Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI BẢY

19 Tháng Bảy 20201:49 SA(Xem: 9285)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI BẢY
                                                 NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI BẢY

                                                               Nguyễn Trần Diệu Hương 


Thứ hai 6 tháng 7


Từ tháng 7 năm ngoái, khi bệnh Alzheimer của ông Steve Daniel trở nặng ở tuổi 66, bà Mary Daniel không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chồng vào sống ở Memory Care Center  Rosecastle at Deerwood (Assisted Living and Alzheimer) thuộc thành phố Jacksonville, Florida.

Mỗi ngày bà vào thăm ông vào buổi chiều tối. Hai vợ chồng cùng coi TV như những ngày ông còn ở nhà. Rồi bà cho ông uống thuốc an thần, sửa soạn giường ngủ cho ông, giúp ông đi vào giấc ngủ của một người tâm trí đã bị hao mòn nhanh hơn độ tuổi; trước khi trở về nhà.


Cả hai cùng tìm thấy niềm vui như lúc còn ở chung dưới một mái nhà, lúc ông vẫn còn khỏe. Các nhân viên của viện dưỡng lão dành cho những người bị bệnh Alzheimer đều cảm kích trước tình nghĩa vợ chồng của ông bà Daniel.


Nhưng khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngày 11 tháng 3 năm 2020, bà Mary được thông báo qua phone là để giữ an toàn cho bệnh nhân ở "Rosecastle Assisted Living and Memory Care Center", bà sẽ tạm thời không được phép vào thăm chồng. Chưa kịp hỏi thêm, bà đã nghe câu cuối của thông báo như một mệnh lệnh "You can't come back".

Không thể làm khác hơn, bà đành thăm ông mỗi tuần vài lần bằng cách đứng ngoài khung cửa kính phòng ông. Mỗi lần thấy vợ qua khung cửa sổ, ông Steve đều chảy nước mắt.


Bà xin làm volunteer ở Memory Care Center để có thể vào thăm ông với tư cách là nhân viên của Rosecastle. Nhưng nơi đây không nhận người làm thiện nguyện trong thời đại dịch đang hoành hành nước Mỹ.


Ngưu Lang Chức Nữ của Mỹ trong thời COVID-19 đã phải nhỏ lệ nhìn nhau suốt 114 ngày qua khung kính cửa sổ. Cuối cùng, khi Rosecastle cần tìm thêm một nhân viên phụ việc trong nhà bếp, bà xin vào làm công việc này, không phải vì cần tiền, mà chỉ vì muốn được vào Rosecastle để thăm ông mỗi ngày như lúc Coronavirus chưa tới được Florida .


Vào ngày 1 tháng 7, ngày đầu tiên làm việc, bà Mary, 57 tuổi, phải làm những việc tay chân nặng nhọc bà chưa hề làm trong đời: rửa chén, lau nhà như tất cả các nhân viên khác cùng làm trong nhà bếp của Rosecastle. Bà quên hết mệt nhọc khi nghĩ đến lúc được nắm tay chồng, vỗ về an ủi ông.


Cuối cùng, vào ngày 3 tháng 7, cảm kích trước tình nghĩa vợ chồng sâu nặng của ông bà Daniel, những người điều hành Viện Dưỡng lão đồng ý để bà Mary ở lại thăm chồng sau giờ làm việc cho đến lúc Rosecastle đóng cửa buổi tối.


Gặp lại vợ, sau 114 ngày chỉ được chạm tay nhau qua lớp cửa kính dày, ông Steve chảy nước mắt vì mừng, chỉ có thể nghẹn ngào thốt lên "Mary!". Ông đưa bàn tay khô héo lên mặt vợ dù chỉ được chạm khuôn mặt đã bị che hai phần ba vì quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang của Rosecastle. Bà Mary cũng rơi nước mắt khi ôm chầm lấy ông Steve, nhọc nhằn của một ngày dài vất vả rửa chén, lau nhà tan nhanh như bong bóng trời mưa.


blankblank

Courtesy of Mary Daniel


Khi Thượng Đế đóng cánh cửa lớn (trí óc minh mẫn) của Steve Daniel, đã mở cho ông một khung cửa sổ rộng (tình yêu chân thật của người vợ tuyệt vời).

Tình nghĩa vợ chồng của họ đúng là một viên kim cương rạng ngời giữa một rừng sỏi đá.

 

Thứ ba 7 tháng 7


Thoạt đầu, khi nghe về "COVID party" ở Tuscaloosa (phía Tây tiểu bang Alabama), bà Sonya McKinstry, Nghị viên thành phố Tuscaloosa nghĩ đó là một tin đồn nghe qua... rồi bỏ. Nhưng đáng buồn thay đó là sự thật, một sự thật đáng xấu hổ được tổ chức bởi một số sinh viên ở một trường Đại học của Alabama (UA).


blankblank



Các sinh viên "nghịch dại" này lần lượt bỏ tiền vào một cái hộp gọi là "cash prize", là "phần thưởng" cho người đầu tiên bị nhiễm cúm Tàu sau "COVID party".

Nhiều trong số những người tham dự party này đã bị nhiễm Coronavirus.

Sau việc làm thiếu suy nghĩ này, tất cả party tụ họp đông người đều bị nghiêm cấm ở Alabama, nhất là tiệc tùng của những thanh niên trẻ.  

 

Ấy vậy mà có những người lớn tuổi hơn, nhưng không trưởng thành như số tuổi của mình, đã phải trả giá khi tham dự "COVID party" bằng chính sinh mạng của mình.


Bác sĩ Jane Appleby,  chief medical officer, của bệnh viện Methodist ở San Antonio đã ra một thông báo về cách giải trí vô ý thức, nguy hiểm - "COVID party"- của những người trẻ tuổi.  

Thông báo này cho biết một bệnh nhân cúm Wuhan, 30 tuổi, vừa qua đời ở Methodist Hospital. Trước khi mất, người này đã trăn trối lại với một y tá:


“Tôi nghĩ là tôi đã phạm một sai lầm rất lớn. Tôi đã tưởng "COVID party" là một trò đùa nghịch, nhưng tôi đã lầm to" 


Xem ra không phải ai có học cũng có hiểu biết. Trong trường hợp này lại là loại thiếu hiểu biết lấy đi sinh mạng của người khác, và đôi khi ngay cả cuộc đời còn rất trẻ của chính mình!


Thứ tư 8 tháng 7


Chỉ trong tuần lễ thứ hai của tháng 7, lực lượng lao động ở Mỹ dù vẫn khỏe mạnh nhưng đã bị COVID-19 gián tiếp tấn công, gây thương tổn nặng nề cho cả kinh tế lẫn tinh thần ở tất cả các ngành nghề:


Hilton Hotel đã cắt giảm hơn hai ngàn công việc (22% tổng số nhân viên). CEO Christopher Nassetta đã ra thông cáo báo chí:


"Chưa bao giờ trong lịch sử 101 năm của Hilton, ngành khách sạn phải đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn cầu đưa ngành du lịch đến một bế tắc chưa có lối thoát..."


Wells Fargo đang chuẩn bị cắt giảm vài ngàn trong tổng số 263 ngàn nhân viên của Ngân hàng đã có chiều dài hoạt động 168 năm.

Cùng ngày, Walgreens thông báo sẽ cho nghỉ việc 4 ngàn nhân viên sau khi bị lỗ 1.7 triệu trong ba tháng qua.  

United Airlines thì đã gởi thông báo nghỉ việc vào đầu mùa thu năm nay đến 36 ngàn nhân viên (trong số đó có 15 ngàn tiếp viên hàng không, và hơn hai ngàn phi công) 


Và danh sách đáng buồn vẫn này nối dài, dài thêm mỗi ngày, bao gồm đủ mọi ngành nghề, không chỉ ở Mỹ, mà ở khắp nơi trên địa cầu! 


Thứ năm 9 tháng 7


Trong một cuộc họp báo tháng trước, Thị trưởng New York đã cho biết "Trước đại dịch Coronavirus, có khoảng một triệu người NY không có đầy đủ thực phẩm và luôn cần sự giúp đỡ. Trong lúc này, chúng tôi nghĩ là con số này lên đến hơn hai triệu. Chúng ta đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng không thể dự đoán trước" 


Cúm Vũ Hán đã "tổng công kích" nhân loại, và người Mỹ nói riêng trong mọi lãnh vực. Đúng như ông Thị trưởng tiên đoán, từ đầu tháng 7, hơn hai triệu người New York đã phải đối diện cái tủ lạnh gần như trống trơn khi chuẩn bị bữa ăn.


Cảm thông với những khó khăn hiển nhiên của chính quyền địa phương ở một tiểu bang đã từng là tâm dịch, và vẫn dẫn đầu 51 tiểu bang về số người nhiễm bệnh cũng như mạng vong do Coronavirus, New Yorkers đã đặt những tủ lạnh chất đầy thực phẩm thiết yếu từ bắp cải, su hào, củ dền, celery.... đến trứng, sữa tươi, thịt mỡ bacon, thịt đóng hộp, dưa hấu, táo, cam, chanh... khắp các ngõ ngách của những khu vực cần sự trợ giúp: từ Harlem đến  Brownsville của NYC.


Nhất là vào những ngày đầu tháng, khi người ta phải trả tiền thuê nhà, một số người không còn cả tiền đi chợ, chỉ phải sống bằng food stamps của Chính phủ, và thực phẩm cứu trợ từ các Food Bank của các tổ chức từ thiện.  Nên vào khoảng ba giờ chiều, "các tủ lạnh cứu đói" ở các ngả đường đã trống trơn. 


Ở các tủ lạnh thực phẩm miễn phí này, người ta có thể đến lấy bất cứ thứ gì người ta cần như mở tủ lạnh trong bếp nhà mình; không phải xếp hàng , không phải trình ID, như với các tổ chức từ thiện, hay ở các Food Bank


blankblank


Trên mỗi “tủ lạnh cộng đồng này”, có một dòng chữ lớn “Take what you need, leave what you can” (Lấy những thứ bạn cần, để lại những thứ bạn có thể chia xẻ)


Không những chỉ có dân chúng địa phương mà ngay cả các ngôi chợ quanh đó cũng tiếp tay mang thực phẩm đến, ít nhất là một lần mỗi ngày, fill up các tủ lạnh đặc biệt chỉ có trong thời... mắc dịch khó khăn này.


Dù không biết những câu ngạn ngữ Việt Nam "lá lành đùm lá rách" hay "miếng khi đói bằng gói khi no" nhưng dân chúng New York đã biết cách thể hiện điều này đem đến hy vọng xanh tươi giữa màu xám của đại dịch.


Thứ sáu 10 tháng 7


Chỉ 6 tháng trước, không một người Mỹ nào nghĩ đến chuyện Coronavirus có thể hiện hữu ở đất nước mình. Đa số người Mỹ nghĩ là cúm Vũ Hán chỉ tấn công nước Tàu, nhiều lắm là lây lan qua một số nước Châu Á, xa nước Mỹ cả một Thái Bình Dương.


Vậy mà, vào ngày 21 tháng 1 năm 2020  bệnh nhân COVID-19 đầu tiên, đã mang theo cúm Tàu đến Mỹ sau khi về quê nhà ở Vũ Hán, bắt đầu cho một đại dịch kiểu "vết dầu loang".

99 ngày sau, một triệu người Mỹ, có những người chưa hề đi du lịch từ nhiều năm nay nhiễm cúm Tàu.

Thêm 43 ngày nữa trôi qua, con số này tăng gấp đôi, hai triệu người Mỹ bị Coronavirus tấn công, nhiều người trong số họ vĩnh viễn ra đi một mình trong phòng cách ly, không có người thân bên cạnh.

Rồi chỉ cần có 28 ngày, con số 2 triệu tăng gấp rưỡi, khắp các tiểu bang Hoa kỳ có 3 triệu người dương tính với cúm Vũ Hán. Những người may mắn hồi phục phải mang theo di chứng COVID-19 một thời gian rất dài, chưa biết bao lâu?


Vào thời điểm này, rất đáng buồn khi nước Mỹ đang là tâm dịch của cúm Vũ Hán, trong tổng số 195 nước trên thế giới, chỉ có 9 quốc gia cho người Mỹ nhập cảnh (Albania, Dominican Republic, Kosovo, Maldives, Mexico, North Macedonia, Serbia, Tunisia, và Turkey)

186 quốc gia còn lại, đa số vẫn "bế quan tỏa cảng", hoàn toàn không cho du khách ngoại quốc vào đất nước mình trong lúc cúm Tàu đang phá hoại thế giới.

 Một số quốc gia đã mở cửa biên giới vì cần thu nhập từ kỹ nghệ du lịch vào mùa hè, vẫn còn "cấm cửa"những người mang US passport (một sổ thông hành được coi là có giá trị nhất thế giới).


Hoa kỳ đã bước vào tháng thứ năm từ khi đại dịch COVID-19 đặt chân đến Mỹ với hơn 3.5 triệu người nhiễm cúm Tàu, và hơn 140 ngàn người đã mạng vong vì Coronavirus. Điều đau xót nhất là con số vẫn tiếp tục gia tăng mỗi ngày.


Xin cùng góp phần cầu nguyện cho những người đã vĩnh viễn yên nghỉ. Và cầu nguyện cho tiến trình thử nghiệm thuốc chủng ngừa thành công, sớm có vaccine ngừa Coronavirus, để đời sống vốn dĩ bình yên, được phục hồi.   


Thứ bảy 11 tháng 7 


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay ra khuyến cáo Coronavirus có thể bay lơ lửng trong không khí (airborne transmission)... trên hành trình tìm kiếm nạn nhân mới.


Tình hình cúm Tàu ở một số tiểu bang trở nên nghiêm trọng trong tháng 7 về cả "nạn nhân mới”  lẫn số người qua đời sau khi nhiễm COVID-19.


Chẳng hạn tất cả phòng điều trị đặc biệt ICU (Intensive Care Unit) của 56 bệnh viện trải dài trong tiểu bang Florida đều chật đã chật kín, không còn một giường trống vào trung tuần tháng 7.


Cùng lúc, cả ba tiểu bang nhỏ hơn: Alabama, Arizona, và Idaho đều có cùng con số 101 người  tử vong vì Coronavirus trong vòng một ngày.


Tiếp giáp với cả Alabama lẫn Florida, Georgia phải cho mở lại một bệnh viện -đang tạm đóng cửa để sửa chữa, tân trang ở Atlanta- để đối phó với con số bệnh nhân nhiễm cúm Vũ Hán phải nhập viện điều trị đang gia tăng cao hơn dự đoán.


Trong lúc đó, ở hai tiểu bang Arizona và Texas, người ta phải đưa thêm những "tủ lạnh đặc biệt" (refrigerated trailers) đến hầu hết các bệnh viện để đề phòng trường hợp nhà xác quá tải.  


Nước Mỹ có một tuần rất buồn khi nhìn đến con số thống kê của CDC (Centers for Disease Control and Prevention) về tình hình bệnh nhân mới bị nhiễm Coronavirus và số người thiệt mạng hàng ngày lên đến một con số "chóng mặt" (đặc biệt là ngày 9 tháng 7):


                     Jul 12     Jul 11        Jul 10     Jul 9

New Cases + 63,860  +71,787 + 61,067  +321,743 

New Deaths   + 732    +  849        +960      +3,377

(statistics from CDC)


Cũng theo CDC, nếu tất cả mọi người đều mang facemask khi ra đường thì số bệnh nhân mới sẽ giảm đến 58%.                                


Vậy mà có những người "vô tâm" đến độ không chú ý đến tình hình dịch bệnh, đi chơi, tụ họp nơi đông người (social bubbles) không mang khẩu trang. Họ không biết chính họ là người góp phần tạo nên những con số đáng buồn bên trên. 


Chủ Nhật 12 tháng 7 


Khi tour nhạc rock “summer 2020 North American tour” -cùng với Bryan Adams- ở những thành phố lớn của  Mỹ và Canada bị hủy bỏ vì đại dịch cúm Tàu, ca sĩ nhạc rock lừng danh Jon Bon Jovi đã dành toàn thời gian của mình cho việc... rửa chén  ở JBJ Soul Kitchen, một trong hai nhà hàng do ông lập ra ở ngay sinh quán của mình, New Jersey.

Jon Bon Jovi thành lập hai nhà hàng bất vụ lợi phục vụ cộng đồng (non-profit community restaurant) JBJ Soul Kitchen từ năm 2011, chuyên cung cấp thực phẩm tốt cho sức khỏe được nấu từ nguyên liệu organic. Nhà hàng còn huấn luyện miễn phí cho những ai muốn học nghề nấu ăn, hay waiter/ waitress.


Ở đây, khách hàng sẽ được đón tiếp và phục vụ bình đẳng bất kể họ trả tiền ăn bằng hiện kim hay bằng cách phục vụ ở nhà hàng, thậm chí ăn miễn phí vì đang gặp khó khăn tài chính.

Nhà hàng cũng nhận donate của bất cứ ai, bằng cách trả tiền gấp đôi (buy one, pay two: one for you, one for donation) cho mỗi bữa ăn, một cho họ và một cho những người không may homeless.



blankblank

From The JBJ Soul Foundation


Cuối năm 2018 bước qua đầu năm 2019, khi chính quyền liên bang tạm thời đóng cửa 35 ngày  (do mâu thuẫn giữa hai ngành hành pháp và lập pháp), Jon Bon Jovi Soul Kitchen cung cấp những bữa ăn miễn phí cho công chức và gia đình của họ.

Nên không ai ngạc nhiên khi đại dịch cúm Vũ Hán phá hoại kinh tế khắp mọi nơi, JBJ Soul Kitchen tặng những túi thực phẩm take out miễn phí cho bất cứ ai cần đến, trả tiền hay không có tiền để trả.


Còn hơn thế nữa, trong những ngày đại dịch, ngôi sao nhạc rock này còn đích thân ra rửa chén ở trong bếp của nhà hàng để có thể góp phần trực tiếp vào việc giúp đỡ người bị mất việc vì COVID-19. 


Ông đã góp cả công, lẫn của trong việc làm thiện nguyện thiết thực, đã bật một que diêm soi sáng những ngày đại dịch đen tối ở New Jersey, nơi ông sinh ra, đúng như lời của một trong những bài hát ông sáng tác và trình bày được hâm mộ bởi cả chục triệu người người Mỹ: "It's my life"

 


It's my life

And it's now or never

I ain't gonna live forever

I just want to live while I'm alive

It's my life

My heart is like an open highway

Like Frankie* said, "I did it my way”.


Đó là cuộc đời của tôi

Ngay lúc này hay không bao giờ

Tôi sẽ không sống mãi mãi

Tôi chỉ muốn sống (có ích) khi tôi đang còn hiện hữu.

Đó là cuộc đời của tôi.

Tim tôi như một xa lộ thênh thang rộng mở

Như Frankie* đã nói "Tôi đã làm theo cách của riêng tôi"


Jon Bon Jovi không những chỉ có một giọng hát quý hiếm, mà còn có một tấm lòng từ ái được nhiều người hâm mộ.



Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung tuần tháng 7/ 2020


* Frank Sinatra (1915-1998) rất nổi tiếng với bài hát "My Way"

(cùng sinh quán New Jersey với Jon Bon Jovi)



03 Tháng Hai 2009(Xem: 80547)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65696)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78467)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68761)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76195)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76788)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72681)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72022)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75556)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74226)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74102)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75851)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69100)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73747)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69347)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66523)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .