Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thanh Dương - BỐ MUỐN VỀ NHÀ

20 Tháng Sáu 20203:31 CH(Xem: 11195)
Nguyễn Thị Thanh Dương - BỐ MUỐN VỀ NHÀ





  BỐ MUỐN VỀ NHÀ
 
Nguyễn Thị Thanh Dương.

bo-muon-ve-nha
 
Ông Đê mở mắt thức dậy sau giấc ngủ trưa, hôm nay là thứ mấy và bây giờ là mấy giờ ông cũng không biết. Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, ông là người già trí óc lúc nhớ lúc quên bên cạnh những người già khác, bệnh hoạn, lú lẩn, thì ngày tháng có nghĩa gì đâu.

 Ông ngồi dậy nhìn sang giường bên cạnh ông Mỹ già đã thức từ lúc nào. Ông Đê thản nhiên hỏi bằng tiếng Việt Nam:

- Ông ngủ trưa có ngon không?

Ông Mỹ vốn mất trí nhớ khá nặng lại không hiểu tiếng Việt nên cũng thản nhiên và ngu ngơ đáp lại dĩ nhiên là bằng tiếng Mỹ:

- Ông muốn đi ăn bữa chiều không, ông đói bụng chưa?

Hai ông già chung phòng trong nursing home vẫn nói chuyện với nhau trời ơi đất hỡi chẳng ai hiểu ai như thế. Cả hai đều vui vẻ y như vừa xong một cuộc trò chuyện tâm đầu ý hợp...

Ông Đê tìm chiếc gậy để đi ra ngoài, chiếc gậy này con gái ông mua 20 đồng trong cửa tiệm bán dụng cụ, đồ dùng y khoa cho người già, có thể điều chỉnh cao thấp tùy ý và đầu gậy có bọc cao su khó trơn trượt để cho ông nương tựa.

Ông Đê lúc nào cũng hướng về phía cổng nursing home dù ông biết là cánh cửa  đã khóa cùng với người nhân viên ngồi canh cổng,  không bao giờ  ông có thể đi ra ngoài, nhưng ông được nhìn qua tấm cửa kính cảnh vật bên ngoài, ở nơi nào đó ông đã từng có một mái nhà.

Thẫn thờ đứng rất lâu nhìn ra ngoài ông Đê lại dò dẫm chống gậy bước về phòng, đi qua phòng khách hay các hành lang ông thấy vài người già như ông, mỗi người một vẻ, một kiểu, lặng lẽ ngồi gục đầu trong xe lăn, hay lò dò từng bước đi walker

Về chiếc giường của mình ông Đê lại nằm xuống, mắt mở thao láo, ông rất hồi hộp lo lắng sợ mình ngủ quên mấy đứa nhân viên bất ngờ đến dựng ông dậy để đưa ông …xuống phòng tắm hay phòng ăn dù ông đang say sưa ngủ đến đâu, dù ông không muốn tắm, dù ông chẳng muốn ăn, nhưng chúng nó làm việc ăn lương cứ đúng giờ là làm nhiệm vụ.

     **************

Sáng hôm sau con gái ông đến, ông mừng rỡ túm lấy áo con nài nỉ:

- Con ơi… đưa bố về nhà đi.

Con gái an ủi:

- Thì con đến đón bố về thăm nhà chơi với con cháu đây.

Ông kể lể và khóc, không biết vì mừng vui hay vì tủi thân, nhưng giọng điệu ông tỉnh táo hẳn ra:

- Bố thèm món ăn Việt Nam, thịt kho, cá kho, rau luộc chấm với nước mắm…bố thèm nhiều thứ lắm.

Con gái nhắc nhở:

- Con biết rồi. Bố nhớ mang hai hàm răng giả vào để  ăn cơm cho ngon miệng. Về nhà con sẽ  làm thịt ba rọi luộc chấm với nước mắm như ngày xưa bố từng nhắm rượu..

- Thế hả con… mẹ mày  làm cho bố chén nước mắm dằm tỏi ới đậm đà ngon lắm.

Những ngày ấy đã qua lâu rồi. Vợ ông mất cả chục năm nay, vậy mà mỗi lần nhắc lại ông đều tưởng như mới ngày hôm qua, hôm kia..

Bà mất, căn phòng housing trợ giúp thuê ở apartment chỉ còn lại một mình ông tiếp tục sống, một mình tuy buồn nhưng ông thảnh thơi tự do như ý . Ông đi bộ ra chợ Việt Nam ở bên kia đường, thích ăn gì thì mua về nấu. Ông vẫn nhớ món thịt ba rọi luộc chấm nước mắm của vợ mà ông dù có làm cũng không ngon bằng bà làm.

Nhà con gái ở gần, cách 10 phút lái xe, vẫn thường đến thăm và phụ giúp ông nhiều việc vặt như nấu nướng, giặt giũ  hay dọn dẹp nhà cửa cho đến khi con gái ông nhất quyết bắt ông phải dọn vào ở trong nursing home này.

Ông Đê năm nay vừa đúng 90 tuổi, về thể chất ông “khỏe mạnh” so với tuổi, không bệnh hoạn ngặt nghèo, chỉ có tội chân tay run rẩy yếu ớt nhưng ông vẫn  đi đứng được, về tinh thần ông nửa nọ nửa kia, lúc tỉnh nói năng bình thường, lúc lú lẩn nói không đâu vào đâu, chẳng nhận thức gì cả. Ông không thể tự chăm sóc bản thân được nữa.

Con gái ông đã suy nghĩ tính toán cặn kẽ, nhà chị có 4 phòng đã đủ cho 4 người, hai vợ chồng và hai đứa con. Vợ chồng chị đều đi làm, hai đứa con đi học, không thể mang bố già về ở chung, lấy ai chăm sóc? Với lại chị quan niệm để bố trong nursing home còn có y tá theo dõi tình trạng sức khỏe, ăn uống hợp lý cho tình trạng từng người.

Thỉnh thoảng chị ghé thăm bố như ngày hôm nay.

Ông Đê hớn hở chống gậy lê bước theo con gái ra xe, như một đứa bé vui mừng náo nức sắp được mẹ chở đi chơi công viên.

Con cháu vui vẻ đón ông về nhà, hai đứa cháu ngoại từng được ông bà chăm sóc đón đưa từ lúc lọt lòng đến khi đi học nay đã lớn phổng phao, đứa 15 đứa 17. Thỉnh thoảng ông vẫn lú lẩn hỏi chúng là…con cái nhà ai. Cũng may lúc tỉnh ông vẫn nhớ ra và nói tên từng đứa .

Con gái thu xếp cho ông một phòng vì ông sẽ ở nhà hai ngày cuối tuần

 Bữa cơm đầu tiên về nhà đã được dọn ra, có bát đũa sạch đẹp, có napkin , có mảnh báo trải sẵn, có chai bia  lạnh mới lấy trong tủ lạnh ra và có món ông ưa thích là canh mồng tơi nấu tôm khô giã nhỏ, có thịt ba rọi luộc thái mỏng chấm nước mắm nguyên chất dằm tỏi ớt.

Con gái chỉ mảnh báo dặn dò:

- Bố nhai gì không được thì nhả ra để vào tờ báo này, đừng vứt xuống sàn nhà sinh ra kiến dán đấy. Còn napkin này bố lau tay.

Lúc bố  còn ở apartment, phòng ăn, góc bếp đầy dán, chúng tự do sinh sôi nẩy nở chẳng thuốc nào tiêu diệt nổi dù chị đã thay đổi mua nhiều loại thuốc diệt dán khác nhau..

Tuy dặn dò kỹ lưỡng thế chị vẫn…ngồi canh chừng kẻo bố trí óc lãng đãng hoặc quen tay vứt thẳng rác xuống sàn nhà như bấy lâu nay .

Ăn cơm xong ông tráng miệng miếng bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng. Từ đầu đến cuối toàn là những món mà ông ưa thích.

Con gái ông ngồi tiếp thức ăn cho bố. Chị kiên nhẫn ngồi đợi ông ăn đến miếng cuối cùng. Khi ông vừa ăn xong thì chị đã nhanh nhẩu:

-         Bố ra chỗ sink kia rửa tay xúc miệng.

Đích thân con gái rửa tay và đưa nước ấm cho bố xúc miệng, chị nhắc nhở từng chút một:

-         Bố rửa tay xà bông xong tháo răng giả ra xúc miệng vài lần cho sạch sẽ.

Chị  rửa sạch bộ răng giả cho bố và ngâm vào hộp nước.

Khi ông Đê vào restroom vừa ra thì tức khắc con gái… chạy bay vào để lau chùi, chị biết chắc thế nào bố  đi tiểu cũng vương vãi ra sàn nhà như chị từng thấy khi bố ở apartment trước kia, nếu không lau sạch mùi khai sẽ bốc lên và người khác dẫm vào là bôi bẩn ra cả nhà.

Buổi tối con gái trải sẵn giường gối cho bố, đưa tận tay bố chiếc remote control ti vi và chỉ dẫn:

- Đây là các đài ti vi Việt Nam. Bố tha hồ mở  xem khi nào muốn ngủ thì tắt đi. Chúc bố ngủ ngon nhá.

Ông nằm đắp chăn xem ti vi ngoan ngoãn như một đứa trẻ

Chị yên chí ra ngoài và làm việc của mình, đến khuya chị sắp sửa vào phòng ngủ của mình thì bắt gặp bố già vừa lẻn vào bếp  xong vội vã trở về phòng ngủ, chị ngạc nhiên…dí theo bắt gặp bố đang bóc thanh bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng bỏ vào miệng ăn ngon lành như người đang đói khát. Chị dãy nãy lên:

- Trời ơi, nửa đêm bố còn mang bánh ngọt vào phòng ngủ để ăn, sẽ sinh ra dán kiến bố biết chưa? Với lại bố đã xúc miệng rửa tay rồi, bây giờ phải…làm lại tất cả.

Ông trở thành lú lẩn cáu kỉnh:

- Thôi, thôi, để cho tao yên, tao đi ngủ đây.

Và ông nhất định từ chối rửa tay xúc miệng, nằm trùm chăn phản đối con gái tới cùng. Ông đã chiến thắng.

Suốt hai ngày cuối tuần con gái quá căng thẳng vì cứ phải liếc mắt để ý từng hành động của bố, ông làm gì cũng vương vãi rơi đổ không canh chừng sao được, chưa kể phải trả lời hàng chục lần các câu hỏi của bố giống như nhau mà mỗi lần hỏi xong ông lại quên và…hỏi nữa.

Vất vả nhất là bắt bố vào phòng tắm, bố không chịu để con cái tắm giùm, bố tự ái tao còn tay còn chân không phải nhờ đứa nào.

Chị đã pha sẵn thùng nước ấm, xà bông gội đầu, xà bông tắm để gần kề, một chiếc ghế con cho bố ngồi tắm, khăn áo mới sạch sẽ để bố thay…

Vậy mà 10 phút sau bố tinh tươm quần áo mới ra khỏi phòng tắm và khoe rằng bố đã … lau chùi mình mẩy đủ sạch rồi, khỏi cần tắm rửa làm gì… tốn nước.

Không biết bố “lau chùi” kiểu nào mà thùng nước ấm còn nguyên.

Chị lại chịu thua như tối qua đã thua bố khi ông không chịu rửa tay sau khi ăn bánh trong phòng ngủ.

Chỉ có nhân viên trong nursing home làm việc thẳng thừng may ra bố mới chịu nghe. Với lại bố không biết tiếng để nói năng cãi cọ với họ được.

Con gái đang soạn đồ cho bố trở lại nursing home thì ông chống gậy ra ngoài sân từ lúc nào, chị vội vã đi tìm thì thấy ông đang đi mãi phía xa, chị chạy lại cầm tay bố:

- Bố đi đâu thế, làm con hết hồn tưởng bố đi lạc…

Giọng ông dõng dạc:

- Về nhà.

Con gái dỗ ngọt:

- Đúng rồi, con đang chuẩn bị đưa bố trở về nhà, về nursing home của bố .

Ông tỉnh táo hơn bao giờ, tuôn ra một tràng… thống khổ:

- Bố không về nhà của con đây, không về nursing home kia. Bố về nhà của bố, về căn nhà housing ở apartment, nơi ấy bố được quyền sống theo ý bố.  Ở nursing home là một nhà tù, họ khóa cửa, có người canh cổng. Buổi trưa bố đang ngủ, họ giở thốc tấm chăn lên một cách phũ phàng để bắt bố đi tắm cho bằng được. Bố chưa đói nhưng tới giờ ăn cũng bị đưa xuống phòng ăn cho bằng được. Họ không cần biết cảm xúc bố ra sao, họ cho gì ăn nấy, bố không có quyền đòi hỏi thứ mình muốn. Hỏi, đời còn gì vui?

Về nhà con chơi lại là nhà tù thứ hai, tuy con cháu thương yêu chăm sóc nhưng bố cảm thấy luôn bị theo dõi rình rập, nhất cử nhất động của bố đều bị con cháu bám theo, chỉ huy bố từng ly từng tí chỉ để giữ gìn sạch sẽ cái nhà này. Hỏi, đời còn gì là hai chữ tự do?

Nói xong ông bật khóc như đứa trẻ, là lúc trí óc ông lẩn thẩn ngu ngơ mà vẫn khẳng định:

- Để bố về nhà… về nhà của bố…

Nguyễn Thị Thanh Dương

( Father's day, 2020)
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80556)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74023)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65709)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78477)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68778)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76203)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76798)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73846)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73941)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72684)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75560)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74239)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80513)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74106)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75856)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69107)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73752)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69355)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66526)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .