Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - SINH NHẬT EM TÔI

06 Tháng Năm 201711:29 CH(Xem: 15302)
Nguyễn Thị Thêm - SINH NHẬT EM TÔI
Sinh nhat em tôi



Hôm nay là sinh nhật em tôi.

Em tôi! Thằng em út mà cả nhà tôi đều thương nhất.

Hồi còn bé nó lùn lùn, nhỏ xíu. Thích ăn dế cơm. Ở vườn khi thấy đất đùn lên là anh tôi đổ nước thật ngập. Thế nào cũng có một anh dế cơm bò lên khỏi hang. Về mùa mưa, nước từ con suối dâng lên ngập vườn chôm chôm, sầu riêng. Mấy cụ dế đua nhau trèo lên những nhánh chôm chôm xòa thấp xuống đất. Anh tôi cứ việc đem thùng tới bắt bỏ vào.

Dế cơm được lấy đầu, nhét hột đâu phụng vào, chiên vàng lên Út Mười rất thích.

Út hiền lắm, càng lớn càng đẹp trai, học giỏi. Tôi đi dạy học, có nhà riêng, hai chị em ở chung. Út rũ thêm mấy người bạn về ở . Chị biến thành cô giáo dạy kèm và làm osin cho mấy đứa.

Đêm Việt Cộng pháo kích vào quận lỵ, Mấy chị em chun hầm. Càng sợ em càng mắc tiểu, không dám lên khỏi miệng hầm. Em đái vào cái thau nghe rõ mồn một. Sợ quá là sợ mà cũng tức cười. Rồi cười mãi quên cả sợ. Một trái pháo rớt gần nhà, miểng xé mái tôn, phá nát cái đi văng em nằm. Sáng hôm sau chui ra khỏi hầm nhìn cái nhà mà khiếp vía. Mạng của em quá lớn, nếu không có hầm thì không biết xác của em tôi sẽ ra như thế nào.

Tình hình chiến tranh càng ngày càng khốc liệt. Tôi lấy chồng và em tôi lén gia đình đăng vào Hải quân. Mỗi lần tàu về bến, chị em lại có những ngày vui. Tôi bận bịu nấu cho em những món em thích. Nghe em kể về những chuyến hải hành. Những cô gái em quen trong những lần cặp bến.

Ngày tôi có mang cháu bé đầu lòng, một thân một mình trong căn nhà màu tím . Mỗi lần ghé về thăm, em xách đầy những vại nước và trả tiền trước nhờ người gánh nước giếng quận đổ đầy cho chị. Em sợ tôi vất vả, em sợ tôi trượt chân.

Rồi tôi theo chồng ra Đà Nẵng, em vẫn lênh đênh trên những chiến hạm không thể về ghé thăm chị mình. Ngày Đà Nẵng mất, trong rừng người chạy về bến cảng có gia đình tôi. Nhưng tôi đành chịu thua quay lại. Còn em đứng chờ hoài để rồi tàu ra khơi mà không hề thấy bóng dáng chị mình.

30 tháng tư, tôi đứng khóc bên bờ sông Ô Lâu Quảng Trị. Còn em theo chuyến tàu cuối cùng ra đảo Guam. Đành thôi! Kể như nước mất, nhà tan, gia đình ly tán.


......

Gia đình tôi 7 người già có, đứng tuổi có, trẻ có, con nít có lếch thếch kéo nhau ra khỏi phi trường LAX. Xe của hội bảo trợ đưa chúng tôi về phi trường John Wayne. Chúng tôi từ trại tị nạn Bataan, Phi Luật Tân về định cư tại California do em trai tôi bảo trợ.

Em tôi đứng đón tôi trước cổng phi trường. Thằng em út của tôi sau bao nhiêu năm không gặp. Thằng em thích ăn kẹo, ăn cà rem, ăn dế cơm bây giờ đang  đứng trước mặt tôi. Đưa vòng tay và trái tim bảo bọc chị mình. Tôi ôm em mà khóc. Tôi mừng sự đoàn tụ của chị em tôi. Tôi mừng cho chồng tôi được tự do, cho con tôi có thể tìm một tương lai đích thực, không bị cái lý lịch ngụy chận lấp lối đi.

Bây giờ em không còn là "Thằng Mười Lùn" dễ thương ngày xưa. Em là một người trung niên. Một công dân Mỹ có gia đình và công ăn việc làm ổn định. Còn tôi, hai bàn tay trắng. Vốn liếng Anh Ngữ không có. Mẹ già, con dại và một nước Mỹ xa lạ hoàn toàn.

Em chở gia đình tôi đi ăn ở nhà hàng Mỹ Nguyên. Cả nhà mệt quá, thức ăn ngon mà tôi nuốt không nỗi. Chỉ muốn ói. Con gái tôi suýt ngất trên máy bay khiến cả phi hành đoàn đều lo sợ.Bây giờ cháu mặt mày xanh dờn chưa tỉnh hẳn. Ăn xong, em chở tôi về nhà.

Tôi mệt ngất ngư nhưng vẫn cố gắng nhìn xa lộ về đêm. Ôi con đường  loang loáng ánh đèn. Xa lộ dài mút tầm mắt. Thành phố hai bên đẹp lạ lùng như trong phim ảnh Nước Mỹ đây sao? Xứ sở của mỏ vàng đây sao?.Tôi nhìn cảnh vật như một người từ hành tinh xa lạ đến nơi này.


Em dừng xe trước một căn nhà. Khu phố đã vào đêm.

-Tới rồi! Nhà của chị đây.


Tôi bước xuống xe.  Người choáng váng. Nhìn xung quanh.cả khu phố vắng lặng. Căn nhà kế bên quá đẹp, lấp lánh ánh đèn từ trong nhà hắt ra. Mẹ chồng tôi xuống xe lảo đảo. Tôi chạy lại dìu bà đi theo em tôi. Hai thằng con trai nhỏ tỉnh rụi xách túi đồ nhảy cẩng lên:

- Nhà mình hả má? Nhà mình thiệt hả má?

- Má không biết rõ. Nhưng đây là nhà mình mướn.


Em mở cửa nhà, bật đèn lên. Cả nhà tôi trố mắt nhìn. Nhà tôi đây sao. Căn nhà sáng choang, tường trắng tinh, mùi hoa gì đó thoang thoảng thơm. Đoàn người tị nạn lục đục bước vào. Đồ đạc được chuyển vào bỏ một góc.


Căn nhà với bốn phòng ngủ, nội thất cũng đã có đủ. Ghế salon, bàn  ăn với 8 cái ghế dựa. Tivi và mọi thứ ngăn nắp, đẹp đẻ.

Em dẫn mọi người vào giới thiệu phòng ngủ;

- Đây là phòng Master Bedroom. Anh chị có phòng tắm và bồn vệ sinh riêng. Tôi nhìn cái giường nệm lớn, khăn trải giường trắng nuốt . Mấy cái gối nằm cùng màu. Chưa biết nói gì thì mấy thằng nhóc lại hỏi dồn dập:

-Vậy giường tụi con đâu hả má?

- Các con có phòng riêng. Bây giờ không còn ngủ chung với ba má nữa.


Tôi lại chợt nhớ đến cái bộ ván bên trại tị nạn. Cả gia đình nằm xếp lớp như cá mòi thật vui.

- Khoan! Cậu phải đưa bà đi nhận phòng trước. Bà phải nghỉ lưng kẻo mệt. Em dìu mẹ chồng tôi vào phòng riêng. Một cái giường nhỏ khăn trải giường màu dịu mắt. Có hai cái gối để bà nằm và gát chân. Một cái bàn nhỏ ở đầu nằm, có cây đèn ngủ xinh xắn.Có tủ để áo quần riêng. Ở trong đã có vài bộ đồ em treo sẳn:

- Đây là phòng riêng của bác. Tối bác bật công tắt này . Đèn bác bấm ở đây nó sẽ cháy hoặc tắt. Ở tủ quần áo, có mấy bộ đồ con treo sẳn, của mẹ vợ con gửi biếu bác. Nếu bác đi tắm thì phòng tắm ở kế bên.

 Rồi em mỉm cười nắm tay thằng út tôi :

- Giờ tới phiên hai con nhận phòng. Đây là phòng hai con .

Phòng không lớn, với  giường khá rộng cho hai đứa. Có bàn học và đèn đã được cậu chỉ cách mở tắt. Tủ quần áo cũng khá rộng cho hai nhóc treo đồ.

- Các cháu có thích không?

- Thích lắm, thích lắm.


Hai nhóc nhảy tưng tưng  vui quá là vui. Tôi nhìn thằng út tôi. Mới hơn 3 tuổi, nó có chịu ngủ riêng không đây? Bao nhiêu năm nay không rời mẹ, Nó sẽ có một nếp sống mới tự lập ngay từ đêm này.

Hai đứa con gái tôi cũng được cậu cho đi nhận phòng. Một phòng với hai cái giường song song. Khăn trải  giường màu hồng có điểm hoa khá đẹp.

Em dẫn mọi người vào phòng tắm, chỉ cách mở nước nóng, nước lạnh . Cách tắm bằng vòi. Cách xả nước ở bồn cầu và mọi thứ em ân cần chỉ bảo, dặn dò. Em biết, chúng tôi hoàn toàn xa lạ với những tiện nghi mới mẻ này. Em biết, tất cả chúng tôi sẽ phải bắt tay lại từ đầu để hội nhập, để sinh tồn.

Bây giờ mọi người đã quá mệt mỏi, cần một giấc nghỉ ngơi. Em chuẩn bị sẳn nước uống, một số thức ăn cho ngày mai . Chỉ vào phone nhà em hướng dẫn cách sử dụng, Đưa chúng tôi tờ giấy ghi vài số phone cần thiết của em, của bạn em và số phone nhà. Dặn dò, ai kêu cửa thì đừng mở cửa. Có gì sáng mai em sẽ đến sớm đưa mọi người đi làm thủ tục giấy tờ, đi mua tủ lạnh, nồi nấu cơm và mua thức ăn.

 

Em ra về, cả nhà tôi tỉnh ngủ hẳn , kéo nhau ra ngồi ở phòng khách. Tôi nhìn hai cái thùng nhôm đựng mớ đồ đem qua. Nhìn áo quần và bộ dạng mệt mõi của con rồi nhìn căn nhà. Quả là hai thái cực. Quả là như một giấc mơ. Gia đình tôi thật sự đã đặt chân đến Mỹ. Thật sự đã có một đời sống mới.

Khi các con tôi đã tắm rửa sạch sẽ và vào phòng ngủ. Ông xã tôi theo thằng Út vào phòng riêng của nó. Tôi ngồi một mình trên ghế nhìn bao quát căn nhà. Tận đáy lòng tôi cám ơn em tồi nhiều lắm.

 

Tôi biết, không phải tự nhiên mà chúng tôi mướn được căn nhà này. Đây là khu vực rất an ninh và tốt.Khu vực chợ đi chừng 10 phút đi bộ là tới. Chỉ cần đi qua khoảng năm cái nhà rồi quẹo phải. Trường Tiểu học và mẫu giáo  Mountain View ở con đường đối diện. Hai thằng nhóc sẽ đi học ở đây. Giờ ra chơi nghe tiếng trẻ nô đùa, tiếng chuông reng khi bắt đầu giờ học hay tan lớp.

Đi qua hướng khác, chưa tới 5 phút đi bộ, trường La Sierra High School cho con gái ở trước mặt. Tôi dù mới đến, chưa biết lái xe, vấn đề đi học của con tôi không cần phải suy nghĩ hay lo lắng.

 

Ông chủ nhà này là một người Mỹ trắng. Rất nhiều người có lợi tức rất cao đến xin thuê nhà. Vậy mà ông lại bằng lòng cho chúng tôi mướn.

Một gia đình bảy người đang còn ở trại tị nạn Bataan. Không nghiề nghiệp, không biết tiếng Anh, không có thu nhập quả là chuyện khó tin. Vậy mà em tôi đã làm được. Em đến làm thuyết khách, nhận chịu mọi trách nhiệm. Ứng trước tiền thế chân, ứng trước tiền nhà. Em kể hoàn cảnh gia đình tôi  làm ông chủ xiêu lòng ưng thuận.. Đã vậy, khi gặp mặt, ông hứa sẽ bớt cho chúng tôi mỗi tháng 25$ nếu tôi trả tiền nhà đúng hẹn. Quả là một người Mỹ tốt bụng.

Tội nghiệp em tôi. Để chuẩn bị cho chị, em liên lạc với hội bảo trợ xin giường và bàn ghế ở phòng ăn. Em liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp để tha về cho chị những thứ cần thiết. Em như con ong cần mẫn hút mật để xây một cái tổ ấm êm cho gia đình chị mình . Em đã làm bằng tất cả trái tim yêu thương.

 

Hôm nay ngày sinh nhật của em. Tôi ngồi làm cho em tôi tấm thiệp Happy Birthday . Tôi lại nhớ về ngày đầu tiên đến Mỹ của 26 năm về trước. Ngày đó gia đình tôi có 7 người. Một người mẹ chồng già yếu bệnh tiểu đường. Một người chồng suy nhược sau bao nhiêu năm tù tội trong trại tù Cộng Sản.Một đứa con gái đang lớn. Một đứa con gái đang học lớp 11. Hai  thằng nhóc 5 tuổi và 3 tuổi.

 Em tôi đã lo cho từng người. Lo cho mẹ chồng tôi thủ tục tiền già. Cho hai vợ chồng tôi học ESL, tập lái xe và ổn định cuộc sống. Lo cho các cháu đi học, đi họp phụ huynh, đi lên đại học. Em cùng vợ chồng tôi lo cho các cháu thành gia lập thất. Khi mẹ chồng tôi mất, em là người đã giúp cho chúng tôi lo mọi thủ tục tang sự.

 

Hiện tại các con tôi đều lập gia đình và ổn định cuộc sống. Cậu là người có công lớn nhất trong sự trưởng thành của các con tôi. Hai gia đình chúng tôi hiện naynhư là một. Với sự giáo dục của cha, cháu gái tôi tuy sinh tại Mỹ nhưng vẫn giữ được truyền thống Việt Nam. Nói tiếng Việt, đi chùa, ăn thức ăn Việt Nam và duy trì tình gia tộc. Bất cứ có việc gì vui buồn đều san sẻ và giúp đở lẫn nhau.

 

Bây giờ có lẽ em là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Em đã cho tôi nhiều quá. Hy sinh cho gia đình tôi nhiều quá để tôi có được cuộc sống yên vui như bây giờ. Cám ơn em nhiều lắm.

Happy Birthday em.

Nguyễn thị Thêm.

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76188)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76780)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73829)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73927)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72661)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72009)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75526)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80493)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74072)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75833)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69093)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73726)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69336)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66508)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65423)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76739)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!