Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG CÂY CẦU KỶ NIỆM

04 Tháng Ba 20174:22 CH(Xem: 15308)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG CÂY CẦU KỶ NIỆM


NHỮNG CÂY CẦU KỶ NIỆM

  GS. Huỳnh Công Ân

 

 cau ganh

“Qua cầu dỡ nón trông cầu,

Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu”

Ca dao


 


Tin cây cầu Gành bị gãy hai nhịp làm con tim của những người sinh trưởng tại Biên Hòa hay những ai từng làm việc tại thủ phủ miền Đông này không tránh khỏi đau nhói. Tuy rằng ba tháng sau người ta đã xây lại một cây cầu mới để tái lập tuyến đường xe lửa Bắc Nam nhưng  cây cầu mới 3 nhịp không thế nào thay thế hình ảnh cây cầu cũ 4 nhịp có hằng trăm năm trong ký ức của người dân Biên Hòa.

Tôi đã có cơ duyên gắn bó với Biên Hòa 6 năm trong nghiệp văn cũng như nghiệp võ. Tôi từng dạy học tại trường trung học Ngô Quyền và cũng từng phụ trách an ninh cho một trong những cây cầu quan trọng cúa Biên Hòa, cửa ngỏ vào thủ đô Sài Gòn: cầu Đồng Nai.

Năm 1972,  khi tôi trở lại quân đội và phục vụ ở tiểu khu Biên Hòa thì tôi được cử làm đại đội phó một đại đội địa phương quân trấn giữ cầu Đồng Nai. Lúc đó, 3 cây cầu chiến lược nối liền Biên Hòa với thủ đô Sài Gòn là cầu Đồng Nai nằm trên xa lộ Sài Gòn Biên Hòa, cầu Gành trên quốc lộ 1 và cầu Hóa An hay cầu Mới trên xa lộ Đại Hàn.  Cầu Đồng Nai do đại đội 3/463, đại đội trưởng là đại úy Nhuận, trấn đóng. Cầu Gành do đại đội 3/363, đại đội trưởng là đại úy Tốt, phụ trách an ninh. Cầu Hóa An do đại đội 3/362. Đại đội trưởng là đại úy Sang, bảo vệ.

Từ  Sài Gòn lên bằng xa lộ, trước khi lên cầu Đồng Nai, người ta sẽ đi ngang ngã ba Tân Vạn bên tay trái thuộc tỉnh  Biên Hòa và xã Long Bình thuộc tỉnh Gia Định bên tay phải. Qua khỏi cầu thì người ta sẽ thấy Bộ Chỉ Huy Vùng 3 Sông Ngòi của Hải Quân bên phải và xa hơn về bên trái là hãng giấy Cogido.  Sau khi đổ dốc , người ta gặp ngã ba Vũng Tàu và nếu rẽ phải ở đó người ta sẽ ở trên quốc lộ  15 dẫn đi Long Thành, Bà Rịa và Vũng Tàu.

Nếu đi lên Biên Hòa bằng quốc lộ 1, người ta qua cây cầu sât lâu đời nhất là cầu Gành mà từ đó người ta nhìn thấy cù lao Phố phia dưới. Sàn cầu lót ván nên khi xe cộ chạy qua người ta nghe rầm rầm nhất là nếu đó là xe lửa.

Cầu Hóa An được xây dựng sau cùng khi có xa lộ vòng đai Đại Hàn nên mới có thêm tên là cầu Mới.

“Ba năm trấn thủ lưu đồn

Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan”

 

Tôi chỉ làm “lính thú” hai năm ở cầu Đồng Nai (1972-1973)  nhưng có nhiều kỷ niệm gắn bó với cây cầu chiến lược này. Những đêm đi đốc canh cho tôi thấy sự chễnh mãng, thiếu cảnh giác của lính tráng mình, nếu địch quân biết sơ hở này thì cây cầu này đã bị đánh sập dễ dàng. Ban ngày tôi thường bắt lính dùng ca nô chở tôi đi quan sát quanh trên sông vùng gần cầu hay đi vào xã Long Bình bên phải cầu để dò la tình hình an ninh. Tôi theo dõi nhứng xuồng rà tôm gần cầu đáng nghi là của những tên đặc công thám sát tình trạng bố phòng của cầu. Tôi cũng biết những chủ lò gạch trong xã là những thành phần “hai mang”. Ban ngày họ làm ăn có vẻ lương thiện nhưng ban đêm hoạt động tiếp tế cho địch quân, tuy nhiên tôi chưa có bằng chứng để bắt giữ họ.

Thỉnh thoảng tôi dẫn một trung đội lính theo xe đi hộ tống các đoàn quân xa đi ngang lãnh thổ tiểu khu Biên Hòa đến ngã ba Dầu Giây hay Phú Mỹ, hoặc chở tân binh đi thụ huấn quân trường Vạn Kiếp ở Bà Rịa hoặc đi lãnh đạn pháo binh ở căn cứ Long Bình hay thành Tuy Hạ hoặc đi tiếp tế cho chi khu Tân Uyên. 

Lúc rãnh rỗi, tôi cùng các sĩ quan chung đơn vị đánh bi da, uống bia ở câu lạc bộ đại đội sát bờ sông hay sang nhậu nhẹt giao hữu với các sĩ quan ở hai đại đội bạn giữ hai cây cầu kia.

Mùa thi Tú Tài hay vào lớp 6 Ngô Quyền tôi được cắt cử dẫn lính giữ an ninh trường thi. Những âm mưu quăng bài giải vào phòng thi bị tôi bẻ gãy.

Trong hai năm tôi ở cầu Đồng Nai không xảy ra một vụ tấn công nào của VC, trừ một tai nạn lựu đạn làm một lính gác tử thương và một lính khác bị nát đôi chân.

Đầu năm 1973, sau hiệp định Ba Lê, với trách nhiệm là một đại đội phó chính trị tôi được đại úy đại đội trưởng giao công tác phân tích bản văn hiệp định cho binh sĩ trong đại đội am hiểu và truyền xuống cho họ biết nhiệm vụ một người lính trong tình hình mới. Và để cho tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ một cán bộ chiến tranh chính trị của đơn vị, tiểu khu Biên Hòa cử tôi đi học một khóa học ở trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Nhưng khóa học chưa khai giảng thì tôi nhận được sự vu lệnh biệt phái trở về Bộ Giáo Dục và tôi trở lại trường Ngô Quyền dạy học.

Tuy thời gian mặc áo lính ở Biên Hòa giữa mùa chinh chiến, ngắn ngũi và không phải xông pha trong lằn tên mũi đạn như lúc ở sư đoàn 9 bộ binh miền tây những năm 68-69, nhưng tôi cũng không thẹn lòng  khi đã làm tròn trách nhiệm của một người lính ở mặt trận miền Đông.

Giờ đây, mỗi khi lên Biên Hòa họp mặt cùng các em cựu học sinh Ngô Quyền, lúc đi ngang qua các cây cầu này, những kỷ niệm xưa vùng sống lại trong lòng tôi.  Những chiến hữu từng sát cánh với tôi trong nhiệm vụ giữ cho cây cầu Đồng Nai đứng vững ở Biên Hòa thời chinh chiến như : đại úy Nhuận, trung úy Phong, trung úy Hoàng, thiếu úy Phước, thiếu úy Tuấn, thiếu úy Ngọc, thượng sĩ Lộc, trung sĩ Thêm, hạ sĩ Lý… và còn nhiều nữa mà với thời gian tôi không còn nhớ tên. Giờ đây, ai còn ai mất, ai ở đâu tôi không rõ.

Khi tôi đi tù cải tạo về, tôi có lên nhà đại úy Nhuận ở xã Long Bình thăm nhưng chỉ gặp vợ của ông ấy. Tuy nhiên tôi cũng vui khi vợ ông cho biết ông đã được thả về. Ít lâu sau. Ông có xuống Sài Gòn thăm tôi. Sau đó tôi vượt biên và tin rằng gia đình ông đã sang Mỹ theo diện HO.

Trung úy Phong sau đổi về phòng 3 tiểu khu, lên đại úy. Sau 75, tôi nghe nói anh theo gia đình bên vợ di tản qua Thụy Sĩ.

Trung úy Hoàng về sau qua không quân nhưng không được đi học ở Mỹ vì lý lịch có cha đi tập kết ra Bắc. Sau 75, Hoàng có đến nhà thăm tôi và cho biết đang làm việc trong ngành điện ảnh của chế độ mới. Tôi không rõ anh có bị đi tù cải tạo hay không.

Có lần về quê ở Bình Dương  năm 1975 tôi gặp trung sĩ Thêm, người gốc Miên đang làm phu khuân vác.

Một hôm đang ở Canada, hạ sĩ Lý gọi cho tôi nói nhờ website của hôi Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa mà biết số điện thoại của tôi. Anh cho biết hiện đang bị những bệnh của tuổi già. Tôi thầm cầu mong anh vẫn an khang.

Ôi “một thời chinh chiến điêu linh”! Tỉnh Biên Hòa của chúng ta và  những cây cầu thân yêu từng đứng hiên ngang trong phong ba, bão táp dù trải qua bao đau khổ nhục nhằn . Nhất là tình người Biên Hòa vẫn còn đó dù ở trong nước hay hải ngoại.

 Đầu thu năm 2016
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127198)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152224)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133409)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219811)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146505)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133709)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155277)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 124426)
Trời đã về chiều và lòng hắn thì như chưa muốn dừng. Nhiều chuyện hắn muốn kể nữa, về cái tuổi thơ êm đềm của hắn nhưng đầu óc hắn như đã thấm mệt.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149162)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
30 Tháng Mười 2012(Xem: 186646)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 158274)
Biển vẫn tràn đầy sức sống mãnh liệt và tôi biết sẽ có một ngày, biển sẽ không thể làm nước bắn văng vào mắt khép của tôi nữa.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160864)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
18 Tháng Mười 2012(Xem: 166604)
Nhạc Mongolia - lời Việt: Lê Tự Minh - Thùy Chi hát
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146494)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166556)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 127402)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 148382)
Những năm gần đây, các bạn CHS lớp thất 4 Anh văn của K.8 trung học NQ thường tổ chức họp lớp 2 lần trong năm
11 Tháng Mười 2012(Xem: 133252)
Tôi chìm vào giấc mơ đẹp nhất đời mình. Giấc mơ có bảng đen phấn trắng và những kỷ niệm đẹp như mầu hồng thời con gái.
08 Tháng Mười 2012(Xem: 164293)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 152129)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.