Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - NỬA HỒN LANG THANG

12 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 127483)
Hoàng Duy Liệu - NỬA HỒN LANG THANG

Nửa Hồn Lang Thang


Chương 1- Em tui và cái nón xếp


hoang_duy_lieu

 

Chuyện kể rằng...

Vào thời Hắc Đế Obama xứ Cờ Hoa có một lão già ưa lang thang đây đó, lão ta bị gậy giang hồ khắp mọi miền núi đồi sông suối, chỗ ở vài đêm chỗ ghé vài ngày chẳng ở đâu lâu vì cứ bị dân làng gậy gộc xúm lại chơi hội đồng hay là xịt chó đuổi đi. Một ngày kia, lão ta đi ngang qua một cái xóm trông rất là khang trang lịch sự thêm tí vẻ gì mộng mơ. Dừng chân nheo mắt ngó cái bảng treo tận trên cao lão già lẩm bẩm đánh vần :

- Tê ư tư sắc Tứ… 1, 2, 3 

Lão ta xa quê cả một đời, ăn học chỉ có tới năm đệ ngũ nên cứ phải đánh vần mỗi khi muốn đọc cái chi. Cũng vì thế mà năm xưa khi đọc xong bức thư có ép cái bông dâm bụt đo đỏ thì người tình đã sang sông.

Xóm làng gì mà có tên kỳ vậy? 4123 là cái gì? Ông lão gãi đầu thầm nghĩ chắc là tụi nó viết lộn mấy con số mà thôi. Có thể như là 1234, số đẹp số tiến lên đây mà. Lấy làm đắc ý cho cái tài suy diễn lung tung của mình, lão ông khua gậy bước qua cổng đi lơn tơn vô trong xóm. Cả xóm chỉ có một con đường dài hun hút đầy hoa, nào Mai nào Huệ nào Hồng, rồi Cúc rồi Lan. Lại có cả bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông lẫn chim chóc líu lo. Có nhiều nhà ngoài hàng hiên có thêm vài bức hình xen lẫn những bài thơ sách truyện. Có nhà chỉ để độc có một cục gạch cũ xì gói giấy báo trước cửa thấy quen quen. Gần đó trên bức tường màu xanh lá mạ có treo một tấm hình làm cho lão ta nửa khóc nửa cười vì nhớ đến chuyện của mình ngày xưa.

Lần theo vệt nắng chiều, ông già dừng chân trước một cái nhà sơn màu lòe loẹt ngoài sân trên giàn dây phơi có bộ đồng phục Nữ Hướng Đạo gắn đầy huy hiệu có thể làm cho người mặc lùn đi vài tấc vì sức nặng đang phất phơ theo gió. Cửa mở toang hoang lòi ra đầy kệ hủ, một tấm bảng đồng chểm chệ bên trên nóc nhà với hàng chữ Tạp Gia Bùi Lợi. A! Quả là trái đất tròn, đi đâu cũng gặp lại em, lão già hí hửng đẩy cổng tính bước vô. Thình lình nhiều tiếng đàn bà la lên ong ỏng:

- Ê ông già! Chỗ này toàn là đàn bà con gái, ông đi đâu mà lạc bước đến đây?

- Tui đi kiếm cô Hạnh.

- Ông kiếm mần chi? Bộ có quen sao?

- Ờ thì trước lạ sau quen vậy mà. Lâu nay nghe tiếng cô Hạnh hiền lành dễ thương nên tui đến thăm vậy thôi.

- Chị Hạnh đi Mỹ rồi. Ê, ông người xứ nào mà nói nghe hổng giống ai hết vậy?

- Vậy sao? Tui mò về từ bên Mỹ.

- Xạo quá cha! Tướng ông mà Việt Kiều cái gì? Xe ôm cũng hổng đặng.

Tuồng như đã quá quen với những lời bình phẩm quá đúng đó nên lão già không có vẻ gì buồn phiền chỉ nhỏ nhẹ cười ruồi:

- Cái chị Bùi Lợi có đây hông?

- Hổng có luôn! Đi ra mau!

- Trời! Gì mà lắm thế, mấy cô cho tui ngồi nghỉ mệt một chút rồi tui kể chiện cho mà nghe.

- Chiện gì? Hay hông?

- Đủ thứ hết, tui có nhiều chuyện lắm, muốn nghe hông? Chuyện tình anh em nha?

- Cái tựa nghe hơi cải lương một chút nhưng mà tụi tui hổng có cái gì chơi đang buồn, ông kể đi.

- Ừ, mà có cà phê thuốc lá chi hông?

- Có, nhưng mà ông kể chiện nghe trước đi, chiện hay thì tụi tui mời .

- OK! Mà không có như cái chị nào đó ăn gian tui nha! Pha cà phê đi, mà phải là thuốc ngoại đó nha mấy em.

- Hứ! Được voi đòi tiên, kể đi cha nội. Tụi này đang buồn ngủ trưa đây nè .

Ừ, cái xóm này toàn là đàn bà con gái mà sao im lìm vắng lặng quá, còn nhớ ngày xưa mình từng đã đọc ở đâu đó ba chị đàn bà là cái chợ mà. Kỳ ha! Thôi kệ, chắc là xóm bà “Hiền" mình có thể ở lâu lâu, tụi nó lại đẹp. Thấy mấy cái hình tụi nó mặc áo dài trắng đội nón lá dán trên tường mà nhớ nhà nhớ chị nhớ em muốn khóc. Ông lão nghĩ ngợi trong đầu rồi cất giọng nhừa nhựa như một người say.


Em tui và cái nón xếp


cai_non_xep-content

*

Hình đã cũ mấy mươi năm của hai cô bé học trò trung học mặc áo dài trắng xách cặp đi trên bờ ruộng mang tâm trí lão về lại mấy mươi năm tuổi hồng. Ngày xưa khi đi học luyện thi ở nhà thầy Chấn trên đường Đấp Mới về đạp xe máy ngang qua hai con nhỏ cở be bé xinh xinh như vầy quen trong xóm Ga chẳng nhớ là đã có chọc ghẹo chi mà tụi nó vác cặp rượt theo quất vô lưng làm cho lão ông mười tuổi bay luôn xuống ruộng đầy sình. Lão ngồi khóc không phải vì bị té đau nhưng vì lỡ trông thấy cái nón của một cô bé đang đội trên đầu.

Cái nón xếp.

Nó nhớ đến đứa em gái kế. Con bé thiệt thòi nhứt nhà trong năm anh em. Cả đại gia đình đều đi học Ngô Quyền chỉ có mình nó là từ Cây Chàm chỉ lò dò đến được Trần Thượng Xuyên. Là con gái lớn lại học dở nên thường hay bị bà già cằn nhằn la ó sai vặt suốt ngày. Đi học thì thôi chứ về nhà là phải phụ má nấu nướng quét dọn, đêm về còn phải ngồi giặt giặt vò vò mấy thau quần áo dơ to tướng bằng hai bàn tay nhỏ xíu nhăn nheo vì nước lạnh. Nhiều đêm đi chơi khuya về nó phải moi em ra trong đống áo quần trên sàn nhà tắm. Đau tay mệt mỏi em nó thường hay chui đầu vô đống đồ trận của ông già mà ngủ thiếp đi với gương mặt ngây thơ thánh thiện của con gái tuổi dậy thì. Mấy bộ đồ bộ xanh vàng em mặc hàng ngày đã ngã màu loang lỗ, cụt ngủn rách bươm cũng không dám xin tiền má may cái mới, nguyên một năm trời năm đệ lục con em chỉ mơ ước có một món mà thôi. Cái nón xếp màu hồng. 

Cái nón may bằng vải có lồng sợi kẽm bên trong, khi nào không dùng thì bẻ tréo qua như hình số 8, gập đôi lại là có thể cất vô cặp táp gọn gàng rất thịnh hành cùng thời với cái ly xếp ba màu kéo lên kéo xuống vào thập niên 60. Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt. Nó thờ thẩn lắc cái ống heo thủng đáy, tuy chẳng có tính hung dữ gì nhưng nó đã mổ bụng con heo này bao bận. Trước ngày em tựu trường nó nổi máu khùng đem cái đồng hồ cầm cho ông Nam Tạo mua liền cho em 2 cái nón với đôi dép da bò có mấy sợi dây da đan tréo trước sau, thời trang của mấy nhỏ con gái thời bấy giờ. Chở em về nhà bằng xe Honda nó cảm thấy có cái gì nóng hổi loang ướt trên vai.

Mấy hôm sau bà già hỏi đồng hồ Seiko five của mày đâu? Nó cúi mặt ầm ừ... Con đánh lộn rớt đâu mất rồi qua ánh mắt buồn rầu lo sợ của nhỏ em.

Mười tám tuổi thi rớt tú tài đôi em theo chồng bỏ cuộc chơi dù chưa một lần vô quán cà phê. Hai mươi vừa quá em cắt cụt cái áo dài trắng nữ sinh đem nhuộm đen mặc đi thăm chồng heo hút Yên Bái Lào Cai. Trong niềm đau thương khổ sầu vô vọng, nhỏ em chỉ biết viết cho thằng anh một dòng ngắn ngủi :

- Em nhớ anh Hai! 

Cũng như ngày xưa nắm chân kéo em ra trong đống đồ dơ, ngày về đất cũ thằng anh moi ra lá thư không bao giờ được gởi đi mà lại ngủ say trong cái nón xếp hai mươi mấy năm dài đời quả phụ. Nó nghiến răng chửi thề mắt đỏ hoe.

Hoàng Duy Liệu

(*Xin cám ơn Mỹ Chơn và Ngọc Sang về tấm hình)


 

17 Tháng Ba 2013(Xem: 81443)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65841)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101597)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99858)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81491)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117921)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 74398)
Sinh nhật năm nay không như năm ngoái vì bắt đầu từ hôm nay, tôi đã là một người già thật sự ở đất nước này.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 103227)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97838)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
08 Tháng Ba 2013(Xem: 90544)
Bên nầy, bên kia vòng trái đất vẫn nhớ về nhau. Dù thời gian có phôi pha, nhưng kỷ niệm không thể phai nhòa. Hơn ba mươi mái đầu bạc nhắc nhở nhau về kỷ niệm.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85351)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102685)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
02 Tháng Ba 2013(Xem: 86269)
Cám ơn Diệp Hoàng Mai đã làm cầu nối trong gia đình Hướng Đạo. Cám ơn những ngày sinh hoạt Hướng Đạo thật tuyệt vời.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 110578)
Ngày 22 tháng 02 hằng năm, được chọn là ngày “BP’ Day” để kỷ niệm ngày sinh hai vợ chồng cụ Baden Powell. Vào ngày này, các đơn vị Hướng Đạo thường tổ chức lễ tưởng niệm người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới,
22 Tháng Hai 2013(Xem: 98271)
Những ngày đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi cầu mong vòng tay thân ái của những cựu hđs. NQBH sẽ tiếp tục mở rộng, và mãi vững bền theo tinh thần điều luật thứ tư của hướng đạo sinh...
21 Tháng Hai 2013(Xem: 99499)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa.
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103941)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 90032)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
18 Tháng Hai 2013(Xem: 92632)
Giấc mơ dang dở quặn lòng, bởi tôi cũng không biết giề lục bình biếc xanh quê cũ, vẫn được trôi thênh thang cùng dòng sông quê nhà hay mắc cạn đầm lầy ở một khúc quanh ...
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101416)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa