Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - CÂY MAI LÙN XỦN

24 Tháng Ba 20177:44 CH(Xem: 25235)
Diệp Hoàng Mai - CÂY MAI LÙN XỦN

 

CÂY MAI LÙN XỦN

NGUYEN HUU NAM

Biết số tiền anh Nguyễn Hữu Nam – cựu hđs.KQ Biên Hòa –  bỏ ra mua cây mai “lùn” chừng năm tấc, tôi cắc cớ hỏi anh:

- Tiền của anh Nam chắc “quởn” lắm, cây mai có chút chéo vầy mà anh mua đến mấy chục triệu đồng? Nghe mà… nổi sảy càng cơm!

Anh Nam trợn đôi mắt ốc nhồi, chê bai cô em hướng đạo nhà quê:

- Trời, vậy là cô không biết giá trị cây mai rồi. Coi lùn lùn vậy chứ nó ba chục tuổi đó, già lắm rồi nghen cô…

- Già bằng “Mai” này hông?

Vừa nói, tôi vừa chỉ vào… tôi:

- Mai này “già” gấp hai lần “cây mai lùn xủn” của anh nha. Mai này còn biết nói, biết hát, biết nhẩy đầm – thật ra tôi chỉ biết “nhẩy lò cò” thôi – chứ mai của anh đâu biết? Còn nữa nè, tuổi cao gấp hai lần nhưng Mai này “chấp” mai của anh Nam… nửa giá thôi, ok?                                                                                                                                                                 
Anh Nam “đứng hình” mất mấy mươi giây đồng hồ, hết đường bênh cây mai lùn xủn của anh… 

 

Sang Mỹ du học lúc 15 tuổi, khái niệm quê hương với anh Nguyễn Hữu Nam khi ấy còn khá nhạt nhòa. Tốt nghiệp cùng lúc hai ngành điện toán và thiên văn, anh Nam miệt mài gầy dựng được một sự nghiệp khá vững vàng trên đất Mỹ. Trở lại thăm quê sau mười chín năm xa xứ, anh Nam cùng gia đình ngao du sáu tỉnh miền Tây. Một bà mẹ quê nghèo nàn vận chiếc áo sờn rách, bưng thúng ổi nhỏ đến chào mời anh Nam trong chuyến đi này. Anh Nam lặng lẽ rút tờ giấy bạc phẳng lì, đưa cho bà cụ lưng còng móm mém:

-   Con biếu bà, xin bà cứ giữ lại rỗ ổi này.

-   Thôi, tui bán ổi hà! Chú không lấy ổi, tui hổng lấy tiền của chú đâu…

 

Bà thẳng thừng từ chối tờ giấy bạc mệnh giá khá cao, chỉ nhận đúng số tiền tương ứng – mà anh Nam cho là rẽ đến bất ngờ – khi anh Nam bằng lòng nhận ổi. Ấn tượng về sự thiệt thà của bà mẹ quê đầy lòng tự trọng, khiến anh Nam để ý quan sát cụ bà lâu hơn. Đôi tay nhiều vết chai sần của bà khiến anh để ý:

-   Bà ơi, sao tay của bà nhiều vết loét như vậy?

-   Tại phân hóa học đó chú, dân làm ruộng rẫy ai cũng bị y như vậy…

 

Đôi tay đầy sẹo của bà mẹ quê hôm ấy, cứ hoài ám ảnh khi anh Nam trở lại Hoa Kỳ. Dần dà ý tưởng sản xuất một loại phân bón hữu ích – vừa an toàn cho người sử dụng, vừa giúp cho nông dân thoát khỏi cuộc sống nghèo khó nhọc nhằn – đã manh nha hình thành trong tâm trí, rồi biến thành ước mơ không ngừng thôi thúc trái tim của Nguyễn Hữu Nam. Bỏ hết những học thuật và sự nghiệp vững vàng gây dựng được từ nhiều năm trước đó, Nam quyết định trở lại trường theo đuổi ngành học hóa sinh. Với sự giúp đỡ của một giáo sư Hoa Kỳ, anh mầy mò nghiên cứu và sản xuất thành công phân bón sinh học WEHG (Worldwise Enterprises Heaven Greens) có nguồn gốc từ thảo mộc.

 

Loại phân bón Wehg do Nam sáng chế có khả năng chọn lọc, tiêu diệt côn trùng gây hại và làm sinh sôi những côn trùng có lợi cho đất – phục hồi độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp dễ hấp thu nước và các chất dinh dưỡng – giúp các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng năng suất và đạt chất lượng cao. Đặc biệt nhất là loại phân bón này an toàn cho sức khỏe người dùng, không gây hại cho súc vật và thân thiện với môi trường. Qua quá trình thử nghiệm và sàng lọc hết sức khắc khe, sản phẩm phân sinh học Wehg đã được được cơ quan kiểm định Hoa Kỳ công nhận.

 

Sản xuất thành công và được công nhận tại Hoa Kỳ đã khó, nhưng đưa loại phân bón “mới mẻ” này thâm nhập đồng ruộng Việt Nam còn khó hơn gấp nhiều lần. Nông dân quê mình thuở ấy chưa biết phân bón sinh học là gì, lại có thói quen làm việc theo kiểu “cha truyền con nối” rất khó đổi thay nếp nghĩ một sớm một chiều. Bằng kiến thức vững vàng và sự kiên quyết của một nhà khoa học – cùng với cái tâm trong sáng của một hướng đạo sinh – Nam chứng minh hiệu quả tích cực của chế phẩm phân sinh học: Wehg đã ứng cứu hàng vạn ha lúa trổ đồng suýt mất trắng bởi bệnh vàng lùn xoắn lá, tái tạo không biết bao nhiêu vườn cây trái tiêu điều bị sâu rầy phá hoại, hồi sinh và cân bằng sinh thái cho đất đai cằn cỗi bạc màu do sử dụng phân bón hóa học lâu năm… Lâu ngày dài tháng sản phẩm phân sinh học Wehg đã thuyết phục bà con tin dùng, chọn lựa thay thế phân hóa học đã gắn liền thói quen sử dụng của nông dân quê mình nhiều năm trước.

 

Mười chín năm ly hương, rồi cũng ngần ấy năm đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc… Nguyễn Hữu Nam đã đạt thành tâm nguyện đưa tình về với quê hương. Từ hình ảnh đôi bàn tay chai sạn của bà mẹ quê nghèo, cho đến những ước mơ xanh màu đồng lúa… khái niệm quê hương đã hiển hiện ngày một rõ nét – như những điều bình dị và thiêng liêng nhất – trong tâm hồn người con xa xứ Nguyễn Hữu Nam.

 

Anh Huỳnh Hoài Sơn –  cộng sự đương thời của Nguyễn Hữu Nam – đã cho tôi biết: “Nam bận rộn kinh khủng, nhưng nó cứ dặn đi dặn lại anh phải xếp lịch để nó dự bằng được tiệc cưới con của em. Nó “khoái ” gặp gỡ anh chị em hướng đạo nhà mình mà!..” Thế nhưng ước mơ xanh cuối đời của Nam đã không trọn vẹn – khi anh bất ngờ rời xa cõi tạm – trước ngày hội ngộ gia đình hướng đạo trong tiệc cưới của con tôi chỉ có hai ngày.

 

Dù Nam đã về cùng đất, nhưng cây mai lùn xủn xưa của anh nay vẫn tươi màu. Cũng như tâm nguyện của Nam lúc sinh thời – được đồng cảm và sẻ chia nhọc nhằn cùng bà con nông dân chơn chất – vẫn tiếp tục trãi dài khắp các nẻo đường đất nước quê hương…

 

Diệp Hoàng Mai

Tháng 03/2017

19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2057)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6063)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6410)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2554)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5736)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4366)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2848)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2822)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 3171)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3304)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3301)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 3151)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3430)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3590)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3464)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3298)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3378)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3162)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3358)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3465)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.