Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương II)

29 Tháng Ba 201911:06 CH(Xem: 13532)
GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương II)



Chương 2- Th
i trung hc

Sau khi đậu bằng tiểu học, ba má tôi gởi tôi học ở lycéum (tiếng Latin nghĩa là trường trung học) Nguyễn Văn Khuê, ở quận nhì (nay đổi thành quận 1) trên đại lộ Nguyễn Thái Học, gần chợ Cầu Muối. Tên trường cũng là tên của ông hiệu trưởng, ông có bằng cử nhân văn chương của trường đại học Sorbonne nổi tiếng của Pháp. Trường có hai hệ: chương trình Pháp và chương trình Việt. Ai theo chương trình Pháp thì học bằng tiếng Pháp theo giáo trình như bên Pháp, thi cử do Mission Culturelle của tòa đại sứ Pháp đưa ra. Lớp nhỏ nhất của chương trình này là sixìèm moderne tương đương bên chương trình Việt là lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ). Tôi học lớp đệ thất C của chương trình Việt, lớp con trai. Tôi còn nhớ lớp đệ thất A gồm toàn con gái trong đó có Lý Thị Quỳnh Nga, một hoa khôi của trường, sau này là vợ dân biểu đối lập Lý Quý Chung của thời Đệ Nhị Công Hòa ở miền Nam.

Từ đệ thất tới đệ tứ, tôi đi bộ từ nhà đến trường theo lộ trình đường Đỗ Thành Nhơn, quẹo trái theo đường Bến Vân Đồn, lên cầu Ông Lãnh rồi xuống đại lộ Nguyễn Thái Học. Bận về tôi theo lộ trình ngược lại. Có rất nhiều học trò quận 4 đi học chung trường với tôi nên dọc đường chúng tôi trò chuyện với nhau quên cả mỏi chân.

Sau 4 năm học từ đệ thất tới cuối năm lớp đệ tứ thì tôi phải thi bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp.  Chương trình học gồm có toán, lý hóa, quốc văn, sử địa, sinh ngữ Pháp và Anh, công dân giáo dục và Hán văn. Tôi học với nhiều thầy mà tôi chỉ còn nhớ được một số thầy. Năm đệ tứ tôi học toán với thầy Đinh Văn Lô và nhờ phương pháp lập bảng của thầy mà tôi giải được bài toán động tử trong kỳ thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Tôi có học quốc văn và Hán Văn với thầy Đức. Tuy chỉ có bằng Tú Tài Hán Văn nhưng thầy Đức dạy rất hay và làm cho tôi thích môn văn chương từ năm đệ thất. Tôi nhớ bài học Hán Văn đầu tiên của thầy chỉ có hai câu: Sâm lâm hữu thụ, hà lý hữu ngư (rừng có cây, sông có cá). Giọng đọc của thầy trong tác phẩm Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân: "Bọn xin nước vái chào nhà sư..." làm cho tôi trở nên mê đọc tiểu thuyết. Thầy có dáng dấp một ông đồ với bình nước trà lúc nào cũng ở bên mình. Tôi cũng học quốc văn với thầy Lưu Trung Khảo, thầy Thẩm Thệ Hà, thầy này sau đi vào bưng.


image001Ảnh chụp với thầy Lưu Trung Khảo (năm 2014 tại Cali)

Ba má tôi thưởng cho tôi một chiếc xe đạp mới ráp sau khi tôi đậu bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Từ đó, tôi khỏi phải lội bộ đến trường nữa. 

Năm đệ tam tôi học toán với thầy Nguyễn Ngọc Ảnh, anh họ của thầy Khuê. Thầy Ảnh rất khó, tôi thường bị khẽ tay vì tật nói chuyện trong lớp. Chương trình toán lớp đệ tam rất khó, thầy Ảnh dạy theo lối cổ điển nên đa số học sinh trong lớp chúng tôi không theo thầy nỗi. Cũng may không phải là lớp thi! Tôi học hóa với thầy Hà Huy Phiến. Nhà thơ Nguyễn Vỹ dạy tôi môn Quốc Văn. Ông là chủ nhiệm của tạp chí Phổ Thông, nghe nói ông mất trong một tai nạn xe hơi trên đường xuống Mỹ Tho dạy học.

Lên lớp đệ nhị tôi được học với nhiều vị giáo sư nổi tiếng ở Sài Gòn. Tôi học hình học với thầy Phạm Huy Ngà, thầy cụt một ngón tay. Thầy có cách dạy hấp dẫn làm tôi mê môn hình học không gian. Tôi học đại số với thầy Kiều Thế Đức. Thầy Trương Đình Ngữ, tác giả nhiều cuốn sách vật lý nổi tiếng dạy tôi môn vật lý, thầy cũng khiến tôi mê môn quang học với những hiện tượng phản chiếu, khúc xạ và những dung cụ quang học như gương phẳng, lăng kính, thấu kính. Tôi học quốc văn với thầy Hà Như Chi. Thầy là dân biểu quốc hội. Lần nào phát bài làm nghị luận văn chương thầy cũng cho đọc bài của tôi cho cả lớp nghe vì bài tôi đứng nhứt. Nhưng vì một lời khuyên của thầy là cách hành văn của tôi thiên về lối phân tích nên đi theo ngành khoa học là tốt hơn. Tôi nghe lời thầy nên sau khi đậu Tú Tài 1 tôi vẫn tiếp tục học ban B (ban toán) chứ không theo ban C (ban văn chương).

Tôi đậu bằng Tú Tài 1 hạng Bình Thứ ngay khóa 1, trong khi đó bạn cùng lớp tôi là Thái Quang, gốc người Hoa rất giỏi toán đậu hạng Bình. Trường Nguyễn Văn Khuê cho làm một cái bảng to tướng dựng trước cổng trường danh sách học sinh của trường đậu Tú Tài I.

Tôi và Thái Quang nộp đơn xin vào học trường Chu Văn An, một trong hai trường nam trung học có học sinh giỏi nhất Sài Gòn: Pétrus Ký và Chu Văn An. Trường Pétrus Ký gồm đa số học sinh là người miền Nam. Còn Chu Văn An là trường di cư từ miền Bắc vào nên học sinh ở đó hầu hết là người miền Bắc. Tôi được cho vào học lớp Đệ Nhứt B6, còn Thái Quang học lớp khác. Trong lớp tôi chỉ có tôi và Nguyễn Văn Giàu là người miền Nam. Giàu sau khi đậu Tú Tài 2 thì trúng tuyển vào Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ (Trường Đại học bách khoa ngày nay), ban kỹ sư điện. Khi ra trường anh làm cho trung tâm điện lực ở Thủ Đức. Sau 75, cha anh tập kết ra Bắc trở về, anh ứng cử và làm đại biểu quốc hội của chế độ mới. Tôi chơi thân với anh ấy, thường đến nhà anh ở chợ Thiếc. Cánh nhà anh cũng nghèo và tôi chỉ thấy anh ở với bà mẹ. Hỏi dến cha anh thì anh ấy nói đã mất.

Hiệu trưởng trường Chu Văn An là thầy Trần Văn Việt. Thầy Nguyễn Văn Kỹ Cương, sau này là thượng nghị sĩ, làm giám học và thầy Lãng là tổng giám thị. Tôi được hân hạnh học với các thầy có tiếng tăm ở Sài Gòn. Trong chương trình lớp 12B tôi phải học 7 môn toán: Hình học, hình học giải tích, đại số, số học, lượng giác, cơ học, thiên văn. Tôi còn nhớ thầy Nguyễn Văn Kỹ Cương dạy tôi hình học giải tích, thầy Đỗ Minh Tiết dạy cơ học. Tôi học vật lý với thầy Nguyễn Văn Thi, triết với thầy Nguyễn Văn Long, Đặc biệt thầy Vũ Khắc Khoan, kịch tác gia mà các vỡ kịch nổi tiếng của ông là Thần Tháp Rùa và Thành Cát Tư Hãn, dạy tôi môn sử. Cả năm học thầy dạy chưa hết bài: Nguyên nhân Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 3. Là một nhà sử học, thầy nắm rất nhiều tài liệu lịch sử về biến cố đó nên thời gian 1 giờ mỗi tuần cho môn sử trong niên học không đủ để thầy trình bày hết nhưng chỉ tội cho bọn học trò chúng tôi phải tự tìm sách học thêm các bài khác để đi thi. Cũng ở trường Chu Văn An, tôi đã gặp thi sĩ Vũ Hoàng Chương dạy quốc văn cho cấp lớp đệ tam. Năm đệ nhất tôi say mê môn hình học, tôi giải hết hơn 800 bài tập trong cuốn Géométrie, classe de Mathémathiques của Lebossé.

Kỳ thi Tú Tài 2 năm 1962, Thái Quang lại đậu hạng Bình, tôi và Giàu đậu hạng Bình Thứ. Như đã nói trên, Giàu thi đậu vào kỹ sư điện, còn tôi và Thái Quang đậu vào ban toán trường Đại Học Sư Phạm. Tôi còn đậu dự khuyết vào kỹ sư điện, sau đó được gọi vào học nhưng tôi từ chối và chọn học sư phạm.

Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1962, có thể nói đó là lúc yên bình của miền Nam. Tuy nhiên cũng có nhiều sự kiện mà tôi còn nhớ đến ngày hôm nay.

Làn sóng di cư từ miền Bắc kéo dài từ sau hiệp định Genève 1954 qua đến năm 1955. Lúc nhỏ tôi thường ra bến tàu chơi và chứng kiến cảnh những người di cư gánh gồng đồ đạc lủ khủ từ những chiếc tàu lên bờ. Nhưng có một lần tôi trông thấy một cảnh tượng rùng rợn khi chiếc tàu Nam Việt chở đầy những xác chết của người di cư. Thì ra từ cửa biển vào Sài Gòn khi dến Rừng Sác thì tàu lọt vào trận đánh nhau giữa quân đội Quốc Gia của ông Diệm và tàn quân Bình Xuyên nên nhiều người bị tử vong. Hình ảnh những xác chết nằm chồng chất trên boong tàu khến tôi kinh sợ và bị ám ảnh suốt nhiều ngày.

Năm 1957, nhân lễ Quốc Khánh chính quyền VNCH có tổ chức một hội chợ bên Thị Nghè. Ngõ đi từ sở thú qua Thị Nghè có một cây cầu đúc, đêm khai mạc hội chợ người ta chen lấn, xô đẩy nhau trên cầu để vào hội chợ khiến 17 người chết và nhiều người bị thương vì dẫm đạp nhau và rơi xuống sông. Hội chợ vẫn tiếp tục mở cửa và mấy hôm sau má tôi dẫn anh em tôi đi chơi hội chợ thì thấy trên cầu chỉ còn lưa thưa người vào hội chợ, có lẽ người ta e sợ tai nạn có thể xảy ra nữa. Sau khi hội chợ chấm dứt thì khu hội chợ biến thành giải trí trường Thị Nghè, nơi có nhà hàng, trò chơi và trình diễn ca cỗ do nghệ sĩ Lệ Liễu tổ chức.

Ngày 11-11 năm 1960, đại tá nhảy dù Nguyễn Chánh Thi làm binh biến định đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diêm nhưng thất bại vì quân trung thành với ông Diệm từ miền Tây kéo về giải cứu. Dân Sài Gòn sống trong lo sợ hết mấy ngày. Những người cầm đầu cuộc đảo chánh dùng máy bay sang Cao Miên tỵ nạn.

Sáng ngày 27-2 năm 1962, tôi đang ở trên xe bus đến trường Chu Văn An thì nghe radio báo tin hai chiếc máy bay đang oanh tạc dinh Độc Lập. Sau đó mới biết đó là hai phi công của Không Lực VNCH thay vì đi hành quân, quay về tấn công dinh tổng thống. Dinh Độc Lập bị sập một phía, nhưng chỉ có bà Ngô Đình Nhu bị thương nhẹ. Một chiếc máy bay bị bắn hạ bởi cao xạ của Hải Quân và phi công trung úy Phạm Phú Quốc bị bắt. Chiếc máy bay thứ hai do thiếu úy Nguyễn văn Cử lái bay thoát qua Cao Miên và viên sĩ quan này xin tỵ nạn chính trị tại đây. Sau ngày chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Phạm Phú Quốc trở lại không quân và bị bắn hạ khi lái máy bay oanh tạc miền Bắc gần thành phố Vinh. Ông được dân địa phương chôn cất và về sau người chị của ông từ Mỹ về tìm và đem hài cốt về miền Nam cải táng. Riêng Nguyễn Văn Cử sau là dân biểu đối lập trong thời Đệ Nhị Công Hòa ở miền Nam. Sau 75, ông định cư ở Mỹ.

Sau khi đậu Tú Tài 1, tôi thường đi chơi với các bạn đồng lứa ở khu tôi ở. Người bạn từ thuở ấu thơ là Nguyễn Văn Đối, ở hẻm nhỏ có tiệm bán cơm ở gần nhà bảo sanh Cô Mụ Điếc, cha làm thợ hớt tóc, sống với mẹ kế. Có một thời gian dài chúng tôi không chơi với nhau cho mãi đến khi học lớp đệ nhất. Một người bạn khác là Phạm Văn Cảnh, con của bà chủ bar Ánh Sáng, nhà trên đường Trình Minh Thế giữa ngả ba Tôn Đản và hẻm lò bánh mì. Cảnh học chung với tôi ở trường Nguyễn Văn Khuê và rất giỏi Pháp Văn có lẽ nhờ mẹ anh ta mở bar từ thời còn lính Pháp. Qua Đối tôi quen với Lương Trọng Bình, nhà ở trong hẻm đường Tôn Đản, đối diện nhà ông hộ Lắm (nay là hẻm tiệm vàng Đức Tín). Ngày 29/4/75, tôi vắng nhà khi về má tôi cho hay Bình có nhắn tôi vào nhà nó chơi. Sáng hôm sau khi đứng nhìn thiên hạ khui kho Bata ta lấy đồ, một người quen cho tôi biết cả nhà Bình, kể cả bà nội 80 tuổi đều đã di tản qua Mỹ nhờ hai đứa em gái của nó làm cho hãng hàng không Pan America. Vậy là tôi đã bỏ lỡ một dịp may. Sau này khi tôi đã qua Canada, một người cùng xóm với Bình cho hay Bình đang ở Texas và làm cảnh sát. Cũng qua Đối tôi quen thêm Nguyễn Công Thiểm, con trai lớn của nhà may Thiêm, trên đường Trình Minh Thế, lúc trước ở bên kia đường, sau dời qua phía bên này. Một người bạn mới nữa là Thọ, nhà cũng ở đường Trình Minh Thế gần Bến Súc. Thọ, sau khi đậu Tú Tài 2, Thọ thi vào trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc và trở thành kỷ sư thủy lâm. Một người bạn khác ở đường Tôn Đản, xóm Cây Bàng, cha cũng là thợ hớt tóc là anh Trần Ngọc Ẩn. Khi anh ấy đậu Tú tài 1 thì tôi mới đậu bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp, nhưng về sau lại cùng vào Đại Học Sư Phạm ban toán với tôi.

Sau năm 1960, chiến tranh ở miền Nam leo thang. Một số bạn bè tôi phải nhập ngũ. Tôi và một số bạn đưa Đối vào Quân Vụ Thị trấn để đi vào trường Võ bị Đà Lạt. Ra trường anh về miền Tây và khi giải ngũ mang cấp bực thiếu tá. Sau khi đi cải tạo về anh sang định cư ở Canada. Cảnh cũng vào Võ Bị theo ngành hành chánh tài chánh, bây giờ không biết ở đâu. Bình cũng vào Võ Bị, nhưng tánh nó mát mát nên bị cho xuất ngũ, sau nó lại đi sĩ quan trừ bị và gặp tôi ở Đồng Đế. Thiểm vào không quân, cấp bực sau cùng là thiếu tá, sau khi ra trại cải tạo được các em gái bảo lãnh sang Pháp. Thọ vượt biên sang Pháp. Còn Ẩn thì năm 1974 đi tu nghiệp bên Pháp và ở luôn bên đó.

(còn tiếp)


12 Tháng Bảy 2014(Xem: 26106)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THỨC GIẤC - Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả trình tấu
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 15690)
Chép lại bài thơ để bày tỏ lòng qúi mến đối với tác giả, một người anh, người bạn đã nhiều dịp chia sẻ với tôi buồn vui dạy học, làm báo và văn học trước khi chuyến xe luân hồi ghé bến để anh lên đường.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36934)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30943)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 30018)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 19174)
Mùa trôi. Mùa vẫn trôi. Chớp mắt đã vụt qua, ta giơ tay nhanh mấy cũng không níu kịp. Ký ức xưa sao ta thấy ngày như càng dầy lên theo tuổi tác, cho thương nhớ vin theo mùa mà tìm về, ta biết làm sao từ chối?
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 29530)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 18869)
Không, tôi ước gì năm nào cũng có bóng đá World Cup thì vợ chồng mình sẽ thôi khắc khẩu, sẽ hạnh phúc triền miên… Chị Bông cũng mỉm cười nhìn chồng. Anh nói đúng như trong lòng chị đang nghĩ.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 18287)
Một ngày bạn bè gặp gỡ trong tình thân. Bạn bè thân mến tôi ơi, còn cơ hội, còn sức khỏe, thì hãy đến với nhau. Một ngày vui rồi cũng qua mau....
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 29514)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 23961)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 22461)
Tựa đề: ĐẸP MÃI NHỮNG THIÊN THU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Trình bày: Tác giả. Bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 30650)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 16954)
Và cháu ơi! Tất cả những sự việc tốt đẹp đều bắt đầu từ những cái bình thường nhất.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 25943)
Không niềm vui nào tả hết, sau hơn 40 năm, học trò gặp lại người thầy kính yêu. Học trò nhìn đôi chân thầy, vẫn đôi dép lê, chiếc áo pull giản dị. Tôi vui quá, thật sự một ngày vui, khi gặp lại các anh chị. Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 28387)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17353)
Riêng tôi trong mọi sinh hoạt giới trẻ vẫn mong muốn các cháu dù thành đạt nhưng vẫn luôn ghi nhớ biết mình từ đâu để quay về và hơn lúc nào hết phải nhận được nguyên do tại sao mình hiện diện trên đất nước này.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 19558)
. Ông nói, ví dụ như khi có tiền lệ như thế rồi, nếu tương lai có một nước lớn tham tàn hung bạo nào đó thừa gió bẻ măng hoặc với lý do tương tự như vậy tiến chiếm đất đai, lãnh thổ nước Việt mình (3)
20 Tháng Năm 2014(Xem: 22677)
Xin hãy viết, hãy ghi những tâm tình, những dòng nhạc ca ngợi và biết ơn Tình Mẹ không chỉ trong Ngày Lễ Mẹ hay trong Tháng 5 nầy mà mãi mãi về sau dù thời gian đã làm ''mẹ con giờ tóc bạc như nhau''.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 20992)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.