Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Hữu Nam - VĂN TẾ CÁC THẦY DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC TƯ THỤC PHAN CHU TRINH (1955-1965)

16 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 158075)
Đỗ Hữu Nam - VĂN TẾ CÁC THẦY DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC TƯ THỤC PHAN CHU TRINH (1955-1965)

Lời Giới Thiệu:

Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất. Tưởng cũng nên biết qua, trường Trung Học Tư Thục Phan Chu Trinh, thành lập năm 1955, là ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh Biên Hòa, có mặt trước cả trường Trung Học Công Lập Ngô Quyền (1956), với thành phần sáng lập là một nhóm trí thức di cư từ Bắc vào Nam. Anh Đỗ Hữu Nam là cựu học sinh khóa đầu tiên của trường này và là phu quân của chị Nguyễn Thị Minh Vân (CHS Ngô Quyền khóa 3) và là anh rể của các CHS Ngô Quyền như Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Thị Minh Thủy.

Nhận thấy đây là một bài viết đầy cảm động và giá trị, ban biên tập xin đăng tải lên trang nhà, xem như nén hương tưởng niệm một bậc đàn anh vừa khuất bóng.

***

 

VĂN TẾ CÁC THẦY DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG

TRUNG HỌC TƯ THỤC PHAN CHU TRINH

(1955-1965)

 

do_huu_nam_-_1981-large-content

Đỗ Hữu Nam (1981)


Than rằng:

Đã sanh không được gặp thời

Tha hương cố lý một đời đắng cay,

Tang bồng hồ thỉ chí trai,

Công danh nửa gánh, bể sầu khôn nguôi.

 

Nhớ xưa:

Đất nước chia đôi, lòng người ly tán,

Gồng gánh gia đình, theo bước lưu dân,

Nhìn lại quê hương, thấy đêm dài tăm tối,

Hướng về miền Nam, chờ nắng gội ban mai?

 

May mắn thay!

Đất Biên Hòa, Đồng Nai, cây xanh trái ngọt,

Người Sông Phố, Bửu Long, thân ái, hiền hòa,

Trời xanh, trời chẳng phụ ta,

Chỉ đường sinh lộ, soi đường lập thân.

Đây rồi! Nơi chốn dừng chân,

Đất lành chim đậu, thỏa lòng ước mơ.

Quyết tâm dựng lại cơ đồ,

Xua tan ác mộng, đón chờ tương lai.

 

Vui sướng biết bao nhiêu!

Công đức biết bao nhiêu!

 

Các Thầy đã:

Thu gom gạch đá, xin đất xây trường,

Góp nhặt ngói cây, mượn người giúp sức…

Ngất ngưởng, tường xây mấy bức,

Trống trơn, rào cổng bên đường.

 

Đối với chúng con:

Ngôi trường tuy nhỏ, nhưng là cả một tấm lòng,

Là chiếc cầu phao, là con đò chăm chỉ,

Nhọc nhằn không ngơi nghỉ,

Tháng ngày kiên trì đưa lũ trẻ sang sông.

 

Trường Phan Chu Trinh!

Trường Phan Chu Trinh!

Tường gạch chưa tô, trước sau thiếu cửa,

Mái trường ngói đỏ, lớp học mấy gian,

Trước trường, lò gạch khói than,

Sau trường, rau muống ngổn ngang ai trồng,

Văn thư, chỉ được một phòng,

Ngăn đôi một nửa là phòng giáo sư,

Mùa mưa, nước ngập có dư,

Tai nghe ếch nhái, nhạc hòa như ru.

 

Thưa các Thầy:

Chúng con đây, một bầy con trẻ,

Áo quần xốc xếch, giày dép chưa quen,

Chân đất ngày đêm, tóc tai lếu láo,

Đứa còn mê bắn bi, đánh đáo,

Đứa còn ham đánh vụ, đá banh.

Sân trường nhỏ hẹp loanh quanh,

Cỏ hoa chẳng mọc, cây xanh khó trồng.

 

Vinh quang thay!

Các Thầy đã dắt dìu chúng con vào con đường khoa học, say mê kiến thức, quý trọng nghệ thuật, yêu thích văn chương.

Bằng nếp sống hàn vi, các Thầy đã nêu gương, đã dạy cho chúng con thế nào là đạo đức, là hy sinh, là tinh thần trách nhiệm.

Ngồi nhắc lại vài câu thơ xưa Thầy đã dạy, lại nhớ Thầy, lại nhớ lắm, lại thương:

 

“Kinh luân khởi tâm thượng,

Binh giáp tàng hung trung,

Vũ trụ chi gian giai phận sự,

Nam nhi đáo thử thị hào hùng…”

“Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,

Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong,

Chí những toan xẻ núi lấp sông,

Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ,”

 

Nay lũ chúng con:

Đầu xanh đã bạc, nhuệ khí cũng chẳng còn,

Trải bao cơn chớp bể với mưa nguồn,

Ngồi đếm lại có đứa còn, đứa mất,

Ba bồ chữ Thầy cho đều thuộc hết,

Đến cuối đời có đứa đã dùng đâu.

 

Cảm thương thay!

Cảm thương thay!

Thương là thương các Thầy:

Hai lần ly hương, hai lần thất nghiệp,

Sóng dồn mưa dập, kiếp khổ nào hơn,

Nghề giáo viên, gieo rắc bấy công ơn,

Ngày nhắm mắt, trông có trò nào tới?

Nắm tro tàn tạm vùi nơi đất mới,

Mong được ngày về đất tổ quê hương.

 

Sách có chữ:

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,

Lại nhớ câu:

Trọng Đạo, tôn Sư.

Với chúng con:

Ở lứa tuổi lập chí, lập thân, nếu không có duyên gặp các Thầy, thì tương lai còn ở nơi bùn nhơ, đất thấp.

 

Nay cuối năm Mậu Tý, nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống, nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh chúng con:

- đốt nén hương nầy:

Tưởng nhớ đến các Thầy, gọi là Mang Ơn Giáo Dục,

Cầu chúc cho các Thầy, được An Lạc Cảnh Bồng Lai.

- dâng chung rượu nầy:

Mời các Thầy, cùng các bạn bè quá cố của chúng con về vui cùng hưởng.

 

Thượng Hưởng

 

Biên Hòa ngày 02 tháng 02 năm 2011

Viết và đọc văn tế

Trưởng tràng

Đỗ Hữu Nam


 

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80629)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74091)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65764)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78536)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68845)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76259)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76849)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73891)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73985)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72732)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72074)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75599)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74288)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80551)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74140)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75906)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69254)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73833)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69416)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66589)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .