Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXII)

09 Tháng Giêng 201511:30 SA(Xem: 25412)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXII)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXXII

Chị Mười Tân có yêu Mười Tân không? Tôi không biết. Nhưng cái mà tôi thấy bên ngoài giữa hai người là sự lạnh lẽo, cô đơn không có gì gắn bó.

Trong ngôi nhà to lớn giữa Saigon, chị treo một chiếc võng, nằm đọc báo. Chiếc võng đu đưa, đu đưa. Thỉnh thoảng chị lấy chiếc kính ra khỏi mắt, đặt tờ báo đọc dở lên bụng, hai bàn tay xếp lại ngó lên trần nhà cao. Chị nghĩ gì? Khó có ai đọc được những suy nghĩ trong đầu chị, kể cả Mười Tân. Chị là người khôn khéo trong giao tế với Bắc Bộ Phủ. Tất cả những tay lãnh đạo Hà Nội đều ưu ái chị. Chính Mười Tân khi có những hành xử quá mức, vượt ngoài quyền hạn mà Hà Nội cho phép, đã được chị cứu gỡ. Mười Tân trong khu, chị Mười Tân ở nước ngoài. Hai người ở “hai đầu công tác.”

Một lần đi với Quỳnh tới thăm chị, tôi biết thêm chị là người ăn nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nhưng xa cách.

Tôi có cảm tưởng chị không muốn gia đình chị liên hệ họ hàng gì đến gia đình Quỳnh. Chị đối xử đúng đắn, phải lẽ, nhưng không thân thiết. Một gia đình cách mạng, không thể dính dáng đến cái bọn tư sản - như gia đình Quỳnh - lại càng không thể liên hệ được với một gia đình có quá nhiều điều còn cần phải xét lại như gia đình tôi - quen ông Phan là một tội, chơi bời với đám văn nghệ sĩ tự do phóng túng là một tội, đứng bên lề một cuộc chiến mà không tham gia Mặt Trận là một tội, Cha đi lính Tây là một tội, anh vào lính Việt Nam Cộng Hòa... là vô số tội... Đó là mẫu số chung duy nhất giữa ông Mười Tân và chị.

“Cậu có nghe tôi nói không?”

Tôi giật mình. Tôi đã để Mười Tân nói một mình quá lâu.

“Dạ... có!”

“Sao cậu không đi chơi với thằng Giang mà giao du chi với đám thằng Đình, thằng Tâm?”

“Anh nói nhạc sĩ Nguyễn Giang phải không?”

“Chớ còn ai! Một tài năng âm nhạc như thế mà còn đứng về phía cách mạng, điều đó nghĩa là gì, cậu biết không? Cả cái Saigon này, cả cái miền Nam này, cả cái nước Việt Nam này, ai mà không biết Nguyễn Giang. Một tâm hồn lớn như thế đã thấy được đâu là con đường phải đi, đã biết chọn ánh sáng bỏ bóng tối. Còn cậu? Cậu là cái gì? Một thứ thầy giáo hạng bét. Dạy một môn học bá láp. Đồ cái thứ triết lý duy tâm không tưởng. Cậu tưởng là ghê lắm phải không? Cái thứ triết lý trên trời trên mây đó chỉ để cho bọn ăn không ngồi rồi, bọn trà dư tửu hậu, bọn no cơm rửng mỡ, bọn làm đầy tớ phục vụ đế quốc tư bản đọc...”

Dụi điếu thuốc hút dở xuống cái gạt tàn. Mười Tân ngừng nói, rút một điếu khác châm lửa. Tôi thấy ông nhìn tôi cái nhìn dò xét.

“Cậu có biết cái câu ngưu tầm ngưu mã tầm mã không? Tại sao chưa lần nào gặp Nguyễn Giang mà tôi thấy có mặt cậu cả vậy? Trước giải phóng là bạn thân mà, đúng không?”

“Dạ... không.”

Tôi ngập ngừng. Thật ra tôi không biết có thể nói Nguyễn Giang là bạn thân hay bạn sơ. Anh ấy là một trong những nhạc sĩ mà tôi ưa thích nhất. Chúng tôi quen biết nhau khá lâu, nhưng đi lại với nhau không phải là nhiều. Tôi phục anh. Ngôn ngữ trong âm nhạc Nguyễn Giang gần gũi với chúng tôi, với cả một thế hệ chúng tôi. Cùng lứa tuổi, Giang lớn lên ở Huế, tôi sinh trưởng ở Nha Trang. Chúng tôi gặp nhau, quen nhau ở Saigon.

Âm nhạc của anh làm tôi nhức nhối. Nó luôn luôn làm tươi lại những bông hoa tình yêu đầu tiên của một đời người. Những ngày tháng yêu Quỳnh, tôi vẫn để băng nhạc anh tặng trên máy nghe ở đầu giường. Ngày Chủ Nhật buồn, nằm trên căn gác đìu hiu... Tôi đã là như vậy khi ly dị với “người đàn bà trong căn nhà có cây trứng cá,” sau đó đi thuê một căn gác nhỏ trong cư xá Đô Thành. Những ngày Chủ Nhật buồn, đầy dẫy trong tôi thời gian đau đớn. Một buổi tối Quỳnh đến thăm tôi, cãi nhau về chuyện giữa tôi và Uyên, cô giận dữ bỏ về lúc nửa đêm, âm nhạc của Giang cũng đầy trong đầu tôi. Tôi lo sợ tình yêu ấy sẽ tan mất. Từ lúc đưa em về là biết xa nghìn trùng. Tôi rất yêu những ca khúc của Nguyễn Giang, nhưng có lẽ tôi chưa là bạn thân của anh. Và tôi nghĩ là anh cũng chẳng thân tôi. Có lẽ cái cơ hội để chúng tôi gần nhau khá hiếm hoi, nên sợi dây bạn bè không đủ siết chúng tôi lại gần nhau. Vả lại tôi chỉ là một thứ người vô danh trong xã hội đầy danh vọng kia, tôi có gì để đến với anh. Tôi chơi với Nguyễn Giang qua các bạn Đình, Nhật, Phùng, Tâm của tôi. Chúng nó viết văn làm báo. Chính tác phẩm của đứa này kéo đứa kia đến gần với mình và ngược lại. Một lần, theo các bạn Nhật, Tâm, Phùng, Đình đến dự buổi ra mắt sách của một nhà văn nữ, tôi gặp lại Nguyễn Giang. Đó là thời gian cuộc chiến Việt Nam đang ở cao điểm, và hôm đó Nguyễn Giang đã hát một ca khúc làm tôi thật sự rung động.

“Đại bác đêm đêm vọng về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.”

Giọng anh khàn và đục, anh không phải là ca sĩ nhà nghề, nhưng tiếng hát của anh diễn tả ngôn ngữ âm nhạc của chính anh viết ra có một sức thuyết phục kỳ diệu. Nó khác với những lần nghe nữ ca sĩ Mai Khanh hát nhạc anh.

Tiếng ca ma túy của chị lôi cuốn người nghe theo một cách khác. Nhưng giờ đây, sau Tháng Tư Bảy Lăm, người nữ ca sĩ ấy đã ra đi. Ngày đầu tiên Saigon bị cưỡng chiếm tôi nghe tiếng hát Nối Vòng Tay Lớn của Nguyễn Giang trên đài phát thanh Saigon. Và mấy năm sau tôi nghe những ca khúc mới của anh. Em ra đi, nơi này vẫn thế. Có phải là một lời nhắn nhủ Mai Khanh rằng Saigon vẫn như xưa hay tâm hồn anh vẫn không có gì thay đổi, dù vật đã đổi, sao đã dời. Tôi không tin rằng nơi này vẫn thế. Tôi nhìn thấy mọi vật hoàn toàn đảo ngược. Tôi không phải là một người bị đe dọa mạng sống như các bạn tôi, tôi cũng không phải là những người có tài sản bỗng một sớm một chiều trắng tay, tiêu tan sự nghiệp, tôi cũng không phải là người mà hôm qua tràn ngập danh vọng nay bị đẩy xuống đáy thứ dân. Tôi chỉ là một tên dạy học quèn, sống ở một căn nhà quá nhỏ đâu mặt với những căn nhà cũng quá nhỏ khác trong một con hẻm ngập nước cống, rất gần với một nghĩa địa chen chúc những túp lều của đám người nghèo nhất của một thành phố có bốn triệu dân. Có lẽ những con người nghèo khổ cùng cực kia có quyền nói câu “Em ra đi nơi này vẫn thế” hơn là Giang, tôi nghĩ vậy.

“Sao Giang nói với tôi là cậu thân với Giang?”

“Dạ, mà phải!” Tôi ngập ngừng, “Nhưng lâu rồi không gặp.”

“Ngày nào Giang không có mặt ở Hội Văn Nghệ...” Mười Tân ngừng lại, bập một hơi thuốc, tiếp, “Vậy chớ những ngày trước khi vượt biên bị bắt làm gì, ở đâu?”

Mười Tân hỏi giọng gay gắt. Câu hỏi đó nghe quen, tôi trả lời không khó:

“Dạ, vẫn lái xe ủi đất ở công trường dưới Minh Hải.”

“Lái xe ủi đất? Cậu làm cái nghề này từ hồi nào vậy? Sao con Quỳnh nó không cho tôi biết?”

“Lâu rồi anh. Khi được giấy cho phép nghỉ dạy là chuyển ngành ngay.”

“Cậu có biết là tôi có đủ quyền hạn để cho cậu ngồi tù rục xương không?”

Tôi không trả lời.

Tôi biết điều đó.

Tôi thấy mình chưa đến nỗi rục xương lúc này, nhưng biết bao nhiêu người quanh tôi xương cốt đang bắt đầu mục rã. Người ta có cảm tưởng như cánh cửa nhà lao của chế độ mới chỉ rộng mở để đón người vào chứ không phải hé mở để cho người ra. Nhà giam của chế độ cộng sản là một nơi để người ta bỏ quên những sinh vật mà xã hội của những người tự xưng là “làm cách mạng” không muốn nhớ tới.

“Sáu Phận! Sáu Phận đâu!”

Sau cùng tôi nghe tiếng Mười Tân kêu lên hối hả.

“Thôi, tôi phải đi đây!”

Ông không chờ Sáu Phận đến. Ông bước ra cửa đúng lúc tôi nghe tiếng chân chạy ngược lại.

Mùi khói thuốc của Mười Tân khét nghẹt. Và tôi vẫn ngồi yên trên ghế.

Tôi không biết mình chờ đợi gì.

Suốt một tuần sau bữa gặp Mười Tân, tôi thấy mình không còn chút hy vọng chi ngày ra tù. Tôi mất ăn mất ngủ. Tôi thấy lại cái hình ảnh Tư Long trong đêm đầu tiên đến nhà giam sau khi tôi đã bị Sáu Phận đẩy vào nhốt chung trong căn xà lim nhỏ xíu. Cha Minh nằm cạnh tôi nhắc chừng tôi phải ăn uống.

“Ai mà chẳng có lúc bị ngã, vấn đề là có biết đứng dậy để đi tiếp hay không?”

Cha làm tôi nhớ tới Linh Mục Alexis Cras. Cha không bao giờ nói chuyện đạo với tôi. Cha cũng chẳng hỏi tôi đạo gì. Đưa tay chỉ cho tôi thấy một người tù đang đứng bên lu nước, Cha nói nhìn kỹ coi có gì lạ không. Tôi quan sát người cùng cảnh ngộ và thấy không có chi lạ. Đó là một người đàn ông đã lớn tuổi chừng năm lăm sáu mươi. Đầu hói, mắt xếch, mặt ngạnh, trán dồ, cặp môi xệ, gầy gò xanh xao, hậu quả của sự thiếu ăn như mọi người tù khác. Ông ta đang vịn tay lên lu nước, mắt ngó chăm vào trong lu như thể đang tìm kiếm một thứ gì bị mất trong đó. Tôi nhìn lại cha Minh.

“Ông Ba đó!”

“Thưa Cha, ông đó là ai?”

“Ông Ba Trương Phi.”

“Sao lại Ba Trương Phi?” Tôi hỏi lại cha, ngạc nhiên đến quên mất lời thưa gửi.

“Ổng là cán bộ hưu trí nhưng bị chính quyền cách mạng buộc tội quản quốc, cấu kết với tình báo CIA chống nhân dân, chống đảng. Trong tù người ta đồn như vậy.”

(Còn tiếp)

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80550)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74019)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65708)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78475)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68771)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76200)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76794)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73843)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73937)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72684)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75558)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74231)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80511)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75853)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69104)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73750)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69352)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66525)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .