Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Quãng Thị Hoa - MẸ CHỒNG

09 Tháng Tám 201910:15 CH(Xem: 14881)
Quãng Thị Hoa - MẸ CHỒNG
me chong
Vâng! Tôi xác nhận là tôi đang viết và nói về mẹ chồng cho mùa Vu Lan.

Viết hay nói về mẹ ruột thì tôi nghĩ ai cũng có thể thực hiện được bằng nhiều hình thức và sẽ không thấy khó khăn. Còn mẹ chồng!  Tôi có cần phải uống thuốc không?

Viết về mẹ thì tôi đã viết rồi. Rất thật và rất dễ dàng. Dù tôi đã xa rời mẹ tôi hơn 44 năm. Năm nay mùa Vu Lan đến. Mẹ ruột hay mẹ chồng cũng không còn trên cõi đời này với chúng tôi nữa.

Mẹ tôi mất sớm khi chưa tới 65 tuổi. Mất ở tuổi tôi bây giờ. Mẹ chồng còn nhỏ hơn mẹ tôi đến 15 tuổi và bà cũng mất cách đây 5 năm.

Lần đầu tiên gia đình tôi về Việt Nam thăm bà, lúc đó chúng tôi đã có hai cháu 10 và 8 tuổi. Riêng tôi đã có hơn 10 năm làm vợ, làm mẹ của hai đứa cháu nội của bà. Tôi cũng chưa đến có một ngày phải đi thưa về trình, chưa một lần phải dâng cơm, mời nước. Tôi yên tâm và tự suy nghĩ nếu có phải thưa gửi hay đãi bôi miệng lưỡi thì cũng chỉ là hai tuần phù du ở VN. Xong việc, tôi sẽ về lại giang sơn của tôi.

Nhưng tôi phải tự thẹn với lòng về những định kiến không biết từ đâu và từ lúc nào cái cảm giác mẹ chồng nàng dâu không thể hòa hợp, hiểu nhau. Bởi vì  cả hai phải chia sẻ với nhau một người đàn ông mà họ thương yêu. Tôi tự tin nghĩ rằng người đàn ông đó chỉ ở bên mẹ chồng tôi hai tuần và tất cả sẽ trở về với tôi. Tính ra tôi cũng không thiệt thòi gì.

 

Nhưng tôi đã lầm. Mẹ chồng tôi hiền đức và tâm lý quá. Dù rất thương nhớ người con trai đầu lòng xa cách 18 năm trời, nhưng mẹ chỉ biểu lộ tình cảm bằng đôi mắt. Đôi mắt hiền từ ướt át nhưng không để lệ rơi. Cũng không nghe lấy một lời than thở vì vất vả nhọc nhằn những lúc không có con.

Ba chồng tôi mất sớm lúc mẹ mới 37 tuổi. Mẹ ở vậy nuôi 5 đứa con. Những năm đầu xa nhà, chúng tôi cũng có giúp đỡ. Nhưng khi thấy được hoàn cảnh trước mắt, tôi mới hiểu ra sự giúp đở của chúng tôi như nắng hạn gặp cơn mưa rào chẳng thấm vào đâu.

Chúng tôi cố thuyết phục mẹ sang đoàn tụ từ sau đó vì giấy tờ đã hoàn tất. Nhưng mẹ luôn tìm cách hoãn binh vì các em đời sống còn khó khăn và bà ngoại già yếu cần phải săn sóc.

Do đó mẹ chỉ có thể sang đây thăm chúng tôi một tháng rồi trở về lại VN. Mẹ đã đi du lịch Mỹ Quốc được 3 lần. Đó là những dịp tôi được gần gũi và nói chuyện với mẹ nhiều hơn. Tôi và mẹ chồng rất hợp với nhau , có lúc nói chuyện thoải mái như bạn bè.

 

Mẹ tâm sự, hồi con gái mẹ chẳng muốn lấy chồng. Mẹ chỉ thích ở nhà với bà ngoại . Nếu bà ngoại 100 tuổi thì mẹ sẽ đi tu. Ba chồng tôi theo đuổi mẹ, nhờ người đến dạm hai lần, mẹ đều trốn không ra gặp mặt. Lần thứ ba ông ngoại gần như giận mẹ vì gia đình hai bên là chỗ quen biết thân tình. Vâng lời ông ngoại, mẹ ưng thuận. Khi đã có 5 mặt con, mẹ chưa tròn 38 tuổi thì ba chồng tôi qua đời sau một cơn bạo bệnh. Gánh nặng đè lên vai nhỏ bé của mẹ chồng tôi. May nhờ bên ngoại khá giả, các cậu dì giúp đở qua cơn khốn khó.

Rồi người con trai lớn là cha của các con tôi rời xa mẹ. Các dì cậu sau đó cũng ra đi đoàn tụ với con cháu. Mẹ chồng tôi ở lại với ngoại và gia đình cua 4 đứa em còn lại. Cuộc sống vô cùng khó khăn thiếu thốn. Nhưng tôi chưa bao giờ đọc được thư nào mẹ tôi than vãn cả. Mẹ chồng tôi rất tự trọng. Nát giỏ cũng còn bẹ tre.

Mẹ chồng tôi trước đây xuất thân từ một gia đình khá giả, học giỏi, văn thơ thuộc rất nhiều. Nhưng khi lấy chồng bà chỉ biết nội trợ. Bà nấu ăn cũng rất ngon, bởi thời đi học của mẹ có môn Gia Chánh. Mẹ đan áo, thêu khăn rất đẹp. Mẹ nói chuyện chậm rãi, dịu dàng. Mẹ chinh phục được tình cảm và sự kính trọng của tôi một cách nhanh chóng. Bức tường thành ngan cach Mẹ Chồng Nàng Dâu thật lòng mà nói không có tôi trong đó.

Những dịp mẹ qua thăm chúng tôi, mẹ nấu ăn, đan áo. Mẹ kể cho chúng tôi nghe thời thiếu nữ của mẹ. Về đứa con trai đầu lòng tròn vo vì sỗ sữa. Khi đi đâu phải bế mỏi cả hai tay. Trong 5 đứa con  , mẹ nhắc nhiều nhất về thời thơ ấu, chi tiết nhất là đứa con trai đầu lòng của mẹ. Nhớ cả những lần bị phạt quỳ tím cả hai đầu gối, mà vẫn không chịu nói một lời xin lỗi, dù mẹ đến nơi năn nỉ (con xin lỗi ba đi) để được tha.

Không thương mẹ sao được, khi mẹ luôn nhắc nhớ thương yêu về người đàn ông của tôi. Mẹ nấu cho hai đứa cháu nội toàn những món ăn ngon . Mẹ trải lòng tâm sự với tôi như hai người bạn về một người đàn ông. Người đó cả hai đều yêu thương  dù thời điểm có khác nhau.

Lần cuối cùng mẹ sang thăm chúng tôi, mẹ dự tính ở chơi lâu hơn vì bà ngoại đã mất. Nhưng không ngờ người con trai bị tai nạn tưởng không qua nỗi nên mẹ phải về. Không lâu sau đó, thêm một người con trai kế tiếp đau nặng qua đời. Chuyện không vui dồn dập đến. Mẹ phải săn sóc đứa bị tàn phế, đứa qua đời bỏ lại vợ con nheo nhóc. Không lâu sau đó mẹ phát bệnh và bỏ cuộc sau hai tháng ngắn ngủi chống chọi với con bệnh.

Mẹ mất nhanh chóng làm tất cả chúng tôi không ai nghĩ được là sự việc xảy ra như vậy. Những người thân quen đều nói mẹ hiền và có tu nên ra đi thanh thản nhẹ nhàng. Nhưng chúng tôi khó lòng mà chấp nhan duoc. Nhất là chồng tôi, người con trai đầu lòng của mẹ. Anh vốn ít nói. Những lần có mẹ qua thăm anh vui lắm. Nhưng ít biểu lộ tình cảm như tôi, hay chuyện trò, hỏi han rồi đùa vui cho mẹ cười.

Chúng tôi về chịu tang mẹ. Tôi khóc vì có nhiều kỷ niệm với mẹ, vì nhớ đến mẹ ruột của mình cũng đã quá vãng. Tôi tủi thân vì ngày mẹ tôi mất hoan canh Nhung Nam  dau xa nha không cho phep chung toi về để thấy mặt me lần cuối.

Đêm cuối của mẹ ở nhà quàn, chúng tôi phải về khách sạn để ngủ. Nửa đêm tôi nghe như có tiếng ai nghẹn ngào, thổn thức trong nước mắt. Tôi chợt mở mắt nhìn sang bên cạnh, thấy chồng tôi nằm xấp, úp mặt trên gối khóc nấc dù anh cố tình đè nén. Tôi hoảng hốt vì thấy người anh run run. Tôi vật anh dậy và thấy trên mặt anh ràn rụa nước mắt.

Không thể che đậy hay dấu diếm  cảm xúc được, anh choàng sang ôm tôi và khóc như trẻ thơ. Lần đầu tiên tôi thấy người đàn ông của tôi khóc và tôi cũng khóc theo. Anh nghẹn ngào nói trong nước mắt:

-Ngày mai hỏa táng Mẹ, chúng ta sẽ không bao giờ còn cơ hội gặp lại mẹ nữa. Anh hối hận lắm. Vì anh chưa nói với mẹ là anh thương mẹ vô cùng.

Kể từ ngày đó, tôi tin rằng đàn ông cũng khóc. Họ sẽ khóc trong hoàn cảnh nào, lúc nào và tại sao họ khóc. Họ đè nén, cố tình dấu diếm, không muốn cho người thân biết vì chắc họ nghĩ như vậy là mềm yếu. Đối với tôi, khi người đàn ông của tôi khóc, tôi thấy anh là người tình cảm dạt dào nhưng cố tạo nên bức màn chắn cứng rắn.

Bây giờ cả hai chúng tôi đều có chung một nỗi niềm ân hận, là chưa nói lời yêu thương với đấng sanh thành. Nếu mà kéo lại được thời gian chắc chắn chúng tôi sẽ không chần chờ nữa. Chúng tôi sẽ nói những lời yêu thương ngọt ngào đến ba mẹ của mình.

Kính chúc các bà mẹ sức khỏe để được cận kề con cháu, để nghe những lời yêu thương và được sự săn sóc tận tình. 

Xin chia vui niềm hạnh phúc với tất cả người con còn nhận đóa hoa hồng cho mùa Vu Lan. Còn nếu chỉ nhận được cành hồng trắng, xin một lời cầu nguyện cho đấng sinh thành được siêu thăng Tịnh Độ.

 

Quãng Thị Hoa 

 

23 Tháng Tám 2014(Xem: 30365)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33386)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27919)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16532)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 15130)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28295)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25487)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24982)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15112)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25434)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29224)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23350)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15270)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15400)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 21029)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28524)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18035)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17402)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15339)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 18397)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...