Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHÌN VỀ QUÁ KHỨ VÀ CẢM ƠN NHAU

22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 122526)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHÌN VỀ QUÁ KHỨ VÀ CẢM ƠN NHAU

 

Nhìn về quá khứ và cảm ơn nhau.

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

rms-sj1

rms-sj10

Từ trái sang phải: Đào Nam,Thầy Nguyễn Văn Lục, Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, chị Bùi Thị Hảo, Diệu Hương

 

Trung tuần tháng 11 vẫn còn là cuối Thu, mùa Đông chưa lấp ló, nhưng San Jose đã lạnh đủ để thở ra khói mà không cần phải hút thuốc. Lạnh như thế nhưng các bác, các chú cao tuổi vẫn đội mũ quấn khăn đến tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm "Tâm sự nước non" và "Một thời để nhớ" của hai nhà biên khảo Minh Võ và Nguyễn Văn Lục .

Chính xác hơn phải nói đây là "Tâm sự nước non" thứ hai của tác giả lão thành Minh Võ . Ông là một người có nhiều công trình biên soạn có giá trị về các giai đoạn chính trị của Việt Nam Cộng Hòa. Cư ngụ ở San Diego, nhưng tuổi đã ngoài 80, sức khỏe không cho phép tác giả Minh Võ đến gặp gỡ độc giả. Dù không được gặp ông, cử tọa tham dự vẫn rất trân trọng "Tâm sự nước non" của ông và của rất nhiều người dù sống lưu vong nhưng lúc nào cũng nặng tình với đất nước.

Hai hàng ghế ngồi ở Hội trường Trung tâm Công Giáo Việt Nam ở San Jose gần như kín chỗ. Điều khác biệt với những buổi ra mắt sách khác là có hình của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Sau nghi thức khai mạc, chào cờ Việt, Mỹ, và phần tưởng niệm tất cả những người nằm xuống vì hai chữ "tự do", MC Trần Hiếu đã giới thiệu các diễn giả gồm có:

- Linh Mục Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Trung tâm Công giáo VN ở San Jose.

- Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Chủ nhiệm Nguyệt san Diễn đàn Giáo dân.

- Luật Sư Phạm Văn Hướng một nhân sĩ của cộng đồng VN ở San Jose.

- Nhà văn Trần Phong Vũ, Chủ bút Nguyệt san Diễn đàn Giáo dân.

- Kỹ sư Nguyễn Đức Cường cựu Tổng trường Kinh tế thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Cha Thư và BS Cảo đã chào mừng tất cả mọi người có mặt ở hội trường và giới thiệu khái quát tình hình lịch sử của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, từ lúc Tổng thống Ngô Đình Diệm chấp chính đến cuộc cách mạng 1 tháng 11 năm 1963.

Tác giả Minh Võ vì sức khỏe, không thể có mặt nhưng Luật sư Hướng đã giới thiệu khái quát tiểu sử của ông, và quá trình phục vụ trong quân đội dưới cả hai nền Cộng hòa của Nam Việt. Ông đã gởi cả tấm lòng của mình vào "Tâm sự nước non" I và II.

Tiếp lời ông, nhà văn Trần Phong Vũ, với thiên khiếu hùng biện hiếm có, đã giới thiệu nhà biên khảo, cựu giáo sư Triết Nguyễn Văn Lục với cử tọa. Mọi người nghe ông trích dẫn một vài chương chính trong "Một thời để nhớ", trong đó ông dành nhiều thì giờ nói về nhà văn Nhất Linh cùng mối quan hệ của nhà văn tài hoa này với Tự lực Văn Đoàn và Việt Nam Quốc dân đảng.

Dù diễn giả nói rất hay, nhưng những cử tọa trẻ vẫn bị chìm trong sương mù hoài nghi của lịch sử trong trường hợp của nhà văn Nhất Linh với chén thuốc độc tự kết liễu đời mình. Phải chi ông Nhất Linh sống lâu hơn, văn học Việt Nam hẳn là sẽ có thêm vài tác phẩm có giá trị khác.

Kết thúc phần phát biểu, kỹ sư Nguyễn Đức Cường đã góp một vài ý kiến cá nhân về thời còn hàn vi của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Sau đó, thay mặt cho cả hai tác giả, cựu GS Triết Nguyễn Văn Lục đã cảm ơn mọi người có mặt trong Hội trường, đặc biệt là ban tổ chức đã giúp phổ biến một phần sự thật về nền Đệ nhất Cộng hòa đến các thế hệ sau qua "Tâm sự nước non" và "Một thời để nhớ". Ông khẳng định là khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa bị bức tử, ông còn là một sinh viên ban Triết của Viện Đại học Đà Lạt. Ông chưa hề được hưởng một bỗng lộc nào của chế độ nên ông viết "Một thời để nhớ" bằng công tâm qua nghiên cứu và biên khảo. Và như vậy tác phẩm có được sự khách quan tương đối.

Đâu đó trong hàng ghế cử tọa có nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đến với buổi ra mắt sách không chỉ vì văn chương, chữ nghĩa, mà còn vì tình bạn thâm giao với tác giả Nguyễn Văn Lục từ thời cả hai người đều "chưa có tên và chưa có tuổi" ở sân trường Đại học Đà Lạt ngày xưa. Từ rất lâu, sau tháng 4 năm 1975, cả hai ông đều không còn cầm phấn viết bảng mà chỉ còn gõ keyboard, góp một phần nhỏ trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng Việt Nam lưu vong.

Tác giả Nguyễn Văn Lục, nguyên là một giáo sư dạy Triết - ở các trường Trung học công lập Võ Tánh (Nha Trang), Ngô Quyền (Biên Hòa) và một số trường tư ở Saigon: Văn Học, Trường Sơn, Cao Bá Nhạ.... - đến từ Canada đã ký tặng độc giả trên cả hai tác phẩm. Một trong những người chờ được ký tặng trên trang đầu của sách là ông Nguyễn Hữu Lộc. Ông ngồi trên xe lăn, nhưng mắt vẫn sáng ngời niềm vui khi biết thêm nhiều chi tiết về một nền Cộng hòa còn non trẻ đã bị bức tử. Tác giả Nguyễn Văn Lục đứng ký sách, ông Lộc ngồi xe lăn, tay ông yếu không nâng sách lên cao được. Một cô học trò cũ của "thầy Nguyễn Văn Lục" đã giúp ông chuyển 3 quyển sách đến tay thầy. Ông cười rạng rỡ cảm ơn. Tác giả Nguyễn Văn Lục cũng ân cần cảm ơn ông.

Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gởi đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...

Nguyễn Trần Diệu Hương

Thanksgiving 2011

(bài viết cho tuần báo Viettribune ở San Jose)

 

 

Một số hình ảnh của Thầy Trò Ngô Quyền trong buổi RMS ở SanJose, ngày 19 tháng 11, 2011


rms-sj2-contentrms-sj12-content

rms-sj6-contentrms-sj11-content

rms-sj4-contentrms_nvl_sj-content

rmsthay_luc___lynh-contentrms-sj7-content

rms_thay_luc___pham-contentrmsnvl_dh_5418-contentrms-sj3-content

dh-bth_5431-contentrms-sj9-content

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80550)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74019)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65708)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78475)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68771)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76200)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76794)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73843)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73937)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72684)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72023)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75559)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74231)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80512)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74104)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75854)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69104)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73750)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69352)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66525)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .