Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trương Gia Vy - THƠ TÌNH CUỐI ĐỜI

17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30189)
Trương Gia Vy - THƠ TÌNH CUỐI ĐỜI

THƠ TÌNH CUỐI ĐỜI


10559943_891268297576442_3649232341452516780_n

Bảy tấu khúc
mừng tuổi anh, tháng bảy

1.

Anh dấu yêu, tháng bảy đến rồi, mừng anh thêm một tuổi.

Một tuổi đời, tuổi mới, anh vẫn hoài mới ở trong em.

Gởi đến anh sáng nay, nụ hôn mệt mỏi muộn màng, nhưng em nghĩ là anh biết,

Suốt đời này, mãi mãi em cũng chỉ có một người để mừng tuổi, chính là anh.

Thuở mới lớn, mắt biếc môi hồng tóc dài lộng gió, rong chơi khắp phố phường em chỉ thấy riêng anh.

Nụ cười, ánh mắt, tay cầm, môi hôn nóng bỏng cuốn mất hồn bé dại.

Chung đời tình, có hạnh phúc, có đớn đau, với em anh vẫn hoài là trái núi che mất mọi người, để em dù có những phút cuồng ngông vẫn không thấy được ai cả, ngoài anh.

Trời vào hè, nhớ không anh những ngày thơ mộng cũ, khi ta chỉ là một, rong chơi lãng bạt cùng với những chú ve sầu râm ran trên vòm tán lá xanh, trong khu vườn mùa hạ.

Tay trong tay, mắt trong mắt, ta có thấy ai đâu, ngoài anh và em.

Môi ngậm môi hôn, ta chẳng nghe gì cả, chỉ còn nhịp đập rộn ràng của tim yêu.

Tháng sinh nhật anh, bỏ qua tai những đàm tiếu chết người, biển xanh nước ấm, em và anh, và tình yêu bỏng cháy.

Em cùng anh, có nước mắt có nụ cười, có đắng cay có điều phải chọn, có bao giờ ta tiếc là đã chọn cùng nhau đi hết đường đời, có bao giờ ta ân hận là đã phải cùng nhau xẻ chia ngày tháng của anh, của em.

2.

Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy,

Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.

Nụ hôn dành cho anh, sáng nay, sáng đầu ngày cùng tiếng chim hót sau vườn nhỏ,

Nhắm mắt, vẫn là nụ hôn đầu bao năm tháng lòng mình tưởng chừng đã phôi pha.

Sinh nhật của anh lần đầu tiên tham dự, em vừa mười bảy, buổi tiệc vui, chốn đông người, em ngồi thu mình trong chiếc ghế bành nơi góc tối mắt nâu mở to nhìn anh, nhìn bè bạn vây quanh.

Sinh nhật của anh lần đầu tiên tay ta chạm bàn tay, anh hơn ba mươi, em cứ tự hỏi hoài, giữa biết bao nhiêu người sao ta lại cứ phải gai góc kiếm tìm, vượt trở bao gai chông để đến với nhau.

Trong em, vẫn còn hoài, ngày đó bạn bè và anh và chiếc bánh sinh nhật với không một ngọn nến nào được thắp được thổi.

Và trái tim anh, và đôi mắt có nỗi buồn nào nặng trong lòng lúc ấy, làm chao đảo hồn em, nhỏ của anh, trái tim vừa lớn, lòng đầy ấp thương yêu, trao hết cho anh, không ngại ngần so đo tính toán.

Ở anh, biết bao mệt mỏi, vậy mà anh vẫn còn giữ được riêng cho em nồng nàn say sưa như tuổi trai vừa lớn đã gởi vào em hết sức lực tuổi thanh xuân.

Ta chết ngợp trong nhau, tưởng không gì phân cách nổi ông bạn lớn và cô nhỏ, cả chia xa, cả cái chết, cả những dòm ngó khắc nghiệt của bạn lớn anh và bạn nhỏ em.

Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.

3.

Đầu tháng bảy, mừng tuổi anh, anh một thời, một kiếp,

Cả một đời em dành, riêng chỉ tặng cho mỗi mình anh.

Tạ ơn cha mẹ dưỡng sinh, cho anh và em, sau cùng chúng mình tìm thấy bóng.

Cám ơn đất trời dung chứa, em sanh sau anh mười sáu năm, chẳng hề thất lạc nhau.

Tháng bảy năm nào, trời cao nguyên lạnh, em sách vở bài thi cuốn hút không đặt được môi tươi lên nụ hôn khô nẻ của anh để mừng sinh nhật. Vật vờ nhớ ông bạn lớn, ngâm nga hoài câu hát núi cao.

Sân trường Đại Học buồn, tháng bảy mưa ngâu, anh lên thăm không báo trước, em mừng, cười.

Ngực áo anh ướt đẫm, nước mưa hay mắt mừng hội ngộ. Không khóc sao vẫn giọt ngắn giọt dài.

Bông hồng vàng, nơi xứ lạnh em gởi về cho anh mừng sinh nhật năm nào, nằm khô buồn trong chiếc bình cạn nước, vì không có em về để xẻ chia với anh.

Nhưng bông hồng vàng trong em chưa bao giờ tàn héo, mãi mãi tháng bảy vẫn là tháng nhớ nhất của em.

Mãi mãi em vẫn là chiếc bóng nhỏ, ngồi ở góc tối nhà, mắt nâu dõi theo bước anh đi.

Những con đường ta cùng rong chơi, quên mọi người, mọi thứ, quên tiếng cười, tiếng khóc, không còn nữa trong ta nhưng xin anh hãy nhớ.

Hồn em, tim óc nhỏ vẫn mãi còn với những ngày tháng cũ, những con đường lá me xanh non đan rợp trên đầu, trái lạc ngựa khô xoay tròn trên không theo gío, và tóc dài em bay quấn lấy hồn anh.

4.

Mừng tuổi anh, yêu quý của em, bây giờ là tháng bảy,

Quà tặng anh, tuổi trẻ em, hiện tại với tương lai.

Nằm trên người anh, em, với trái tim cháy nồng dù tháng năm chưa sai nhịp đập,

Gối đầu tay anh, em, đêm ngắn ngày dài chẳng phút nào ngưng nhớ nghĩ về anh.

Cởi áo ra, xoay lưng lại, cho anh xem đòn roi em gánh.

Thịt xương thì của mẹ cha, sao em muốn thành Na-Tra kiếp trước, gởi thịt lại mẹ trả xương cho cha, tim và hồn em tặng hết anh.

Thì thầm cho em nghe, điếc tai anh là dư luận, xé tim anh là ánh mắt trẻ thơ.

Nghiến răng lại, ngước đầu cao, dẫm lên mọi thứ, dầu gì anh cũng không thế nào ngưng được tiếng yêu em.

Ngọn roi nào rát bỏng thịt da để vết hằn đỏ trên người, vẫn không cách chia được em và anh, chẳng làm được nhỏ lì lợm của anh rơi nước mắt.

Nhưng cơn gío chui qua áo anh, xoáy vào phổi lạnh những trận ho kéo dài, trên đường buổi sáng rét căm anh chở em ra bến xe, đưa em về mái trường trên vùng cao nguyên tít mù lại làm đau quắn ruột gan em.

Cơn cảm lạnh, cùng với ác độc của miệng đời và những tình thân làm nát tim anh, làm bạc đi vài chân tóc cũng không gục ngã được anh.

Sao roi đòn trên người em lại làm đau thân anh, uống nước mắt trên mặt thơ non em buổi sáng chia tay lại làm lòng anh mềm lại, và nước mắt anh và miệng cười nhưng mắt long lanh ướt của em lại làm anh nằm dài tắt tiếng, sau khi xe đò chuyển bến đi xa.

5.

Anh dấu yêu, tháng bảy đến rồi, mừng anh thêm một tuổi,

Một tuổi đời, tuổi mới, anh vẫn hoài mới ở trong em.

Áo bà ba, chân guốc mộc, con nước lớn chiếc thuyền trôi vật vờ như chiếc lá,

Tháng bảy mưa hoài, em lặn lội thăm nuôi, sợ hãi nhìn ngầu đục nước phù sa.

Đường đi Mỹ Tho, đường sang Rạch giá, cùng về cả miền Tây, nhưng lại hai ngả rẻ.

Một mình em, non nớt giữa đời vẫn phải chọn cả hai.

Một giỏ nuôi chồng, một xách thăm cha, hai bên đều nặng gánh.

Mưa tháng bảy chắc cũng không nhiều bằng nước mắt em trong lúc vắng anh.

Buổi sáng, gió lạnh đón xe đò đi thăm cha nơi cửa Đại, tội cho anh biết bao nhiêu đang còng lưng đẩy xáng nơi Kinh làng thứ Bảy. Ngậm ngùi nhớ mãi câu ngâm:

“Sông dài, cá lội bặt tăm,

Phải duyên chồng vợ, ngàn năm em vẫn chờ…”

Đêm khuya, nằm phơi sương trước hàng hiên nhà người, chờ giờ nước lớn con xuồng lá nhỏ đưa đi gặp chồng, thương các con đang bơ vơ nằm nhà với bà mẹ vú, đầu quẩn quanh với câu mẹ ru ngủ thuở xưa:

“Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non…”

6.

Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy,

Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.

Thức giậy đi anh, nắng bình minh reo vui, sáng nay lòng em chừng như mở hội,

Nhìn ra sân, cây hồng vàng từng ngày em chăm sóc, khoe bao nụ thắm mừng anh.

Bao năm chung gối chăn, quen hơi quen tiếng, hồn anh chắc giờ đã mỏi mòn rung động. Nhưng sao em, tim vẫn hẩng một nhịp cần khi nghe giọng nói tiếng cười anh.

Đời sống dài, máu em không còn đủ để bơm lên tim những mộng mơ mới.

Với anh, em biết chắc là anh vẫn chưa hề mệt mỏi trong những dong chơi phiêu lưu cùng bờ bến xa xăm.

Bước xuống đi anh, cửa đời vẫn còn đẹp lắm.

Trời xanh tháng bảy, mây trắng, hương hoa, chim kêu trong vòm xanh lá.

Huyền diệu biết bao là đời sống, thay đổi hằng ngày từng sát na, tíc tắc, thì kể xá gì những lỗi nhịp nhỏ trong ân ái lứa đôi.

Em vẫn ngồi đây, chờ anh, ngôi nhà ngói đỏ, hương ngọc lan, bụi tử đinh hương tím, tiếng hoàng yến kêu buồn bã trong lồng.

Mạnh mẽ biết bao trận chiến giữa sống và chết, giữa tối đen và minh ảnh, để chỉ mình em nghe được tiếng kêu bỏ đời mà đi thống thiết từ những chú quạ đen của Edgar Poe.

7.

Đầu tháng bảy, mừng tuổi anh, anh của một thời, một kiếp,

Cả một đời em dành, riêng tặng cho mỗi mình anh.

Tay em đây, hảy cầm lấy, nếu đời sống chung quanh đôi khi làm anh mỏi mệt,

Môi hồng em, ngậm đi anh, sợ đổi thay rượt đuổi làm anh chóng mặt hụt hơi.

Hơn ba mươi năm sống chung, bao nhiêu lần mình xẻ chia ngày tháng bảy.

Em không biết còn bao tháng ngày nữa, mình có dịp nói với nhau những nổi ngọt bùi.

Tay anh đã mỏi cho em làm gối, ngày còn lại, em chỉ mong mang được đến anh cơn gió nhẹ buổi trưa, mùi trầm hương ban tối, vì đời sống đâu dài để em quay mặt với anh.

Tháng bảy, tuổi mới anh, gởi đến anh lời cám ơn em chưa từng ngỏ.

Tạ tình anh đã chịu với em những cơn chướng kỳ đồng bóng, ngược ngạo kiêu kỳ của tuổi vừa mới lớn, những dày vò trong lứa trung niên, và giọt nước mắt em giấu che trong đêm khi cơn đau quặn lên bất chợt cùng khủng hoảng cô đơn em chưa bao giờ từng chia xẻ cùng anh.

Tháng bảy, mừng tuổi anh, em như người phá sản, không còn gì để tặng cho anh.

Mái tóc sợi vắn sợi dài đã chen một vài sợi trắng, không đủ sức buộc chặt đời anh, thì tặng làm gì dù mùi hương tóc anh yêu từ năm em vừa mười bảy, vẫn còn theo em cho suốt một đời.

Bàn tay thon nhỏ, từng dạo trên piano những phím nhạc tình, nay đã cứng khô quên dần nốt nhạc, xa lạ với phím đàn, thì còn tiếc gì mà níu lấy hồn anh.

Tháng bảy, chào anh, buổi sáng.

Dậy đi anh, một ngày trời đẹp.

Hương tóc em vẫn là của anh khi anh cần mùi hương quen ru ngủ.

Và tay em, đưa sẳn, đợi anh, lúc anh mong được những sẻ chia.

Trương gia Vy

10385359_891268210909784_322906421069866319_n

Nguồn: Tạp chí Da Màu


03 Tháng Hai 2009(Xem: 80547)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65696)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78468)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68761)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76196)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76788)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72682)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75557)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74227)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80509)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74103)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75851)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69100)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73749)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69348)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66524)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .