Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TẾT CHIA XA

16 Tháng Hai 201912:46 CH(Xem: 18351)
Nguyễn Thị Thêm - TẾT CHIA XA
Tết Chia Xa

 

Tôi bước vào bệnh viện. Trời lất phất mưa. Tôi rúm ró trong chiếc áo khoác. Bước vào đây dường như lạnh hơn.

Phải rồi, đến đây là đối diện với những nỗi đau xác thịt lẫn tâm hồn. Nỗi đau xác thịt của người thân làm tăng thêm nỗi đau trong trái tim người nhà thăm bệnh. Không khí nơi đây không trong lành. Bao nhiêu người bệnh đã thở ra. Bao nhiêu chất dơ bẩn đã bốc hơi. Bao nhiêu mùi của thuốc, của người chết quyện vào đây bảo sao không lạnh lẽo và nặng nề.

Tôi đi qua hành lang rồi vào thang máy. Thang máy đóng lại, giựt một cái mạnh rồi lên. Tôi lại liên tưởng đến hơi thở hắt ra của nội tôi. Cái hắt ra cuối cùng như tạt vào không gian lời chia ly không nói thành lời. Vị sư đứng trước đầu nằm của nội tôi cũng không tin người đã chết. Ông lấy một miếng bông đặt vào mũi bà rồi gật đầu xác nhận. Còn tôi, tôi lau từng giọt mồ hôi trên trán nội nên thấy thật rõ. Tôi đã biết rõ ràng  sự trả lại hơi thở cuối cùng cho thế gian nó mạnh ngần nào.

- Tới rồi cô.

Tôi theo người học trò bước ra khỏi thang máy đi dài dọc hành lang. Quẹo qua bên phải, bên trái rồi dừng trước của phòng. Trên một chiếc giường, em nằm đó thở mệt nhọc.

 

Em là học trò của tôi. Mà đúng hơn tôi coi em như  bạn. Tôi đã xác định như vậy với tất cả những người đã từng học tôi những ngày đầu tiên tôi đứng lớp. Bởi vì ngày ấy tôi còn quá trẻ, chưa kinh qua một trường chuyên môn dạy để làm thầy. Cho nên tôi không xứng đáng làm một cô giáo đúng nghĩa. Tôi đến với các em như một người chị, một người đi trước ôn bài và truyền lại cho các em. Lúc ấy, trong tôi nhiệt huyết có thừa, năng khiếu ăn nói khiến tôi cũng không đến nỗi làm ông hiệu trưởng thất vọng. Tôi thương hết thảy học trò và tôi sống hết mình trong những bài giảng trong lớp.

Không biết các học trò nhìn tôi ra sao, nhưng thật tình có một số em rất thương cô giáo trẻ. Mà em mà một trong những người học trò đó. Mấy chục năm đã qua, bao nhiêu biến cố, có một số học trò tôi không thể nhớ mặt, nhớ tên. Nhưng có một số em thì tôi vẫn nhớ rõ ràng.

Chẳng hạn hai cô học trò cùng bắt đầu tên bằng chữ H. (Hương và Hoàn). Hai em thấp hơn tôi một chút và ngày khai giảng cùng tôi đứng xếp hàng cuối cùng. Khi vào lớp, hai em bước vào dãy bàn cuối và tôi bước lên bục giảng. Tôi nhìn xuống nháy mắt cười làm quen với hai em. Và thế là thầy trò thương nhau đến bây giờ. Chẳng hạn có Ái Hoa thật dễ thương. Em xinh xắn nhỏ xíu ngồi ở bàn đầu. Như Nhật tuy con trai mà nhỏ nhẹ, dịu dàng, điệu như con gái. Như Nam, như Đến, như Liên phá phách, nghịch ngợm. Như Chút, như Phương Nam, như Thủy... rất xinh đẹp hiền ngoan. Còn em, em đặc biệt nhất cái lớp tôi hướng dẫn, vì em là một người Ấn Độ.

Em có nét đẹp của người Ấn, cặp mắt to, làn da ngâm, mũi cao và xinh xắn. Em rất hiền và chăm học, cũng như thân thiết với tất cả bạn trong lớp.

 

Vậy mà giờ em nằm đây, từng hơi thở mệt nhọc như kéo em gập người lại. Gặp em tôi cố ngăn hai giọt nước mắt chực rơi. Sợ em buồn, sợ em bị mệt, tôi cố mỉm cười và pha trò để em vui sau mấy chục năm không gặp lại. Phải rồi, có gần 50 năm chúng tôi đã chia xa. Mãi sau này mới gặp nhau trên Facebook.

- Gặp cô không mừng hay sao?

- Mừng thì cười đi .

- Nói to một chút cho cô nghe chứ.

Đại loại tôi chỉ nói với em như vậy và chỉ nghe những tiếng nói yếu ớt, thì thào thoát ra từ đôi môi khô héo của em. Hai bàn chân em sưng lên, hai bàn tay và cả khuôn mặt cũng bị sưng phù. Con gái em nói là hôm nay đỡ nhiều đã xẹp xuống rồi đó cô. Tôi xoa bóp bàn tay em mà thương quá là thương. Em đang  xuống tinh thần nhiều lắm. Em sợ bệnh và lo không thể về được tới nhà. Bởi vì nhà của em ở nước Pháp mà đây là nước Mỹ.

Em gái em gọi phone về cho mẹ em bên Pháp. Ngày nào bà cũng ngồi chờ tin con gửi về. Bà hỏi thăm bệnh trạng và lo cho con từng giây từng phút. Bà không thể nhớ đến tôi, nhưng vẫn rất mừng và cám ơn vì tôi còn nhớ và đến thăm con của bà.

Em là chị cả trong một gia đình rất đông con cái. Ba mẹ em từ Ấn Độ sang VN lập nghiệp. Sau 75 gia đình được về lại Ấn Độ để quy cố hương. Nhưng Ấn Độ không phải là giấc mơ cho các con cháu phát triển sự nghiệp. Mẹ em đã tìm cách đưa con sang Pháp định cư và lần hồi cả đại gia đình đoàn tụ bên nước Pháp.

Bây giờ các con em đã lớn,  lập gia đình và có nhà cửa riêng tư. Cách đây vài năm, người chồng của em đã mất. Em suy sụp tinh thần và phát hiện mình bị tiểu đường. Tiểu đường làm thận suy rất nhanh. Em biết rằng khi bước vào chương trình lọc thận (dialysis) thì không thể đi đâu được, mà em thì rất muốn được qua Mỹ một lần để thăm cô giáo và bạn bè cùng lớp trung học ngày xưa. Thế là em quyết định thực hiện ước mơ của mình.

 

Ngày em đến California cùng hai cô em gái là tôi đang ở Texas. Tôi rất áy náy là không thể gặp được em, ôm em một cái thân tình. Không ngờ, gần ngày về lại Pháp em bị xỉu phải đem đi cấp cứu. Bác Sĩ cho biết cần phải giải phẩu gấp để lọc thận mới cứu được em. Và vậy khi trở về nhà tôi mới có dịp vào thăm em ở bệnh viện này.

Suốt hơn 2 tuần điều trị, ban ngày em gái em ở bên cạnh chăm sóc và thông dịch vì em không thể nói tiếng Anh. Ba đứa con em từ Pháp thay phiên nhau qua Mỹ túc trực ban đêm để chăm sóc mẹ. Người bạn thân nhất của em là Hương mỗi ngày đưa gia đình em thay ca thăm viếng. Chồng Hương đưa rước các con em từ phi trường về nhà và ngược lại. Tình bạn của các em làm tôi kính phục và cảm động. Các em đã sống hết sức tốt với bạn bè. Dù trời mưa gió, lạnh lẽo, nhưng ngày hai bận Hương đến bệnh viện, ngồi bên em tâm sự, trò chuyện và an ủi bạn mình.

 

Cũng may là khi đi em có mua bảo hiểm du lịch, cũng như có bảo hiểm sức khỏe tại Pháp nên vấn đề chi phí không phải lo lắng chi nhiều. Ngày tôi đến thăm, em tuy rất yếu nhưng so với lúc mới vào đã khá hơn nhiều. Cho nên hội đồng Bác Sĩ đã đồng ý cho em được xuất viện. Ngày kế sẽ có Bác Sĩ và y tá từ Pháp qua để làm thủ tục đưa em về lại Pháp và vào bệnh viện gần nhà.

 

Em được đưa lên máy bay về Pháp. Con gái đi theo chung với mẹ. Em gái em phải mua vé đi chuyến khác. Tất cả đều về đến nơi an toàn. Em được đưa thẳng vào bệnh viện và tiến hành chăm sóc thật tốt như ở Mỹ.

Em về rồi hôm sau Hương ngã bệnh. Có lẽ những cố gắng quá sức đã khiến cơ thể Hương không chống chọi nỗi nữa. Em nằm vùi gần 2 tuần lễ mới thuyên giảm.

Những tin tức từ con em nhắn lại là em đã khỏe nhiều. Tâm thần và sức khỏe khá tốt. Có một lần em trò chuyện khá rõ với Hương. Nghe xong tôi cũng rất mừng.

 

Thế mà mồng bốn Tết năm nay tôi được tin em mất. Trong messages nhắn tin cho tôi, giọng Hương nghẹn ngào xúc động. Tôi ngồi nhớ lại ngày xưa thuở em đi học và ngày thăm em trong bệnh viện. Gương mặt và nụ cười khô héo của em làm tôi mấy lần đã khóc. Có gì hiện hữu trong cuộc sống này ngoài tình thương và kỷ niệm. Vĩnh biệt Bouganie.

 

Tôi bây giờ chưa già lắm mà học trò tôi một số đã ra đi. Tử sinh không tùy thuộc số tuổi hay sang hèn. Cái chết đến với mọi người tùy theo nghiệp mạng. Tôi cũng có một người học trò cùng lớp với em ấy và Hương. Cha Bao là một vị linh mục thật tốt ở Việt Nam. Họ đạo của cha nghèo và gặp nhiều khó khăn. Cha qua đây để vận động giúp cho con em giáo dân nghèo có phương tiện tới trường. Cha mơ ước xây dựng một số công trình cho nhà thờ. Lần đó tuy biết mình đang bệnh nặng nhưng cha Bao cũng cương quyết phải đi Mỹ để thực hiện mục vụ cuối cùng. Cha đến  ở nhà Nam người bạn cùng lớp thời Trung Học ở San Jose. Tôi được các em báo tin cha Bao đến Mỹ. Cô trò chưa kịp sắp đặt chương trình để gặp nhau, thì được tin cha đã chết. Cái chết bất ngờ, cô độc ngay trong phòng ngủ ở nhà Nam chỉ sau vài ngày đến Mỹ. Vì bệnh cha đã trở nặng mà chuyến hành trình quá xa và vất vả. Cha đã sức tàn lực kiệt.

 

Cha Bao được hội đồng công giáo ở San Jose lo lắng chu toàn. Đám tang về lại Việt Nam được tổ chức long trọng trong sự tiếc thương của tất cả giáo dân và cha xứ trong vùng. Cha Bao không nói nhiều về mình. Cha đơn giản, bình dị và vui tính với bạn bè như thuở còn đi học. Nhưng trong cha là một tâm hồn cao cả và hy sinh. Cha đã làm rất nhiều điều cho giáo dân cha chăn dắt. Cha đã tận tụy vì xứ đạo tới hơi thở cuối cùng dù nơi xứ lạ quê người.

 

Tết năm nay tôi buồn nhiều hơn vui. Một người thân đã nằm xuống vào những ngày cận Tết. Khăn tang và nước mắt em tôi cùng con cháu đã làm tôi xúc động khôn cùng. Bàn thờ ngày Tết nhang khói thảm sầu. Bức hình những người thân ra đi sao mà buồn quá.

Khi tôi còn ở nhà con trai ở San Diego được tin bác trai, ba của anh Ma Thành Tâm và Ngọc Huệ cũng mãn phần. Ôi những vành tang trắng ngày đầu năm Kỷ Hợi buồn làm sao.

 

Nguyện cầu.

Xin chấp tay lại nguyện cầu

Từ Bi Đức Phật trên cao độ dùm

Phóng hào quang rước hương linh

Được vể cõi tịnh an bình, thảnh thơi.

 

Thành Kính Phân Ưu cùng Gia đình Anh Tư Tâm và Ngọc Huệ.

Thành kính Phân Ưu cùng gia đình em Bouganie

 

Nguyễn Thị Thêm.

02/2019

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80574)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74041)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65715)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78498)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68793)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76224)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76824)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73853)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73949)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72695)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72029)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75564)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74254)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80524)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74111)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75858)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69115)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73769)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69364)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66539)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .