Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p15)

25 Tháng Tám 201712:01 CH(Xem: 13764)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p15)
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p15)

Chính sách chiêu mời những kẻ địch không cùng chiến tuyến không phải là điều gì mới mẻ.

Sự đóng góp tích cực của những người Hồi Chánh

blank

Nguồn: Perrin

Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm. Cho nên chính sách tuyên truyền và khuyến dụ thuộc kinh sách của chiến tranh mà người xưa thường áp dụng. Sách sử Tàu thường nói tới các cuộc thương lượng mua chuộc để tránh các cuộc binh đao vốn tốn kém. Chẳng qua đó là nguyên tắc ứng xử khôn ngoan, dùng quyền lực mềm để hóa giải sức mạnh võ lực.

Thực tế, trong chiến tranh ở Việt Nam, người ta đọc được trong cuốn Indochine Francaise, 1856-1956. Guerres, Mythes et Passions, các tác giả Eric Deroo và Pierre Vallaud còn giữ lại được những tài liệu truyền đơn mà nội dung ghi như sau:

“Cher Annamite! L’armée Japonaise est votre frère!! Unissez vos efforts pour la destruction du controle Francaise.” (Hỡi các ông người Annnam thân ái! Nên góp sức lực phấn đấu để dẹp phá sự kiềm chế của Pháp Quốc)

(Eric Deroo, Pierre Vallaud, Indochine Francaise, 1856-1956. Guerres, Mythes et Passions, nxb Perrin, 9-2003, trang 55)

Nhưng đến cuộc chiến tranh Việt-Pháp thì giọng điệu tuyên truyền đã đổi khác, kẻ thù có thể thành bạn.

“Đến năm 1948, có một bích chương chiêu dụ Việt Minh về hàng ngũ Quốc Gia. Trên bích chương , người ta thấy vẽ bên trái một lá cờ Pháp và một lá cờ vàng Quốc Gia với hàng chữ Đường đến Độc Lập. Bên kia là lá cờ Việt Minh với ngôi sao vàng với hàng chữ: Đường chết. Với một ghi chú: 5-6-48, nước Pháp công nhận nước Việt Nam Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp. Đã trót lầm đường, chớ để quá muộn mới quay lại.”

Trong một tài liệu khác có cho in một giấy thông hành nhan đề: “Giấy thông hành. Để thay thế căn cước cho người hồi cư.”

(Eric Deroo, Pierre Vallaud, ibid., trang 105)

Nhưng thế nào là lầm đường? Theo Nhật chống Pháp là đúng hay nay theo Pháp chống Việt Minh là đúng?

Hai tài liệu trên cho thấy đó là một chiến dịch lớn nhằm kêu gọi những người dân trong vùng còn theo chủ nghĩa chờ thời sớm quay về với Quốc gia.

Nói như thế cho thấy chính sách chiêu mời những người kháng chiến cũ không phải là sáng kiến mới mẻ riêng của ông Ngô Đình Cẩn.

Nhưng phải nhìn nhận, chính sách chiêu mời của ông Ngô Đình Cẩn cũng như chính sách dùng người kháng chiến cũ như viên đá đầu tiên xây dựng một sách lược quốc gia mà cho đến bây giờ vẫn có giá trị của nó.

Thật vậy, TT Diệm đã đến thăm Quảng Ngãi, tại ấp Thạch Thăng (Khoảng giữa Quốc lội I và biển) ở quận Mộ Đức cùng với một số cố vấn Mỹ. Ông Kelly là người có mật hôm đó đã chứng kiến và đã viết thư cho ông Frank Scotton như sau:

“Nếu an ninh ở các ấp khác cũng được như ấp Thạch Thăng hôm nay, thì cuộc chiến đã kết thúc.”

(Frank Scotton, Uphill Battle, bản dịch của Phan Lê Dũng, Việt Nam cuộc chiến leo dốc, Tiếng Quê Hương, trang 117)

Tôi xin nhắc lại bài diễn văn của Ngô Đình Cẩn – Có thể đây là bài diễn văn duy nhất ông đọc trong đời và chỉ một lần thôi – đọc trước các cán bộ cộng sản đã chuyển hướng, ông nói:

“Nhiệm vụ chính của Đoàn không phải là lùng sục để bắt cán bộ cộng sản. Mà là phát hiện, phát giác, rồi chiêu mời các anh em ấy về hợp tác, cùng với mình xây dựng đất nước, cải tạo cái xã hội lạc hậu, bất công này.”

(Trích bài Nói chuyện của ông Ngô Đình Cẩn trong dịp tết, trong tập photocopy của Nguyễn Văn Trung)

Qua lời tuyên bố này của một người được coi là ít học vấn, nhưng nó đã cho thấy ông Ngô Đình Cẩn đã có cái nhìn sáng suốt, hiểu cái lý lẽ sống còn của sự thành bại trong một cuộc chiến với một cái nhìn xa và thực tiễn của một người làm chính trị.

Ông hơn nhiều người ở cái chỗ này, hơn cả những tính toán điện tử của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara.

Đường lối ấy, sau này được áp dụng một cách rộng rãi trong các chương trình đào luyện các cán bộ Xây Dựng Nông thôn, v.v. Như thế, ông Cẩn là người nắm được lý thuyết xây dựng nông thôn và được phát động sớm nhất và có hiệu quả.

Bỏ mất nông thôn là mất thành thị rồi dẫn đưa đến thua cuộc.

blank

Một Trung tâm Chiêu hồi cuối thập niên 1960. Nguồn: The Republic of Vietnam Historical Society Blog

Sau này đường lối chung của chính quyền Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhị Cộng Hòa cũng đã đưa chính sách Chiêu Hồi vào hoạt động của chính quyền.

Chiêu Hồi không phải chỉ là bắt người mà còn biết dùng người.

Người ta biết được có những vụ rải truyền đơn bằng máy bay đến các vùng do Việt Cộng chiếm đóng hay trên Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong những hoàn cảnh tuyệt vọng của các cán binh cộng sản, các truyền đơn trên thường có tác dụng tốt, vì nó làm nao núng tinh thần của người cán binh cộng sản.

Vì thế, nhiều cán binh cộng sản khi nhặt được truyền đơn kêu gọi đã tìm cách dấu kín lá truyền đơn như một thứ giấy thông hành và chờ cơ hội thuận tiện để ra trình diện.

Cách tốt nhất để cán binh cộng sản trốn khỏi vùng cộng sản là họ chờ dịp được cử đi mua gạo tại các làng hoăc quận huyện, rồi nhờ dịp đó, họ trốn luôn không về đơn vị. Nhưng thực ra khi đã có ý định về với chính phủ Quốc Gia thì họ chờ đợi bất cứ cơ hội nào xảy đến đối với họ.

Tuy nhiên, người ta có thói quen nói nhiều đến chính sách, các chương trình an sinh xã hội, chính sách bình định nông thôn mà hầu như chưa một tác giả nào nói về sự đóng góp về các mặt tình báo, an ninh, tổ chức của các Hồi Chánh viên.

Sự đóng góp của người hồi chánh có tác dụng gì và đem lại những lọ ích cụ thể gì cho chính quyền Quốc gia? Sở dĩ họ ít được nói tới một phần do chính họ cũng muốn dấu tên tuổi hay quá khứ của họ. Những người đã về hợp tác với chính quyền Quốc Gia cũng tránh né tiết lộ danh tính, gốc gác của họ. Đôi khi họ còn cố xóa cái dĩ vãng cựu kháng chiến của mình.

Người viết muốn nhấn mạnh tính cách tích cực, tính cách đóng góp cụ thể xuất phát từ vốn kinh nghiệm kháng chiến của họ đối với chính quyền Quốc Gia như thế nào. Chương trình Chiêu Hồi sau này có mặt tích cực, nhưng cũng nhiều mặt tiêu cực, vì cán bộ không thực hành một cách nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của chính phủ, mang nặng tính hành chánh.

Các chương trình này trực thuộc Bộ Công Dân Vụ và khởi đầu do ông Ngô Trọng Hiếu đảm trách. Nay người ta biết được hoạt động của Bộ Công Dân Vụ dựa trên bá cáo kết quả dựa trên các con số. Các con số này cũng không lấy gì làm bảo đảm dược độ chính xác.

blank

Ông Ngô Trọng Hiếu và Thanh nữ Cộng hoà (1963). Nguồn: OntheNet

Chẳng hạn trên khắp 44 tỉnh thành của miền Nam Việt Nam. Người ta được biết “Cụ thể là từ 1963-1973, có có hơn 194.000 người Hồi chánh, tức là loại từng đó đối phương mà không phải dùng đến súng đạn.” (Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia)

Nhưng đấy cũng chỉ là những con số. Theo ông Nguyễn Liệu, một cựu quận trưởng tại tỉnh Quảng Ngãi, sau này đãm nhận chức Tỉnh đoàn trưởng tỉnh đoàn xây dựng nông thôn Quảng Ngãi cho biết ông có 3000 cán bộ dưới quyền. Nếu con số ấy tính một cách tổng quát cho 44 tỉnh thành, con số tổng cộng sẽ là: 132.000 người làm công tác xây dựng nông thôn. Con số thật lớn và chi phí cũng không kém. Nhưng kết quả ra sao? Họ được đào luyện như thế nào? Đó là những câu hỏi khó có câu trả lời chính xác. Phần lớn được tuyển chọn tại chỗ và việc đào luyện tùy tiện và thật sơ sài.

Theo ông Nguyễn Liệu:

“Thuở ấy, Quảng Ngãi là một tỉnh mất an ninh nhất, dân chúng đói khổ nhất vì có tới 90% phải chen chúc tại các trại tản cư vốn đã thiếu thốn lại gặp cảnh gian thương đầu cơ tích trữ tràn lan. Năm 1966-67, tôi làm tỉnh đoàn trưởng tỉnh đoàn Xây Dựng Nông Thôn Quảng Ngãi, cán bộ xây dựng khoảng 3000 người. Thú thật, tôi khó chịu đến xấu hổ vì bó tay trước cảnh dân chúng bất bình vì đói khổ như vậy. Câu hỏi phải làm gì luôn lởn vởn trong đàu và đặt chúng tôi trước ba hướng chọn lựa.”

(Nguyễn Liệu, Đời Tôi, Hồi ký, Nxb Tiếng Quê Hương, 2008)
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80545)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65694)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78461)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68760)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76195)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72678)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72019)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75552)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74221)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80507)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74100)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75845)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69099)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73744)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69346)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66522)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .