước Thụy sĩ và cuối củng là thủ đô hoa lệ Paris của nước Pháp. Ngày đầu tôi lên tàu ở thành phố Copenhagen của Đan Mạch và ngày thứ chín tôi sẽ rời tàu cũng ở thành phố nầy.

Tối ngày thứ chín tôi sẽ bay đến thành phố Warsaw, Ba Lan. Tôi muốn thăm vùng tập trung người Do Thái thời Đệ Nhị Thế Chiến gọi là Ghetto, nơi mà có lúc gần nửa triệu người Do Thái bị giam lỏng vào một khu rộng không tới bốn cây số vuông, bao quanh bởi những bức tường cao và họ nếu không bị chuyển đến các lò sát sinh thì cũng chết vì đói vì khát. Warsaw là nơi sinh đẻ của bà Marie Curie, một nhà bác học nổi danh hoàn cầu, một người gốc Do Thái đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học và mất tại Pháp. Warsaw cũng là nơi sinh ra một Chopin, một nhà soạn nhạc người Ba Lan với không biết bao nhiêu bản nhạc cổ điển bất hủ để lại cho hậu thế và cuối cùng một cơn bịnh hiểm nghèo đã chấm dứt đời ông tại Paris. Như vậy tôi phải ngủ lại Warsaw ba đêm và có hai ngày tròn để được hướng dẫn đi thăm thành phố và tham dự một buổi nghe nhạc độc tấu dương cầm tại ngôi nhà nơi mà nhạc sĩ Chopin ra đời.

Sáng sớm ngày thứ mười hai tôi sẽ bay đến thành phố Genève, Thụy Sĩ. Mục đích chính của tôi ở đây là thăm gia đình các cháu tôi, các cháu gọi tôi bằng chú, bằng ông chú và bằng ông cố. Gia đình chúng ở Lausanne, cách Genève một giờ đường xe lửa. Thành phố Genève đã gắn liền với vận mạng bất hạnh của một nước nhược tiểu Việt Nam trong tay của những đại cường thực dân đủ loại. Tôi nhớ hồi đó có một thi sĩ đứng nhìn hồ Léman ở trung tâm thành phố Genève mà khóc cho nước nhà bị chia thành hai phần Nam, Bắc. Cũng từ thành phố Genève tôi sẽ mua tour đi tham quan Mont Blanc, đỉnh cao nhất của dãy núi Alpes dọc biên giới Thụy Sĩ và Pháp. Như vậy tôi phải ngủ lại Genève ba đêm và có hai ngày tròn để đi thăm viếng và tham quan.

Ngày thứ mười lăm tôi sẽ đến Paris, Pháp. Thay vì khoảng hơn một giờ bay, tôi định đi xe lửa vượt qua dãy núi Alpes. Vé xe lửa chỉ cần mua qua mạng một hai ngày trước và có nhiều chuyến giờ giấc khác nhau. Tôi chọn xe lửa để được ngắm phong cảnh của núi Alpes và những vùng đồng quê của nước Pháp. Xe lửa loại thường, ghế ngồi rất thoải mái và trạm đi và đến đều ở trung tâm thành phố. Chị dâu và các cháu tôi ở Paris nhưng tôi chỉ đến thăm viếng mà thôi. Tôi cũng dành một ngày đi xe lửa qua Bruxelles, thủ đô của nước Bỉ để thăm các cháu tôi, chúng có hơn hai chục người lớn lên, học hành và sinh sống tại đây. Tôi đã ghé Paris nhiều lần nhưng đặc biệt lần nầy đúng vào dịp lễ Quốc Khánh, ngày cách mạng giải phóng nhà ngục Bastille 14 tháng 7 năm 1789 của Pháp (Quatorze Juillet), để được xem duyệt binh trên Đại Lộ Champs-Élysées. Tôi cũng sẽ mua tour một ngày đi thăm vùng Normandie ở phía Tây Bắc của Paris, nơi mà quân đội Đồng Minh đổ bộ để giải phóng Âu Châu trong tay Phát Xít Đức. Tôi cũng định dành một bữa ăn trưa tại một quán dọc bờ sông Seine để biết cảm giác của mình như thế nào khi nhìn nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy trụi nóc. Như vậy tôi ngủ lại Paris sáu đêm và mỗi đêm sẽ đi xem những nhạc kịch của Paris như Moulin Rouge, Crazy Horse, Lido de Paris... vừa ăn tối vừa xem múa hát. Ngày thứ hai mươi mốt tôi sẽ bay về Los Angeles.

Như vậy sau khi đã hoạch định thời gian ở lại tại mỗi thành phố, giai đoạn kế tiếp là thực hiên chương trình: những phần quan trọng là mua vé cruise, vé máy bay và đặt khách sạn.

Trước hết nói về cruise. Cruise của hảng Norwegian khởi hành từ thành phố Copenhagen của Đan Mạnh và ghé qua các cảng của Đức, Ba Lan, Phần Lan, Nga, Thụy Điển và quay về Copenhagen. Vào cuối tháng 12 năm 2018 tôi đã mua vé phòng interior, phòng không có cửa sổ với giá thấp nhất và có ý định sẽ upgrade lên phòng sang hơn mà chỉ phải trả thêm tiền sai biệt. Sau đó tôi luôn luôn theo dõi để biết khi nào có giảm giá và vào khoảng hơn một tháng trước khi khởi hành tôi đổi được phòng mini suite với giá vé gần như 50 phần trăm rẻ hơn so với giá bình thường, cộng thêm vé transfer từ phi trường Copenhagen đến cảng, lại có thêm chút tiền credit để tiêu xài trên tàu như trả tiền ăn, tiền mua vé tham quan tại các cảng.

Phòng nầy quá sang, có balcony nhìn ra biển và có quyền ăn ở những tiệm ăn sang trọng với giá tượng trưng và ngày đầu bước vào phòng được người phụ trách phòng đón tiếp một cách nồng hậu với một chai champagne ướp lạnh. Giai đoạn tiếp theo là mua vé máy bay. Giá vé thay đổi theo hảng, theo giờ bay và theo mùa nữa. Vì phải có mặt tại phi trường trước 2 giờ chiều của ngày đầu tiên nên sự lựa chọn máy bay có giới hạn, tuy vậy tôi cũng mua được vé may bay của hãng Norwegian Airlines một chiều trực tiếp từ phi trường Los Angeles bay đến Copenhagen gần 2 giờ chiều với giá phải chăng (sau nầy tôi nghiệm thấy đây là một sai lầm cần phải tránh, có quá nhiều lý do để máy bay đến trể và như thế cũng trể luôn cruise, vừa mất tiền cruise vừa phải chi thêm tiền khách sạn). Giai đoạn chót là mua vé tham quan các cảng. Tàu ghé cảng thường từ bảy tám giờ sáng đến năm sáu giờ chiều, du khách được tự do lên cảng và đi lăn quanh gần cảng hay leo lên các xe bus công cộng chờ sẵn ở các cảng để tham quan các vùng lân cận. Nhưng tôi quyết định mua vé tham quan trực tiếp của cruise vì có nhiều điều lợi hơn, vé có tiền credit trả bớt một phần và nếu vì kẹt xe hay có người đi lạc mà phải quay về trể thì tàu luôn luôn chờ đợi. Tàu ghé sáu cảng nhưng tôi chỉ mua vé tham quan ba cảng mả thôi. Trước hết tàu neo qua đêm tại cảng Saint Petersburg của Nga, đây là cảng duy nhất bắt buộc phải có visa, nhưng visa được cấp ngay tại trạm kiểm soát ở cảng mà không phải trả thêm tiền, tôi quyết định mua vé tham quan thành phố ban ngày và vé xem múa hát ban đêm. Cảng thứ hai là Helsinki của Phần Lan, tôi mua vé tham quan thành phố. Cuối cùng là vé tham quan thành phố Copenhagen buổi sáng của ngày cuối và xe bus thả khách ở phi trường vào buổi chiều cùng ngày để bay đến thành phố kế tiếp.

Những phần cần thiết còn lại phải làm tôi đã thực hiện như sau:

Chuyến đi và quay trở về Los Angeles tôi mua vé bay trực tiếp của hảng Norwegian Airlines, tuy không phải là vé khứ hồi nhưng cũng được giảm giá. Vì quan niệm mình có con tôm thì giúp người khác có con tép nên trong mọi chuyến đi của tôi đều có người đưa đón đúng giờ mà không phải làm phiền những người trong nhà. Đến và rời thành phố Warsaw, tôi mua vé máy bay của hảng Polish Airlines, một hãng máy bay nhỏ địa phương nên giá vé rất rẻ. Tôi mua luôn hai vé đưa đón giữa phi trường Warsaw và khách sạn.

Giai đoạn cuối cùng là đặt khách sạn qua mạng. Có nhiều mạng khác nhau như hotels.com, booking.com ... giúp tôi tìm được khách sạn với gía mình muốn, có mạng phải trả tiền trước nhưng có quyền cancel trước một thời hạn nào đó, có mạng “pay when you stay”. Sau khi trả tiền tôi chỉ cần in invoices và trình chúng tại khách sạn để check in. Thường thường tôi chọn khách sạn ba sao với giá trung bình, tôi muốn phòng có balcony hay ít nhất phải có cửa sổ. Lúc nhận phòng nếu thấy phòng không vừa ý, tôi xin đổi phòng khác. Quan trọng nhất là chọn khách sạn tiện cho việc đi lại. Như ở Warsaw thì khách sạn gần các điểm tập trung của chuyến tham quan, ở Genève thì khách sạn gần nhà ga xe lửa, ở Paris thì khách sạn gần các trạm xe métro. Khi đặt khách sạn tôi trả bằng credit card và cho khách sạn biết giờ đến.

Các vé tham quan, vé nhạc kịch ban đêm, vé đưa đón tại phi trường tôi đều mua qua mạng Viator. Lên mạng viator.com tôi có thể lựa chọn chương trình tham quan tôi thích giữa hàng chục chương trình khác nhau ở mỗi thành phố. Sau khi trả tiền bằng credit card tôi chỉ cần in invoices trong đó có ghi rõ giờ giấc, điểm tập trung và chỉ cần trình giấy nầy để được lên xe bus đi tham quan hay được đổi vé để vào rạp xem múa hát.

Tất cả những chi tiêu trong chuyến đi nầy tôi chỉ dùng một credit card loại dành cho những người du lịch. Như vậy tôi chỉ cần mang theo trong người một credit card nầy mà thôi để xác nhận các chi phí đã trả.

Vài bộ aó quần, nhiều đồ lót thêm một áo ấm chất vào một va li nhỏ. Một cái xách tay nhỏ trong đó có một iPad, một iPhone, một ví đựng passport, vé máy bay, giấy tờ đặt khách sạn, invoices các chuyến tham quan và coi nhạc kịch. Giữ trong mình một ít tiền mặt và một credit card. Như vậy là đủ để chờ ngày lên đường.

***

Nói chung tôi đã có một chuyến đi du lịch hoàn toàn như mong muốn.

Tiếng Anh giúp tôi tiếp xúc với dân chúng khắp cảc nước Âu Châu mà tôi đi qua. Hệ thống métro nối liền nhiều địa điểm giúp tôi di chuyển trong thành phố được dễ dàng với giá bình dân. Và cuối cùng với iphone trong tay tôi dễ dàng liên lạc mọi nơi với giá trung bình 30 cents mỗi phút, trung bình 60 cents cho mỗi phút xử dụng internet ở những nơi không có WiFi và cuối cùng Google Maps đã giúp tôi tìm được hướng đi trên đường phố cũng như dưới các đường hầm. Tất cả những tài liệu cần thiết tôi đều có lưu trử trong iPad như tất cả các loại vé, lịch trình các chuyến bay, các chuyến tham quan cùng những bản đồ thành phố và bản đồ cãc phương tiện lưu thông ở những thành phố tôi ghé qua.

Chín ngày ở trên tàu là thời gian thần tiên nhất, nếu không đi tham quan thì suốt ngày chỉ ăn và ngủ, nằm ngữa ngoài balcony mà nhìn trời nhìn biển, hít thở không khí trong lành. Nếu cảm thấy cần không khí ồn ào náo nhiệt thì vào các bar vừa nhấm nháp ly rượu vừa nghe nhạc sống. Nếu ai có máu đỏ đen thì vào các sòng bài mở cửa hoạt đông gần như không ngừng. Tối lại đi xem nhạc kịch trên tàu, mỗi đêm đều có nhạc kịch khác nhau và là những nhạc kịch được trình diễn bởi các diễn viên danh tiếng cùng với hàng chục thiếu nữ xinh đẹp.

Tôi đến thăm thành phố Saint Petersburg lần thứ hai. Thành phố còn có một cái tên khác là Léningrad. Suốt ngày đi tham quan mà vẫn thấy thành phố cảng nầy có rất nhiều kiến trúc độc đáo và hấp dẫn nhìn hoài mà không thấy chán. Trên đường đi dân chúng cũng rất là thân thiện với du khách. Tối lại đi xem nhảy múa đặc biệt theo truyền thống cổ truyền của Nga, những điệu nhảy dân gian mang tính cách đặc trưng vừa tạo cảm giác vui vẻ, hài hước vừa giàu tính nghệ thuật được khéo léo trình bày bởi các diễn viên nam nữ trẻ tuổi.

Tôi đã đi qua ba trong bốn nước Bắc Âu. Nói chung khó mà phân biệt nước nầy với nước kia, dân chúng sống quá bình thản không vội vàng chụp giựt. Nhưng xã hội cũng có mặt trái của nó, cũng như những vùng khác của Âu Châu ở đây cũng có quá nhiều những tay móc túi chuyên nghiệp lẫn lộn vào đám du khách mà hành nghề, tuy luôn luôn được nhắc nhở nhưng vẫn có nhiều bà mất ví, mất tiền, mất passport. Nhưng thôi tôi chỉ đến đây một lần, xin vĩnh biệt Bắc Âu, vĩnh biệt Copenhagen, vĩnh biệt người đẹp Little Mermaid.

Dạo nầy mỗi ngày ở Paris đều có những cuộc biểu tình phản đối chính phủ nhưng với hệ thống an ninh chặt chẻ cuộc diễn binh trên Đại lộ Champs-Élysées kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ mà không giặp một trở ngại nào. Paris là thành phố không bao giờ ngủ, các nhạc kịch ban đêm tại Paris thì quá tuyệt vời, tôi đã xem nhiều lần mà vẫn thấy thích xem lại, tôi nghĩ các vua chúa đời xưa cũng chưa chắc được thưởng thức những màn múa hát hay như thế nầy. Vừa uống champagne vừa xem vài chục cô thiếu nữ vừa trẻ vừa xinh đẹp múa hát thì không còn gì thú vị hơn, nhất là những cô thiếu nữ có quá ít aó quần trên người. Các nhạc kịch nầy thường trình diễn không ngừng giữa hai hiệp và kéo dài gần hai giờ.

Tham quan các địa điểm lịch sử ở Warsaw và Normandie thì sau bao nhiêu năm nên không còn một vết tích gì ngoài những viện bảo tàng trưng bày những hình ảnh, những di tích lịch sử và các nghĩa trang với vô số nấm mồ ngay hàng thẳng lối của những người lính Mỹ trẻ dù muốn hay không đã được vinh danh là những người chiến sĩ đã hy sinh cho cái gọi là lý tưởng tự do của nhân loại.

Thế là sau hai mươi mốt ngày lang thang qua các thành phố của Âu Châu, tôi quay về làm việc để kiếm tiền trả nợ credit card và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc du hành sắp tới.

Lê Quí Thể

12/2020

 

06 Tháng Hai 2010(Xem: 84512)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91493)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97919)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
11 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 95622)
Nhớ về quê hương, nhớ thời thơ ấu, dưới mái trường xưa, con đường ngập lá vàng rơi, nhớ chúng mình một thời rong chơi. Cuộc đời đổi thay, chúng ta mỗi người mỗi ngả, đối với tôi, đời sống thế nào? Ngày tháng phôi pha, xứ người xa lạ, lòng luôn ngóng về quê hương, nhớ từng nơi ngày đó chúng tôi đã đi qua, nhưng bây giờ cảnh cũ không còn và các bạn xưa cũng không còn, biết lưu lạc nơi nao?
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100370)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93997)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97341)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210438)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100960)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96070)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92365)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75557)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84603)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76328)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93587)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 87037)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58696)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77719)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 75145)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 82267)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…