Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - DẾ CƠM LĂN BỘT CHIÊN GIÒN

03 Tháng Ba 201712:26 CH(Xem: 28528)
Diệp Hoàng Mai - DẾ CƠM LĂN BỘT CHIÊN GIÒN


DẾ CƠM LĂN BỘT CHIÊN GIÒN

 

Học hết lớp Tư trường Nữ tiểu học – lớp 2 bây giờ – ba tôi đưa gia đình vô khu gia binh sân bay Biên Hòa trú ngụ. Vì vậy mà hồi nhỏ tôi ít có cơ hội lội đồng bắt dế, để tuổi xế chiều được nhớ về quá khứ qua câu ca dao mộc mạc ân tình…

                               Bao giờ cho đến ngày xưa,
                              Để nghe tiếng võng đong đưa của bà?
                              Để dầm nắng dưới đầm hoa,
                              Rình con dế cụ thò ra thụt vào…

 

Nhưng bọn trẻ trong cư xá Không quân Biên Hòa lại có niềm vui khác liên quan tới dế, từ những chú lính Mỹ đồn trú ở sân bay. Số là gần nhà ở của chúng tôi, có trạm thư dành cho quân nhân xa xứ Hoa Kỳ. Tại đây mỗi chú lính Mỹ có một hộp thư nhỏ cỡ tấc vuông, mỗi ô vuông có mã số riêng chủ nhân tự mở. Trạm thư có chừng nghìn cái ô vuông như vậy, xếp đều hàng quanh bốn bức tường. Lúc nào rãnh rỗi – thường là vào buổi tối – các chú lính đến trạm kiểm tra thư tín. Buổi tối ở trạm thư đèn điện sáng choang, thu hút rất đông dế cơm bay vèo vèo vào mùa sinh sản. Đám trẻ con chúng tôi mê lắm, nhưng bị ngăn cản bởi lớp rào kẽm gai che chắn trạm thư. Thế là tối tối chúng tôi tụm năm tụm ba bên thềm trạm đợi, hễ thấy chú lính Mỹ nào đến mở hộp thư là chúng tôi thò những cánh tay bé xíu qua rào miệng la oai oái:

- Ê du, gíp mi con dê. Dế...

(You give me… con dế )

 de com (4)


Mấy chú lính Mỹ rất vui tính nhưng chỉ tươi cười vẫy tay đáp trả đám trẻ lao nhao, chứ hầu như chú nào cũng không đủ dũng khí “bốc, hốt, chụp, giựt” mớ côn trùng đang ào ào bay quanh mấy ngọn đèn pha chói lọi. Thỉnh thoảng cũng có vài chú lính Mỹ yêu quí trẻ con, ráng “bấm ruột gan” rụt rè bắt con dế lạc bầy trao cho lũ trẻ, rồi vội vàng đến bên bồn nước rửa tay mấy lượt xà bông. Không tóm được đám dế cơm trong trạm thư, lũ trẻ chung cư lại bày nhiều trò chơi khác vui hơn mà không cần dế...

 

Sân bay Biên Hòa về đêm nhiều ngọn đèn pha sáng lóa, chính những điểm sáng đèn này là ngọn thiêu thân cho đám dế cơm. Biết đám dế kia trước sau gì cũng chết… tự nhiên, nên thường sau mỗi ca trực đêm ba tôi bắt về chừng nửa thùng thiết dế. Có nguyên liệu dồi dào ba tôi cung cấp, má tôi chế biến đủ món ăn từ đám côn trùng tưởng chừng như “vô tích sự” này. Thật ra các món ăn từ dế không đáng ghê như nhiều người vẫn nghĩ. Theo y học cổ truyền VN, dế chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vị cay mặn, tính ôn hòa, có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng… Tài liệu nghiên cứu của nhiều quốc gia khác cũng cho biết thịt dế mèn ít chất béo, giàu protit, giàu khoáng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể và trí não. Ăn dế mèn còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, có khả năng phòng ngừa và chống nhiễm độc v.v…

 
de com (1)

Dế cơm là giống “to đầu lớn xác” nhất trong họ hàng nhà dế, kích cỡ lớn gấp đôi gấp ba lần dế bình thường, thân mập ú ù màu vàng nhạt. Có nhiều món ăn bình dân được làm từ dế như: dế rang muối ớt, dế nướng than hồng, dế chiên nước mắm, dế kho tiêu hay dế trộn gỏi v.v… Nhưng “dế cơm lăn bột chiên giòn” chính là món ăn khoái khẩu nhất của cả nhà tôi.

de com (2)

 

Trút hết thùng dế vô thau nước ấm pha muối loãng, má tôi lấy kéo cắt bỏ đầu đuôi cánh cẳng, chỉ giữ lại phần thân dế béo trục béo tròn. Nhẹ nhàng rút bỏ ruột từng con dế xong, má tôi rửa lại vài lần nước sạch rồi vớt dế ra để ráo. Công việc tôi khoái phụ má nhất, là nhét vô bụng mỗi “em” dế một hột đậu phọng, nhét vô đầu dế một hột tiêu cay. Làm xong má tôi hất dế vô thau bột khô, xốc nhẹ cho dế lăn đều qua bột rồi rây thật kỹ. Bắt chão dầu sôi trên bếp, má đập dập mấy tép tỏi tươi khử dầu và cho từng mẻ dế cơm vô chão. Đợi dế chuyển màu vàng ươm giòn rụm, má tôi vớt dế chiên ra rỗ kẽm để ráo dầu.

 

Tuy là món ăn dân dã, nhưng “phụ liệu” rau bắt buộc ăn kèm dế cơm lăn bột chiên giòn phong phú lắm cơ! Mua ở chợ có các loại rau: xà lách, tía tô, giấp cá, húng lũi, húng chanh, húng quế, ngò gai… thêm thơm xẻ ngọt – khế chua – dưa leo xắt mỏng nữa là hết ý. Cả nhà tôi ai cũng “đạo rau” nên mỗi bận có dế thăm nhà, là đám em tôi chịu khó săn lùng hái về đủ thứ: lá cách, lá cóc, chùm ruột, lá xoài… lá nào cũng thật xanh non, làm cho “đụn” rau nhà tôi nhìn thấy bắt thèm rõ… dãi.

 

Khi má tôi bày những dĩa “dế cơm lăn bột chiên giòn” lên bàn, tô nước mắm chanh đường tỏi ớt thơm lừng lựng cũng được mang ra. Dế chiên vàng rụm quấn gọn trong lớp rau lá tươi non, chấm nước mắm ớt tỏi chanh đường xong “cắn” miếng dế giòn tan trong miệng thì… Úi chu cha, ăn đến đâu là ngon “nhức xương” đến đó. Cứ thử một lần ăn dế cơm chiên giòn đi, bà con mình sẽ cảm nhận đủ đầy hương vị: giòn của bột, bùi của dế, chua của chanh, cay của ớt, nồng của tiêu, mùi thơm của các loại rau… tất cả hòa quyện vào nhau, khiến món dế cơm dân dã kia bỗng chốc hóa tuyệt vời.

de com (3)

 

Hồi còn nhỏ, tôi say mê đọc Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Khi gia nhập hướng đạo, tôi thường nghêu ngao Thằng cuội của nhạc sĩ Lê Thương:

Các con dế mèn 
Suốt trong đêm khuya, 
Hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ. 
Đền công cho dế nỉ non, 
Trời cho sao chiếu ngàn muôn…

 

Có người cho rằng dế thường báo trước điềm lành, tiếng gáy của dế mang lại may mắn và tài lộc cho những ai được nghe dế… hát. Chỉ đơn giản vậy nhưng ngày nay không dễ dàng nghe dàn hòa tấu dế, bởi bây giờ dế đã “lên ngôi” trở thành đặc sản trong các nhà hàng sang trọng. Nhưng thật ra đó chỉ là loại dế thương phẩm được nuôi trong chuồng trại, chứ loại dế lội đồng ngày xưa ấy bây giờ đã bị tuyệt chủng còn đâu?

 

Tháng 02/2017

Diệp Hoàng Mai

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76190)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76780)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73829)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73927)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72669)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72009)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75530)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74207)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80496)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74073)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75834)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69094)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73729)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69337)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66510)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65423)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76740)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!