Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - BÀN THỜ CỦA TÔI LÚC NÀY LÀ GIƯỜNG CỦA NGƯỜI BỆNH

12 Tháng Tư 20201:36 SA(Xem: 11295)
GS. Nguyễn Văn Lục - BÀN THỜ CỦA TÔI LÚC NÀY LÀ GIƯỜNG CỦA NGƯỜI BỆNH

Bàn thờ của tôi lúc này là giường của người bệnh

GS. Nguyễn Văn Lục  

 

 bantholagiuongbenh

 

(Viết để riêng tặng các bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, y tá, y công đang là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống đại dịch)

 

 

Trong trận đại dịch này. Riêng tại Ý, số các linh mục chết vì đại dịch là 67 người. (Theo Paris Match số ra ngày 25-03.) Số các bác sĩ cũng khoảng 100 theo đài CNN ở Montreal. Đó là những cái chết mà trong nỗi xúc cảm bình thường, có người gọi các bác sĩ của họ là những người Anh Hùng, người theo tôn giáo gọi các linh mục là Thánh Tử Đạo. Dù gọi là gì đi nữa, họ đáng được vinh danh sau này sau mùa đại dịch.

 

 Nghĩ tới những con người ấy đã chết và những người đang hoạt động trong tuyến đầu mặt trận mà tôi viết bài này.

 

 Có một điều đặc biệt nên nói. Hầu như các nhà thờ trên toàn thế giới không có tiếng chuông. Không có thánh lễ ngày chủ nhật. Khung cảnh buồn hiu. Trên cây thập giá. Chẳng hiểu Chúa ở trên kia nhìn xuống có thấy buồn không?

 

Hình như có một điều gì đó xem ra không hiểu được. Một cụ già nay đã 103 tuổi cho biết suốt cuộc đời- ngay cả thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất- cũng không bao giờ chứng kiến cảnh này.

 

Phải chăng đây sẽ là bi kịch lớn nhất của thế kỷ này mà con người cảm thấy mình bất lực, trơ trọi và cô đơn?

 

Nhưng ở ngay trung tâm của trận dịch xem ra vẫn lóe lên một niềm hy vọng và mời các anh chị đọc mẫu chuyện sau đây như một trấn an và một niềm an ủi.

 

Cách đây hơn một năm, đúng ra là ngày 15/12 năm 2018 thì cộng đoàn giáo phận Reggio Emilia-Guastalla là một ngày vui. Cộng đoàn này chỉ là một tỉnh nhỏ với số dân 15000 người,  trước đây còn thuộc Milan, sau được tách ra. Nó như một phần đất nào trên đất Ý cũng đều có nhiều di tích lịch sử.

 

Câu truyện tôi kể ngày hôm nay có thể có một ngày sẽ trở thành một địa danh. Nào ai biết được.

 

Bởi vì cộng đoàn này họ vừa đón nhận thêm một tin vui. Họ có thêm một tân linh mục. Vào lúc 6 giờ chiều hôm đó, Giám mục Massimo Camisasca đã đặt tay lên đầu một vị phó tế Alberto Debbi.

 

 Và kể từ nay. Ông là linh mục.

 

Câu chuyện của ông cũng chỉ là bình thường. Đã bao nhiêu người đã “đỗ cụ” như thế. Khác là người ta đỗ tú tài, ông đỗ cụ. Nhưng hành trình đi đến chức linh mục của Alberto Debbi tôi phải thú nhận là ngoằng ngoèo, đặc biệt.

 

 Không một ai chờ đợi ông như thế.

 

Có thể ngay cả cha mẹ ông, nhất là người đời theo lẽ thường tình. Nhưng cái không chờ mà đến vẫn là cái đẹp nhất trên đời này!!

 

Bởi vì năm nay ông đã 42 tuổi.  Nhiều lẽ bởi vì lắm.

 

 Người theo đạo thì gọi ông một cách trọng vọng là một Ơn Gọi độc đáo và duy nhất. Chúa ban cho.

 

Hành trình từ tấm bé đến lúc 42 tuổi

 

Alberto Debbi sinh năm 1976, con thứ tư trong một gia đình có 6 người con. Đứng thứ tư trong gia đình. Năm 18 tuổi, cha ông qua đời sau một cơn bệnh nặng. Sau biến cố đau thương này như xoay chuyển cuộc đời Alberto. Ông quyết định học Y khoa để ra giúp đời, giúp những người đau đớn vì bệnh tật.

 

Học y là để cứu người. Tôi chắc là Alberto đã nghĩ như thế.

 

 Và chưa bao giờ ý nghĩa trang trọng ấy được tôn vinh như hơn bao giờ hết, như lúc này. Ý nghĩa cao đẹp đôi khi chỉ các người trẻ ấy mới thấm đậm hết ý nghĩa được trong tình huống này. Chứ không chắc hẳn là “người thân” biết được. Nhiều người thân đã vinh danh họ một cách không đúng chỗ chẳng khác gì hạ thấp họ xuống.

 

Người lính chỉ ra trận mới biết được ai là lính thiệt!!!

 

Alberto bắt đầu theo học y khoa tại đại học Modena. Sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục học nội trú. 2005, anh ra trường.

 

Như nhiều bác sĩ khác. Anh làm nhiều nơi. Khi thì ở bệnh viện Scandiano. Khi ở khu cấp cứu của Castelnovo Monti. Rồi cuối cùng anh làm ở khoa phổi ở Sassuolo cũng thuộc Modena.

 

Tổng cộng tất cả những năm tháng này khoảng 7 năm. Và cũng như nhiều bác sĩ trẻ cùng lứa tuổi, anh có bạn gái và đã đi đến quyết định tối quan trọng là kết hôn.

 

Rất tiếc là tôi không tìm ra được tấm hình nào của bạn gái Alberto. Nhưng ngoài tình yêu dành cho người bạn gái. Có một tiếng gọi khác réo gọi từ bên trong.

 

Tôi mường tượng ra cuộc xung đột quả là gay go lắm. Đầy bi kịch cũng có? Có những đêm trắng? Chỉ có điều, từ góc độ con người, chọn lựa này có thể làm cho anh có cảm tưởng không trọn vẹn. Tôi không dám nghĩ xa nữa trong sự tôn trọng những quyết định cuối cùng của anh.

 

Nhưng theo lời tâm sự của anh thì anh đã có một người bạn gái đầy lòng độ lượng, chia xẻ về mong muốn của anh muốn vì người khác thay vì mình. Và cả hai đã đồng ý một thời gian phân định vào năm 2011.

 

Alberto chia xẻ: “Nó có vẻ như là mâu thuẫn, nhưng bước căn bản chính là, qua tình yêu của vị hôn thê của tôi, tôi nhận ra rằng có một Tình yêu lớn hơn mà tôi được mời gọi đến với tình yêu đó.”.

 

Hành trình làm linh mục

 

Quyết định đã xong. Chia tay. 2012, Alberto tham dự năm dự bị của chủng viện như một thử thách đầu tiên và vẫn tiếp tục làm việc ở bệnh viện. Đến tháng 09/2013, anh đã quyết định nghỉ việc tại bệnh viện và tiếp tục theo học Triết và Thần học tại Đại chủng viện.

 

Đây không phải là những năm “dạo chơi” “cưỡi ngựa xem hoa” mà đầy thử thách như thể một thời gian “huấn nhục” về độ quyết tâm, kiên cường và rèn luyện sức mạnh tinh thần.

 

Trong hai năm cuối cùng, thầy Alberto đã ra ngoài giúp các sinh hoạt bác ái cùng với các người trẻ.

 

Ngày 27-5-2017, thầy Alberto được lãnh chức phó tế.

 

Trước ngày chịu chức linh mục, cha Abelto chia sẻ: “Tôi đặc biệt muốn là một người hy vọng. Một hy vọng không kết thúc với bệnh tật và cái chết. Tôi tin rằng linh mục ỡ giữa dân và vì dân, dấn thân để đưa con người tới gần Thiên Chúa… Đó là tất cả ân sủng và chúng ta càng trở nên nhỏ bé, thì Chúa càng có thể hành động khi sử dụng chúng ta.”:

 

Bài viết của tôi đã lấy tựa đề: Bàn thờ của tôi lúc này là giường của bệnh nhân mang đầy đủ ý nghĩa trọn vẹn. Làm linh mục là để cứu đời, làm bác sĩ là để cứu người. Còn có gì đẹp hơn trong hai tước vị đó ở đời này.

 

Lm Alberto đã rời nhà xứ để quay trở lại hành nghề bác sĩ ngay từ trung tuần tháng hai. Cho đến lúc này, không biết số phận của cha như thế nào? Hy vọng là cha đã qua khỏi cơn đại dịch. Mong thay!

 

Chú thích:

 

  • Ở phạm vi cá nhân của tôi, tôi vẫn trước sau nhìn vấn đề đại dịch trong chiều kích tương quan đối đãi giữa con người và thiên nhiên. Như trong các bài Lẽ Trời, Lẽ Người. Cuộc chiến toàn cầu giữa con người và thiên nhiên. Sự tranh giành giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên có quy luật của nó. Như trong trận đại dịch này, hầu như quy luật của sự tiến hóa với cái mà Darwin gọi là Selection naturelle đang được áp dụng triệt để. Già là bị thải loại. Cao sang thì ta tự gọi là Mệnh Trời. Hèn hạ thì ta đổ cho Số. Tôn giáo thì ta đổ cho Nghiệp hay Ý Chúa.  Nhưng chính các thành tố miễn nhiễm trong cơ thể con người cũng bị già cội theo. Lính già gác cửa sao chống lại được Virus bên ngoài xâm nhập? Trận dịch này nằm trong quy trình của luật tiến hóa. Chỉ đơn giản có vậy. Trời kêu ai người nấy dạ. Amen.
  • Bài viết này cảm hứng từ Bản tin của Hồng Thủy. Đài Vatican. Ngày 05-tháng một- 2019).
  • Thông báo quan trọng. Xin mời các anh chị vào đọc Viet Héritage renaissance do các bác sĩ ở Montréal  Dương Đình Huy, Phan Xuân Trường và Cấn Thị Bích Ngọc tổ chức để đọc các bản hướng dẫn thường thức về đại dịch.
  •  https://www. Youtube.com/chanel/UC2yA1e 03ilCKzc6WBN1ew 

 

 Phụ đính: 
https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-03/alberto-debbi-linh-muc-bac-si-tro-lai-benh-vien-chua-tri.html

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80551)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74020)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65708)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78476)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68775)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76202)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76796)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73843)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73938)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72684)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75559)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74231)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80512)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75854)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69104)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73750)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69352)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66525)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .