Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXXI)

14 Tháng Ba 201511:04 SA(Xem: 21500)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXXI)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXXXI

Nhiều đêm tôi nghe có tiếng gõ cửa nhưng tôi không buồn ngồi dậy. Kệ nó. Chẳng phải là công an đâu. Nếu công an nó đâu để mình yên. Có lẽ một ông quen nào đó. Chờ lâu không thấy trả lời rồi họ cũng đi thôi. Thế nhưng tối nay, tiếng gõ cửa khá lâu, không có gì khẩn cấp, nhưng chắc chắn người gõ khá là kiên nhẫn. Mấy lần tôi dợm mình thức dậy. Nhưng rồi tôi lại nằm xuống. Tiếng gõ không tắt.

“Ông Thăng! Ông Thăng! Tôi là Phước đây!”

Phước? Tôi đâu có quen ai tên là Phước. Kệ nó. Phước, Phúc, Phét gì cũng kệ. Ngủ lại đi.

Tuy vậy tiếng gõ vẫn đều đặn gấp mà không mạnh. Sau cùng không chịu nổi, tôi bước ra mở cửa.

“Ông Thăng! Ông còn nhớ tôi không? Tôi là Ngô Văn Phước đây!”

Ánh sáng của ngọn điện đường ở đầu hẻm không chiếu rõ khuôn mặt người đối diện. Tôi hơi ngập ngừng.

“Người thí sinh lựu đạn đây.”

“Ồ, nhớ rồi!”

Tôi đưa tay bắt tay Phước.

“Vào đi, vào nhà đi!”

Tôi mở rộng cửa.

Phước bước vào. So với lần gặp Phước ở hàng bánh mì đêm trên đường Lê Lợi thì Phước gầy nhiều lắm. Tuy vậy cái khuôn mặt chữ điền cằm bạnh, hai con mắt to, chân mày rậm, gò má nhô xương và chiếc mũi gãy như vẫn còn nguyên.

“Tôi vừa ở tù ra, tôi có chuyến đi gấp. Tôi muốn mượn anh chị một lượng vàng.”

“Ngồi xuống đây đi.” Tôi kéo ghế ở căn phòng vừa dùng làm buồng ăn buồng ngủ.

Phước ngồi tự nhiên. Tôi thấy anh đưa tay sờ túi áo. Sau đó anh hỏi:

“Anh Thăng có thuốc lá không?”

Tôi lấy thuốc cho Phước.

Hồi chiều Tâm vừa cho tôi một bao ba số năm. Phước gõ gõ giọng giọng điếu thuốc lên hộp quẹt, bật lửa, châm, thở khói.

“Chà. Sướng gì đâu!” Phước vừa nói vừa ngó những dòng chữ trên điếu thuốc. “Anh có phải đi tù không anh Thăng?”

Tôi kéo ghế ngồi đối diện với Phước. Tôi cũng châm một điếu thuốc.

“Cũng có chút chút. Mỗi nơi vài ba tháng. Tôi vượt biên.”

“Anh ở tù nào?”

“Rạch Giá. Nha Trang. Mỹ Tho...”

“Tôi ở ngoài Bắc.”

Bỗng nhiên Phước rùng mình. Tôi thấy hai tay anh vòng trước ngực.

“Nhà gì lạnh quá chừng!” Phước vừa hút thuốc, nhả khói vừa ngó quanh nhà.

“Mà chị đâu anh?”

“Nhà tôi và con tôi đã vượt biên!” Tôi nghe chính giọng nói của tôi như thể là giọng của một người nào khác.

“Vượt biên? Còn anh tại sao anh không đi?”

“Tôi không đi vì lúc đó tôi còn ở tù dưới Rạch Giá.”

Phước đứng dậy, dập điếu thuốc hút dở xuống cái dĩa làm gạt tàn. Anh cho hai tay vào túi quần, đi qua đi lại. Căn phòng chật, chỉ bước ba bước, Phước đã đụng vách. Dừng lại trước mặt tôi, anh hỏi:

“Bây giờ anh Thăng làm gì?”

“Tôi chưa làm gì. Tôi không biết làm gì?”

“Vậy anh sống cách sao?”

Tôi sống cách sao? Tôi đi qua đi lại. Tôi đi rong trên phố. Tôi đứng ở chợ trời. Tôi uống cà phê của bạn bè. Tôi ăn cơm chực của bác Ngô. Tôi nhớ Quỳnh, nhớ con. Tôi như một thứ cây, mà nhựa sống đã bị rút hết, đứng khô héo dưới một thời tiết hạn hán. Tôi mong tin Quỳnh biết là chừng nào. Hai mẹ con đã đến đâu? Palawan? Poulo Bidong? Sungei Beisi? Songkla? Hay... Tôi không bao giờ dám nghĩ đến điều đó. “Hay”... không nên có cái chữ “Hay” đó. Mà tôi cũng chẳng biết mình có sống không, làm sao tôi biết mình có sống không, làm sao tôi biết tôi sống cách nào. Nếu sống chỉ giản dị là ăn, là thở, là đi đứng, là cười nói... có lẽ tôi đang sống.

Đột nhiên, Phước dừng lại, ngồi xuống ghế:

“Tôi hiểu rồi! Anh Thăng. Thật tình là tôi đến gặp để mượn anh chị một lượng vàng. Tuần tới tôi có chuyến đi. Nhưng mà... tôi hiểu rồi! Anh ăn gì chưa?”

“Ăn rồi! Tôi đã ăn từ hồi chiều.”

Nhìn quanh căn buồng trống trơn, Phước hỏi:

“Bán hết rồi hả?”

“Hết. Chẳng còn gì để bán.”

Tôi cắn đầu điếu thuốc, đổi đề tài “Sao bây giờ mới tính chuyện đi?”

Phước xua tay, châm lửa đốt thêm một điếu khác. Im lặng một lúc Phước nói:

“Hồi giữa Tháng Tư tôi phân vân lắm không biết đi hay ở. Tôi còn nhớ rõ tờ Tiền Tuyến ngày 27 Tháng Tư có đi một cái tít dài tám cột Việt Nam Cộng Hòa sẽ không bao giờ đầu hàng cộng sản, chừng nào quân đội vẫn còn đó và vẫn còn sự ủng hộ của nhân dân. Và Tướng Kỳ đã tuyên bố trong một cuộc mít tinh lớn rằng các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn mạnh và sẽ mang lại hòa bình trong danh dự cho xứ sở. Tôi đi làm sao được. Tôi quyết định ở lại. Mặt khác hồi đó tôi không muốn khi mình tới trại tị nạn sẽ bị người Mỹ xịt thuốc DDT như xịt vào một con vật hôi tanh, như thể mình có chí, có rận hoặc có mùi nặng. Tôi nghĩ rằng chắc mình sẽ có một cái mùi mà người Mỹ sẽ không bao giờ chịu được là mùi bại trận của họ...”

Ngưng một lát, Phước tiếp, “Vả lại, muốn làm người tị nạn thì phải rất trẻ hoặc phải rất giàu. Trẻ thì tôi không còn trẻ và giàu thì tôi cũng chưa bao giờ giàu...”

“Vậy sao bây giờ tính chuyện đi?”

“Tôi không thể sống nổi ở đây.”

“Nhưng bây giờ gặp anh, để tôi tính lại. Có thể tôi sẽ hoãn chuyến đi của tôi.”

“Mà tôi làm gì để anh đổi ý?”

“Anh chẳng làm gì. Tôi đổi ý vì tôi đang nghĩ khác. Đi chậm không có nghĩa là sẽ không đi. Thôi bữa khác gặp anh.”

Phước đứng dậy, chìa tay cho tôi bắt.

Phước đi rồi tôi không ngủ được. Tôi nhớ Quỳnh và con. Tôi thấy lại khuôn mặt của Uyên, hai con mắt đen, tóc chải cao, cái trán bướng, áo hở cổ rộng, da trắng. Tôi thoảng nghe tiếng khóc của con, những ngón tay gầy, đôi mắt to trên một khuôn mặt thiếu chất dinh dưỡng. Đứa bé ra đời trong một Saigon tan nát. Nó không chỉ đánh dấu tình yêu của hai con người, nó còn đánh dấu những tháng năm khổ nhục của cha mẹ và cả một dân tộc.

Tôi tưởng tượng lúc này Quỳnh đang dắt con đi trên bờ biển của một hòn đảo đầy những thuyền nhân tị nạn. Quỳnh đang xếp hàng chờ lãnh phần ăn. Quỳnh đang giặt quần áo trên tảng đá của một con suối. Quỳnh đang ôm sách đến một lớp học Anh ngữ. Quỳnh đang bị bao vây giữa những người đàn ông. Quỳnh xông pha giữa bầy cá mập. Quỳnh và con nằm bất động trên một chiếc ghe đầy những xác chết. Ghe đang trôi lềnh bềnh giữa đại dương. Quỳnh bị đưa lên một thuyền đánh cá của bọn hải tặc. Quỳnh bị đánh đập, bị hãm hiếp, bị làm đồ chơi cho bọn thú vật Thái.

Quỳnh giãy giụa. Quỳnh chống chọi, vùng vẫy. Quỳnh ôm chặt con vào lòng. Quỳnh cắn lưỡi. Quỳnh ôm con nhảy xuống biển. Quỳnh được một tàu buôn cứu. Quỳnh đã đổi khác. Hai con mắt căm hờn, chiếc miệng có cái răng khểnh đã khép lại vĩnh viễn nụ cười đã từng làm chết lòng tôi. Quỳnh đi đứng lo cho con như một hồn ma trên dương thế.

Trong trái tim Quỳnh, tôi đã biến mất như một làn khói mỏng.

Quỳnh không bao giờ còn nhớ tôi. Cô không muốn nhớ tôi. Tự nhiên tôi có cái ý nghĩ ấy. Đùng một cái, cả một đất nước sụm xuống. Đùng một cái, cả một dân tộc tan nát. Đùng một cái, tôi đánh mất tất cả. Tình yêu của tôi, con cái tôi, gia đình tôi biến đi như những bóng mây. Và tôi, thứ rong rêu bèo bọt, một sinh vật bình thường bất ngờ bị tước đoạt tất cả, trần truồng trước cõi đời. Nhưng mà có đúng là “đùng một cái” không? Có đúng là đùng một cái gạo trong kho sạch trơn không còn một hột không? Có đúng là bừng con mắt dậy thấy mình tay không hay không? Có đúng là tự nhiên một hôm thấy mình mất sạch sành sanh, tay chân bị trói bỏ rọ không? Hôm ở nhà tù Rạch Giá, Linh Mục Minh nói với tôi rằng chính những người cầm vận mệnh dân tộc trong tay đã đẩy đất nước này đến chỗ suy sụp cùng tận.


(Còn tiếp)

24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127193)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152220)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133400)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219798)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146499)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133704)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155268)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 124418)
Trời đã về chiều và lòng hắn thì như chưa muốn dừng. Nhiều chuyện hắn muốn kể nữa, về cái tuổi thơ êm đềm của hắn nhưng đầu óc hắn như đã thấm mệt.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149156)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
30 Tháng Mười 2012(Xem: 186639)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 158264)
Biển vẫn tràn đầy sức sống mãnh liệt và tôi biết sẽ có một ngày, biển sẽ không thể làm nước bắn văng vào mắt khép của tôi nữa.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160856)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
18 Tháng Mười 2012(Xem: 166598)
Nhạc Mongolia - lời Việt: Lê Tự Minh - Thùy Chi hát
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146491)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166547)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 127395)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 148376)
Những năm gần đây, các bạn CHS lớp thất 4 Anh văn của K.8 trung học NQ thường tổ chức họp lớp 2 lần trong năm
11 Tháng Mười 2012(Xem: 133247)
Tôi chìm vào giấc mơ đẹp nhất đời mình. Giấc mơ có bảng đen phấn trắng và những kỷ niệm đẹp như mầu hồng thời con gái.
08 Tháng Mười 2012(Xem: 164292)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 152118)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.