Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Kim Phẩm - Họp Mặt Nhóm Tứ Hai Tại Du Long 2006.

22 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 66521)
Phan Kim Phẩm - Họp Mặt Nhóm Tứ Hai Tại Du Long 2006.

 

 

     Họp mặt nhóm Tứ 2 tại Du Long 2006

                            PP Phan Kim Phẩm

                                Phan kim Phẩm

 

Rời Việt Nam đã lâu và đã đón bao nhiêu Tết tha hương nhưng đây là lần đầu tiên tôi và Lynh quyết định về quê ăn Tết Bính Tuất với hy vọng tìm lại hương vị Tết của ngày xưa. Về quê ăn Tết mà không gặp lại Thầy Cô cùng bạn bè cũ của lớp Tứ 2 là một điều thiếu sót rất lớn lao nên chúng tôi đã lên chương trình trước khi đi và hẹn với các bạn bên nhà về một buổi họp mặt Tứ 2 trong thời gian chúng tôi ở Biên Hoà.

Tứ 2 là lớp gì mà lại có nhiều liên hệ, nhiều kỷ niệm với chúng tôi như thế, các bạn hỏi?  Ngô Quyền có bao nhiêu lớp Tứ 2 và có bao nhiêu bạn bè thành công cũng từ nhiều lớp Tứ 2 khác nhau thì cái gì đặc biệt cho lớp Tứ 2 của tôi? Các bạn có thể nghĩ là tôi đây quá lẩm cẩm khi cứ nhắc đi, nhắc lại cái lớp Tứ 2 nầy. Hay là vì bà xả cũng từ lớp Tứ 2 với tôi nên tôi thường đề cập đến lớp nầy chăng? Thật ra thì lớp Tứ 2 của tôi có một cái đặc biệt mà có lẽ không một lớp Tứ 2 nào của trường Ngô Quyền có được. Đó là ở lớp nầy, con trai và con gái học chung với nhau và oái ăm thay, con trai lại là “dân tộc” thiểu số!

 

Vào thời ấy, Anh Văn hình như rất là hiếm hoi nên những học trò ghi danh học Anh ngữ rất ít. Vì lý do ấy, số lượng học sinh ban Anh Văn không đủ để có thể chia ra lớp nam và nữ như những lớp Pháp Văn khác. Thế là chúng tôi đành an phận chấp nhận quyết định của trường mà học chung với nhau dù rằng trong lúc ấy, có lẽ chả có đứa nào thích học chung với các bạn khác phái. Tuy nhiên, với thời gian, với tâm tình vô tư của tuổi học trò, với sinh hoạt học đường, văn nghệ, báo chí, luyện thi cử và những buổi đi chơi dã ngoại với nhau đã mang chúng tôi đến gần với nhau hơn. Sau khi thi Trung Học Đệ Nhất Cấp xong thì bạn bè của Tứ 2 tản lạc, người thì học ban Toán, kẻ học Vạn Vật, người thì về quê lấy chồng, kẻ thì gia nhập quân đội. Dù hoàn cảnh như thế nào nhưng lớp Tứ 2 nầy vẫn còn trong tiềm thức của từng chúng tôi dù là có xa cách nhau vì hoàn cảnh sinh sống hay bối cảnh chính trị. Dù cách xa nhau nghìn trùng, dù không gặp nhau hơn 30 hay 40 năm đi nữa, chúng tôi vẫn là bạn bè Tứ 2 1964-1965 của ngày xưa. Chính vì tình bạn thắm thiết ấy mà chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc thăm hỏi nhau, tìm đến với nhau mỗi khi có cơ hội. 

 

Khi đuợc biết là chúng tôi có mặt ở Việt Nam, các bạn Tứ 2 đã quyết định tổ chức cuộc hội ngộ không những dành cho bạn bè mà còn Thầy Cô của lớp Tứ 2 nữa. Anh Việt, anh Lùng cùng chị Hiệp đã sốt sắng tổ chức tiệc hội ngộ tại quán ăn Du Long, gần núi Bửu Long còn phần anh  Hội thì tổ chức xe đưa rước Thầy Cô từ Sài Gòn về Biên Hòa.

Khi chúng tôi vừa tới bến xe đò Biên Hòa thì anh Lùng, anh Việt, chị Hiệp cùng chị Đặng thị Bạch Tuyết đã có mặt để cùng đưa chúng tôi đến quán ăn. Chị Tuyết cũng là một Tứ 2, từ Canada, về Việt Nam nhân dịp Tết và cũng đến tham dự buổi họp mặt nầy. Ngày họp mặt được tổ chức vào ngày 14 tháng 2, trùng với ngày lễ Tình Yêu mà theo tôi nghĩ cũng là ngày rất thích hợp để gặp gở Thầy và trò, để trao nhau những tình cảm của thời Trung Học.

Khi đến nơi tôi xúc động khi một bảng đón chào Thầy Trò Tứ 2 rất trang trọng được dựng trước cửa tiệm. Một điểm son tặng cho Ban Tổ Chức vì các bạn ấy đã không quên một chi tiết nào, dù rất là nhỏ nhặt.

 

Bạn bè tuần tự đến tiệm mà tôi nhận thấy có chị Kim Quang, chị Đầm, chi Kim Huê, chị Lượm, chị Bé, chị Tường Thậm, chị Hiền rồi đến anh An, anh Bổn. Như đã nói trên, lớp Tứ 2 nầy trai thiếu, gái thừa mà! Sau bao năm xa cách, dung nhan và hình hài các bạn đều thay đổi rất nhiều tuy nhiên có một cái không thay đổi là tình cảm bạn bè với nhau.  Thấp thoáng từ đằng xa, cô Đào Thị Nga kiêu hùng cỡi xe gắn máy chở cô Khương thị Bàn đến cùng một lượt thì ô tô của phái đoàn từ Sài Gòn đến. Trong xe, mà tôi nhận thấy có thầy Nguyễn Thế Văn, cô Hà Bích Loan, cô Hòa cùng thầy Tân. Ngoài ra, còn có chị Hạnh và anh Hội.

 

Thầy trò gặp nhau, chuyện trò không dứt, bạn bè níu kéo với nhau dù là giờ ăn đã đến và đầu bếp đã sẵn sàng trổ tài ẩm thực từ lâu rồi! Cuối cùng thì tất cả ngồi bàn và tiệc bắt đầu với lời chào mừng ngày họp mặt Tứ 2 của chi Hiệp. Sau đó thì các bạn tuần tự giới thiệu chính mình cũng như chia xẻ những kỷ niệm lúc còn đi học hay những “vấn đề ấm ức” từ lâu với Thầy hoặc Cô mà chưa có dịp giải bày.

 

 Các bạn bắt đầu chia sẻ kỷ niệm mình có với Thầy Cô mà nhiều khi những câu chuyện ấy quá xúc tích đến nỗi Cô Hòa đã buột miệng nói “chúng nó tố khổ mình rồi!”. Trong lúc bạn bè thao thao bất tuyệt thì những món ngon vật lạ cũng đã được đem ra để chiêu đãi quan khách. Thức ăn tôi nhận thấy có cua lột chiên, chả đùm, lẩu cá và nhiều món ăn khác nữa rất là hấp dẩn. Thức ăn ngon hoà lẩn với  men rượu và tình cảm với nhau đã làm buổi tiệc kéo dài không muốn dứt. Chị Kim Quang thì đề nghị là “nếu một ngày nào đó mà lớp Tứ 2 toàn thế giới họp mặt tại Biên Hoà thì không gì vui hơn nữa!”. Đề nghị của chị Kim Quang một lần nữa biểu lộ tình bạn thắm thiết giữa bạn bè Tứ 2 mà tôi hy vọng ước nguyện ấy sẽ thực hiện được trong tương lai.

Sau phần tâm sự của học trò thì đến lượt Thầy Cô phát biểu ý kiến. Tuy Thầy Cô đã từ bỏ trường từ lâu nhưng phong độ của các giáo sư trung học Ngô Quyền vẫn còn biểu hiện rõ ràng như trong thập niên 1960, 1970 qua các phát biểu hay tâm sự của Thầy Cô đến học trò. Một điểm đặc biệt vừa khám phá được là thầy Tân có biệt tài vừa đặt nhạc và hát nữa. Những bài hát của Thầy mang tính cách rất là thời sự như bài “em là cô gái Oshin” diển tả tâm trạng của Oshin của thời đại “thị trường mở cửa” khi cô có nhiều “job offer” tại Oshin “job fair” mà chả biết phải chọn chủ nào! Thầy Văn thì có biệt tài thuyết trình rất văn chương và rất là có duyên. Thầy cũng có tài ngâm thơ rất là chuyên nghiệp. Cô Hòa có nói một câu mà tôi nhớ mãi. Cô cám ơn Ban Tổ Chức và học trò đã tạo dịp để Thầy Cô đến với nhau và “khi nào các em có những cuộc vui như vậy thì cho Cô đi với vì vui quá và mang Cô đến những kỷ niệm của ngày xưa!”. Cô Loan thì bảo là “bây giờ Thầy trò đều đầu bạc trắng, mà nhiều khi trò còn nhiều tóc bạc hơn là Thầy, nhưng hãy nghĩ đến thời còn ở trường để chúng ta có thể trẻ mãi với thời gian”.

 

Tiệc vui rồi đến lúc tàn. Thầy trò chụp hình lưu niệm và cùng nhau hứa hẹn là sẽ cùng đến với nhau khi có dịp vì “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa”. 

           

                                                            Ghi nhận 02/14/06 tại Du Long.

 

 

 

27 Tháng Tám 2014(Xem: 13535)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 30327)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33321)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27889)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16507)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 15111)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28272)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25455)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24771)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15011)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25210)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29168)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23301)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15254)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15288)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20993)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28269)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18008)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17384)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15314)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.