Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - CÂY MAI LÙN XỦN

24 Tháng Ba 20177:44 CH(Xem: 25205)
Diệp Hoàng Mai - CÂY MAI LÙN XỦN

 

CÂY MAI LÙN XỦN

NGUYEN HUU NAM

Biết số tiền anh Nguyễn Hữu Nam – cựu hđs.KQ Biên Hòa –  bỏ ra mua cây mai “lùn” chừng năm tấc, tôi cắc cớ hỏi anh:

- Tiền của anh Nam chắc “quởn” lắm, cây mai có chút chéo vầy mà anh mua đến mấy chục triệu đồng? Nghe mà… nổi sảy càng cơm!

Anh Nam trợn đôi mắt ốc nhồi, chê bai cô em hướng đạo nhà quê:

- Trời, vậy là cô không biết giá trị cây mai rồi. Coi lùn lùn vậy chứ nó ba chục tuổi đó, già lắm rồi nghen cô…

- Già bằng “Mai” này hông?

Vừa nói, tôi vừa chỉ vào… tôi:

- Mai này “già” gấp hai lần “cây mai lùn xủn” của anh nha. Mai này còn biết nói, biết hát, biết nhẩy đầm – thật ra tôi chỉ biết “nhẩy lò cò” thôi – chứ mai của anh đâu biết? Còn nữa nè, tuổi cao gấp hai lần nhưng Mai này “chấp” mai của anh Nam… nửa giá thôi, ok?                                                                                                                                                                 
Anh Nam “đứng hình” mất mấy mươi giây đồng hồ, hết đường bênh cây mai lùn xủn của anh… 

 

Sang Mỹ du học lúc 15 tuổi, khái niệm quê hương với anh Nguyễn Hữu Nam khi ấy còn khá nhạt nhòa. Tốt nghiệp cùng lúc hai ngành điện toán và thiên văn, anh Nam miệt mài gầy dựng được một sự nghiệp khá vững vàng trên đất Mỹ. Trở lại thăm quê sau mười chín năm xa xứ, anh Nam cùng gia đình ngao du sáu tỉnh miền Tây. Một bà mẹ quê nghèo nàn vận chiếc áo sờn rách, bưng thúng ổi nhỏ đến chào mời anh Nam trong chuyến đi này. Anh Nam lặng lẽ rút tờ giấy bạc phẳng lì, đưa cho bà cụ lưng còng móm mém:

-   Con biếu bà, xin bà cứ giữ lại rỗ ổi này.

-   Thôi, tui bán ổi hà! Chú không lấy ổi, tui hổng lấy tiền của chú đâu…

 

Bà thẳng thừng từ chối tờ giấy bạc mệnh giá khá cao, chỉ nhận đúng số tiền tương ứng – mà anh Nam cho là rẽ đến bất ngờ – khi anh Nam bằng lòng nhận ổi. Ấn tượng về sự thiệt thà của bà mẹ quê đầy lòng tự trọng, khiến anh Nam để ý quan sát cụ bà lâu hơn. Đôi tay nhiều vết chai sần của bà khiến anh để ý:

-   Bà ơi, sao tay của bà nhiều vết loét như vậy?

-   Tại phân hóa học đó chú, dân làm ruộng rẫy ai cũng bị y như vậy…

 

Đôi tay đầy sẹo của bà mẹ quê hôm ấy, cứ hoài ám ảnh khi anh Nam trở lại Hoa Kỳ. Dần dà ý tưởng sản xuất một loại phân bón hữu ích – vừa an toàn cho người sử dụng, vừa giúp cho nông dân thoát khỏi cuộc sống nghèo khó nhọc nhằn – đã manh nha hình thành trong tâm trí, rồi biến thành ước mơ không ngừng thôi thúc trái tim của Nguyễn Hữu Nam. Bỏ hết những học thuật và sự nghiệp vững vàng gây dựng được từ nhiều năm trước đó, Nam quyết định trở lại trường theo đuổi ngành học hóa sinh. Với sự giúp đỡ của một giáo sư Hoa Kỳ, anh mầy mò nghiên cứu và sản xuất thành công phân bón sinh học WEHG (Worldwise Enterprises Heaven Greens) có nguồn gốc từ thảo mộc.

 

Loại phân bón Wehg do Nam sáng chế có khả năng chọn lọc, tiêu diệt côn trùng gây hại và làm sinh sôi những côn trùng có lợi cho đất – phục hồi độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp dễ hấp thu nước và các chất dinh dưỡng – giúp các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng năng suất và đạt chất lượng cao. Đặc biệt nhất là loại phân bón này an toàn cho sức khỏe người dùng, không gây hại cho súc vật và thân thiện với môi trường. Qua quá trình thử nghiệm và sàng lọc hết sức khắc khe, sản phẩm phân sinh học Wehg đã được được cơ quan kiểm định Hoa Kỳ công nhận.

 

Sản xuất thành công và được công nhận tại Hoa Kỳ đã khó, nhưng đưa loại phân bón “mới mẻ” này thâm nhập đồng ruộng Việt Nam còn khó hơn gấp nhiều lần. Nông dân quê mình thuở ấy chưa biết phân bón sinh học là gì, lại có thói quen làm việc theo kiểu “cha truyền con nối” rất khó đổi thay nếp nghĩ một sớm một chiều. Bằng kiến thức vững vàng và sự kiên quyết của một nhà khoa học – cùng với cái tâm trong sáng của một hướng đạo sinh – Nam chứng minh hiệu quả tích cực của chế phẩm phân sinh học: Wehg đã ứng cứu hàng vạn ha lúa trổ đồng suýt mất trắng bởi bệnh vàng lùn xoắn lá, tái tạo không biết bao nhiêu vườn cây trái tiêu điều bị sâu rầy phá hoại, hồi sinh và cân bằng sinh thái cho đất đai cằn cỗi bạc màu do sử dụng phân bón hóa học lâu năm… Lâu ngày dài tháng sản phẩm phân sinh học Wehg đã thuyết phục bà con tin dùng, chọn lựa thay thế phân hóa học đã gắn liền thói quen sử dụng của nông dân quê mình nhiều năm trước.

 

Mười chín năm ly hương, rồi cũng ngần ấy năm đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc… Nguyễn Hữu Nam đã đạt thành tâm nguyện đưa tình về với quê hương. Từ hình ảnh đôi bàn tay chai sạn của bà mẹ quê nghèo, cho đến những ước mơ xanh màu đồng lúa… khái niệm quê hương đã hiển hiện ngày một rõ nét – như những điều bình dị và thiêng liêng nhất – trong tâm hồn người con xa xứ Nguyễn Hữu Nam.

 

Anh Huỳnh Hoài Sơn –  cộng sự đương thời của Nguyễn Hữu Nam – đã cho tôi biết: “Nam bận rộn kinh khủng, nhưng nó cứ dặn đi dặn lại anh phải xếp lịch để nó dự bằng được tiệc cưới con của em. Nó “khoái ” gặp gỡ anh chị em hướng đạo nhà mình mà!..” Thế nhưng ước mơ xanh cuối đời của Nam đã không trọn vẹn – khi anh bất ngờ rời xa cõi tạm – trước ngày hội ngộ gia đình hướng đạo trong tiệc cưới của con tôi chỉ có hai ngày.

 

Dù Nam đã về cùng đất, nhưng cây mai lùn xủn xưa của anh nay vẫn tươi màu. Cũng như tâm nguyện của Nam lúc sinh thời – được đồng cảm và sẻ chia nhọc nhằn cùng bà con nông dân chơn chất – vẫn tiếp tục trãi dài khắp các nẻo đường đất nước quê hương…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 03/2017

24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127201)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152225)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133411)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219815)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146505)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133711)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155278)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 124430)
Trời đã về chiều và lòng hắn thì như chưa muốn dừng. Nhiều chuyện hắn muốn kể nữa, về cái tuổi thơ êm đềm của hắn nhưng đầu óc hắn như đã thấm mệt.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149163)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
30 Tháng Mười 2012(Xem: 186647)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 158277)
Biển vẫn tràn đầy sức sống mãnh liệt và tôi biết sẽ có một ngày, biển sẽ không thể làm nước bắn văng vào mắt khép của tôi nữa.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160870)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
18 Tháng Mười 2012(Xem: 166608)
Nhạc Mongolia - lời Việt: Lê Tự Minh - Thùy Chi hát
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146498)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166562)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 127403)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 148383)
Những năm gần đây, các bạn CHS lớp thất 4 Anh văn của K.8 trung học NQ thường tổ chức họp lớp 2 lần trong năm
11 Tháng Mười 2012(Xem: 133253)
Tôi chìm vào giấc mơ đẹp nhất đời mình. Giấc mơ có bảng đen phấn trắng và những kỷ niệm đẹp như mầu hồng thời con gái.
08 Tháng Mười 2012(Xem: 164294)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 152130)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.