Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đỗ Thế Vinh - SẮC ĐẸP QUA THI CA

12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21863)
GS. Đỗ Thế Vinh - SẮC ĐẸP QUA THI CA

SC ĐP QUA THI CA

 

 

Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi. Đoạn văn sau đây dựa vào lời bình thơ ngắn gọn của thầy Trần Bích Lan trong một buổi mạn đàm sau giờ dạy triết tại lớp tôi ở trường Chu Văn An vào khoảng cuối năm 1963. Tôi đã tự nới rộng, thêm thắt ý mình, say mê kể lại cho nhiều bạn bè khi bàn luận về thơ văn và cái đẹp.

 

Trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu (1741-1798) đã tả sắc đẹp "chim sa, cá lặn" của người cung nữ, đẹp cho đến nỗi chim và cá trở nên mê muội, say sưa trong vẻ đẹp. Trăng và hoa cũng phải say đắm mùi thơm. Những giai nhân như Tây Thi và Hằng Nga đều ngẩn ngơ, bàng hoàng hoảng sợ không ngờ người cung phi đẹp hơn mình đến thế.

 

tay thi

 

Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn, 
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa, 
Hương trời đắm nguyệt say hoa, 
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. (1)

 

Qua đến thời Nguyễn Du (1765-1820), ông đã tả sắc đẹp chi tiết rõ ràng hơn, dùng vẻ đẹp của thiên nhiên như "khuôn trăng", "nét ngài", "mây thua nước tóc", ''tuyết nhường màu da" so sánh với người đẹp Thúy Vân và "làn thu thủy", "nét xuân sơn" khi so sánh với người đẹp Thúy Kiều. Thay vì diễn tả tình cảm ghen giận của những giai nhân khác như Tây Thi Hằng Nga, Nguyễn Du đi xa hơn đã diễn tả tình cảm của ngay cả những vật vô tri vô giác trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Qua ngòi bút sáng tạo của ông, hoa cũng phải ganh ghét, ghen tỵ vì thua sắc thắm và  liễu cũng phải tức tối, hờn giận vì kém vẻ xanh.

 

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.(2)

 

Sau đó ở thời đại Lưu Trọng Lư (1911-), người thi sỹ phải sáng tạo ra những ý tưởng và văn từ mới không thể dùng lại điều những thi sỹ thế hệ trước đã dùng. Trong bài "Trăng Lên" khi nói về sắc đẹp của người con gái, Lưu Trọng Lư không dùng ngoại cảnh, giai nhân khác hay ngoại vật để diễn đạt và so sánh nữa, ông đã dùng chính mình và tình cảm "hớp hồn", mê say của chính mình để tả sắc đep của người con gái. Cặp mắt của giai nhân đã làm choáng váng người thi sỹ khiến ông nửa say nửa mơ thấy cặp mắt trong đẹp thành một dòng sông thu hút ông đắm đuối chết lặng trong dòng mắt ấy.

 

Vừng trăng lên mái tóc mây,
Một hồn thu tạnh, mơ say hương nồng.
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lội trong dòng mắt em.(3)

 

thieu nu

 

Tôi không rõ Lưu Trọng Lư có bị ảnh hưởng của nhà thơ pháp Jacques Prévert (1900-1977) hay hai thi sĩ cùng thời ấy không hề biết nhau đã cùng sáng tạo sự diễn tả lòng đam mê mãnh liệt và cảm xúc say sưa tột cùng của mình trước cặp mắt đẹp của giai nhân. Trong Paris At Night (Trois Allumettes), Jacques Prévert cũng dùng tình cảm say mê, đắm đuối diễn tả cặp mắt đẹp mê hồn luôn hiện hữu trong tâm trí ông, nhất là trong đêm tối khi ông ôm người đẹp trong tay mình.

Trois allumettes une à une allumées dans la nuit
La première pour voir ton visage tout entier
La seconde pour voir tes yeux
La dernière pour voir ta bouche
Et l'obscurité tout entière pour me rappeler tout cela,
En te serrant dans mes bras. (4)

Thâm Tâm (1917-1950) và Đinh Hùng (1920-1967) thay vì nói về cảm xúc rung động của chính mình là thi nhân trước vẻ đẹp như Lưu Trọng Lư và Jacques Prévert, đã thay đổi cách diễn tả vẻ đẹp qua tâm tư và hành động của chính giai nhân. Cả hai thi sỹ đưa vào một sáng tạo mới thoát bỏ ảnh hưởng của những thi sỹ đi trước khi nói lên được cái đẹp "động" thay vì "tĩnh" của cặp mắt giai nhân.Thâm Tâm đã đưa được cảm xúc vào cặp mắt trong đẹp nhưng đầy u uẩn khi ông diễn tả tâm tình của người yêu lúc chia ly trong "Tống Biệt Hành". Cặp mắt đẹp phản ánh nỗi buồn mênh mông như cả một hoàng hôn đang chìm v ào đêm tối u buồn của chia ly xa cách.

Đưa người ta không đưa sang sông 
Sao có tiếng sóng ở trong lòng? 
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, 
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?(5)

 

Trong tưởng tượng và say mê, Đinh Hùng qua bài "Tình Tự Dưới Hoa"cũng đã hứng khởi phác hoạ cái đẹp liêu trai của giai nhân như vầng trăng tròn trong đêm tối. Nhà thi sỹ thấy đôi mắt giai nhân trong, đẹp, và nguyên thủy hoang sơ cho đến nỗi đã phản ánh rõ rệt minh chứng được sự trong trắng ngây thơ tựa những lá dừa hoang dại đang "lả" xuống, buông lơi xào xạc bay trong gió. Đẹp hơn nữa, đôi mắt sâu thẳm thấu hồn dường như đã nói lên được tất cả tình yêu trinh nguyên trọn vẹn của giai nhân mà không cần diễn tả bằng lời.

 

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng 
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng 
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại 
Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng(6) 


Sang đến thời Nguyên Sa (1932-1998), trong "Tháng Sáu Trời Mưa" thay vì so sánh trắng như ánh sáng và mướt như cỏ Xuân, nhà thi sỹ đã nói lên phản ứng và nhu cầu của chính mình trước vẻ đẹp đang chiêm ngưỡng mà không còn cần ánh sáng và cỏ Xuân mềm dịu nữa. Đi xa hơn một bước, Nguyên Sa đã phát hiện được người đàn bà chính là nhan sắc, là vẻ đẹp (beauty itself) và không còn là người đàn bà chỉ có thuộc tính của cái đẹp hoặc giống như vẻ đẹp nhất (the most beautiful woman) nữa. Khi thi sĩ gọi tên người đàn bà đẹp nhất là "nhan sắc" thì chữ giai nhân tự nó không còn nữa vì người đẹp từ nay đã được thăng hoa thành nhan sắc.

 

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng 
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân 
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân 
Vì anh gọi tên em là nhan sắc (7)

 

Đỗ Thế Vinh

Phóng tác theo ý của thi sỹ Nguyên Sa

 

 

Nguồn:

(1) http://chimviet.free.fr/vanco/cungoan/cungoan.htm

(2) http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/kieu/kieu_0001-0244.html

(3) http://vannha.tripod.com/thivanvn/luutronglu/luutronglu.htm

(4) http://francais.agonia.net/index.php/poetry/116729/index.html

(5) http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/3/10/13495/cam-nhan-tong-biet-hanh-cua-tham-tam.html

(6) http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=3024

(7) http://www.thica.net/2008/03/13/thang-sau-tr%E1%BB%9Di-m%C6%B0a/

 

13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4749)
Nhớ lại "Hồi Đó" nhiều khi muốn khóc Mới hồi nào... giờ già chát nhăn nheo Cha mẹ mất các anh cũng đi theo Trai cũng chết viết thư tình ai đọc.
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4972)
Trong chuyến đi vòng quanh trái đất lần nầy tôi đã ghé qua hai quốc gia cũng “xưa” như trái đất, đó là Ai Cập ở phía bắc của Phi Châu và Ấn Độ ở phía nam của Á Châu.
11 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5092)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo đã dành lại một địa vị xứng đáng cho miền Nam trong văn học.
10 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4890)
Trong bài này tôi chỉ xin giới thiệu điểm dừng đầu tiên của tour du lịch qua Vân Nam: Thăm khu rừng đá Thạch Lâm , một nơi đặc biệt có một không hai của Vân Nam
09 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4848)
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4814)
Ta cầu nguyện cho em Hồn thiêng được giải thoát Được sống đời an lạc. Không vướng khổ ưu phiền Không uất hận triền miên. Tái sinh nhiều phước báo.
30 Tháng Mười 2022(Xem: 4774)
Bạn bè nửa thế kỷ gặp mặt. Cô đọng trong những lần gặp gỡ. Rồi lại chia tay phương trời. Kỹ niệm theo nhau suốt cuộc đời. Hy vọng sẽ có lần gặp gỡ nữa.
29 Tháng Mười 2022(Xem: 4976)
Thầy chính là người truyền lửa ham học cho học trò, và luôn khơi gợi lên trong họ những hoài bão, những ước mơ để vươn tới những khát vọng cao đẹp trong tương lai
29 Tháng Mười 2022(Xem: 4841)
Sau này khi nhắc tới giai đoạn này, Nguyễn Văn Trung vẫn cho là những năm tháng tốt đẹp nhất trong cuộc đời cầm bút của ông.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 7264)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng
22 Tháng Mười 2022(Xem: 4763)
Cứ để Hải lãng mạn nuối tiếc tiếp tục đi tìm cố nhân, cứ để anh suốt đời còn nợ tôi một đóa hoa Phù Dung và giữ mãi hình ảnh tình cảm thuở ban đầu.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5129)
Trong quang cảnh rộng rãi khoáng đạt nơi miền quê, có một chút nắng nhàn nhạt và gió hiu hiu mát rượi của buổi chiều cận Tết, cánh diều tuổi thơ của tôi no gió vi vu bay cao vút trên bầu trời.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5781)
Trong 21 năm tồn tại, miền Nam tự do đã để lại cho nền âm nhạc nước ta một gia tài đồ sộ gồm hàng ngàn tác phẩm của nhiều nhạc sĩ mà tên tuổi của họ không bao giờ quên
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5078)
Chiều chủ nhật 9 tháng 10 năm 2022, tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng vẫy tay giã từ giới yêu thơ ông sau 90 năm rong chơi cõi đời
15 Tháng Mười 2022(Xem: 5169)
Nó đâu phải là con cọp... thật. Trên đầu nó vẫn còn mang cặp sừng của giống loài nó mà ?! Đồng loại của nó phần đông thì oán ghét và khinh miệt,
15 Tháng Mười 2022(Xem: 4544)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
13 Tháng Mười 2022(Xem: 4542)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 2022(Xem: 5144)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 2022(Xem: 4484)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
03 Tháng Mười 2022(Xem: 5387)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.