Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hát Bình Phương - SEATTLE, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI

12 Tháng Hai 201911:12 CH(Xem: 15264)
Hát Bình Phương - SEATTLE, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI

SEATTLE, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI


image001



Cao nguyên tình xanh hay thành phố ngọc bích là mỹ danh của Seattle, thành phố thương mại lớn của tiểu bang Washington, miền tây bắc nước Mỹ. Nơi đây đã đón nhận người Việt tị nạn di tản từ năm 1975, vượt biển trong thập niên 80 và chương trình HO từ thập niên 90.

Cộng đồng người Việt tị nạn ở đây không nhiều như ở tiểu bang California hay Texas là nơi có khí hậu gần giống như ở quê nhà. Tiểu bang Washington ở sát biên giới Canada nên là xứ lạnh và mùa đông thường hay có tuyết. Tuy nhiên mùa xuân nơi đây rất đẹp với nhiều loại hoa như đỗ quyên, anh đào, thủy tiên, tulip… Mùa thu lá đổi màu vàng, cam, đỏ tạo nên sắc thu vô cùng thơ mộng.

 

Chương trình HO được định cư ở Mỹ bắt đầu từ năm 1990 cho những người đã ở trong trại tù cải tạo của CSVN từ 3 năm trở lên. Các gia đình HO định cư rải rác khắp các tiểu bang của nước Mỹ và Seattle là một trong những nơi đất lành chim đậu của người Việt tị nạn, trong đó có một số gia đình HO xuất thân từ trường Ngô Quyền của tỉnh Biên Hòa ngày trước.

Gia đình HO đầu tiên đến thành phố Seatte là gia đình anh Nguyễn Văn Cửu thuộc HO 1. Anh Cửu đến đây năm 1990. Có thể nói anh là cánh chim đầu đàn của nhóm HO Seattle.

Sau khi tạm ổn định cuộc sống, anh đã giúp những gia đình HO của Ngô Quyền sau nầy làm quen với cuộc sống mới ở xứ người. Anh hiện đang sinh sống ở Federal Way. Anh còn là cựu học sinh NQ khóa 1 nên được xem như người anh cả của các cựu học sinh NQ.

Không biết có phải là do cơ duyên mà một số cựu học sinh NQ ở Cù Lao Phố hội tụ về đây và được anh Cửu dẫn dắt khi chân ướt chân ráo đến thành phố nầy định cư. Đầu tiên là gia đình anh Đinh Cẩn Cấp khóa 4 NQ và chị Nguyễn Thị Tư khóa 5 NQ định cư năm 1993 và hiện đang sinh sống ở Burien.

Kế đến là gia đình Ngô Tấn Phước khóa 9 NQ, đến Mỹ năm 1994. Rồi đến gia đình anh Lê Quí Hồng khóa 8 NQ, định cư ở Mỹ năm 1995, hiện đang cư ngụ ở Renton. Sau cùng là gia đình Phạm Thị Hữu Hạnh khóa 9 NQ đến Mỹ năm 1995. Phu quân là Nguyễn Văn Hội, cựu sinh viên sĩ quan trường Võ bị Đà Lạt khóa 25.

Ngoài ra còn có hai chị cùng tên Nguyễn Thị Bảy, quê ở Cù Lao Phố cũng đến Seattle theo diện HO. Thuở còn đi học ở trường Nguyễn Du, vì trường Ngô Quyền chưa được thành lập nên hai chị thi đậu vào trường Gia Long và đi học ở Saigon. Sau nầy gia đình hai chị được định cư ở Mỹ khoảng năm 1991. Anh Ngô Văn Lễ, phu quân của chị Bảy là sĩ quan Không quân ở phi trường Biên Hòa.

Từ tỉnh lỵ Biên Hòa có gia đình anh Nghiêm Tấn Việt đến Seattle năm 1991. Anh là cựu học sinh NQ khóa 3. Kế đến là gia đình Bùi Thị Liên, cựu học sinh NQ khóa 9 đến Mỹ năm 1992. Phu quân của Liên là anh Phạm Ngọc Tiến, xuất thân từ trường Bộ Binh Thủ Đức.

Rồi đến gia đình Võ Thị Công khóa 9 NQ, phu quân là anh Võ Kim Thạch, sang Mỹ năm 1993. Gia đình chị Nghiêm Thị Bích Hồng khóa 5 NQ, cùng chồng là anh Phạm Văn Nhành, cựu học sinh NQ khóa 4 sang Mỹ năm 1993, hiện đang sinh sống ở West Seattle. Gia đình anh Nguyễn Văn Thơm, cựu học sinh NQ khóa 7, hiện đang ở khu Phước Lộc Thọ.

Gia đình anh Nguyễn Văn Trữ khóa 4 NQ sang Mỹ năm 1994. Gia đình chị Lê Thị Thanh Xuân khóa 5 NQ đến Seattle năm 1994, hiện đang định cư ở Kent. Gia đình anh Nguyễn văn Thinh, cựu học sinh NQ khóa 8, đến Mỹ năm 1994. Anh Trần Nguyên Tân khóa 1 và gia đình anh Đinh Văn Trừ cũng định cư ở Mỹ năm 1994.

Ngoài ra còn có Cô Phan Thị Tốt là giáo sư dạy Anh văn ở trường Ngô Quyền cùng gia đình định cư ở Mỹ năm 1994 và hiện đang sinh sống ở Kirkland.

Tất cả các gia đình HO trên khi bắt đầu định cư ở thành phố Seattle thì các con còn nhỏ, ở vào tuổi học sinh. Nay chúng đã trưởng thành và hầu hết đã tốt nghiệp đại học, dễ dàng hội nhập vào xã hội Mỹ. Đa số các cháu đã lập gia đình, có công ăn việc làm và nhà cửa ổn định. Trải dài gần 30 năm, từ hai bàn tay trắng, những cựu học sinh NQ đã cố gắng làm bất cứ công việc gì để nuôi nấng các con ăn học thành tài. Nay đến tuổi nghỉ hưu và sống yên bình, hạnh phúc bên đàn con cháu nội ngoại.

Seattle là thành phố xinh đẹp, cây cối xanh tươi, rừng thông bạt ngàn, hoa nở bốn mùa. Thời tiết không quá khắc nghiệt vào mùa đông mà cũng không quá nóng vào mùa hè. Mùa xuân trăm hoa đua nở khoe sắc thắm, có lễ hội hoa tulip hàng năm ở Skagit Valley. Du khách được ngắm những cánh đồng hoa tulip đỏ, vàng, cam, hồng, trắng, tím như một dải lụa màu và phía xa là chân trời màu xanh lơ rất đẹp.

Mỗi năm, cứ đến đầu mùa xuân khoảng tháng 3, cư dân Seattle được dịp ngắm hoa anh đào ở khuôn viên trường Đại học Washington. Tuy cây hoa đào không nhiều như ở bên thủ đô Hoa Thịnh Đốn nhưng cũng đủ để khách thưởng ngoạn có những phút giây thư giãn khi dạo bước trong vườn đào.

Seattle cũng có những công ty lớn như Boeing, Microsoft, Amazon, Starbucks… nên tương đối dễ tìm việc làm cho giới trẻ học xong đại học cũng như người trung niên. Nhờ vậy trước đây, nhóm người HO dễ tìm được công việc thích hợp và sớm ổn định cuộc sống mới.

Thời gian đầu định cư ở Mỹ, các gia đình HO phải làm lại cuộc đời từ đầu. Trước tiên là lo cho các con có nơi học hành. Các cháu học trường gần thì có thể đi bộ đến trường. Còn các cháu học trường xa thì có xe bus của nhà trường đưa đón miễn phí. Sau đó, cha mẹ phải lo học lái xe để có bằng lái chuẩn bị tìm việc làm. Ngoài ra còn phải học tiếng Anh qua các lớp ESL để có chút vốn liếng tiếng Anh đi làm và thi vào quốc tịch Mỹ.

Phải nói rằng thời gian đầu ở chung cư và đi học ESL thật là vui. Cứ mỗi buổi chiều đi làm về, sau khi lo cơm nước cho các con xong là vợ chồng HO ra trạm xe bus để đi học Anh văn buổi chiều tối. Trường Seattle Central Community College là nơi tập trung học viên là dân HO nhiều nhất vào thập niên 90. Trong các lớp học cũng như trên xe bus, đa số là người Việt thuộc diện HO.

Ngoài việc gặp nhau ở các lớp ESL, nhóm HO còn hội tụ ở các địa điểm food banks hoặc clothing banks là những nơi phát thức ăn và quần áo miễn phí cho người nghèo từ những hội từ thiện và nhân viên thiện nguyện. Thức ăn tuy không tươi ngon như ở chợ nhưng cũng giúp tiết kiệm được tiền chợ. Còn quần áo, giày dép thì “cũ người, mới ta” cũng giảm bớt phần nào tiền mua sắm.

Thời gian dần trôi, sau khi cuộc sống đã ổn định thì các gia đình HO rời khỏi các chung cư và tìm mua một ngôi nhà theo khả năng để an cư lạc nghiệp. Từ đó không còn gặp nhau thường xuyên nữa. Cho đến khi các cháu trưởng thành và lập gia đình thì tiệc cưới là nơi gặp gỡ những người bạn HO ngày nào.

Cho đến khi thế hệ thứ ba lần lượt ra đời, nhóm HO trở thành ông bà nội ngoại và cũng là lúc đến tuổi về hưu, giã từ những công việc đã giúp mình hoàn thành trách nhiệm, bổn phận đối với con cái và với cả những người thân còn ở chốn quê nhà.

Gần 30 năm trôi qua kể từ lúc đặt chân lên miền đất tự do, sau khi rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vì không thể chịu đựng sự kỳ thị lý lịch ngay chính trên quê hương mình. Giờ tóc đã điểm sương, sức khỏe cũng mỏi mòn theo năm tháng. Không còn bận rộn với cơm áo gạo tiền vì bổn phận. Cuộc sống cũng thong dong và có thời gian chăm sóc cho chính bản thân mình. Và cũng hơn lúc nào hết, những kỷ niệm của thuở xưa trở về như một cuốn phim quay chậm để nỗi nhớ càng thêm da diết!

Người Biên Hòa không thể nào quên nơi mình đã sống hơn nửa đời người mà mùi hương bưởi mãi vấn vương trong tâm tưởng. Vì vận nước nổi trôi phải rời xa chốn quê nhà, mang theo niềm nhớ khôn nguôi từ nơi nguồn cội. Nước Mỹ và nhân dân Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón làn sóng người Việt di tản đến nơi nầy làm lại cuộc đời. Nhờ vậy thế hệ con cháu của người Việt tị nạn mới có được một tương lai tươi sáng nơi xứ sở tự do nầy.

Nơi đây là chốn dung thân của nửa quãng đời còn lại. Đất nước nầy chính là nơi các thế hệ cháu chắt được sinh ra. Từ tận đáy lòng, chúng tôi tri ân nước Mỹ và xin nhận nơi nầy làm quê hương thứ hai. Mong rằng thế hệ con cháu tiếp nối sẽ thành người hữu dụng, hòa nhập và góp phần xây dưng đất nước đã cưu mang mình.

Seattle, Mùa Thu 2018

Hát Bình Phương

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76188)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76778)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73827)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73925)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72654)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72006)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75524)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80492)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74066)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75832)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69091)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73724)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69335)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66505)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73065)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65422)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76738)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!