Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hạnh Phạm - DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI

28 Tháng Mười Một 20142:15 SA(Xem: 29766)
Hạnh Phạm - DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI


DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI.


Hanh Pham

Phải đến hơn hai tháng sau ngày Sam, thằng con thứ hai dọn ra ở riêng, tôi mới lò dò vào phòng cũ của nó để thu dọn. Không phải vì không có thời gian cũng không phải vì làm biếng mà phải chờ mãi đến ngày hôm nay. Lý do thật giản dị nhưng cũng khá phức tạp. Tôi tránh, không muốn đối diện với những hình ảnh mà nay đã trở thành kỷ niệm. Trì hoãn được ngày nào hay ngày đó.

Căn phòng vẫn ngổn ngang với đồ đạc, quần áo mà Sam chưa buồn đem đi hoặc không cần dùng, bỏ lại. Đứng ở giữa, đưa mắt nhìn quanh căn phòng bừa bộn, nơi từng là thế giới của Sam bao nhiêu năm qua, tôi bỗng dưng thấy nhớ Sam một cách lạ lùng. Thế là những con chim nhỏ ngày nào của tôi nay đã mọc đủ lông đủ cánh và bắt đầu cất cánh bay đi. Từng đứa, từng đứa. Tôi, con chim mẹ, giờ đây trong cái tổ thênh thang, trống vắng. Như một người bị cho về hưu thình lình, tôi hụt hẫng không còn biết làm gì để trám lấp khoảng không gian, thời gian thừa thãi .

Ba đứa con trai cả thảy. Liam, Sam và Ryan. Thằng con lớn, Liam, đi học xa cả năm nay, lâu lâu mới về lại một lần. Thằng giữa, Sam là thằng mới dọn ra và  thằng con út Ryan mười tám tuổi. Ryan hiện học năm thứ nhất đại học, vẫn còn sống ở nhà nhưng ngoài giờ học, dành nhiều thời gian cho cô bạn gái. Mẹ con gặp nhau trong ngày chỉ còn vào những buổi sáng thức dậy vội vàng trước khi đi tôi làm hay nó rời nhà đi học. Tuy đã biết và chuẩn bị tinh thần từ lâu nhưng khi thực sự đối diện với hoàn cảnh này thì không có sự chuẩn bị nào có thể làm dịu bớt đi sự trống vắng đang hiện diện. Người đi bao giờ cũng chóng quên, chỉ có người ở lại, vấn vương với những hình ảnh quen thuộc đầy kỷ niệm. Nhiều lúc tôi tự hỏi lòng, có phải chỉ vì mình đa cảm, hay để những chi tiết nhỏ trong cuộc sống ảnh hưởng, chi phối cảm xúc của mình ? Ngay cả đến ngôi trường tiểu học của các con ngày xưa cũng có khả năng làm lòng tôi chùng lại cứ mỗi lần có dịp đi ngang qua. Nhìn ngôi trường là nhớ những ngày còn đưa đón con đi học.  Nhớ những cuộc tán gẫu với các bà mẹ cùng lứa trong sân trường hoặc những buổi chiều ngồi chờ đợi con trong xe ở cổng. Cả ngày, cả tuần, cả tháng, quanh năm… bận bịu, đầu tắt mặt tối với những sinh hoạt của con nhưng cuộc đời lúc ấy sao thật là đầy ý nghĩa.

Khi lên đến trung học thì trường các con cách nhà rất xa. Phải đi xe lửa và rồi đi bộ từ trạm xe lửa đến trường. Mất gần cả tiếng đồng hồ . Ngoài cái túi đeo lưng đựng đầy sách vở nặng nề, các con lại còn phải ì ạch sách theo nhạc cụ vào những hôm có giờ âm nhạc. Xót con phải lê lết nặng nhọc nên vợ chồng tôi hay cố gắng đưa đón tụi nó khi có thể. Những chuyến xe đưa đón vào thời điểm này là những cơ hội được tìm hiểu và gần với chúng thêm một ít. Ngồi chung trên xe trong một quãng đường dài, mẹ con thường nói chuyện trên trời dưới biển hay nhỏ to tâm sự. Vì ngồi chung một xe, sự gần gũi về không gian lẫn tình cảm đã cho tôi có cơ hội len lỏi vào cái thế giới riêng tư thuộc tuổi mới lớn của các con, một thế giới mà những bậc cha mẹ như tôi thường được chúng coi là người ngoại cuộc - Này con, sao dạo này không thấy thằng Daniel ghé nhà mình chơi với con nữa - Oh, bố mẹ nó ly dị nên nó theo bố nó đi thành phố khác rồi mẹ à - Còn con và con nhỏ Emma, mẹ thấy hai đứa coi bộ thân nhau à. Tụi bay là bồ tèo chưa hay chỉ vẫn là bạn ? – Ha ha, mẹ nghĩ thế nào về nó ? ..... Ôi nhớ làm sao những lần mẹ con rủ rỉ, rù rì như thế.  Nhớ cả những buổi tối đi đến xem các con trình diễn nhạc ở trường. Có những lần ngồi xem với các phụ huynh khác trong cái sảnh đường rộng.  Gió mùa đông từ ngoài thổi vào lạnh lẽo, co ro trong khi bụng cồn cào đói vì chưa kịp ăn uống. Thế đấy nhưng vẫn thấy hạnh phúc làm sao!

Thời điểm các con học lớp 12 cũng là thời điểm chúng bắt đầu có bạn gái và cũng là lúc nhà có những khách đột xuất - bạn gái của chúng nó. Cái bếp nhỏ thỉnh thoảng trở nên bận rộn và ríu rít với tiếng cười nói của những đứa “con gái” tạm của tôi đến chơi, nấu nướng. Nhà toàn là con trai nên khi có mấy bóng hồng thấp thoáng thì khung cảnh và không khí tự nhiên sinh động hẳn lên. Mùa Giáng Sinh cũng ấm cúng hẳn lên với mấy đứa “con gái”. Tôi có dịp mua quà cho bạn gái của con, những món quà dễ thương, tiêu biểu cho đàn bà con gái mà đã từ lâu không rờ đến... Cuộc sống tình cảm của tôi từ đó cũng ảnh hưởng ít nhiều theo cuộc sống tình cảm của các con. Vui khi tụi nó và bạn gái hòa thuận. Man mác buồn khi có sự bất hòa hay tan vỡ trong quan hệ tình cảm của các con. Tình cảm tôi đến tuổi này mà vẫn lên xuống, bập bềnh như con nước thủy triều của những mùa nước lũ.

Có lẽ vì vừa là đàn bà lẫn vừa là mẹ nên tôi tương đối khá nhậy cảm. Con Alice trong một tuần chỉ thấy không đến chơi là tôi đã linh cảm có gì khác thường. Hỏi Sam thì đúng y chang – Sam và Alice đã quyết định chia tay. Tự dưng thấy con Emma đăng trên Face Book cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên nó trong thời gian khó khăn vừa qua. Sao lại “thời gian khó khăn” nhỉ? Thôi rồi, nghi quá. Gọi hỏi thằng lớn Liam thì mới biết là nó và con Emma đã không còn liên hệ. Mỗi lần khám phá như thế, không ai khiến mà cơn buồn cứ đeo đẳng mãi. Hết tôi nghiệp con rồi lại nhớ mấy đứa “con gái tạm”. Nuối tiếc những ngày vui bên nhau mà nay đã không còn…

Bây giờ, tôi lại ngồi đây, giữa những đống quần áo cũ, sách vở, CD bỏ lại của Sam, nuối tiếc, nhặt nhạnh những mảnh ghép, những miếng puzzles  của đời mình, để ghép lại trong ký ức một bức tranh ngày nào mà nay đã xa rồi tầm tay với. Thình lình, trong lúc xếp gọn lại mấy cuốn sách cũ của Sam, một tấm hình bất ngờ rớt ra trên sàn nhà. Mặc dầu hình đã bị trầy trụa và ố vàng nhiều nơi nhưng khi nhặt lên nhìn thì tôi nhận diện ra ngay là hình của Sam hồi còn bé, chụp khi được mười tháng. Sam đang chập chững trong chiếc quần ống thấp ống cao những bước đi đầu tiên của mình. Hai tay Sam giơ lên trời để lấy thăng bằng. Đôi mắt to tròn hãnh diện nhìn vào camera trong khi cái miệng cười toe toét, cho thấy hai cái răng sữa nho nhỏ thật dễ thương. Trời ơi, thằng con bé bỏng của tôi đây. Đẹp và hồn nhiên như một thiên thần. Ngay lúc này, tôi chỉ muốn bỏ tất cả để chạy ù về quá khứ, giang đôi tay thật rộng để được ôm choàng lấy nó. Tôi áp cái hình vào ngực mà nước mắt cứ thế mà dàn dụa trên má. Như một động tác tự nhiên, phản xạ, tôi lôi cái iphone ở trong túi ra.  Qua màn nước mắt nhoè nhoẹt, tôi loạng quang đánh vội một tin nhắn cho Sam – “I miss you Sam ! XXXX . Mum.” Vừa lúc ấy thì chuông điện thoại reo vang. Thằng út Ryan gọi về:

- Mẹ ơi, con mới thi xong môn học cuối của năm nay. Con làm cũng khá lắm. Lát nữa về con sẽ lôi cây Noel ra dựng và trang trí. Mẹ nhớ đi shop mua hệ thống đèn chớp chớp nha. Bộ cũ hư năm ngoái rồi.

Phì cười, tôi cất cái phone vào túi rồi lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ. Ngoài kia bầu trời xanh biếc, không một áng mây. Gió xuân hiu hiu thổi qua những tàng cây kẽ lá. Trong khoảnh khắc, nỗi muộn phiền trong tôi như cũng theo gió mà cuốn mất đi. Dưới chân đồi, con sông Onkaparinga lấp lánh dưới ánh mặt trời như một tấm vải bạc, uốn éo làm điệu trước khi nhập vào với biển. Nhìn dòng sông tôi chợt nhớ đến một câu châm ngôn đã nghe qua trước đây. “ Time is like a river. You cannot touch the same water twice, because that the flow has passed will never pass again”. Phải rồi, thời gian trôi như một dòng sông, ta không bao giờ gặp cùng một giòng nước hai lần. Cuộc đời cũng thế, như một giòng sông, là một biến chuyển không ngừng. Có những chỗ, giòng sông trôi êm đềm nhưng cũng có những nơi, giòng sông trôi ào ạt làm ta chới với. Rồi cũng có những đoạn giòng sông rẽ nhánh thình lình, quanh co uốn khúc. Như những nốt nhạc đen trắng, nốt cao nốt thấp, nốt buồn nốt vui nhưng cả hai đều là những nốt tất nhiên phải có. Không thể nào trong đời người ta tránh khỏi.

Đóng cửa phòng Sam lại sau lưng, tôi lôi những bao đồ bỏ đi của nó ra garage để chất vào cốp xe rồi sau đó chở ra cho mấy cơ quan từ thiện ngoài phố. Trên đường lái xe, phố xá bỗng dưng nhộn nhịp, tưng bừng hẳn lên với không khí Giáng Sinh. Radio trong xe cũng bắt đầu hát nhạc Giáng Sinh, bài Jingle Bells mà các con tôi hồi nhỏ thường yêu thích. Tôi mỉm cười vặn âm thanh to lên một chút rồi nhỏ nhỏ hát theo -

“Jingle bells, jingle bells,

Jingle all the way…….”.

 

Hanh Phạm

Adelaide, 24/11/14

 

 

 

 

16 Tháng Tư 2023(Xem: 3715)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
11 Tháng Tư 2023(Xem: 3776)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 5302)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 5077)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 2023(Xem: 3517)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3878)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3923)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
31 Tháng Ba 2023(Xem: 3767)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
24 Tháng Ba 2023(Xem: 3804)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời
21 Tháng Ba 2023(Xem: 3927)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 6412)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4304)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4409)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3663)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 2023(Xem: 3556)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 2023(Xem: 3879)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 6462)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
22 Tháng Hai 2023(Xem: 3615)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 2023(Xem: 5035)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 8984)
thầy Nguyễn Kim Linh nguyên là giáo sư môn Vạn Vật trường trung học Gia Long. Năm 1965 thầy được Bộ giáo dục điều động về làm Giám học trường trung học Ngô Quyền