Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Quảng Thị Hoa - QUÊ NỘI QUÊ NGOẠI

29 Tháng Chín 201710:35 SA(Xem: 19800)
Quảng Thị Hoa - QUÊ NỘI QUÊ NGOẠI
Quê Nội Quê Ngoại QT Hoa

 

Hai bên nội ngoại gia phả nhà chúng tôi chỉ cách nhau hai bờ sông.

Bên kia bờ sông là quê Nội: BÌNH LONG.

Bên nầy sông là quê Ngoại: TÂN UYÊN.

Do đó tôi có thể tự hào mà nói rằng: Tôi là cô gái ĐỒNG NAI. Dòng sông hiền hòa  thân yêu của quê hương BIÊN HÒA. Tôi đã tắm sông, uống nước sông, đã làm rất nhiều thứ và có nhiều kỷ niệm ở dòng sông này.

 

Khi tất cả 10 đứa con của ba má tôi chưa có mặt trên thế gian này, thì gia đình nội ngoại của tôi đã sinh sống ở nơi đây lâu đời lắm.

Gia đình ông Nội tôi ở bên nhánh BÌNH LONG. Nhà ở gần bến đò. Ông Nội có xe ngựa, xe bò đi đi nhận lãnh hàng hóa và chở bạn hàng đi buôn bán ở tỉnh Biên Hòa. Ông bà Nội tôi có 4 trai, 3 gái... Ba tôi là con trai thứ sinh sau bác Hai tôi.

 

Ông bà Ngoại tôi ở bên này sông. Nhà ngay chợ TÂN UYÊN. Bà ngoại góa chồng sớm chỉ có hai trai và 1 gái. Má tôi là con gái độc nhất của ngoại tôi. Hai cậu tôi bỏ mẹ già đi theo kháng chiến chống Pháp. Nhà đơn chiếc chỉ hiu hắt hai mẹ con- Bà Ngoại với Má tôi-. Bà Ngoại buôn bán ở chợ TÂN UYÊN, má tôi theo phụ mẹ buôn bán. Năm má tôi 17 tuổi, ông Nội nhờ mai mối đến dạm hỏi má tôi cho ba tôi.

 

Những chi tiết trên và những gì tôi viết ra đây là do má tôi kể lại cho chúng tôi nghe. Má thuật lại chuyện má đi lấy chồng và cuộc đời của má. Má kể:

 

Ngày đưa dâu... Đúng nghĩa nhất là Ngoại đưa má sang sông. Đưa dâu đi bằng đò, từ bến TÂN UYÊN sang BÌNH LONG. Đò tấp vào bến Chùa. (Gọi là bến Chùa vì ngay nơi bến đò gia đình bên Nội có ngôi chùa bên cạnh bờ sông). Má tôi khóc như nhà có đám ma. Sau lễ ra mắt quan viên hai họ. (Không đợi tiễn khách rồi mới tiễn người nhà). Gia đình bên Ngoại tôi tức họ đàng gái đã lặng lẽ đi về trước. Bởi Ngoại không chịu nỗi cảnh má bịn rịn khi phải xa rời ngoại. Ngoại cũng không muốn thấy cảnh đau lòng của Ngoại khi phải để lại đứa con gái độc nhất của mình ở lại bên chồng. Từ đây coi như đường xa trắc trở... dù chỉ cách nhau 30 phút đò ngang.

 

Má tôi khóc khi về làm dâu và  ba không được gần kề má để vuốt ve an ủi ... cho đến gần 2 tuần lễ sau... Chuyện bắt đầu là như vậy, mà anh em chúng tôi sau đó cứ năm một mà ra đời. Ngoại tôi cũng không có thì giờ để buồn, để nhớ con gái cưng nữa... Vì cả đàn cháu lúc nào cũng bao vây, tíu tít, khuấy rối. Làm ngoại bận bịu, lo lắng sáng, trưa, chiều, tối.

 

"Con một, cháu bầy". Ngoại hay cười hóm hỉnh nói rằng " Không được hào con, nhưng được hào cháu". Tất cả 10 anh em chúng tôi , người nào vừa rời khỏi lòng của má là được Ngoại đưa tay đón từ bà mụ vườn. Mở mắt nhìn đời đầu tiên chúng tôi thấy là Ngoại. Hơi ấm 2 bàn tay đầu đời ôm ấp chúng tôi là hai bàn tay của Ngoại. Tắm rửa và mớm cho miếng sữa miếng ăn đầu tiên cũng là của ngoại... Cho đến khi chúng tôi lớn, có chút ít hiểu biết cũng không phân biệt được Ngoại và Má khác nhau như thế nào. Cứ luôn nghĩ rằng chúng tôi có hai bà má.

 

Con đông, ba má chúng tôi phải làm việc vất vả lắm để chúng tôi có cơm ngon, áo đẹp, ăn học và không thua sút bạn bè. Ba má tôi phải trèo non, lặn suối ... theo nghiệp gia đình mà lo sinh kế.

 

Vì công ăn việc làm, má giao hết chúng tôi cho Ngoại chăm sóc. Má nói nếu không có ngoại, thì không làm sao má tôi có thể nuôi nấng, săn sóc chúng tôi chu toàn. Chúng tôi đầy đủ áo cơm và sống sung sướng, hạnh phúc là nhờ công ơn của Ngoại. Ngoại đã chăm chút chúng tôi ngay những ngày còn đỏ hỏn. Đã dìu chúng tôi đi những bước đầu tiên, dạy chúng tôi tiếng nói ban đầu và chứng kiến, dạy dỗ chúng tôi từng chút một.

Phải nuôi dưỡng 10 đứa cháu, ngoại đã đối diện với những khó khăn để lo cho anh em chúng tôi từng cái ăn, cái mặc. Rồi khi chúng tôi lớn hơn một chút. Ngoại chứng kiến những thay đổi tâm tính ở tuổi trưởng thành.

Các anh chị lớn ở tuổi thanh thiếu niên, Ngoại sợ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngoại sợ anh trai lớn tôi mê chơi bỏ học. Sợ chị gái tôi vừa mới lớn yêu thương nông nỗi... Sợ những đứa nhỏ hơn lêu lỏng ham chơi vì không có ba, má bên cạnh. Ngoại thương yêu, vỗ về, khuyên lơn các anh chị. Cưng yêu, chiều chuộng những đứa còn bé.
 

Chúng tôi đây những đứa còn bé, ở tuổi thiếu thời... Mà chúng tôi thiếu thật, vì tôi vừa 5 tuổi thì Ngoại tôi mất. Trong số các anh chị, tôi là người có ngoại bên cạnh ít nhất. Nhưng nghe má tôi kể lại, Ngoại thương tôi lắm. Bởi vì khi tôi sinh ra đời thì ngoại đã già. Sau một cơn bệnh về mắt ngoại đã không thấy đường.

Má tôi đã tìm người săn sóc ngoại và lo cho chúng tôi. Nhưng Ngoại chẳng bao giờ yên tâm. Ngoại luôn lo lắng và nhắc nhở người làm chăm lo cho cháu mà không bao giờ nghĩ đến mình cũng cần được săn sóc. Má kể lại: Có một lần khi tôi bệnh khóc cả đêm không ngủ. Người vú lo cho tôi cũng quá mệt nên cũng ngủ. Ngoại nghe tiếng tôi khóc, đã lần mò trong bóng tối, đến bên giường để bế tôi lên, vác tôi trên vai ru cho tôi ngủ. Do không thấy đường, Ngoại đã đụng vô cột nhà, bầm gần hết khuôn mặt. Má nhìn cảnh ấy mũi lòng má khóc. Ngoại cũng khóc và cả đám chúng tôi cũng khóc vì thấy mặt ngoại sưng tù vù, tím ngắt.

 

Không phải má tôi bất hiếu không lo cho ngoại tôi. Mà vì niềm vui duy nhất của ngoại là được tự tay mình chăm sóc, lo lắng cho chúng tôi. Ngoại lấy cháu làm niềm vui, hạnh phúc và xem anh em chúng tôi là những báo vật mà Ngoại có trên đời.

 

Ngoại tôi mất, má tôi khổ sở lắm vì cứ tự trách mình không làm tròn chữ hiếu. Dù rằng cuộc sống gia đình không mấy khó khăn. Những miếng ngon, vật lạ, áo ấm, cơm no Ngoại không thiếu. Ngoại chỉ thiếu là không có má tôi bên cạnh. Má bù lại cho Ngoại bằng 10 đứa cháu, để ngoại hủ hỉ. Nhưng chúng tôi lại là gánh nặng cho Ngoại. Chăm lo săn sóc cho bầy cháu nhỏ không phải là việc dễ dàng. Nhưng vì yêu thương Ngoại tôi không cảm thấy mệt nhọc, vất vả. Ngoại đã khổ tâm, khổ trí và hao mòn thân thể vì chúng tôi. Ngoại là bà mẹ thứ hai. Công sanh, công dưỡng ... trời bể nào sánh bằng.  

 

Điều ân hận thứ hai của má tôi là không thực hiện được ước mơ của Ngoại. Ngoại ước được trở về căn nhà xưa ở bến sông TÂN UYÊN ngày nào. Nơi đó có mộ ông bà cố của chúng tôi. Nhưng vì chiến tranh, vùng đó mất an ninh, Ngoại phải bỏ lại để về BIÊN HÒA sống với má và anh em chúng tôi.  Má tôi đã hứa với Ngoại là khi hoàn cảnh cho phép, an ninh tái hồi, má tôi sẽ về xây lại ngôi nhà xưa. Má hứa sẽ làm lại nhà khang trang hơn, đẹp đẽ hơn. Má cũng sẽ xây lại mồ mả cho ông bà cố cho Ngoại yên lòng.  Trong thâm tâm má tôi, Má sẽ thực hiện những ước mơ của Ngoại.  Má sẽ đem Ngoại về nơi chôn nhau cắt rún. Tạo điều kiện tốt nhất để ngoại vui với những ngày cuối đời.

 

Thế nhưng những điều mơ ước đó chưa thực hiện được thì Ngoại tôi đã mất. Ngôi nhà xưa của Ngoại cũng cháy rụi tự năm nào, má cũng chưa xây lại được Má cũng chưa về được quê Ngoại để tìm lại mồ mã ông bà cố của tôi như mong ước. Má nói trong nước mắt..." Má còn nhiều thứ chưa làm được cho Ngoại con lắm."

 

Lịch sử tái diễn. Một mình má không thực hiện được một trong những điều má muốn làm cho Ngoại. Thì chúng con 10 đứa ... Má chỉ có mỗi một ước mơ là được nằm gần Ngoại mà chúng con cũng không thực hiện được. Bởi vì má mất lúc các con của má như chim vỡ tổ bay khắp bốn phương trời. Chỉ việc được trở về kịp nhìn má lần cuối cùng cũng khó khăn không thực hiện được lúc bấy giờ.

Má nằm xuống ở quê hương thật... xa mà cũng thật gần với Ngoại ... chỉ cách một cây cầu qua Cù Lao. Nhưng dù sao chúng con cũng được an ủi là Má và Ngoại vẫn nằm trong lòng đất BIÊN HÒA , nơi Ngoại và Má sinh ra,  lớn lên với quá nhiều thương yêu và kỷ niệm. Nơi đó Má và Ngoại đã có hàng vạn ngày bồng bế chúng con, dẫn dắt chúng con từ những con đường làng ra phố lớn. Từ những ngôi trường nhỏ đến những ngôi trường lớn chúng con theo học.  Ngoại và Má đã theo chúng con trên những đoạn đường đời. Đến khi Ngoại và Má không theo chúng con được nữa thì Ngoại và Má cũng để lại cho chúng con muôn vàn những dấu tích thương yêu.

 

Ngoại, Má an tâm yên giấc ngàn thu. Chúng con đã trưởng thành, sẽ luôn lấy tình yêu thương của Má và Ngoại làm nguồn năng lực cho cuộc sống.

Chúng con tin rằng hai người Mẹ của chúng con đã gặp lại nhau và luôn hài lòng về cuộc sống và sự yêu thương của chúng con bây giờ.

Chúng con luôn tưởng nhớ và kính yêu Ngoại và Má.

 

                      QUẢNG THỊ HOA

 

 

18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 137281)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105748)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112603)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82348)
Người Mỹ có phong tục rất hay, có ngày Thanksgiving để tạ ơn trời, để tạ ơn gia đình, tạ ơn bạn bè, tạ ơn những người chung quanh đã giúp mình. Tôi nhận lấy phong tục nầy.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124710)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 96633)
Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa....ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái....bên ly cà phê,ly bia....thì vui biết chừng nào ! Một thời học sinh trong sáng....nhiều mộng mơ....nhiều ước vọng....dã qua....!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 86603)
...Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa,
13 Tháng Mười Một 2010(Xem: 82933)
Nhưng trong buổi chiều buồn hôm nay, bên đường vắng, trong cái nghĩa trang hiu quạnh, ông đã rơi lệ chỉ vì… tiếc thương vĩnh biệt Ly Ly!
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117177)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
28 Tháng Mười 2010(Xem: 95793)
Và hạt giống thương yêu lan nhanh, phát tán xa hơn, vượt qua mọi biên giới của chủng tộc, mọi khác biệt cùa màu da…
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281598)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
29 Tháng Chín 2010(Xem: 124281)
Cầu mong Cô đi an bình, thanh thản. CHS NQ khóa 15, 16 và 17 luôn nhớ đến Cô
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115703)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 120194)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100908)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
26 Tháng Tám 2010(Xem: 98607)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
24 Tháng Tám 2010(Xem: 97559)
Hôm nay, nhân Lễ Vu Lan xin gởi đến một cảm thông chân tình với tất cả những người phải cài hoa trắng...
07 Tháng Tám 2010(Xem: 108923)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 96905)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 94389)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.