Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - Truyện năm Mậu Tuất: HAI CON CHÓ CỎ

09 Tháng Hai 20188:22 CH(Xem: 16413)
Huỳnh Văn Huê - Truyện năm Mậu Tuất: HAI CON CHÓ CỎ


haiconchoco
Truyện năm Mậu Tuất 2018: HAI CON CHÓ CỎ
( ... viết theo lời kể thú vị của một bạn cà phê) 

Người mình gọi là chó cỏ vì đây là giống chó... "nội địa" không tên tuổi, nhỏ con, dễ nuôi và cũng rất... bình thường.

Ông Chín được người quen cho không hai con chó vào lúc chúng nó đã... lớn rồi. Tuy nói cho không nhưng ông cũng gửi chút tiền tương xứng với giá thị trường. Ông nói tránh đi là để trả tiền đã nuôi nấng và thêm hai ... sợi dây cột bằng kim loại mới tinh đang xích vào cổ bọn chúng. Đây vì chủ cũ là người quen và cũng tốt bụng, người ta tin rằng ông sẽ nuôi chúng tử tế chứ không cho vào quán... thịt cầy. Âu đó là cũng cái tình của người chủ cũ vậy.

Người này còn nói với ông rằng sở dĩ họ đem cho vì hai con chó này hay cắn phá giày dép trong nhà lắm!
Ông Chín đâu thiếu kinh nghiệm, ông thừa biết mấy con chó này đã qua độ tuổi mọc răng nên đâu có ngứa nướu, đâu cần phải gậm nhấm phá phách!!... .
Quả đúng vậy, về sau ông tìm hiểu thêm và biết được là tụi nó hay chạy theo cắn người đi đường, có lần người ta bị rách quần, trầy trụa và té xe nữa ! Hậu quả ai cũng biết, người chủ trước đây phải bồi thường không ít !..

*    *    *
Về ở nhà ông Chín rồi, nhờ chung quanh có tường rào, có cổng cửa kín đáo nên hai con chó vô phương trốn thoát. Ông Chín cũng biết vậy, chó đã lớn khôn rồi rất khó đổi chủ, có trường hợp chó đã vượt hàng chục cây số để tìm về chủ cũ là chuyện từng xảy ra... .  Vì vậy ông "trấn" tụi nó ở phần sân sau nhà, tiếp giáp bờ sông. Đến bữa ăn, chính tay ông đích thân đem ra cho tụi nó ăn. Tội nghiệp, hai con chó lấm la lấm lét, chờ ông trở vô nhà mới dám đến ăn thức ăn. Coi bộ ông khó gần và thu phục được hai con chó thuộc loại... kỳ khôi này rồi!

Ngày qua ngày, cũng dễ đến cả năm sau... . Có lần ông Chín ra phía sau bờ sông câu cá, sơ ý nên ông trợt chân té ùm xuống sông. Đối với ông thì có ăn thua gì, hồi còn học tiểu học ông đã không biết bao nhiêu lần bơi qua bơi lại ngang qua khúc sông này. Hôm đó coi như ông tắm sông sớm chút vậy thôi... .

Nhưng thật lạ lùng, thường ngày khi ông cho ăn hai con chó dù rất háu ăn nhưng vẫn đứng lảng tránh ngoài xa chờ đợi cho đến lúc ông quay lưng... . Vậy mà trong tình huống (tưởng là) nguy nan này cả hai con chó đều đồng loạt nhảy xô đến bến sông. Chúng sủa lớn và rít lên từng hồi. Tụi nó làm vậy là để báo động cho mọi người chung quanh và trong nhà. Khôn quá đi chứ !...

Ông Chín tỉnh queo leo lên bờ, cố tình nói lớn như để chung quanh (và có lẽ trong đó có... hai con chó nữa) nghe:
- Có sao đâu, không sao đâu. Chỉ ướt cái quần ngắn và cái áo thun thôi mà !
Xong ông cười và vuốt đầu hai con chó. Trong "tai nạn" bất ngờ, có thể khi thấy chủ không sao và đang... vui cười thân tình. Hai con chó mất cảnh giác đứng yên vẫy đuôi mừng chủ thoát nạn và lại còn sủa thêm ăng ẳng những tràng tiếng sủa nhỏ mừng rỡ'... .
Chủ nhà và lũ chó thân thiện với nhau từ đó... .
Đến lúc này ông Chín mới nghĩ tới chuyện đặt tên cho hai con chó. Thôi thì một con có bộ lông màu vàng sậm được ông đặt tên "Tây" là Rao và con màu nhạt hơn ông đặt là Lô.  

Từ cái ngày bị té sông đó, ông Chín được hai con chó quấn quýt dữ lắm. Lúc ông ra bờ sông nằm trên chiếc ghế bố để hóng gió thì hai con chó mỗi con nằm một bên. Chúng nó cũng... hóng gió như chủ và tỏ vẻ vui sướng hảnh diện lắm. Biết rằng lúc này hai con chó đã quen thân và chấp nhận mình làm chủ rồi. Ông Chín thử cho tụi nó đi ra sân trước nhà. Đúng như ông suy đoán, tụi nó không tìm đường trốn đi đâu nữa. Tụi nó đã chấp nhận ông là một người chủ mới rồi.
Không ngờ vì hai con chó được ra phía trước mà có... chuyện rắc rối!

Nhà hàng xóm cách mấy căn, vì giàu có nên họ cũng phải nuôi chó xịn để cho xứng với đẳng cấp (!?) Con chó này không biết rặc giống hay đã lai với giống chó gì rồi mà nó thật to lớn và... dữ tợn !!! Hai con chó cỏ của ông Chín gộp lại cũng chưa bằng nửa con chó này. Bộ lông con chó này rậm và dày, nhất là phần đầu còn rậm hơn phần thân, xù lên trông giống như bờm sư tử. Ông Chín đoán có lẽ nó có đến hơn ba phần tư "máu" giống chó ngao Tây Tạng. Cũng chính vì là giống chó phương Bắc với khí hậu lạnh nên nó sở hữu bộ lông như thế là phải rồi.

Nếu theo lẽ phải, nhà ai nấy ở thì đâu có chuyện đất bằng dậy sóng!? Ác cái con chó ngao hàng xóm ỷ to con lớn xác, muốn làm bá chủ hay sao đó. Khi người chủ nhà giàu cho nó ra đường... "xả thải", tiếp theo nó cứ qua trước cổng nhà ông Chín đánh dấu lãnh thổ bằng cách đái vào hai cây cột của cổng nhà!! Hành động này suy ra theo... "công pháp quốc tế" cũng tương tự như hành động dời cột mốc biên giới của một quốc gia chứ chẳng phải chơi.

Dĩ nhiên hai con chó Rao và Lô của ông Chín cũng đâu có vừa. Tụi nó xông ra, quyết liệt phản đối và xua đuổi kẻ xâm lấn lãnh địa qua... hàng rào. 

Thôi kệ, chó với nhau mà, chúng sủa qua sủa lại với nhau chán thì thôi. Khi nào rảnh thì chủ của mỗi bên kêu chó của mình về. Còn nếu không thì khi sủa đã đời rồi tụi nó cũng tự động rút im... . Có hàng rào ngăn cách rồi... . 

*    *    *

Vào một ngày... . Người lớn trong nhà ông Chín đều có việc đi vắng. Chỉ đứa cháu nhỏ ở nhà.
Có nhân viên ghi chỉ số đồng hồ nước vào nhà. Tai hại vô cùng, lúc trở ra người ấy chỉ khép hờ cánh cổng mà không gài chốt. Đứa cháu trong nhà thì không để ý. Thế là có chuyện lớn xảy ra...

Con chó ngao khổng lồ cậy thế to xác, táo tợn và ngang ngược xông vào sân. Trước hành động xâm lấn của "kẻ thù truyền kiếp", hai con chó cỏ không hề nao núng, chúng đồng loạt xông ra xua đuổi.

Tuy một chọi hai nhưng con chó ngao vẫn chiếm ưu thế. Chuyện chó cắn nhau ở xóm này là chuyện... bình thường nên hàng xóm chung quanh nào mấy ai đoái hoài hay quan tâm! Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... .

Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt... .

Hai con Rao và Lô phải nói tuy nhỏ con kém sức nhưng chúng rất nhanh nhẹn và đầy... mưu lược. Chúng "hợp đồng tác chiến" thật khôn ngoan và... ngoạn mục. Cứ hễ con này tấn công đàng đầu thì con kia tấn công đàng đuôi. Mà ai cũng đều biết phía đuôi của con chó đực  phần hiểm yếu nhất là cái bộ phận giúp nó duy trì nòi giống !!! 

Hai con chó cỏ cứ thay nhau tấn công vào chỗ hiểm yếu đó. Mà con chó ngao cũng đâu phải tay vừa. Sức và vóc quả phi thường, nó xoay trở tiến thoái cái thân hình to lớn đến 180 độ. Khi thì nó quay ra sau để bảo vệ... của quý, để rồi lại phải quay phắc ra phía trước... . Mà phía đầu nó lại đâu phải không có điểm yếu. Với con chó cỏ nhỏ con và thấp hơn thì dùng miếng đòn độc là: lựa thế táp vào cái hàm dưới nòng nọng mỡ' của con chó ngao. Miếng đòn rất thông minh và lợi hại này đã làm vô hiệu hóa cái hàm răng to lớn hung tợn nhọn hoắc những răng của con chó ngao !! Lúc đó nó làm sao đem cái hàm to lớn đó để táp lại đối thủ !??

Đòn tấn công này cũng giống như chiến đấu với pháo hạm hay xe tăng vậy. Chỉ cần áp sát vào thì đại bác của đối phương trở nên vô hiệu.
Cuộc chiến kéo dài dễ hơn nửa giờ... .

Thắng được gã khổng lồ quả thực không phải dễ dàng. Hai con chó cỏ có dấu hiệu xuống sức trước. Các đòn tấn công của chúng không còn dũng mãnh như lúc đầu. Đã thấy chúng nó vừa chiến đấu với tốc độ chậm hơn và lưỡi chúng cũng thè ra để thở... . Phần con chó ngao còn hung hăng thấy rõ dù đương nhiên không sao còn khỏe như lúc khởi đầu.
Có lẽ hiểu rằng kéo dài thời gian sẽ nhận bất lợi về phía mình. Chẳng biết có truyền... "tin mật" cho nhau bằng cách nào không, hai con chó cỏ vùng lên, đồng loạt ra đòn quyết định!

Con Rao đàng trước liều chết ngoạm chặc vào hàm dưới con chó ngao, còn con Lô nhanh nhẩu ngoạm vào chỗ hiểm của kẻ thù. Túng thế, tuy không quay đầu lại được nhưng con chó ngao dùng cái chân to lớn như... chân sư tử đá ngược về sau ! Thật là giống chó danh bất hư truyền, vì trong các loài động vật 4 chân, cú đá này chỉ có ở... loài ngựa mà thôi ! Cú đá ngược mạnh mẽ trúng đích, con Lô lộn đúng một vòng. Trúng đòn một cách bất ngờ và lạ kỳ, con này thoáng hốt hoảng nhưng nó kịp lấy lại bình tĩnh và như tia chớp nó lao trở lại ngoạm chặc, thật chặc cái bàn chân thủ phạm vừa mới đá nó... .

*    *    *

Nhưng trận chiến có lẽ đến lúc kết thúc.

Ông Chín vừa về đến nhà, nhìn thấy mình mẩy cả 3 con chó đều dính máu, cánh cổng vào sân mở toang. Hiểu ra là sự việc rất trầm trọng, miệng ông kêu gọi hai con Lô và Rao ngưng chiến, tay ông nhanh chóng mở vòi nước tưới cây xịt thật mạnh vào lũ chó...
.
Đến lúc này cuộc chiến mới thật sự chấm dứt, và cả ba "chiến binh" có lẽ chỉ trông chờ giây phút này! Con Rao buông cái hàm trước con ngao ra... . Không ngờ trước khi rút lui phải giải thoát được cái chân đang bị đối phương giữ chặc, con ngao quay nhanh phía sau táp một phát trí mạng vào cổ con Lô để giải thoát cái chân đang bị ngoạm chặt.
 Rồi người ta không hiểu sao có hai tiếng rú lớn của hai con chó?! 
Tiếp theo thấy con chó ngao khập khễnh bỏ chạy về nhà một cách nặng nề đau đớn. Con đường rút chạy còn nhỏ những giọt máu tươi!

Con Rao đã rút vào đứng ở góc sân, mắt lấm lét nhìn chủ, trong khi lưỡi lè ra thở... .
Riêng con Lô bị thương nặng hơn, nó lảo đảo chạy không định hướng như người say rượu, đến sát tường thì nằm bẹp xuống.

Đứa cháu trong nhà bước ra kể hết sự tình. Ông Chín hiểu đầu đuôi hết. Ông không rầy la cháu mình và cũng không tức giận gì lũ chó nhà. Ông biết tất cả do con chó ngao mà ra, nó ỷ to lớn, đã coi thường và khiêu khích hai con chó của ông lâu rồi. Hôm nay gặp cơ hội nó xâm lấn lãnh địa của hai con chó cỏ là chuyện không có gì lạ đâu.
Nhưng bỗng con Lô rít lên tiếng kêu kỳ lạ. Tuy cái đầu nó vẫn nằm im bất động nhưng cái chân trước nó vẫn yếu ớt nhấc lên chút khỏi mặt sân, run run như muốn vẫy ông Chín. Ông lật đật rời con Rao đến gần con Lô.

Thật... kinh khủng! Miệng con Lô còn ngoạm chặt miếng thịt tươi: nửa bàn chân sau của con chó ngao!!! Cổ nó máu còn chảy ròng ròng. Ông Chín hoảng hốt không ngại toàn thân nó dơ bẩn như cái giẻ lau vừa mới xử dụng, ông định ôm nó đi cấp cứu. Nhưng đã quá muộn rồi! Con Lô rít lên một tiếng, chân trước nó nhất nhẹ lên rồi... buông xuôi... . Nó muốn ra dấu vĩnh biệt với chủ !... . Ông Chín ứa nước mắt, ông biết con Lô muốn ra dấu chào ông lần cuối rồi... .

Cổ nó bị một cú ngoạm ác liệt làm đứt động mạch. Thêm nữa, cú ngoạm của con chó ngao còn làm gẫy nặng ít nhất 2-3 đốt sống cổ. Con chó không làm sao sống nổi dù có đem đi cấp cứu tức thì. Đúng khi đã gọi là cuộc chiến thì làm sao tránh khỏi hy sinh.

Sau lưng ông Chín con Rao đã đứng đó từ lúc nào. Nó hấp háy ánh mắt ươn ướt nhìn ông buồn bã. Nó đến nãy giờ để chia tay đồng đội... . Ông Chín trầm tư u buồn vuốt cái đầu dơ bẩn của con chó như muốn nói : mày giỏi lắm, dũng cảm lắm! Khi gặp kẻ ỷ lớn bắt nạt thì phải đoàn kết đồng lòng chống trả thôi.

Tuy con Lô đã chết. Nhưng với cái chân sau thương tật nặng nề như vậy con chó ngao sẽ không còn dám hống hách với chung quanh nữa đâu. Nhất là từ sau trận chiến đó, không ai thấy nó được chủ nhà giàu cho ra ngoài đường ... "xả thải" nữa. Riêng cái sân nhà ông Chín thì vẫn còn đó con Rao dũng cảm phi thường trấn giữ. Phần chủ con chó ngao cũng không thể nói gì được vì con chó của họ đã xâm nhập vào trong đất của người ta gây sự trước.

Xem vậy không phải cứ lớn mạnh là có quyền hà hiếp kẻ yếu. Phần kẻ yếu, nếu biết đoàn kết, mưu trí vẫn tạo được sức mạnh để chống trả hữu hiệu. Đó là câu chuyện "Hai Con Chó Cỏ" đã làm được... ./. 

HUỲNH VĂN HUÊ (Cuối tháng 1/2018 )
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80589)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74053)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65718)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78505)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68806)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76235)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76828)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73857)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73958)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72702)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72040)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75569)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74264)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80532)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74117)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75866)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69130)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73785)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69376)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66548)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .