Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXIX)

18 Tháng Mười Hai 201412:41 CH(Xem: 15363)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXIX)

BUI VA RAC-nxh-2-large

Kỳ XXIX


Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”


Nhị Hà là một trong số những đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh “cực tả” trong thành đoàn. Không một chiến dịch nào do Thành ủy và Ủy nan Nhân dân thành phố mở ra đánh vào dân Saigon mà không có sự tham dự của Nhị Hà. Các vụ đánh tư sản, đổi tiền, tịch thu văn hóa phẩm gọi là phản động và đồi trụy, tấn công nhạc vàng, ruồng ốp sách báo cũ... đâu đâu cũng thấy Nhị Hà đi hàng đầu. Sau cùng Nhị Hà vào ngành công an. Cô thấy không ngành nào thích hợp cho lòng thù hận của cô bằng ngành này.

Còn tương lai?

Ừ, tương lai thì sao?

Tôi cần gì tương lai. Hiện tại tôi sống chưa xong, chưa hết việc gì tôi tìm kiếm tương lai!

Tôi nhớ lại nụ cười của người nữ tù. Một mái tóc rối bù, một khuôn mặt xanh xao, một bộ quần áo màu đen, bạc mốc. Nhưng nụ cười ấy đã làm ấm lại cái mùa đông tù ngục của hiện tại. Nụ cười ấy làm tan đi trong tôi những ý nghĩ đen tối chết chóc suốt bao nhiêu ngày nay. Tôi nhớ Tư Long, sợi xích sắt nặng nề buộc vào hai cườm tay, hai cổ chân, khua động rên xiết; hai sợi xích còn nặng hơn cả tấm thân toàn da với xương khẳng khiu còi cọc; tên cuồng tín chủ nghĩa, sau cùng đã thốt lên:

“Tôi phải sống để nhìn cái lũ đó chết, chớ tôi đâu có dại gì chết trước cái lũ đầu trâu mặt ngựa đó.”

“Anh Thăng!”


Bất ngờ có người gọi tên tôi và tôi cảm thấy có một bàn tay lay lay bả vai tôi.


Tôi mở choàng mắt dậy. Người đàn ông ngồi chồm hổm ngay chỗ nằm tôi là một cai tù. Tôi biết chắc như vậy, bởi vì tôi thấy y có đeo đồng hồ.


“Anh có phải là Trần Lâm Thăng không?”


“Phải.”


“Hôm nay có thăm nuôi, sao anh không ra sân chờ nghe tên?”


“Tôi bị bệnh. Mà tôi không chắc là nhà tôi biết tôi đang ở đây đâu.”


“Không nên bi quan như vậy. Nên rửa mặt rửa mũi đi. Tôi chắc hôm nay anh có người nhà thăm mà!”


Tôi ngồi dậy. Tên cán bộ cai tù còn trẻ. Y trạc ba mươi. Da trắng, khuôn mặt y đẹp trai một cách cải lương. Chiếc đồng hồ trên cổ tay y thuộc loại đắt tiền. Hiệu Longines, mỗi con số là một hột xoàn. Dây đeo màu vàng tựa như được đánh ra từ vàng khối.


“Đồng chí Hà nói với tôi là anh là thầy học của đồng chí. Đúng vậy không?”


Tôi gật đầu, mắt vẫn nhìn y.


Tôi biết y là ai rồi. Y chính là người sưu tập đồng hồ. Y là Sáu Phận. Giọng nói của y làm tôi nhớ lại tên cai tù ra lệnh cho tôi ngay đêm đầu tiên tại nhà tù này phải vào xà lim nằm chung với Tư Long.


Tôi hiểu được rằng điều này có nghĩa là người tù tên Bình và tên cai tù Sáu Phận quả có mối liên hệ như lời cha Minh nói. Nhưng tôi chưa kịp hiểu vì sao y không để tên Bình nói chuyện với tôi mà y lại đích thân làm việc này. Thật ra tôi chưa cần tìm hiểu. Tôi đang mong gặp Quỳnh. Tôi tưởng tượng thấy khuôn mặt vợ tôi đầm đìa nước mắt bế con đứng bên kia song sắt, dưới chân là một giỏ đựng thức ăn và đủ thứ linh tinh mà một người tù được phép nhận. Tôi tưởng tượng Quỳnh sẽ đứng đó không nói lời nào cho đến khi bị tên cai tù đuổi đi vì hết giờ thăm nuôi. Tôi như thấy lại chiếc răng khểnh của Quỳnh, đôi mắt màu nâu mã não, trên khuôn mặt thơ ngây, không bao giờ ngừng thơ ngây, đã chiếm hết chỗ trong trái tim tôi.


Tôi nhìn ra sân. Trưa nắng. Tiếng đọc tên người được thăm nuôi vang lên ơi ới, truyền miệng nhau, tên này chồng lên tên kia.


“Đồng chí Nhị Hà đã lấy phép về thành phố Hồ Chí Minh thăm gia đình...”


Xong y đứng dậy, bàn tay phải y trùm lên chiếc đồng hồ ở cườm tay trái như muốn che đậy sự sang trọng. Y bước đi, không ngoảnh lại. Đúng lúc đó, cha Minh vào xách theo một giỏ quà thăm nuôi. Ngồi xuống chỗ nằm của mình, cha Minh bày thức ăn ra trên mặt báo, những thức ăn đã bị mở tung ra để kiểm soát trước khi tù đưa về chỗ nằm.


“Sao anh không ra ngoài chờ nghe coi có người nhà thăm nuôi không?”


“Cha nói đúng cái câu mà một người vừa mới nói với tôi.”


“Ai vậy? Phải cái ông Bình cò mồi không?”


“Thưa cha, không.”


“Vậy thì cái ông có đeo đồng hồ vàng. Phải không?”


“Sao cha biết?”


“Tôi đoán chừng thôi. Mà có đúng vậy không?”


Tôi gật đầu.


“Vậy thì cứ ra ngoài sân đi lòng vòng chỗ cửa sắt coi. Sáu Phận nói chuyện gì khó tin chớ chuyện thăm nuôi là tin được.”


Tôi đứng dậy ra giếng múc nước đánh răng rửa mặt. Tóc tôi đã cắt ngắn ngay trong ngày đầu vừa bước vào tù nay đã lởm chởm dài.


Tôi dội nguyên một gầu nước lên đầu. Hai tay tôi chà xát thật mạnh vào mái tóc đã được cắt ngắn. Tôi muốn tìm chiếc gương soi lại mặt mũi tóc tai của tôi. Tôi không muốn để Quỳnh thấy tôi bạc nhược, tả tơi, thê thảm. Không, người trong tù phải giúp cho người bên ngoài tù yên tâm, tin tưởng, lạc quan mà sống. Phải như thế. Tôi đánh răng thật kỹ. Tôi không bịnh. Tôi không bịnh. Tôi không bịnh. Tôi là người khỏe mạnh. Tôi... lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu các câu nói đó. Và tôi vuốt lại bộ quần áo độc nhất đã mặc từ ngày vào tù. Bộ quần áo ấy tôi đã giặt hai lần vào những buổi tối.


Hai lần tôi được cha Minh cho mượn chiếc áo chùng của cha để ngủ chờ quần áo khô. Tôi yên tâm thấy quần áo tuy có nhàu nát nhưng không hôi hám. Tôi tưởng tượng tôi đang có bộ mặt vui vẻ. Tôi đi vòng ra phía cửa sắt. Tôi đứng sau lưng những bạn tù đang lao nhao chờ đọc tên mình. Tôi kiễng chân lên cố nhìn những thân nhân của người tù bên kia song sắt. Tôi hy vọng Quỳnh đang có mặt. Tôi hy vọng Nhị Hà đã báo cho Quỳnh biết. Tôi hy vọng Sáu Phận đã đưa thư tôi cho Quỳnh. Tôi tưởng chừng thấy Quỳnh đang bế con, giỏ thức ăn dưới chân dáo dác tìm kiếm tôi bên trong song sắt. Tôi chắc chắn Quỳnh sẽ khóc khi ôm tôi, dụi cái mái tóc ngắn ngổ ngáo vào ngực tôi. Tôi chắc Quỳnh sẽ cười nói rằng “ngu lắm, không khóc nữa đâu.”


Tôi tưởng... nhưng không, không có gì hết. Người tù có vẻ đông hơn đám nhân thân ngoài kia. Chừng mười người đàn bà, có người bế con, có người dắt con, có người còn trẻ, có người đã già, ăn mặc đủ kiểu, đủ loại. Tên công an coi tù đứng giữa, trên tay cầm tờ giấy. Tôi thấy hắn đọc khó nhọc, như thể hắn đang bị hành xác. Tôi nhìn quanh quất thêm một lần nữa đám thân nhân bên ngoài. Cố tưởng tượng Quỳnh mặc bộ bà ba đen, đang tay xách nách mang, lỉnh cà lỉnh kỉnh những thứ thăm nuôi tù.


Không. Không có Quỳnh. Có một người đàn bà trẻ đang đứng khóc. Dưới chân chị là một giỏ quà nhỏ. Có tiếng mấy người tù bên trong nói truyền nhau. “Cam Duy Nghĩa bị đưa đi rồi!” Người đàn bà trẻ vẫn đứng yên. Những giọt nước mắt chảy ròng ròng trên hai gò má xanh xao. Một bà lão da mặt nhăn nheo, hai gò má tóp lại, vịn tay lên song sắt, cả khuôn mặt bà áp sát vào cửa, tưởng như bà muốn chui vào trong tù. “Thằng Sanh đâu? Tui muốn gặp thằng Sanh, cháu tui!” Không ai trả lời. Tên công an coi tù gỡ những ngón tay của bà ra khỏi song sắt, “Bà đi về đi! Ở đây không có ai tên Sanh mà! Bà về đi!” Bà lão vẫn nhất định không nghe, những ngón tay bà bám chặt hơn vào song sắt, cả chiếc đầu nhỏ bé của bà với chiếc miệng móm, hai con mắt sâu, mái tóc bạc trắng thưa thớt như chui hẳn vào giữa hai thanh sắt. “Tui muốn gặp thằng Sanh. Nó là cháu tui. Nó có làm gì đâu mà mấy người bắt nó, nhốt nó. Trả thằng Sanh cho tui.”


(Còn tiếp)

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76194)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73935)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72677)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72019)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75551)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74218)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80505)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74098)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75844)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69098)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73740)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69345)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66521)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73072)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65429)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76748)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!