Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hiền Tuyết Huệ - Chuyện Làm Báo

03 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 65930)
Hiền Tuyết Huệ - Chuyện Làm Báo

 

 

Chuyện Làm Báo

 

Lần đầu tiên tờ Đặc San 2003 của Hội Ái Hữu CHS Ngô Quyền Biên Hòa đã đến tay thầy cô và các bạn vào mùa hè năm ngoái (ngày 5 tháng 7 năm 2003). Một lần làm báo của các nhà “lão tướng” chsNQ không chuyên nầy là đã thấy… ớn... rồi đó bạn ạ. Mà không “ớn” sao được khi tất cả ban biên tập đều là dân lần đầu tiên làm báo, không “ớn” sao được vì công việc sau bao nhiêu ngày hối hả ra sức tô đắp đã xem như hoàn tất, chỉ cần in ra là xong. Nhưng mà, đâu “đơn giản” như mình “đang giỡn” đây!

Các bạn biết không, thời gian chỉ còn một tuần lễ, theo đúng hẹn phải mang đến nhà in. Ban biên tập thử in lại toàn bộ để xem có gì cần sửa chữa nữa không, thì máy không in ra được. Mà không biết tại sao! Thôi thì mang đến nhà in xem sao. Máy tại nhà in cũng không in được luôn… Đổ mồ hôi hột… Vò đầu… Bứt tai… sửa chữa… máy vẫn ỳ ra đó!!! Chết thật… Làm sao bây giờ?… Ban biên tập quyết định bỏ bớt một số hình ảnh và đổi tất cả từ hình màu sang hình trắng đen. Hy vọng máy bớt “quá tải” sẽ chịu làm việc chăng?! Vẫn không xong… Thời gian bình thản trôi qua như trêu chọc. Ban biên tập, nhất là anh trưởng ban lại phải “vật vã” với máy mất vài ngày, đêm, (thật sự là ban đêm nhiều hơn vì ban ngày phải đi làm) thì mới khám phá ra rằng: Vì máy giao tiếp với nhiều máy nên có bốn con virus đã chui vào cả hai máy rồi… Giải quyết được vấn đề. Mừng “hết lớn hết già” luôn đó các bạn, vì đã tìm đúng thuốc rồi không còn lo nữa… Mừng quá chạy như bay đến nhà in, chỉ còn một ngày nữa là người ta sẽ nghỉ lễ July 04. Bỏ vào… máy vẫn không in được… Ông Địa ơi! Sao vầy cà!! Cả chủ lẫn khách ngẩn ngơ. Sau một ngày cuối cùng khám phá ra máy nhà in bị hư… Trời đất… máy nhà in mà bị hư! Chuyện khó tin mà có thật đó bạn ạ! Và giải pháp cuối cùng là chuyển sang nhà in bạn... Tội nghiệp, họ là người có trách nhiệm cao, đã huy động hết bảy nhân công cùng làm trong ngày lễ July 4, để hoàn thành báo cho mình kịp phát hành vào ngày mai, July 05.

Chiều tối khoảng bảy giờ, anh em khệ nệ ôm mấy thùng báo vào tới nhà, nhìn chồng báo đẹp, nằm ngay ngắn trong thùng, thấy lòng rộn ràng niềm vui, rồi nhớ bao nhọc nhằn vừa lách mình vượt qua… Thật là ớn thiệt…

Quả ớn thiệt! vậy mà ban biên tập chưa tởn, hè năm này lại muốn làm báo nữa (mà lại còn cao vọng đặc biệt là ra tờ “kỷ yếu” chớ không phải là Đặc San nữa).

Bạn đừng hỏi tại sao? Có hạnh phúc nào hơn khi thấy tờ báo được tất cả thầy cô, các bạn khắp nơi đón nhận, bày tỏ niềm vui, niềm cảm mến. Còn gì vui sướng hơn khi tìm lại những tình cảm thân thương, quý mến tưởng chừng như đã bị cuộc sống nơi đây bào mòn và xóa đi. Quyển Đặc San Ngô Quyền 2003 như ước muốn của ban biên tập, đã là chiếc cầu nối liền tình cảm thân thương của thầy cô và học sinh Ngô Quyền trên khắp thế giới. Từ nơi ấy chúng ta tìm lại bạn bè xưa, cùng nhắc nhớ những kỷ niệm đầy ắp dấu yêu thời mới lớn nơi mái trường chung mà nay chúng ta như cánh chim, bay đi khắp chốn. … Có bạn bảo “tôi đã đọc đi, đọc lại tờ báo nhiều lần mà lần nào cũng thấy xúc động dâng tràn. Tôi đã tìm lại tình thân bạn bè, tờ báo đã khơi dậy trong lòng tôi muôn ngàn kỷ niệm”. Có bạn viết: “mấy chục anh em đã chờ và chuyền tay nhau để được đọc tờ báo này…”

Hòa trong niềm hạnh phúc đó, lại được sự ủng hộ, khuyến khích nâng đỡ của thầy cô và các bạn, các anh chị em trong ban biên tập lại lần nữa lên đường làm báo, dù biết rằng gian nan, đủ thứ chuyện đang chờ nhất là cho 1 tờ kỷ yếu… Nào hình ảnh, tư liệu, bài viết, thời gian … và sự góp công, góp của.. của các thầy cô và bạn bè khắp nơi. Việc nầy không phải dễ dàng vì chúng ta ở tứ tán bốn phương. Công việc làm ăn, sinh sống, đâu cho mình có thì giờ.

Sau khi đã cùng nhau quyết định, tờ Kỷ Yếu sẽ ra mắt thầy cô và các bạn hữu nhân ngày họp mặt CHS Ngô Quyền Biên Hòa và Thân Hữu lần thứ sáu , tổ chức tại miền Bắc Cali (San José), vào cuối tháng 5-2004, ban biên tập đã gấp rút gởi bản tin số một vào gần cuối tháng 02-2004 và thời gian nhận bài phải kết thúc vào ngày 25-03-2004 mới kịp. Thời gian quá ngắn để có đủ những tư liệu, hình ảnh bài viết…

Cho đến ngày 05-04-2003 rồi mà chưa có bao nhiêu bài viết, tư liệu, hình ảnh theo ý nghĩa của một tờ kỷ yếu được gửi về… thì lúc đó ban biên tập lại gặp khủng hoảng về nhân sự... Cùng lúc đó các anh chị em lại còn phải lo cho tuyến du lịch kết hợp dự Đại Hội Kỳ 6 tổ chức tại Bắc Cali. Đã có lúc hầu hết đều đồng ý dời ngày phát hành đến tất niên để kịp kiện toàn tổ chức và bài vở. Gần trong hai tuần lễ, ban biên tập loay hoay trong nỗi niềm bức xúc thì tình hình thay đổi, nhất là sự tự nguyện giúp sức của thầy Phan Thanh Hoài, thầy Phan Thông Hảo, đã làm mọi người xúc động quyết định tiếp tục “làm báo” và dĩ nhiên lần này lại là cuộc chạy nước rút. Thời gian sau này trong lúc đã quá hạn nhận bài cũng là lúc ban biên tập nhận được thêm gần 100 bài viết từ khắp nơi cùng lúc gửi về. Phải nói là tràn ngập bài vở, bài nào cũng hay quá là hay, viết với biết bao tâm sức của thầy cô, bạn bè, những tư liệu hình ảnh thật quý đã xuất hiện đúng yêu cầu của Kỷ Yếu. Bao nhiêu công việc dồn tới, ban biên tập buổi đầu thì có le que mấy vị vác ngà voi: Tuấn, Phẩm, Ngãi và cựu chiến tướng Trần Thị Bạch Tuyết từ PA (người đánh máy bằng 2 ngón tay hầu hết các bài Đặc San 2003)

Cũng may mà trong bản tin số 1 ông tổng Thư Ký đã có mục rao“Help Wanted” cho Kỷ Yếu 2004. Động “lòng từ” nên một số các sư huynh tỷ đã hạ san phụ gánh vác. Nhanh như đằng vân giá võ là sư tỷ Phạm Phú Xuân (Bắc Cali) đã có mặt ngay khi bản tin vừa phát hành, âm thầm trợ lực có Nguyễn Hữu Hạnh, Ma Thị Ngọc Huệ, Đinh Hoàng Vân, Nguyễn Hữu Dũng. Lững thững nắm tay nhau cùng xuống núi cứu bồ là các nhà chuyên nghiệp báo chí Võ Thị Ngọc Dung và Nguyễn Thị Minh Thủy (Nam Cali), ở Chicago tuốt miền Đông thì cũng có Nga Fook, xa thiệt là xa ở tận VN cũng có Diệp Cẩm Thu, Lê Thành Tươi hết lòng góp sức và vào những lúc cuối lính quýnh nhất cũng có sự trợ lực của Phan Ngọc Phúc từ Âu Châu. Nhất là sự hiện diện của Đại sư phụ Phan Thanh Hoài đã tiếp thêm nhiều năng lực hăng hái cho cả nhóm “vác ngà voi”.

Thật vui và ấm lòng, biết bao tình nghĩa thầy cô, bạn bè.

Mọi người đều muốn “đứa con tinh thần” kỳ này phải là một kỷ niệm quý báu, được trân quý, thương mến, vì nó thể hiện được tấm lòng của thầy cô, bạn hữu, nó thể hiện sự hợp sức lớn mạnh của Hội… Nên rồi dù có bận, có cực, có gặp hoàn cảnh khó khăn riêng gì đi nữa các bạn vẫn phải gắng sức hoàn tất.

Có vào cuộc mới thấy hết nỗi khó khăn, vất vả của các anh chị trong Ban Biên Tập. Ngoài tám tiếng ở sở làm, có khi còn đem việc về nhà, vậy mà còn phải lo toan, tiến hành để hoàn thành tờ Kỷ Yếu đúng hạn kỳ. Bản thân tôi nhiệt tình thì có đầy ắp… nhưng có giúp được gì nhiều đâu…, viết mấy dòng này rủ các bạn cùng thông cảm những thiếu sót chắc phải có trong Kỷ Yếu, mà lượng thứ bỏ qua…

Các bạn ơi! Tôi nhìn thấy các anh chị em trong Ban Biên Tập đã và đang làm hết sức mình cho tờ Kỷ Yếu của chúng ta ra đúng hạn định, Tôi thầm cầu mong mọi thành viên đều vui, mạnh khỏe, để hoàn tất được công việc, (mà khi ngủ cũng còn có thể “Mớ” thấy đang làm báo nữa bạn ạ!)

Cuối cùng ! Ai biết sẽ ra thế nào? Cuối cùng nếu tờ báo phát hành được, thì cứ dưạ vào số lượng người đã cùng viết bài, đã cùng gửi hình, đã cùng bảo trợ, đã cùng góp sức thực hiện, cứ dựa vào số ngày giờ công mà ngày đêm nhóm vác ngà voi đã bỏ ra cho “đứa con tinh thần” này của chúng ta thì tôi dù chưa thấy Kỷ Yếu 2004 cũng tin chắc rằng nó sẽ đẹp hơn, to lớn hơn, và nhất là sẽ được tất cả chúng ta cưng yêu nhiều hơn, so với thằng anh của nó là Đặc san 2003.

Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.

 

NgT Hiền, MT Ngọc Huệ & TT Bạch Tuyết.

 

 

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76184)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76773)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73825)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73924)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72649)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71998)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75523)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74202)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80491)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74061)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75829)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69089)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73722)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69332)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66502)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73060)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65421)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76737)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!