Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - ĐIỂM HẸN SÀIGÒN VÀ THẦY GIÁO CŨ

15 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 109469)
Diệp Hoàng Mai - ĐIỂM HẸN SÀIGÒN VÀ THẦY GIÁO CŨ


ĐIỂM HẸN SÀIGÒN VÀ THẦY GIÁO CŨ




thay_tro_hop_mat_vn2011

 


Chúng tôi đến café Viễn Xưa, điểm hẹn của nhóm bạn Sài Gòn khá sớm. Những chiếc ghế còn lật ngữa, nằm chỏng chơ trên các mặt bàn. Theo yêu cầu của tôi, nhân viên phục vụ nhanh chóng xếp đặt chỗ họp mặt cho mấy thầy trò. Lần lượt các thầy đến điểm hẹn đúng giờ. Còn các bạn của tôi thì… đâu mất biệt. Tôi gọi ầm ĩ:

- Các bạn đâu rồi? Mình đã dặn các bạn “ở gần, đến sớm” đón tiếp thầy. Thầy đến rồi, các bạn ở đâu?

- Tới liền, tới liền!...

Các bạn nhận được tin nhắn, nhưng lại ngỡ tôi đùa… “Ai mà đùa kỳ cục vậy trời? Các bạn tới nhanh lên!...”. Hơi chệch choạc một chút đầu giờ, nhưng các bạn trong nhóm café Sài gòn của tôi gồm bạn: Phát, Dung, Hùng, Chánh, Định… nhanh chóng có mặt đầy đủ.

 

Vẫn biết thói quen dậy trễ sáng thứ bảy của người Sài Gòn, nhưng tôi hẹn giờ sớm để thuận tiện cho cả ba thầy: Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thế Văn, Trịnh Hồng Hải cùng gặp mặt. Nhân dịp này tôi đã trao tận tay quí thầy Tuyển Tập Ngô Quyền 2011, là tặng phẩm của Hội Ái hữu CHS Ngô Quyền gửi về kính biếu.

 

Số lượng chỉ có ba quyển tặng thầy, vì vậy các bạn của tôi chỉ được… “coi ké” mà thôi. Qua từng trang báo xem vội… hình ảnh, thầy và trò trường Ngô năm cũ lại có những kỷ niệm vui buồn nhắc nhớ với nhau….

 

Tôi hỏi thầy Lâm Tấn Văn: “Thầy có nhớ cô học trò cũ được thầy đặt cho biệt danh là Giang Nhạn Dung?..” Thầy Văn: “Nhớ chứ! Là cô Võ Thị Ngọc Dung, hay đi với cô Nguyễn Thị Minh Thủy như cặp bài trùng chứ gì? Tôi đặt tên như vậy, là vì cô Dung này đặc biệt mê… tiểu thuyết Quỳnh Dao”. Thế là một cuộc điện thoại đường dài được kết nối, và ngay tức thì diễn ra cuộc chuyện trò sôi nổi giữa Thầy Lâm Tấn Văn với cô học trò Giang Nhạn Dung năm xưa.

 

Không có cơ hội được học với thầy Lâm Tấn Văn, nhưng tôi nghe các anh chị kể lại: “Thầy Văn một thời nổi tiếng như cồn!...” Thầy là một trong những giáo viên có lớp luyện thi Vạn Vật nhiều nhất tại trường công lập lẫn các trường tư thục. Thầy biên soạn và phát hành nhiều đầu sách giáo khoa cho học sinh, sinh viên sư phạm tham khảo…. Điểm nổi bật nhất là thầy Văn “rất đẹp trai, rất sport…” khiến nhiều học sinh trung học ngưỡng mộ, xem thầy như thần tượng của mình. Nghe tôi nhắc lại, thầy cười: “Bây giờ cô thấy tôi còn đúng với lời mô tả của các anh chị ấy không?..” Các bạn của tôi: “Chỉ cần tân trang mái tóc là thầy sẽ phong độ như xưa, thậm chí còn phong độ … hơn xưa nữa thầy ơi!...”

 

Thầy Trịnh Hồng Hải chuyển về dạy tại trường trung học Ngô Quyền từ cuối năm 1973. Thầy nhanh chóng chiếm được tình cảm học trò bằng những bài giảng lôi cuốn và dễ hiểu. Thầy dẫn dắt học trò khám phá sự thú vị của môn học Vật Lý, để học trò dần say mê môn học này vì yêu khoa học nhiều hơn là yêu… điểm số. Mấy mươi năm thầy trò lưu lạc, để khi tìm gặp lại nhau, bọn học trò già chúng tôi vẫn thích thú được trao đổi với thầy đủ thứ chuyện trên đời… Dạy học với thầy Trịnh Hồng Hải bây giờ không chỉ là nghề, mà dường như đó còn là nghiệp. Ngày ngày, thầy vẫn bền bĩ đứng trên bục giảng, vẫn say sưa truyền lại những tri thức khoa học cho lớp lớp học trò…

 

Thầy Nguyễn Thế Văn đến với buổi họp mặt cùng nhà văn Thế Phong, một bạn văn nổi tiếng và thân thiết. Năm 1960, tình cờ đọc tập biên luận “Lược sử văn nghệ Việt Nam” của Thế Phong, Thế Văn gặp lại nhân vật “cô Minh” từng được bố của nàng hứa gã cho mình từ… mười năm trước. Duyên nợ không thành, nhưng Thế Văn vẫn nao nức hẹn gặp tác giả, bởi “chàng” rất tâm đắc chi tiết “cô Minh” trong tác phẩm của Thế Phong. Thế nhưng cuộc hẹn của thầy tôi với nhà văn Thế Phong kéo dài hơn ba… thế kỷ, vì mãi đến năm 1992, hai người mới có dịp gặp nhau.

 

Cũng như cuộc gặp gỡ hôm nay của tôi với thầy Nguyễn Thế Văn, đã trãi dài đúng… bốn mươi năm chẵn. Từ năm 1961 đến hết năm 1972, thầy Văn “độc quyền” làm giáo sư hướng dẫn lớp đệ tứ hai, sau này là lớp chín hai. Hằng năm, thầy chọn tên một loài chim đặt cho lớp: Họa Mi, Vành Khuyên, Anh Vũ, Sơn Ca… và lớp 9/2 chúng tôi có tên gọi Vàng Anh (niên học 1971-1972). Trong thư mời gửi thầy, tôi ghi hai câu thơ khi xưa thầy riêng tặng lớp Vàng Anh:

Không gặp cây ngô đồng thì không đậu,

Không gặp nước suối trong thì không uống…


“Đọc lại hai câu thơ này, tôi cảm thấy mình không thể nào không đến đây được. Và tôi nhất định rủ theo ông bạn văn già này, để ông cảm nhận chân tình học trò cũ trường Ngô…”. Thầy Văn nhẹ nhàng chia sẻ cảm xúc với mọi người như thế…

 

Mang nặng “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn nhiệm vụ trao tặng quí thầy. Tặng phẩm như lời tri ân thầy cô giáo cũ, của những cựu học sinh trường trung học Ngô Quyền, Biên Hòa. Cảm ơn bạn Chánh đã chọn điểm hẹn cho ngày hội ngộ thầy trò, có cái tên gọi hết sức dễ thương và đầy ý nghĩa: café Viễn Xưa…

 

Tháng 08/2011

Diệp Hoàng Mai

 



Một số hình ảnh ngày họp mặt Thầy Trò ở Viễn Xưa:

thay_ltvan-contentthay_ntvan-content
 Thầy Lâm Tấn Văn  Thầy Nguyễn Thế Văn
thay_van_va_nv_the_phong-contentthay_ntvan_phat_bieu-content
 Th
ầy Lâm Tấn Văn và nhà văn Thế Phong  Thầy Nguyễn Thế Văn phát biểu cảm tưởng

thay_thhai_va_cac_ban-contentdhmai_va_thay_van-content
  Thầy Trịnh Hồng H
i và học trò     Diệp Hoàng Mai và Thầy Nguyễn Thến

thay_thhai-contenthai_thay_va_nv_the_phong-content
 Th
ầy Trịnh Hồng Hải và Dung
  Hai Thầy Văn và nhà văn Thế Phong
10 Tháng Hai 2011(Xem: 136356)
Niềm vui đầu năm đến bất ngờ. Nhờ trang web Ngô Quyền, nhờ kỹ thuật khoa học tiến bộ, nửa thế kỷ sau mình tìm gặp được bạn bè. Xin cảm ơn tấm lòng thành của nhau, của những người xa xứ.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 133256)
Và khi biết anh tuổi Mẹo, Duyên suýt bật cười vì chợt nhớ đến câu “thần chú” của mẹ ngày xưa: “Hợi Mẹo Mùi, là duyên tam hạp”. Mình là tuổi Mùi. Anh ấy là tuổi Mẹo, vậy là tốt duyên rồi!
02 Tháng Hai 2011(Xem: 121669)
hơn 1 tháng nữa bước qua tuổi 61 ta, trở lại một vòng tuần hoàn của cuộc đời. Bất chợt mình ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. Mình lấy giấy bút ra, tính sổ cuộc đời, 60 mùa xuân mình đã trải qua, có vui buồn lẫn lộn.
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 130761)
Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi...
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 114531)
Sau khi công việc xong, nhóm thường ghé quán bún riêu gần nhà Tùng để cùng chung vui. Từ đó hình thành Nhóm Bún Riêu
19 Tháng Giêng 2011(Xem: 127128)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 138780)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 128641)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 129029)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120849)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 110510)
Cảm giác mỗi mùa Giáng Sinh tuyệt vời đến nỗi tôi tưởng như mỗi năm một lần, mình lại là đứa trẻ thơ mới lên tám tuổi, hình ảnh con búp bê tật nguyền lại chập chờn trở lại trong trí nhớ, y như năm nào tôi còn bế nó trên tay.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 137259)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105737)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112586)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"