Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Mộng Hoàng - CÁM ƠN ĐỜI CÁM ƠN NGƯỜI

25 Tháng Mười Một 20201:50 CH(Xem: 8334)
Lê Mộng Hoàng - CÁM ƠN ĐỜI CÁM ƠN NGƯỜI

Cám Ơn Đời Cám Ơn Người
Lê Mộng Hoàng

thanksgiving1164



Cám ơn đời, cám ơn người

Cho con cơ hội nói lời tri ân

Cám ơn vô lượng hóa thân

Trải con tim rộng dệt thành trang kinh **

 

        Bốn câu thơ này của vị thầy khả kính cũng đơn giản như tư cách từ tốn thư thái của thầy. Từ ngày thầy đọc mấy câu thơ này trong một kỳ thuyết pháp tôi nhớ mãi và đã lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần. Cuộc đời này sẽ trở nên trơ trẽn, sần sùi, khô cằn nếu “thiếu vắng những lời cám ơn chơn chất, những cử chỉ biết ơn thành kính”.

 

        Trong các ngày lễ hội của quê hương thứ hai thương mến này tôi thích nhất là lễ Tạ Ơn Thanksgiving rồi đến Ngày Cho Mẹ (Mother Day), Ngày Cho Cha (Father Day), Christmas (Lễ Giáng Sinh) và Valentine sau cùng. Có lẽ vì tuổi đời đã chồng chất nên tim tôi không còn đủ sức nóng để háo hức đón mừng ngày lễ của Tình yêu chăng? Dù sao đi nữa lễ Tạ Ơn cũng có màu sắc đặc biệt, tràn đầy tình thân gia đình, bằng hữu, đồng nghiệp và muôn vàn người thân khác trong suốt chiều dài cuộc sống của mỗi người.

 

        Tôi còn nhớ mãi “câu thú tội” của một anh bạn có vợ mất sớm là “Tôi chưa từng khen hoặc cám ơn bà xã tôi bao giờ, kể cũng phí ghê!”. Nhưng đã quá muộn rồi! Có ăn năn thì người ấy cũng đã đi xa; xa quá rồi. Hỡi các đấng nam nhi, cây cổ thụ vững chãi, hùng dũng, oai phong của các gia đình Việt Nam thế hệ 1935-1950 xin mời quí ông, quí bạn nhân ngày lễ Tạ Ơn vào bữa cơm thân mật của tất cả các con, các cháu hãy mở rộng tấm lòng Hỷ Xả, Vị Tha nói đôi lời cám ơn “Má bầy trẻ” đã bao nhiêu năm qua cần cù, tận tụy, im lìm, kiên nhẫn lo cho chồng, cho con. Dưới mắt tôi, một người đàn bà tầm thường, kiến thức tầm thường với 65 mùa xuân trên mái tóc muối tiêu thì không có người đàn bà nào giỏi chịu đựng, giỏi lặn lội, lo toan gánh vác việc nhà, việc làng, việc nước với thái độ “chấp nhận vô điều kiện”như người Mẹ Việt Nam. Tôi hãnh diện được có một bà Mẹ Việt Nam và được làm bà Mẹ Việt Nam với nguyên  vẹn tính cách Việt Nam trong một gia đình Việt Nam, mặc dù không gian đã thay đổi, hoàn cảnh cũng phải tùy nghi ứng biến. Mẹ tôi nay đã già 91 tuổi, đã lẩn thẩn quên nhiều hơn nhớ nhưng bà vẫn còn cười vui sung sướng khi được con cháu nói lời cám ơn hoặc ôm hôn bày tỏ lòng biết ơn.

 

        Không gì quí giá bằng bữa cơm gia đình nhân lễ Tạ Ơn mọi người cầm tay nhau cảm tạ Trời Phật trước khi bắt đầu bữa cơm hội họp đông đủ bà con thân quyến. Lễ Tạ Ơn là dịp hiếm có trong một năm để ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt gặp nhau chuyện trò thân mật, giới thiệu các phần tử mới của gia đình (cô dâu, chú rể mới, em bé mới chào đời). Lễ Tạ Ơn cũng là cơ hội quí giá để giải tỏa những nỗi bất bình, những giận hờn ngấm ngầm trong đại gia đình, bà con họ hàng. Mặc dù tôi là Phật tử, có đức tin mãnh liệt và hoàn toàn tin tưởng vào luật Nhân Quả của đạo Phật hàng năm tôi vẫn đón mừng lễ Tạ Ơn cùng với gia đình nhỏ (chồng và các con và gia đình lớn (các em, các cháu, các chắt) để được có dịp: Nhìn Lại “Cám Ơn Đời Cám ơn Người.

 

        Năm nay Thanksgiving nhằm ngày 24 tháng 11, một ngày sau sinh nhật 65 tuổi của tôi. Nhìn lại 65 năm qua tôi cảm thấy mình rất may mắn, tuy về tài sản vật chất tôi không nhiều tiền, lắm của, đeo hột xoàn bự, đi xe sang trọng Mercedes, Lexus nhưng về mặt tâm linh tình cảm tôi được đầy đủ, phong phú tình thương, tình thân, được sự hổ trợ giúp đỡ từ muôn phương, vạn hướng.

 

        Xin cúi đầu Cảm Tạ Mẹ Tôi, người đã khó nhọc sinh ra tôi- vì theo lời bà thì “Con Vành Khuyên lúc mới sinh ra to như con Tây nên tôi rặn hoài không chịu ra và đau quá chừng!”. Mẹ tôi còn nói lúc nhỏ tóc tôi màu vàng đỏ nên có người hỏi ba tôi “Con của ông Đốc sao lại có tóc vàng? ( Ba tôi làm Ty trưởng Học chánh nên được gọi là Ông Đốc Học). Ba tôi chỉ nhìn mẹ tôi rồi cười vì lúc nào ông cũng tin tưởng nơi người bạn đời “thủy chung, đoan trang, con nhà gia giáo”của mình nên không mảy may nghi ngờ. Cũng may cho mẹ tôi là khi tôi lớn lên  8-10 tuổi thì tóc dần dần đen hơn không vàng như thuở bé nữa. Cám ơn Mẹ đã nuôi dạy con rất kỹ càng từ cách ăn, cách ngồi, câu chào, câu hỏi đến cách dọn dẹp nhà cửa, đối xử với người dưới, kẻ thấp kém hơn mình. Cám ơn Mẹ đã dạy con lòng Từ Bi, Hạnh Bố Thí từ lúc con mới 4-5 tuổi. Hễ có kẻ ăn xin tới nhà là Mẹ cho con mang cơm mang tiền ra cho họ; “Con phải đưa một cách lễ phép, cung kính không được liệng vào trong lon; trong giỏ của họ ”Đã bao nhiêu năm qua con vẫn không quên lời dạy này. Bây giờ mỗi chiều thứ Năm là ngày cuối trong tuần làm việc của con, khi đi bộ qua công viên trên đường 18 và đường H ở Washington DC trước Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) để về nhà, con thường cho mỗi người homeless vô gia cư ngồi tại đó một đồng. Con cúi xuống bỏ nhẹ vào ly họ rồi nói “have a nice evening” và cười.

 

        Nhờ thừa hưởng hạnh Bố Thí của Mẹ mà nay con đã gầy dựng được “Nhóm Từ Thiện Tình Thương Virginia” qui tụ hơn 40 người các con các cháu, các bạn thân, các bằng hữu ở nhiều nơi, nhiều lứa tuổi góp nhặt hiện kim và tình thương để giúp các cụ già neo đơn, các trẻ mồ côi, khuyết tật, các nạn nhân bị thiên tai, bão lụt, chiến tranh nghèo đói và gửi quà Tết về Việt Nam qua các sư cô, các Linh Mục.

 

        Từ Tâm và Hạnh Bố Thí mà Mẹ đã trao truyền cho con là một gia tài vô giá, chẳng bị bão lụt cuốn trôi, không bị chiến tranh tàn phá. Ngày nay con đang cố gắng khơi động lòng vị tha, hạnh Bố thí quí giá ấy nơi các con, các cháu. Cầu xin Trời Phật cho con gặp duyên lành để thế hệ mai sau hiểu được giá trị vĩnh hằng, quan trọng của lòng Từ Bi và Hỷ Xả; biết chia xẻ với người khác mà Mẹ đã liên tục dạy cho con.

 

        Xin Cảm Tạ Ba Tôi, dù người đã khuất núi 26 năm rồi nhưng lúc nào người cũng theo bên cạnh tôi nhắc nhở tôi “Đừng nói xấu người khác sau lưng họ". Ba tôi suốt đời không nói xấu một ai. Đối với nhân viên dưới quyền hễ có điều gì không phải, ông mời họ vào văn phòng rồi nói thẳng với họ. Ba tôi cũng là gương sáng siêng năng, cần mẫn và ăn ở hiếu thảo với mẹ cho tôi noi theo. Mỗi tuần hai ba lần sau giờ làm việc hoặc dây học ba tôi đều ghé về vườn bà Nội tôi để trò chuyện thăm hỏi bà. Bà Nội tôi tuy chẳng giàu có gì nhưng luôn vui vì con cháu tới lui hằng ngày.

 

        Xin chân thành biết ơn các vị Thầy ở trường học, ở sở làm, ở các khóa Tu; quí vị này có người lớn tuổi hơn tôi, có người cùng trang lứa với tôi; đôi khi kém tuổi tôi nhưng họ đã khai sáng trí tuệ cho tôi. Nhờ sự chỉ dạy ân cần của các Thầy, các cô, các ni sư, các bạn trong tăng thân mà 65 năm qua tôi sống nhiều vui hơn khổ-mặc dù có lúc lên có lúc xuống, lúc sướng lúc cực, lúc làm thầy lúc làm tớ làm bồi nhưng tôi luôn luôn cố gắng sống mỗi ngày có ý nghĩa, làm được một việc thiện, cho dù là một việc nhỏ nhặt.

 

        Tôi được may mắn đặc biệt là có rất nhiều bạn tốt, bạn thân. Ngày xưa lúc tôi mới 8 tuổi ba mẹ tôi có rước một ông thầy bói mù về nhà gieo quẻ. Tôi còn nhớ khi mẹ tôi hỏi về tương lai của tôi,  ông thầy đã nói rằng

“Con nhỏ này phải tha phương cầu thực thì mới khá. Nó sẽ hành động như là con trai của ông bà và cung bằng hữu của nó rất tốt.”

 

        Đúng như thế, tôi được nhiều bạn thương mến, giúp đỡ, từ lúc ở trại tị nạn Fort Chaffee không có một đồng trong túi, cho đến lúc ở California làm house keeper cho ông bà sponsor Pat Baker lại muốn bay sang Louisa vừa đi làm vừa đi học thì lập tức có HM, QH, DL giang tay giúp đỡ. Mỗi lần có một chuyện vui, chuyện buồn trong gia đình điều mà tôi trân quí, giữ gìn với lòng biết ơn sâu xa là sự chia xẻ chân tình của các bạn tôi, từ Úc, từ Pháp, từ Canada, từ Việt Nam, ở Mỹ từ khắp các tiểu bang, hỡi những người bạn thân thương của tôi, MH xin các bạn biết cho rằng:

Many people will walk in and out of your life but only true friends will leave foot prints in your heart” (Rất nhiều người đến rồi đi trong đời tôi duy chỉ có bạn thân sẽ lưu lại dấu tích trong tim tôi). Tình thương của các bạn đã đem lại Niềm vui cho tôi trong bao nhiêu năm qua. Xin Cám Ơn Các Bạn từ đáy sâu của tim tôi.

 

        Sở dĩ tôi thường nói “Tôi may mắn được nhiều người thương và giúp đỡ” vì ngoài các bạn bè ra tôi còn được bà con của mình và bà con bên chồng-hai gia đình họ Đặng và họ Lê mến thương đỡ đần. Xin cảm tạ các anh chị, các em, các cháu đã luôn luôn đối xử thân thiện, đầy tình cảm và tiếp tay trong mọi biến cố vui buồn của gia đình tôi.

 

        Sau cùng sau 65 năm nhìn lại, ngày nay hai con tôi là LINA và SAM đều đã trưởng thành, đã lập gia đình, có nghề nghiệp vững vàng, có nơi ăn ở tiện nghi và chúng cũng đang cố gắng “Sống sao cho có ý nghĩa” của một đời người, tất cả điều tốt lành này là nhờ sự đóng góp đầy tình thương và công khó của người bạn đời có trái tim diệu hiền (TÂM DIỆU) của tôi: Lê Khắc Huyền. Em Cám Ơn Mình!

Tháng 9 ngày 11 vừa qua có cô bạn gửi cho tôi một bài thơ rất hay rất có ý nghĩa và đúng sự thật 100%

 

If I Knew

... If I knew it would be the last time

I could spare on extra minute

to stop and say “I love you”

instead of assuming you would know I do

...Tomorrow is not promised to anyone

young or old alike

 

And today may be the last chance

you get to hold your loved one tight...

 

tạm dịch là:

... Nếu biết-chỉ gặp nhau lần cuối này thôi

tìm mọi cách, em sẽ cố chạy đến gần anh

thỏ thẻ bên anh vạn lần câu “yêu anh mãi”

vì anh hỡi, cuộc đời là giấc mộng mong manh.

 

Nào ai biết được ngày mai rồi sẽ ra sao?

Tuổi tác, cuộc đời có mang ý nghĩa gì đâu

Nếu nhỡ hôm nay sẽ là ngày cuối mình gặp

Anh hỡi, em xin kề vai anh tựa mái đầu...

 

Bài thơ này được đề tặng cho hương linh các nạn nhân khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 nhưng nó cũng nói lên được lẽ Vô Thường của cuộc sống ở xã hội văn minh tân tiến đầy bận rộn, vội vàng này.

Thế thì các chị em chúng ta nhân dịp lễ Tạ Ơn hãy cùng nhau “Cám ơn đời cám ơn người”.

Xin cám ơn các độc giả thủy chung của trang Phụ Nữ; chúc các chị em một mùa Tạ Ơn nhiều niềm vui, tình thương và đầy bao dung tha thứ.

 

Lễ Tạ Ơn  11/24/2005

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80545)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65693)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78459)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68760)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76194)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73935)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72677)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72019)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75552)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74220)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80507)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74098)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75845)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69099)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73742)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69346)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66521)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .