Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Ánh Nguyệt - VỀ NHƠN TRẠCH ĂN CÁ BÓNG THÙNG

22 Tháng Tư 20164:55 CH(Xem: 18178)
Hoàng Ánh Nguyệt - VỀ NHƠN TRẠCH ĂN CÁ BÓNG THÙNG

VỀ NHƠN TRẠCH ĂN CÁ BÓNG THÙNG

(Phước Khánh Biên Hoà)

 

blank

 

       Tôi được sanh ra và lớn lên ở thành phố, nhưng lại thường xuyên có cơ hội về thăm chốn ruộng đồng, rất nhiều lần tôi được ông anh chở “đi ăn đồng quê” kiểu ăn dã ngoại vùng ngoại thành mà tôi rất thích, vừa hóng gió, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản quê mình rất ngon.

       Nền văn hóa ẩm thực và cách ăn uống của người quê tôi Biên Hòa mà nhất là vùng Phước Khánh Nhơn Trạch …của người Việt mang dấu ấn Nam Bộ, thể hiện nét chung của văn hóa Việt Nam, ngoài những món ăn quen thuộc, người vùng quê hiện nay còn có những món ăn độc đáo, ngày càng chế biến ra vô số món ăn lạ, dân dã mà đa dạng.

       Từ thuở ông cha ta vốn đã có lắm thứ ngon ở miệt đồng và đã để lại trong lòng người ăn những dư âm khó tả mà cho đến nay vẫn còn lưu giữ, một trong những món ngon lạ không phải ai cũng có thể được qua một lần thưởng thức.

       Thiên nhiên ưu đãi nên chỉ có người miệt sông nước, ruộng đồng mới tận hưởng được hết những món quà hào phóng của thiên nhiên ban cho, quanh năm được ăn cá tươi, thêm vào đó do thời tiết mưa nắng hai mùa nên sản vật biển, rừng, sông nước, vườn ruộng bạt ngàn vô tận, là nguồn chứa khá lý tưởng nào: đuông dừa, chuột đồng, dơi, rạm, tôm tít, cúm, vọp, cá, cá sấu v…v…

       Mời các bạn về Phước Khánh Nhơn Trạch lần này để thưởng thức thêm món ăn dân dã đời thường. Cá bống thòi lòi biển.

       Những người sống vùng ven biển hoặc gần bãi bùn sông rạch nước mặn, quanh năm đều không xa lạ gì những loài cá sống riêng lẻ mà ở đó phải chịu ảnh hưởng thủy triều, loại cá này trông giống cá bống sao, nhưng lớn con và trông có vẻ dữ tợn. Đó là cá bống thòi lòi biển, có những loại cá bống có những tên khác nhau khá ngộ nghĩnh mà tên gọi quen thuộc đối với người miền Nam. Như bống mú, bóng rậm, bống sao, bống thệ, bống dừa, bống cát, bống trứng, bống tượng…Sống và đào hang dưới bùn, dưới tán rừng đước rừng mắm, ô rô hay rừng dừa nước, có nhiều ở khắp nơi, nhưng đặc biệt vùng Phước Khánh Nhơn Trạch, hay xa hơn nữa là vùng Cần Giờ, dọc bờ kênh, sông rạch, đều có giống bống thòi lòi như vậy, nước ròng thì chui vào hang, khi nước lớn ngập thì chui ra ngoài. Thực ra, cá bống không lạ gì lắm với người dân quê miền Nam, là vùng đất mà có tới trên chín mươi ba thứ cá, tôm, cua, còng…

       Nhiều người dân sành ăn thủy sản có kinh nghiệm cho biết, thường những con cá sống ở biển có bộ dạng trông xấu xí nhưng thịt chúng lại ngon hơn những con cùng loại sống ở đầm lấy. Nói thì nói vậy cũng không hẳn đúng vì những khúc sông nước lợ và mặn vùng Nhơn Trach, Cần Giờ, Gò Công, Cà Mau…là nơi cá bống thòi lòi sống quanh quẩn, mà cho thịt ngon không thua kém gì. Được xếp vào loại cá ngon nên dân nhậu rất thích.

 

      Đặc biệt người dân vùng Nhơn Trạch Biên Hoà gọi cá bống thòi lòi biển bằng một tên khác là cá bống thùng, cũng chưa được nghe ai giải thích lai lịch vì sao lại có cái tên phát sinh này.

 

blank

 

       Cá thòi lòi sống vùng nước lợ, có thể lặn sâu 5 tới 10 phút, hay phóng lên mặt nước, cành cây đeo vắt vẻo và nhất là tài leo trèo trên những rễ cây đước hay cây mắm, chúng thuộc giống lưỡng cư, rất hiếu động và di chuyễn  nhanh trên mặt nước. Mồi của cá thòi lòi là: còng, tôm, nham, tép và các loại cá nhỏ.

       Những con cá bố mẹ người ở quê gọi là “cá bóng cựu”, là những con cá từ năm trước còn lại nên rất bự, thường sống kín đáo, chọn nơi ngóc ngách để đào hang sâu, đặc biệt rất thích ở  trong lùm ô rô hay trong kẹt rễ đước hoặc rễ mắm, hang sâu từ 1,5 đến 2 m, có nhiều ngách. Thế nhưng hang dầu có sâu đến đâu thì cũng không thoát khỏi bàn tay của con người.

       Lần đầu tiên khi nhìn thấy cá thòi lòi biển nhiều người trố mắt, ngạc nhiên vì chúng có cái đầu hình trụ, hai con mắt trên đầu to lồi gần hẳn ra ngoài như hai bóng đèn, nó có khả năng quan sát xung quanh, chỉ cần nghe tiếng động nhẹ là nó lủi nhanh mất dạng. Người dân có nhiều cách bắt thòi lòi, nhưng cũng tùy thuộc thói quen, tập quán của từng địa phương.

       Bống thòi lòi xuất hiện nhiều khi triều xuống, rượt bắt bằng tay thì không kết quả, vì chúng phóng chạy thật nhanh xuống hang hoặc lặn sâu dưới nước. Kinh nghiệm có người chờ nước cạn, cá chui vào hang, họ sẽ ém kín các ngách rồi cắm que cây trước miệng hang, căn lưới, đến khi nước lớn cá trồi ra là mắc lưới ngay. Ở nhiều nơi, người dân dùng xà di kết bằng lá dừa nước như miệng phễu khi cá mắc vào thì không thể nào thoát ra được

       Trước đây cá bống xuất phát từ món ăn dân dã của bà con vùng quê, nhưng đến nay đã trở thành món ăn truyền thống, có mặt trong thực đơn của các nhà hàng khách sạn sang trọng, được giới thiệu với khách ngoại quốc như là món quốc hồn quốc túy và được thực khách Tây ta đánh giá cao, làm được nhiều món: nấu cháo tiều, chiên, kho xả ớt, kho tiêu, nướng trui, trộn gỏi lìm kìm, canh chua…

       Cá bóng thòi lòi được biết nhiều nhất và phổ biến nhất là cá bóng kho tiêu kho tộ ăn với cơm trắng, rau luộc thì rất đậm đà, tuy thanh đạm nhưng lạ miệng, một bửa cơm đặc sản rất ngon.

       Tới mùa cá bống thì con nào con nấy mập tròn , bụng căn đầy trứng. Cá được làm sạch, lột da, sắp cá vào nồi đất, ướp gia vị, đầu hành đập dập, nước mắm, đường, nước màu đem kho tiêu, để lửa riu riu, khi nghe bốc mùi thơm thơm thì phải nhắc nồi xốc vài lần cho cá thấm đều gia vị canh cho cạn nước còn xâm xấp, cho thêm chút tép mỡ và ít mỡ nước , tiêu xay, cá sẽ ửng màu hổ phách, cạn hết nước tỏa mùi thơm là được.

 

blank

 

        Đưa lên miệng cắn miếng cá, nhai chậm rãi để tận hưởng bởi độ ngọt bùi, thơm ngon thật quyến rũ, tạo nhiều ấn tượng cho người ăn, điều đặc biệt hơn nữa là cá này để nguội vẫn không tanh, nên món này thường dành cho các bà đẻ, bởi thịt rất hiền, ít xương lại rẻ hơn cá lóc đồng. Ca dao có câu” cá bống kho tiêu, cá thiều kho mặn” để cho thấy. Cá bống kho đúng cách sẽ cho thịt tuy khô nhưng không cứng, cay cay nhờ tiêu, mặn mà thấm gia vị, thơm ngon tuyệt hảo. Hâm đi hâm lại vài lần, là lúc ăn miếng cá vừa thơm, vừa bùi cảm giác như đang ăn thịt.

       Đối với các ông dân nhậu được một dĩa gỏi cá thòi lòi nướng trui trộn lá lìm kìm thì vài xị đế Bến Gỗ là thường. Thòi lòi nướng trui sau đó xé lấy thịt, lá lìm kìm ( loại dây leo mọc rất nhiều ở rừng ngập mặn). Mùa mưa lá lìm kìm xanh non. Vị lá này chua chua, chát chát lại có vị mằn mặn, đem rữa sạch trộn chung với thịt thòi lòi, hành tây thái mỏng, đậu phọng rang giã vừa, gia vị vừa ăn. Gỏi cá thòi lòi trôn lá lìm kìm ngon đặc biệt và phải được chấm với nước mắm chua ngọt mới đúng hương vị. Gắp một miếng gỏi cá cặp thêm vài lá lìm kìm nhai chậm rãi, bạn sẽ nghe lâng lâng hòa quyện khó tả. Bạn bè đãi rượu nhau chỉ cần vài món cá bóng mặc dù chỉ là món ăn dân dã nhưng là bữa ăn đầm ấm hương quê.

       Tôi hân hạnh nhiều lần về Phước Khánh, Phước An, Nhơn Trạch Đồng Nai và được thưởng thức nhiều món ngon từ cá bóng thòi lòi do các bà chị bà con giỏi nội trợ đãi, tôi thuộc loại khách quý nên được đãi ngoài những món cháo tiều, kho tiêu, nướng xả ớt, nướng trui, gỏi lìm kìm, canh chua…lần này được thưởng thức món cá bóng thùng hấp bia, cuốn bánh tráng rau sống thật tuyệt. Nói chung món nào chế biến từ “cá bống thòi lòi” ăn một lần nhớ mãi.

       Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người quê tôi Biên Hòa Đồng Nai, phản ánh rất sinh động, thêm vào đó do ảnh hưởng môi trường thiên nhiên cũng như đặc sản vùng đất, qua chế biến nhiều món từ đặc sản cho thấy dân gian bao đời nay đã lưu tồn, vận dụng trong ẩm thực sáng tạo vô cùng phong phú, mang sắc thái văn hóa ẩm thực rất riêng, đậm nét hương đồng cỏ nội.

 

Hoàng Ánh Nguyệt

    (San Jose/2012)

    Tài liệu sưu tầm

 

 

08 Tháng Mười 2013(Xem: 42752)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60268)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46178)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62575)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49691)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59502)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 63020)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53725)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57734)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54980)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47017)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78367)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60307)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45123)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68825)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73451)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52764)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83524)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77609)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89709)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.